Quy Trình Kiểm Toán Xác Định Giá Trị Doanh Nghiệp



hơn 20%) để khẳng định tính hợp lý của việc đánh giá lại giá trị của những tài sản này và so sánh với giá trị ghi nhận trên sổ sách của doanh nghiệp. KTV tiến hành kiểm tra việc xử lý đối với các tài sản này trên tài liệu ké toán và trong báo cáo kết quả xác định giá trị doanh nghiệp.

b. Kiểm toán đối với TSCĐ vô hình

KTV kiểm tra sổ sách kế toán phản ánh về nguyên giá TSCĐ vô hình và KTV đối chiếu giá trị trên sổ sách với các chứng từ liên quan như hóa đơn, biên bản bàn giao, thẻ tài sản… Ngoài ra, KTV tiến hành kiểm tra trên thực tế đối với TSCĐ vô hình như khảo sát về phần mền, về bản quyền hoặc về nhãn hiệu hàng hóa…

Tại Xí nghiệp khai thác XYZ, TSCĐ vô hình chủ yếu là phần mềm các loại do đó KTV tiến hành kiểm tra các số liệu được trình bày trong BCTC của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp có đáng tin cậy hay không. Còn tại Công HGI, TSCĐ vô hình là trang web của đơn vị, do đó KTV kiểm tra việc đánh giá lại giá trị TSCĐ của đơn vị thẩm định giá có phù hợp với hiện trạng.

TSCĐ vô hình được kê trên Phụ lục I - Bảng I-11 và Phụ lục II - Bảng II-6 “Bảng kiểm kê, đánh giá lại TSCĐ vô hình”.

c. Kiểm toán đối với Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

KTV tiến hành đối chiếu số liệu trên BCTC với sổ kế toán và đối chiếu với các chứng từ liên quan đến chi phí xây dựng cơ bản phát sinh trong đơn vị được định giá tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để đánh giá tính hợp lý của chi phí xây dựng cơ bản dở dang trong giá trị doanh nghiệp.

d. Kiểm toán đối với giá trị lợi thế kinh doanh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 297 trang tài liệu này.

Về giá trị lợi thế kinh doanh, KTV kiểm tra bảng tính lợi thế kinh doanh do đơn vị định giá tiến hành và đối chiếu với các BCTC và sổ sách kế toán để


Kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam - 14


khẳng định tính hợp lý của việc xác định lợi thế kinh doanh. Đồng thời, KTV kiểm tra phương pháp đánh giá có phù hợp với các văn bản hiện hành hướng dẫn việc xác định giá trị lợi thế kinh doanh của đơn vị được xác định giá trị.

Tại Xí nghiệp khai thác XYZ, do là đơn vị hạch toán phụ thuộc nên không có giá trị lợi thế kinh doanh tính theo phương pháp tỷ suất lợi nhuận. Bên cạnh đó, Xí nghiệp có vị trí địa lý không thuộc khu đô thị đông dân cư nên không có giá trị lợi thế kinh doanh tính theo phương pháp lợi thế về vị trí địa lý. Còn đối với Công ty HGI, do là đơn vị độc lập và có vị trí tốt nên việc đánh giá giá trị lợi thế là cần thiết. KTV kiểm tra Bảng tính lợi thế kinh doanh (Phụ lục II – Bảng II-13) thông qua việc đối chiếu với các BCTC các năm trước định giá. KTV tiến hành tính toán lại một số chỉ tiêu trên bảng tính lợi thế kinh doanh và phỏng vấn thẩm định viên về phương pháp áp dụng để khẳng định độ tin cậy của thông tin.

e. Kiểm toán đối với công cụ dụng cụ phân bổ hết 100%

- Đối với công cụ lao động, dụng cụ quản lý đã phân bổ 100% giá trị (Có giá trị bằng 0 trên sổ sách kế toán) nhưng công ty cổ phần vẫn tiếp tục sử dụng thì được xác định lại để tính vào giá trị doanh nghiệp.

