Ý Nghĩa Của Văn Hóa Đối Với Phát Triển Du Lịch‌


Ngày nay, người ta đã thống nhất rằng về cơ bản, tất cả các hoạt động di chuyển của con người trong hay ngoài nước trừ việc đi cư trú chính trị, tìm việc làm và xâm lược đều mang ý nghĩa du lịch.

Theo Trần Ngọc Sơn (2008): “du lịch là một khái niệm bao hàm nội dung kép. Một mặt, nó mang ý nghĩa thông thường của từ: việc đi lại của con người với mục đích nghỉ ngơi, giải trí…Mặt khác, du lịch cũng được nhìn nhận dưới góc độ khác như là hoạt động gắn chặt với những kết quả kinh tế (sản xuất, tiêu thụ) do chính nó tạo ra”.

Trong điều kiện của nước ta hiện nay, quan niệm du lịch được công nhận rộng rãi là quan niệm được trình bày trong Luật Du lịch Việt Nam (2017).

* Tài nguyên du lịch

Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. TNDL ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến việc hình thành, chuyên môn hóa các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của các hoạt động du lịch. TNDL bao gồm các thành phần và những kết hợp khác nhau của cảnh quan tự nhiên cùng cảnh quan nhân văn có thể được cho dịch vụ du lịch và thỏa mãn nhu cầu về nghỉ ngơi, chữa bệnh, tham quan hay du lịch. Về thực chất, TNDL là các điều kiện tự nhiên, các đối tượng văn hóa - lịch sử đã bị biến đổi ở mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã hội và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch. Trong ngành du lịch, đối tượng lao động là TNDL, còn dịch vụ du lịch được thể hiện như sản phẩm của quá trình lao động. Nét đặc trưng của ngành du lịch là sự trùng khớp về thời gian giữa quá trình sản xuất và quá trình tiêu thụ dịch vụ du lịch.

TNDL là một phạm trù lịch sử, bởi vì những thay đổi cơ cấu và lượng nhu cầu đã lôi cuốn vào hoạt động du lịch những thành phần mới mang tính chất tự nhiên cũng như tính chất văn hóa - lịch sử. Nó là một phạm trù động, bởi vì khái niệm TNDL thay đổi tùy thuộc vào sự tiến bộ kỹ thuật, sự cần thiết về kinh tế, tính chất hợp lý và mức độ nghiên cứu. Khi đánh giá và xác định hướng khai thác TNDL cần phải tính đến những thay đổi trong tương lai về nhu cầu cũng như khả năng kinh tế - kỹ thuật trong việc sử dụng các loại tài nguyên này (Nguyễn Minh Tuệ et al., 2014).


Có nhiều định nghĩa khác nhau về tài nguyên du lịch đã được các nhà nghiên cứu đưa ra, trong các định nghĩa đó thường có điểm chung là đều đề cập đến các yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa do con người tạo ra có sức hấp dẫn với khách du lịch. Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, định nghĩa về TNDL được công nhận rộng rãi là định nghĩa về TNDL được nêu trong Luật Du lịch Việt Nam (năm 2017): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa”.

* Các loại hình du lịch:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

Hoạt động du lịch có thể phân nhóm theo các nhóm khác nhau tùy thuộc tiêu chí đưa ra. Hiện nay đa số các chuyên gia về du lịch Việt Nam phân chia các loại hình du lịch theo các tiêu chí cơ bản dưới đây:

– Phân loại theo môi trường – tài nguyên: Du lịch thiên nhiên, du lịch văn hoá.

Phát tiển du lịch văn hóa từ tiềm năng dân tộc ít người tỉnh Ninh Thuận trường hợp dân tộc Raglai ở huyện Bác Ái - 3

– Phân loại theo mục đích chuyến đi: Du lịch tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, khám phá, thể thao, lễ hội, tôn giáo, nghiên cứu (học tập), hội nghị, chữa bệnh, thăm thân nhân, công vụ.

– Phân loại theo lãnh thổ hoạt động: Du lịch quốc tế, nội địa, quốc gia.

– Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch: Du lịch miền biển, núi, đô thị, thôn quê.

– Phân loại theo phương tiện giao thông: Du lịch bằng xe đạp, ô tô, tàu hoả, tàu thuỷ, máy bay.

– Phân loại theo loại hình lưu trú: Du lịch ở khách sạn, ở nhà trọ, ở lều trại, ở làng du lịch.

– Phân loại theo lứa tuổi du lịch: Du lịch thiếu niên, thanh niên, trung niên, người cao tuổi.

– Phân loại theo độ dài chuyến đi: Du lịch ngắn ngày, dài ngày.

– Phân loại theo hình thức tổ chức: Du lịch tập thể, cá nhân, gia đình.

– Phân loại theo phương thức hợp đồng: Du lịch trọn gói, từng phần.

* Sản phẩm du lịch


Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách dựa trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng.

Theo Michael M. Coltman: “Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình”.

Theo Luật Du lịch Việt Nam (năm 2017): “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch”.

Như vậy, sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

Điểm chung nhất mà sản phẩm du lịch mang lại cho du khách chính là sự hài lòng. Nhưng đó không phải sự hài lòng như khi ta mua sắm một hàng hóa vật chất, mà ở đây sự hài lòng là do được trải qua một khoảng thời gian thú vị, tồn tại trong kí ức của du khách khi kết thúc chuyến du lịch.

Những bộ phận hợp thành sản phẩm du lịch bao gồm

Sản phẩm du lịch bao gồm hai bộ phận: Dịch vụ du lịch Tài nguyên du lịch

Sản phẩm du lịch = Dịch vụ du lịch + Tài nguyên du lịch

Sản phẩm du lịch gồm có: Dịch vụ lữ hành; Dịch vụ vận chuyển; Dịch vụ lưu trú, ăn uống; Dịch vụ vui chơi, giải trí; Dịch vụ mua sắm; Dịch vụ thông tin, hướng dẫn; Dịch vụ bổ sung.

TNDL gồm có: Tài nguyên du lịch tự nhiên và Tài nguyên du lịch nhân văn.

Những đặc điểm của sản phẩm du lịch

Theo Nguyễn Minh Tuệ (2014): Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể, không tồn tại dưới dạng vật thể. Thật ra, sản phẩm du lịch là một kinh nghiệm du lịch hơn là một món hàng cụ thể, mặc dù trong cấu thành của nó có cả hàng hóa (chiếm khoảng từ 10 – 20%). Do vậy, việc đánh giá, kiểm tra chất lượng sản phẩm du lịch rất khó khăn, vì thường mang tính chủ quan và phần lớn không phụ thuộc vào người kinh doanh, mà phụ thuộc vào khách du lịch. Chất lượng sản phẩm du lịch được xác định dựa vào sự chênh lệch ở mức độ kỳ vọng và mức độ cảm nhận về chất lượng của khách du lịch.


Sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng đặc biệt của du khách (nhu cầu thưởng thức cái đẹp, nhu cầu tìm hiểu giá trị văn hóa,…). Mặc dù trong cấu thành sản phẩm du lịch có những hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu ăn ở, đi lại của con người, nhưng mục đích chính của chuyến đi không nhằm vào ăn, ở mà là để giải trí, tìm hiểu, nâng cao tầm hiểu biết,… Vì vậy, cần phải chú trọng vào nhu cầu của du khách để họ thấy hài lòng.

Sản phẩm du lịch được tạo ra thường gắn liền với yếu tố tài nguyên nên không thể dịch chuyển được. Trên thực tế, không thể mang sản phẩm du lịch đến nơi của du khách, mà du khách phải đến nơi có sản phẩm du lịch để thỏa mãn các nhu cầu của mình thông qua việc tiêu dùng sản phẩm du lịch. Đặc điểm này là một trong những nguyên nhân gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp du lịch trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch diễn ra cùng một thời gian và địa điểm sản xuất ra chúng. Do đó, sản phẩm du lịch không thể cất đi, không thể dư trữ được như các mặt hàng khác. Do vậy, để tạo ra sự nhịp nhàng giữa sản xuất và tiêu dùng còn gặp nhiều khó khăn. Việc thu hút khách du lịch nhằm tiêu thụ sản phẩm du lịch là vấn đề vô cùng quan trọng đối với các nhà kinh doanh du lịch.

Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch có tính thời vụ. Đây là hiện tượng lúc thì cung không thể đáp ứng được nhu cầu, lúc thì cầu lại không đáp ứng được cung. Nguyên nhân chính là trong du lịch, lượng cung khá ổn định trong thời gian dài, còn nhu cầu của du khách thì thường xuyên thay đổi, dẫn tới sự chênh lệch giữa cung và cầu.

* Khái niệm về văn hóa

Theo Trần Thúy Anh (2016): Văn có nghĩa gốc là làm cho đẹp hơn. Hóa có nghĩa gốc là biến đổi, biến hóa. Văn hóa là biến đổi cho thành đẹp: làm đẹp ngôn ngữ trong văn học, làm đẹp trong trang trí, kiến trúc, nghệ thuật, làm đẹp trong lối sống, cuộc sống,…

Đẹp cơ thể: trang điểm, làm thơm, tập thể dục,… Đẹp món ăn: bày biện, nấu nướng,…

Đẹp trang phục: quần áo, chất liệu, nghệ thuật may mặc, thiết kế,…


Đẹp trong ở, cư trú: trang trí nội ngoại thất, vệ sinh, cảnh quan môi trường,… Đẹp trong sự đi lại: giày dép, thuyền bè, xe cộ,…

Cuộc sống có muôn vàn biểu hiện của cái Đẹp: đẹp trong thể thao, giao tiếp hành xử, kinh doanh,… Đẹp đã bao hàm trong nó cả Chân - Thiện – Mĩ, có cả sự trung thực, sự tốt lành, lợi ích, hiệu quả,… K. Marx cũng cho rằng, văn hóa là sáng tạo của con người theo quy luật cái đẹp

* Khái niệm về du lịch văn hóa

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, “Du lịch văn hóa bao gồm các hoạt động của những người với động cơ chủ yếu là nghiên cứu, khám phá về văn hóa như các chương trình nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật biểu diễn, về các lễ hội và các sự kiện văn hóa khác nhau, thăm các di tích và đền đài, du lịch nghiên cứu thiên nhiên, văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian và hành hương”.

Theo Hội đồng Quốc tế các di chỉ và di tích, “Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà mục tiêu là khám phá những di tích và di chỉ. Nó mang lại những ảnh hưởng tích cực bằng việc đóng góp vào việc duy tu, bảo tồn. Loại hình này trên thực tế đã minh chứng cho những nổ lực bảo tồn và tôn tạo, đáp ứng nhu cầu cộng đồng vì những lợi ích văn hóa – kinh tế - xã hội”.

Theo Luật du lịch (2017), “ Du lịch văn hóa là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa mới của nhân loại”.

“Lấy văn hóa làm điểm tựa, du lịch văn hóa mang sứ mệnh tôn vinh và bảo vệ các giá trị văn hóa tốt đẹp của con người. Lấy du lịch làm cầu nối, văn hóa được làm giàu thêm thông qua sự tiếp xúc, tiếp biến, giao lưu, lan tỏa, tiếp nhận và hội tụ tinh hoa văn hóa các dân tộc. Du lịch văn hóa không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế mà còn góp phần giáo dục tình yêu Tổ quốc, thúc đẩy tích cực sự phát triển xã hội” (Trần Thúy Anh et al., 2016).

* Sản phẩm du lịch văn hóa

Con người sáng tạo ra văn hóa, bởi vậy mọi sản phẩm văn hóa đều thuộc về con người. Sản phẩm văn hóa được sinh ra trước sản phẩm du lịch.


