đánh giá khác nhau, các hướng dẫn do luật pháp quy định, luật tình huống, các kỹ thuật. Thị trường dịch vụ kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp đã và đang phát triển đều đặn khi nhu cầu cho dịch vụ này tăng lên vì những lý do như:
- Hoạt động mua bán, sáp nhập đang tăng rất nhanh ở tất cả các ngành đặc biệt là dịch vụ tài chính.
- Xây dựng kế hoạch quyền sở hữu cổ phiếu khối lượng lớn của nhân
viên.
- Cơ hội tài chính tăng lên đối với các cá nhân và doanh nghiệp,
- Những khiếu kiện liên quan đến tranh chấp của cổ đông, những công
việc kinh doanh nhỏ, các vấn đề về thuế, tổn thất trong kinh doanh và giải thể.
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Trình Kiểm Toán Xác Định Giá Trị Doanh Nghiệp
- Đánh Giá Về Thực Trạng Kiểm Toán Xác Định Giá Trị Doanh Nghiệp Tại Việt Nam Hiện Nay
- Nguyên Nhân Của Những Tồn Tại Trong Kiểm Toán Xác Định Giá Trị Doanh Nghiệp
- Sự Cần Thiết Và Quan Điểm Định Hướng Để Hoàn Thiện Kiểm Toán Xác Định Giá Trị Doanh Nghiệp
- Kiểm Toán Báo Cáo Kết Quả Xác Định Giá Trị Doanh Nghiệp
- Hoàn Thiện Trình Tự Kiểm Toán Xác Định Giá Trị Doanh Nghiệp
Xem toàn bộ 297 trang tài liệu này.
Các loại dịch vụ kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp đang ngày càng trở nên hấp dẫn, mang lại nhiều lợi nhuận; thị trường dịch vụ này dành cho những người đánh giá làm việc. Các dịch vụ định giá dành cho các tổ chức tài chính (bao gồm cả ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác) được thực hiện vì những lý do sau:
- Tại bất kỳ thời điểm nào để xác định giá trị doanh nghiệp
- Mua lại, sáp nhập
- Thay đổi chủ sở hữu
- Bán một phần hoặc toàn bộ cổ phiếu
- Cho tặng một phần hoặc toàn bộ cổ phiếu
- Thực hành lựa chọn hoặc bảo lãnh cổ phiếu
- Xây dựng kế hoạch sở hữu cổ phiếu của nhân viên
- Phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu tiên
- Kiện tụng, tranh chấp liên quan đến các thiệt hại
- Định giá tài sản của các tổ chức từ thiện
- Định giá tài sản bị mất ngẫu nhiên
- Tài trợ
- Phân bổ chi phí của những tài sản trong một hợp đồng mua bán khối lượng lớn giữa tài sản giảm giá và tài sản không giảm giá như đất đai và sự tín nhiệm
Do các tiêu chuẩn định giá và các phương pháp đánh giá giá trị doanh nghiệp khác nhau có thể được dùng để kiểm toán xác định giá trị cho một tổ chức và giá trị định giá được tính toán dựa trên mục đích đánh giá chứ không phải là giá trị thật của tổ chức được đánh giá.
Khi thực hiện kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp, các đơn vị cung cấp dịch vụ tiến hành theo trình tự sau:
Giai đoạn chuẩn bị: bao gồm một số công việc sau:
* Lập thư cam kết: trong thư cam kết phải thể hiện rõ ràng các điều khoản, điều kiện và cần có xác nhận giữa hai bên. Hình thức và nội dung thư có thể khác nhau tùy theo khách hàng nhưng nên bao gồm các điều kiện sau:
- Thông tin về khách hàng và công ty định giá (tên, địa chỉ, điện thoại, fax, email, người đại diện được ủy quyền ký thư, chức vụ…)
- Xác định chủ đề định giá bao gồm cả các loại lãi suất kinh doanh.
- Mục đích định giá.
- Tiêu chuẩn giá trị hoặc tiêu chuẩn định giá sẽ được áp dụng.