- Đánh giá về chất lượng và số lượng công cụ lao động, dụng cụ quản lý này được KTV xác định theo biên bản kiểm kê và giá trị được xác định trên cơ sở chất lượng còn lại, nhưng không thấp hơn 20% giá trị tài sản, công cu, dụng cụ mua mới. Giá trị xác định lại được thể hiện trên tài khoản chi phí trả trước dài hạn.

Tại Xí nghiệp khai thác XYZ, KTV tiến hành kiểm tra các loại công cụ dụng đã phân bổ trên Bảng kiểm kê, đánh giá lại công cụ dụng cụ đã phân bổ 100% giá trị (Phụ lục I- Bảng I-20). KTV xem xét cách đánh giá lại đối với các công cụ, dụng cụ của thẩm định viên và đối chiếu thông tin trên tài liệu



định giá với số liệu trên sổ sách kế toán của đơn vị định giá để thu thập bằng chứng. Còn đối với Công ty HGI, KTV kiểm tra Bảng kiểm kê đánh giá lại công cụ dụng cũ đã sử dụng (Phụ lục II - Bảng II-10) thông qua việc đối chiếu với các sổ sách của đơn vị định giá và phương pháp định giá đối với công cụ dụng cụ để khẳng định số chênh lệch sau định giá của Công ty HGI là 355.288.315 đồng là hợp lý.

f. Kiểm toán đối với tài sản bằng tiền

- Đối với tiền mặt tồn quỹ: KTV kiểm tra Biên bản kiểm kê quỹ tại Công ty được định giá và đối chiếu với số liệu trên sổ sách về tiền mặt tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Đối với tiền mặt tồn quỹ bằng đồng ngoại tệ, KTV cần xem xét việc quy đổi ngoại tệ bằng tỷ giá liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công cố tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp hoặc thời điểm gần nhất có đúng không và việc phản ánh trên BCTC cũng như sổ kế toán liên quan.

- Đối với tiền gửi Ngân hàng: KTV kiểm tra số dư đã đối chiếu xác nhận của ngân hàng với số liệu trên sổ kế toán và BCTC của đơn vị được định giá. Kiểm tra tiền gửi ngân hàng có gốc ngoại tệ, KTV xác định lại theo tỷ giá liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố áp dụng cho thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

Tại Xí nghiệp khai thác XYZ, KTV kiểm tra số dư tiền mặt trên biên bản kiểm kê và đối chiếu với Bảng kê tiền mặt, tiền gửi ngân hàng khi thẩm định giá (Phụ lục I- Bảng I-19). Đối với tiền gửi ngân hàng, KTV đối chiếu xác nhận của ngân hàng với số liệu trên sổ kế toán và BCTC của Xí nghiệp. Với Công ty HGI, việc kiểm tra tiền mặt được tiến hành tương tự như trên, nhưng với tiền gửi ngân hàng KTV tập trung kiểm tra đối với tiền gửi có gốc ngoại tệ. KTV xác định lại theo tỷ giá liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt



Nam công bố áp dụng cho thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp trên Bảng kê số dư tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (Phụ lục II - Bảng II-7).

g. Kiểm toán đối với vật tư, hàng hoá tồn kho

Vật tư, hàng hóa tồn kho trong đơn vị được định giá rất đa dạng và phong phú với nhiều đặc tính, chất lượng và giá trị khác nhau, do đó KTV tiến hành kiểm tra theo từng loại để đảm bảo tính trung thực của các thông tin về vật tư, hàng hóa trên BCTC và trong giá trị doanh nghiệp. Cụ thể:

* Vật tư hàng hóa tồn kho

- Đối với nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa tồn kho của đơn vị được định giá, KTV xem xét giá trị có được xác định trên cơ sở giá mua, thuế nhập khẩu (đối với vật tư nhập khẩu), chi phí vận chuyển theo hóa đơn, chứng từ gốc. Đồng thời xem xét giá trị đó có phù hợp với số liệu trên các báo cáo kiểm kê và BCTC tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, sổ kế toán và chất lượng thực tế. Tại Xí nghiệp khai thác XYZ, việc kiểm tra tập trung vào số liệu, thông tin trên Bảng kiểm kê, đánh giá lại hàng tồn kho (Phụ lục I – Bảng I-14). KTV tiến hành đối chiếu giữa số liệu trong tài liệu thẩm định với số liệu trên sổ sách, biên bản kiểm kê hàng tồn kho tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để xác định lại giá trị của hàng tồn kho tại thời điểm định giá.