Một sản phẩm du lịch trước hết phải là một sản phẩm văn hóa. Nó sẽ trở thành sản phẩm du lịch khi được sử dụng vào hoạt động kinh doanh du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu của du khách. Tất cả các sản phẩm du lịch đều là sản phẩm văn hóa, nhưng không phải mọi sản phẩm văn hóa đều phải là hay phải trở thành sản phẩm du lịch. Nhiều sản phẩm văn hóa không nên/ không thể khai thác trong kinh doanh du lịch được.

Sản phẩm du lịch văn hóa vốn là một sản phẩm văn hóa, được đưa vào hoạt động kinh doanh du lịch, là một yếu tố hợp thành của chương trình du lịch văn hóa để thỏa mãn yêu cầu mà du khách tham gia loại hình du lịch đòi hỏi. Xuất xứ là sản phẩm văn hóa, nhưng sản phẩm du lịch văn hóa mang nhiều, thậm chí là phần lớn các đặc trưng của sản phẩm du lịch. Chúng đã trở thành hàng hóa để kinh doanh, đem lại lợi nhuận về kinh tế. Sản phẩm du lịch văn hóa là sản phẩm du lịch được khai thác và sử dụng trong các chương trình du lịch văn hóa (Trần Thúy Anh, et al., 2016).

* Những đặc trưng của văn hóa

Theo Trần Ngọc Thêm (1996), văn hóa có các đặc trưng sau:

Tính hệ thống: là đặc trưng hàng đầu của văn hóa. Chính nhờ tính hệ thống mà văn hóa, với tư cách là một đối tượng bao trùm mọi hoạt động của xã hội, thực hiện được một trong ba chức năng cơ bản của mình là chức năng tổ chức xã hội. Chính văn hóa thường xuyên làm tăng độ ổn định của xã hội, cung cấp cho xã hội những phương tiện cần thiết để ứng phó với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.

Tính giá trị: Văn hóa có nghĩa là “ trở thành đẹp, thành có giá trị”. Văn hóa chỉ chứa cái đẹp, chứa các giá trị. Nó là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người. Đặc trưng tính giá trị cho phép phân biệt văn hóa với hậu quả của văn hóa hoặc những hiện tượng phi văn hóa. Các giá trị văn hóa theo chất liệu có thể chia thành giá trị vật chất và giá trị tinh thần, theo ý nghĩa có thể chia thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mĩ (chân, thiện, mĩ); theo thời gian có thể chia thành giá trị vĩnh cửu và giá trị nhất thời. Trong các giá trị nhất thời lại có thể phân biệt giá trị lỗi thời, giá trị hiện hành và giá trị đang hình thành. Sự phân biệt các loại giá trị theo thời gian cho phép ta có được cái nhìn biện chứng và khách


quan trong việc đánh giá tính giá trị của sự vật, hiện tượng, tránh được những xu hướng cực đoan – phủ nhận sạch trơn hoặc tán dương hết lời.

Tính lịch sử: Tính lịch sử của văn hóa thể hiện ở chỗ nó bao giờ cũng hình thành trong một quá trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ. Tính lịch sử tạo cho văn hóa một bề dày, một chiều sâu và chính nó buộc văn hóa thường xuyên tự điều chỉnh, tiến hành phân loại và phân bố các giá trị. Tính lịch sử của văn hóa được duy trì bằng truyền thống văn hóa. Truyền thống là cơ chế tích lũy và truyền đạt kinh nghiệm qua thời gian và không gian trong cộng đồng. Truyền thống văn hóa là những giá trị tương đối ổn định (những kinh nghiệm tập thể) thể hiện dưới những khuôn mẫu xã hội được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người qua không gian và thời gian và được cố định hóa dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận,…

Tính nhân sinh: Văn hóa là một hiện tượng xã hội, là sản phẩm hoạt động thực tiễn của con người. Nói một cách hình tượng, văn hóa là cái tự nhiên đã được biến đổi dưới tác động của con người, là phần “phần giao” giữa tự nhiên và con người. Đặc trưng này cho phép phân biệt văn hóa với những giá trị tự nhiên chưa mang dấu ấn sáng tạo của con người.