- Giải thích bản chất định giá, phạm vi định giá và trách nhiệm của công ty định giá.
- Ngày thực hiện định giá.
- Hình thức và loại báo cáo định giá (bằng văn bản, miệng…)
- Nhận xét trong báo cáo bao gồm cả những giả định và những giới hạn của báo cáo.
- Trách nhiệm của khách hàng trong việc cung cấp những bằng chứng và tài liệu cần thiết một cách kịp thời và còn hiệu lực để hoàn thành báo cáo đánh giá.
- Phí định giá hoặc phương pháp xác định phí cũng như bất kỳ thỏa thuận tính phí nào.
- Yêu cầu khách hàng xác nhận vào thư cam kết và gửi lại cho công ty định giá một bản gốc.
- Ngày ký chấp nhận thư.
* Xây dựng kế hoạch cung cấp dịch vụ
Đơn vị cung cấp dịch vụ tiến hành xây dựng kế hoạch ban đầu để cung cấp dịch vụ điều khoản và điều kiện bao gồm các công việc cơ bản như:
1. Sắp xếp cuộc gặp với khách hàng để thảo luận về các vấn đề định giá cũng như quan điểm của người đánh giá, cuộc gặp với nhà quản lý cao cấp sẽ rất quan trọng và hiệu quả hơn;
2. Tìm hiểu thông tin về tình hình kinh doanh của khách hàng bao gồm cơ cấu tổ chức, tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh, cơ cấu pháp lý, chính sách hoạt động;
3. Hiểu biết về kinh tế nói chung và ngành công nghiệp mà khách hàng đang hoạt động.
* Xây dựng kế hoạch chung: bao gồm 03 bước chính sau:
- Đưa ra các quyết định: Mục đích đánh giá; đối tượng hay chủ đề đánh giá; tiêu chuẩn giá trị sẽ được áp dụng; hình thức, loại, nội dung, phạm vi của bản báo cáo; thời gian thực hiện; yêu cầu về cán bộ hoặc sự trợ giúp trong quá trình đánh giá trong việc cung cấp các bằng chứng và chuẩn bị tài liệu; điều kiện giới hạn hoặc giả định sẽ là một phần của báo cáo; các dịch vụ khác kèm theo bao gồm xác nhận chuyên gia hoặc chứng cứ trước tòa.
- Chuẩn bị bằng chứng và các thông tin cho kế hoạch đánh giá: Tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh; tìm hiểu về ngành công nghiệp mà khách hàng đang hoạt động; phỏng vấn một số cá nhân cao cấp; BCTC đã được kiểm toán; bảng khai tài chính thông thường (đây là báo cáo bao gồm những
điều chỉnh cần thiết để thông tin tài chính có ý nghĩa hơn khi đại diện là số liệu tài chính trong cam kết đánh giá); dữ liệu tài chính khác; thông tin về lịch sử hình thành và phát triển.
- Các bước chuẩn bị kế hoạch đánh giá ban đầu:
+ Xem xét lại thông tin kinh tế nói chung ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng như thế nào;
+ Xem lại nguồn thông tin về ngành công nghiệp mà khách hàng đang hoạt động;
+ Xem xét và phân tích thông tin tài chính của khách hàng;
+ Xem xét các tiêu chuẩn và phương pháp định giá sẽ được áp dụng;
+ Yêu cầu ban lãnh đạo của công ty khách hàng nói về xu hướng phát triển kinh doanh hiện nay;
+ Đọc BCTC tạm thời của năm hiện tại;
+ Thảo luận với khách hàng về phạm vi và thời gian đánh giá;
+ Tham quan cơ sở vật chất của khách hàng (văn phòng, nhà xưởng…);
+ Đọc điều lệ công ty, các hợp đồng kinh doanh lớn và dành vài phút để gặp gỡ các giám đốc và cổ đông;
+ Hoàn thành bảng câu hỏi để có thể tóm tắt thông tin cần thiết cho việc đánh giá.