- Đối với vật tư hàng hóa thừa, thiếu thì KTV kiểm tra Biên bản kiểm kê và Bảng phân tích nguyên nhân và xử lý có đúng theo quy định hiện hành.

* Bảng kê chi phí SXKD dở dang

Theo nguyên tắc xác định giá trị doanh nghiệp, chi phí SXKD dở dang không phải đánh giá lại, do đó KTV tiến hành kiểm tra lại giá trị của chi phí SXKD dở dang được phản ánh trên BCTC và sổ kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. KTV tiến hành kiểm tra lại các số liệu về chi phí SXKD dở dang tại Xí nghiệp XYZ được thể hiện ở Phụ lục I - Bảng I-15.



h. Kiểm toán đối với các khoản phải thu

KTV kiểm tra Bảng kê công nợ phải thu được lập khi xác định giá trị doanh nghiệp theo các bước sau:

- KTV kiểm tra các Bảng xác nhận công nợ phải thu hoặc các bằng chứng thay thế và tiến hành đối chiếu với số liệu trên BCTC, sổ sách kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để khẳng định độ tin cậy của thông tin. Đối với các khoản công nợ phải thu không có khả năng thu hồi, KTV tiến hành gửi thư xác nhận hoặc kiểm tra lại các tài liệu tại đơn vị để xác định được số tiền có thể thu hồi được nếu có đủ tài liệu chứng minh sẽ được xử lý theo quy định hiện hành.

- Đối với khoản Thuế GTGT được khấu trừ và Thuế và các khoản phải thu Nhà nước, KTV đối chiếu số liệu trên BCTC tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và sổ sách kế toán với các báo cáo thuế liên quan.

(Xem Phụ lục I – Bảng I-17 và Phụ lục II – Bảng II-9)

i. Kiểm toán đối với khoản nợ ngắn và dài hạn

Kiểm tra Bảng kê công nợ phải trả, KTV tiến hành các công việc đối với từng khoản nợ phải trả cụ thể:

- Đối với các khoản vay và nợ ngắn hạn: KTV kiểm tra, đối chiếu các Biên bản bàn giao vốn vay, Biên bản xác nhận tiền vay của ngân hàng tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp có phù hợp với số liệu trên BCTC tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và sổ kế toán.

- Đối với khoản phải trả người bán, người mua trả tiền trước, các khoản phải tra, phải nộp khác: KTV kiểm tra, đối chiếu các Biên bản xác nhận nợ và các bằng chứng chứng minh của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp có phù hợp với số liệu trên BCTC tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và sổ sách kế toán.



- Đối với các khoản phải trả người lao động: KTV kiểm tra và đối chiếu số liệu trên BCTC tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp phù hợp với sổ sách kế toán.

- Đối với Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, KTV kiểm tra đối chiếu sổ sách kế toán với BCTC tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

- Đối với khoản vay dài hạn, KTV kiểm tra Biên bản bàn giao vốn vay, Biên bản xác nhận tiền vay của ngân hàng tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và đối chiếu sự phù hợp với số liệu trên BCTC tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và sổ sách kế toán.

(Xem Phụ lục I – Bảng I-18 và Phụ lục II – Bảng II-12)

j. Kiểm toán đối với các khoản dự phòng và các quỹ

Tại các đơn vị xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa thì mặc dù quỹ phúc lợi, khen thưởng không tính vào giá trị phần vốn nhà nước tại đơn vị được định giá nhưng KTV vẫn tiến hành kiểm tra số dư của các khoản này dựa theo số liệu sổ sách, BCTC tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Đồng thời, KTV xem xét việc xử lý các khoản này có tuân thủ theo quy định tại Nghị định Số 109/2007/NĐ-CP hay không.