1.1.2. Ý nghĩa của văn hóa đối với phát triển du lịch‌

Văn hóa và du lịch là hai thực thể gắn bó tạo thành một chỉnh thể thống nhất trong hoạt động kinh doanh du lịch. Du lịch là một ngành kinh tế có định hướng tài nguyên rõ rệt, hay nói cách khác du lịch chỉ có thể phát triển trên cơ sở khai thác các giá trị tài nguyên du lịch. Các giá trị văn hóa được xem là dạng tài nguyên du lịch để khai thác tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, khác biệt và có khả năng cạnh tranh. Cùng với tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hóa là một trong những điều kiện đặc trưng cho việc phát triển du lịch của một địa phương, vùng, quốc gia. Giá trị những di sản văn hóa cùng với các thành tựu về kinh tế, chính trị, xã hội, cơ sở văn hóa nghệ thuật, bảo tàng... là đối tượng cho du lịch khai thác và sử dụng. Những tài nguyên này không chỉ tạo ra môi trường và điều kiện cho du lịch phát sinh và phát triển, mà còn quyết định quy mô, thể loại, chất lượng và hiệu quả của hoạt động du lịch. Văn hóa có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển du lịch từ các loại


hình, sản phẩm du lịch đến cung cách phục vụ du lịch. Như vậy, văn hóa là một trong hai thành tố cơ bản trong mọi hoạt động du lịch, là yếu tố chủ yếu trong phát triển du lịch. Du lịch và văn hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nội hàm của văn hóa và du lịch có mối quan hệ gắn bó trong một chỉnh thể thống nhất của mọi hoạt động du lịch, văn hóa là một trong những động lực quan trọng làm nên nền tảng để phát triển du lịch bền vững.

1.1.3. Tiêu chuẩn đánh giá văn hóa phục vụ mục đích du lịch‌

Tài nguyên du lịch văn hóa là loại tài nguyên có nguồn gốc từ lịch sử văn hóa của một quốc gia, dân tộc, có giá trị nhân văn do con người sáng tạo ra. Khi đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa phục vụ mục đích du lịch, ta cần đánh giá dựa trên cơ sở những giá trị đặc điểm nổi bật của của từng di tích, từng loại tài nguyên và khả năng khai thác cho mục đích phát triển du lịch của của từng di tích, từng loại tài nguyên. Khi đánh giá có thể sử dụng các tiêu chuẩn sau:

Vị trí, tên gọi, diện tích, cảnh quan: Xác định vị trí, diện tích lãnh thổ, tên gọi, di tích, giá trị về phong cảnh. Khoảng cách giữa vị trí của di tích với thị trường cung cấp khách cũng như các chủng loại và chất lượng đường giao thông, các loại phương tiện giao thông có thể hoạt động. Khoảng cách tới các di tích văn hóa và tự nhiên du lịch khác.

Lịch sử hình thành và phát triển gồm thời gian, đặc điểm của thời kỳ lịch sử khởi dựng và những lần trùng tu lớn.

Quy mô, kiểu cách, các giá trị kiến trúc, kỹ thuật, niên đại kiến trúc, mỹ thuật. Giá trị cổ vật (cả về số lượng lẫn chất lượng), vật kỷ niệm và bảo vật quốc gia. Nhân vật được tôn thờ và những người có công xây dựng, trùng tu.

Những tài nguyên nhân văn phi vật thể gắn với di tích: các giá trị văn học, phong tục, tập quán, lễ hội.

Thực trạng tổ chức, quản lý bảo vệ, tôn tạo và khai thác di tích. Thực trạng chất lượng ở khu vực di tích.

Giá trị được xếp hạng: quốc tế, quốc gia, địa phương, thời gian được xếp hạng.

Đánh giá chung về những giá trị, đặc điểm nổi bật cũng như khả năng khai thác cho mục đích phát triển du lịch.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023