* Giai đoạn thực hiện: Các chuyên gia tiến hành quá trình kiểm toán xác định gía trị doanh nghiệp theo kế hoạch đã xây dựng và có hai cách tiếp cận khi thực hiện kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp:
Thứ nhất: Xác định giá trị hiện tại của các dòng tiền trong tương lai
Thứ hai: Phương pháp so sánh: xu hướng doanh thu, tiềm năng lợi nhuận, khả năng cạnh tranh so với những công ty khác trong cùng ngành công nghiệp.
Chuyên gia kiểm toán xem xét những câu hỏi sau đây để lựa chọn cách tiếp cận phù hợp với đơn vị được kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp:
- Nhân tố nào liên quan đến kinh doanh, ngành công nghiệp và nền kinh tế được tính đến hay loại bỏ trong quá trình định giá?
- Đầu vào, sự tương tác và phân nhóm sẽ tác động tới việc định giá ở chừng mực nào?
- Rủi ro ở mức độ nào trong quá trình định giá?
- Những tiêu chuẩn định giá nào sẽ được sử dụng?
- Tỷ lệ giảm giá nào sẽ được sử dụng?
- Những thay đổi trong giá trị nên được thể hiện như thế nào trong báo
cáo.
Trong quá trình kiểm toán xác định gía trị doanh nghiệp với mục đích
phục vụ cho trường hợp mua bán và sáp nhập, chuyên gia kiểm toán sử dụng các phương pháp khác nhau từ đơn giản đến những kỹ thuật toán học phức tạp. Mục đích đầu tiên là để xác định giá hoặc các loại giá hợp lý cho một thương vụ mua bán sáp nhập. Có 3 phương pháp được sử dụng để kiểm toán xác định gía trị doanh nghiệp gồm:
* Phương pháp thu nhập: Phương pháp này ước lượng giá trị của một doanh nghiệp mục tiêu dựa trên nguồn thu nhập và dòng tiền theo thời gian. Theo phương pháp này, kiểm toán cần phải:
- Xác định thu nhập tích lũy chủ yếu của doanh nghiệp. Thu nhập tích lũy chủ yếu là thu nhập từ các hoạt động bình thường và liên tục, không bao gồm các thu nhập như doanh thu bán tài sản, trích dự phòng rủi ro từ các khoản vay hoặc thu nhập từ hoạt động kinh doanh bất động sản hoặc từ các hoạt động không bình thường khác.
- Xác định chi phí và lợi ích tăng thêm phát sinh từ vụ mua bán và sáp nhập. Lợi ích tăng thêm đạt được thông qua một số nhân tố như hiệu quả kinh tế theo quy mô, giảm rủi ro, chi phí vốn thấp hơn và doanh thu tăng lên. Bên
cạnh đó, chi phí giao dịch tăng lên có thể là do trích dự phòng rủi ro; phí bảo hiểm tiền gửi tăng; chi phí do về hưu sớm; các chi phí khác…
- Tính toán các thu nhập không phải là tiền mặt chuyển thành thu nhập là tiền mặt.
- Khấu trừ rủi ro cho các khoản thu nhập bằng tiền mặt được dự tính.
* Phương pháp bảng cân đối: Theo phương pháp này, giá trị của doanh nghiệp sẽ bằng giá trị hiện tại của các tài sản ròng (bao gồm cả tài sản và nghĩa vụ) cộng với tiền trả thêm cho các giá trị vô hình như giá trị Lợi thế thương mại. Một trong những phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để xác định giá trị tài sản ròng là định giá nguồn tiền gửi. Phương pháp này yêu cầu thông tin liên quan đến số tiền và các hình thức gửi tiền, thời gian gửi, chi phí lãi suất và chi phí hoạt động, tỷ lệ chiết khấu, thu nhập từ phí và tỷ lệ thu nhập cận biên đối với các món tiền gửi.
* Phương pháp thị trường: Phương pháp này dựa trên hai yếu tố. Thứ nhất, giá trị của doanh nghiệp được xác định dựa trên việc cổ phiếu của doanh nghiệp được định giá như thế nào trên thị trường chứng khoán. Thứ hai là so sánh giá của những thương vụ mua bán sáp nhập tương tự.
Phương pháp sử dụng giá trị giao dịch của cổ phiếu có một vài hạn chế. Thứ nhất một số cổ phiếu của doanh nghiệp đều không được giao dịch trên thị trường chứng khoán lớn. Do vậy, giá giao dịch của cổ phiếu không thể hiện được giá trị cần định giá. Thứ hai nếu đơn vị mua cố gắng để kiểm soát thông qua những mua bán trên “thị trường mở” thì giá sẽ tăng để phản ánh số tiền phải trả tăng lên hoặc để thuyết phục những người nắm giữ cổ phiếu khác bán ra. Cuối cùng, thị trường vốn biến động theo ảnh hưởng của nền kinh tế hơn là giá trị bên trong của cổ phiếu.
Việc thu thập dữ liệu liên quan của những thương vụ mua bán và sáp nhập trước đó để so sánh không phải là vấn đề đơn giản. Mỗi thương vụ đều
có đặc điểm riêng. Tuy nhiên, việc phân tích các dữ liệu phụ thuộc vào việc lựa chọn giao dịch mua bán và sáp nhập nào để so sánh (về các tiêu chí như quy mô, địa điểm, vị trí trên thị trường, hoạt động trên thị trường, thị phần). Những vấn đề này cần được xem xét khi sử dụng phương pháp thị trường để xác định giá trị của doanh nghiệp.
* Giai đoạn kết thúc: Trong giai đoạn này, chuyên gia kiểm toán dựa vào các thông tin và bằng chứng thu thập được để đưa ra báo cáo kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp. Báo cáo kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp có một số nội dung cơ bản sau:
- Mục đích của việc kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp.
- Cắn cứ tiến hành kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp.
- Các nhân tố chủ yếu và khó khăn trong quá trình kiểm toán xác định giá trị.
- Các đánh giá, nhận định của chuyên gia kiểm toán.
- Kết luận về giá trị doanh nghiệp được xác định giá trị.
- Những ưu điểm và hạn chế trong xác định giá trị doanh nghiệp.
- Các yếu tố về thủ tục như ngày đánh giá, người thực hiện, nơi phát hành báo cáo.
Như vậy có thể tổng kết lại quy trình kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp hiện đang được tiến hành tại Hoa Kỳ bao gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị
- Xác định doanh nghiệp nào sẽ được định giá, thời gian để định giá, mục đích của việc định giá, và các kết quả này sẽ được liên kết với nhau như thế nào.
- Phân tích cẩn thận doanh nghiệp được định giá: đó là một doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất, tài chính hay thương mại. Việc phân tích đánh giá sẽ khác nhau tùy theo từng loại hình doanh nghiệp được định giá.
Bước 2: Thực hiện:
- Tập hợp dữ liệu để xác định giá trị doanh nghiệp trong đó cần tham khảo dữ liệu của các công ty khác có cùng quy mô và trong cùng lĩnh vực kinh doanh.
- Dùng những thông tin đã thu thập được ở các bước công việc trên và áp dụng các kỹ thuật phân tích, tổng hợp để đưa ra ý kiến về giá trị doanh nghiệp được kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp.
Bước 3: Viết báo cáo:
Trong báo cáo phải đưa ra được mục đích của việc kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp, những ưu điểm và hạn chế và các đánh giá, nhận xét, ngày thực hiện đều phải được báo cáo bằng văn bản.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trên cơ sở của lý luận, tác giả Luận án đã nghiên cứu, mô tả, phân tích và đánh giá thực trạng, chỉ rõ những ưu điểm cũng như hạn chế trong nội dung, phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp hiện nay. Đồng thời, tác giả đã phân tích đánh giá thực trạng về nội dung, quy trình và phương pháp kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện. Luận án cũng đã khẳng định sự cần thiết phải hoàn thiện nội dung, phương pháp kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở các ưu, nhược điểm đã được đánh giá về kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp. Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thông qua thực trạng của hoạt động kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp, trong chương 3 của luận án đã trình bày một số giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung, quy trình và phương pháp kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp góp phần nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp hiện nay.