2.2.2. Quy trình kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp

Quy trình kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp của các công ty kiểm toán độc lập cũng tuân thủ theo các giai đoạn cơ bản của một cuộc kiểm toán nói chung, cụ thể:

2.2.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Tại các công ty kiểm toán độc lập, việc xây dựng kế hoạch kiểm toán đối với các khách hàng lớn tương đối tốt do giá phí kiểm toán cao và có khả năng trang trải cho các chi phí về khảo sát và lập kế hoạch kiểm toán. Còn đối với các khách hàng nhỏ, có địa điểm cách xa đối với công ty kiểm toán thì việc xây dựng kế hoạch kiểm toán thường thực hiện kém do giá phí kiểm toán khó



có thể trang trải cho các chi phí khảo sát và lập kế hoạch kiểm toán. Song trình tự lập kế hoạch kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp thường bao gồm các bước công việc sau:

a. Thu thập thông tin cơ sở, thông tin về nghĩa vụ pháp lý

Để lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải thu nhập các thông tin cơ sở và thông tin nghĩa vụ pháp lý của khách hàng liên quan đến giá trị doanh nghiệp như quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm về doanh nghiệp, các qui định về quản lý và kiểm soát nội bộ. Ngoài ra, KTV tiến hành thu thập các thông tin, tài liệu mang tính pháp lý của khách hàng, như:

- Quyết định thành lập doanh nghiệp;

- Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh;

- Quy trình công nghệ sản xuất;

- BCTC của 3 năm liên tiếp đến năm xác định giá trị doanh nghiệp, Biên bản thanh tra hay kiểm tra của năm các năm trước và năm hiện hành.

- Biên bản quyết toán thuế.

- Biên bản các cuộc họp cổ đông, hội đồng quản trị và ban Giám đốc liên quan đến doanh nghiệp và tiến độ, quá trình cổ phần hóa hoặc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp hoặc các thủ tục trong quá trình phá sản doanh nghiệp...

Những thông tin này được KTV thu thập thông qua một số phương pháp như: Thu thập và phỏng vấn từ ban Giám đốc, kế toán trưởng, các nhân viên của khách hàng và quan sát thực tế.

Nhìn chung, các công ty kiểm toán đã thực hiện việc thu thập thông tin cơ sở và thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng trong tất cả các cuộc kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, đôi khi việc này không được thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán mà được thực hiện trong giai đoạn thực hiện kiểm toán.



b. Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ

Khi lập kế hoạch kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp, KTV thường tiến hành các thủ tục phân tích sơ bộ, các thủ tục này thường được thực hiện như sau:

- So sánh số liệu về tổng giá trị tài sản trên BCTC năm nay so với năm trước và chi tiết cho từng khoản mục.

- So sánh tỷ trọng lợi nhuận sau thuế trên tổng doanh thu năm nay so với năm trước để tìm hiểu sự bất thường.

Thông qua những phân tích sơ bộ này, KTV có thể tìm ra những dấu hiệu bất thường về tài sản và tổng tài sản của doanh nghiệp từ đó xác định những thủ tục cần thiết để tìm ra những sai sót, gian lận có thể có liên quan đến giá trị tài sản của doanh nghiệp.

c. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

Trong kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp, việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng của KTV thường đạt được thông qua sự hiểu biết về môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, các thủ tục kiểm soát và cuối cùng là kiểm toán nội bộ. Để hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp, KTV phải tìm hiểu các thủ tục và quy trình đối với các loại tài sản và công nợ của khách hàng có liên quan đến xác định giá trị doanh nghiệp như: Tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho, TSCĐ, đầu tư XDCB dở dang, các khoản vay... Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu trên và căn cứ vào kinh nghiệm thu thập được, KTV thường chú ý tìm hiểu về hai khía cạnh trọng tâm đó là cách thiết kế và sự vận hành của kiểm soát nội bộ. Để tìm hiểu được vấn đề này, KTV thường áp dụng hai thủ tục kiểm toán là quan sát và phỏng vấn các nhân viên trong doanh nghiệp.

Xem tất cả 297 trang.

Ngày đăng: 27/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí