Thực Trạng Kiểm Toán Xác Định Giá Trị Doanh Nghiệp Tại Việt Nam



2.2. THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

2.2.1. Nội dung và phương pháp kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp

Theo kết quả khảo sát của Tác giả thì chỉ có khoảng 28,58 % (4/14) các công ty kiểm toán tiến hành một cuộc kiểm toán riêng rẽ và có 21,42% (3/14) công ty không tiến hành một cuộc kiểm toán riêng mà sử dụng kết quả của các đơn vị thẩm định giá. Trong kết quả khảo sát thì có đến 50% các công ty kiểm toán được điều tra không có câu trả lời và có thể thấy các đơn vị này không tiến hành kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số công ty kiểm toán hiện nay thực hiện kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp chủ yếu theo phương pháp tuân thủ như so sánh các chứng từ, tài liệu với các văn bản pháp lý có liên quan để xem xét tính hợp pháp, hợp lệ trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp. Các nội dung cơ bản của một cuộc kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp được thể hiện qua các tài liệu liên quan đến quá trình kiểm toán tại Xí nghiệp khai thác XYZ được tiến hành cổ phần hóa năm 2008 và tại công ty HGI được tiến hành cổ phần hóa năm 2007 do kiểm toán độc lập tiến hành:

2.2.1.1.Kiểm toán xử lý tài chính trước khi xác định giá trị doanh nghiệp

a. Để tiến hành công việc này, KTV dựa vào một số tài liệu sau:

- Các số liệu trên BCTC tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

- Các hồ sơ, chứng từ liên quan tại đơn vị được kiểm toán.

- Căn cứ vào biên bản kiểm kê, rà soát, phân loại các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán theo đúng các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 297 trang tài liệu này.

- Đối với các doanh nghiệp nhà nước tiến hành cổ phần hóa thì căn cứ xử lý tài chính theo quy định tại Thông tư Số 146/2004/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2007 và Nghị định Số 109/2007/NĐ-CP ngày 26 ngày 6 tháng 2007.


Kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam - 13


b. Các vấn đề cần kiểm tra về xử lý tài chính:

- Đối với TSCĐ không cần dùng:

KTV căn cứ vào kết quả kiểm kê tài sản của đơn vị được xác định giá trị tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để kiểm tra việc phân loại tài sản trong đơn vị và xác định những TSCĐ hữu hình không cần dùng phải loại trừ ra. KTV kiểm tra việc tính toán giá trị còn lại trên sổ sách của tài sản không cần dùng có chính xác không.

Tại Xí nghiệp khai thác XYZ, KTV căn cứ vào kết quả kiểm kê tài sản trên Bảng kê tài sản không cần dùng tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2007 và xác định được những tài sản không cần dùng phục vụ việc xác định giá trị doanh nghiệp bao gồm: (Xem Phụ lục I – Bảng I-12)

+ Nhà cửa vật kiến trúc: nguyên giá theo sổ sách là 1.298.280.671 đồng và giá trị còn lại theo sổ sách là 25.523.710 đồng.

+ Máy móc thiết bị bao gồm: Hai máy khoan KZ20, Hai máy nén khí, Hai máy bơm nước, Một máy trắc địa, Một máy phát điện 3,7 KV, Một biến áp hầm lò có tổng nguyên giá theo sổ sách là 689.548.513 đồng và giá trị còn lại trên sổ sách bằng 9.056.695 đồng.

+ Phương tiện vận tải và thiết bị truyền dẫn bao gồm: Ba xe ôtô KPAZ, Một đường điện hạ thế, Một đường điện cao thế, Một đường điện bơm nước mỏ Quyết Thắng với nguyên giá theo sổ sách là 990.465.045 đồng và giá trị còn lại trên sổ sách bằng không đồng (0)

+ TSCĐ khác bao gồm: Dụng cụ quản lý, đường vào hầm lò số 01 và đường vào hầm lò số 02 với nguyên giá theo sổ sách là 4.006.072.819 đồng và giá trị còn lại trên sổ sách bằng không đồng (0).

Tương tự như vậy, tại Công ty HGI, KTV căn cứ vào kết quả kiểm kê tài sản trên Bảng kê tài sản không cần dùng, chờ thanh tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2007 và xác định được những tài sản không cần dùng phục vụ việc xác định giá trị doanh nghiệp bao gồm: (Xem Phụ lục II – Bảng II-5)



+ Nhà cửa vật kiến trúc: nguyên giá theo sổ sách là 432.960.000 đồng và giá trị còn lại theo sổ sách là 0 đồng.

+ TSCĐ khác với nguyên giá theo sổ sách là 1.844.982.923 đồng và giá trị còn lại trên sổ sách 33.898.338 đồng.

Tiếp theo, KTV xem xét việc xử lý các tài sản không cân dùng trên tại đơn vị được xác định giá trị có đúng theo quy định hay không? KTV xem xét việc loại trừ giá trị của các tài sản này khỏi khoản mục TSCĐ hữu hình khi xác định giá trị doanh nghiệp. Qua đó, KTV đánh được việc tuân thủ trình tự thực hiện xác định giá trị tại đơn vị thẩm định giá. KTV tiến hành kiểm tra chi tiết các bút toán điều chỉnh số 1 trong bảng “Bút toán điều chỉnh trước xác định giá trị doanh nghiệp” (Xem Phụ lục I - Bảng I-2).

- Đối với vật tư, hàng hóa không cần dùng:

KTV cũng căn cứ vào kết quả kiểm kê hàng tồn kho của của đơn vị được định giá để kiểm tra lại tình trạng hiện có của hàng tồn kho và đối chiếu với sổ sách liên quan. KTV xem xét việc đánh giá các tài sản này của đơn vị thẩm định giá có phù hợp với tình hình hoạt động của đơn vị được định giá và xem xét việc xử lý những vật tư, hàng hóa nói trên trong tài liệu định giá. Đồng thời, KTV xem xét việc loại trừ khỏi khoản mục hàng tồn kho và ghi giảm nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán để không tính vào giá trị doanh nghiệp.

Tại Xí nghiệp khai thác XYZ, khi tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp, có giá trị vật tư hàng hóa không cần dùng theo sổ sách là 90.148.455 đồng. Trong Biên bản đã xác định những vật tư, hàng hóa hiện tại đang ở tình trạng hư hỏng nặng, không sử dụng được và Xí nghiệp khai thác XYZ không có phương án sử dụng do hiệu quả kinh tế thấp và không còn phù hợp với kế hoạch kinh doanh của Công ty trong tương lai. KTV xem xét việc xử lý những vật tư, hàng hóa nói trên tại bút toán điều chỉnh số 2 trong “Bút toán điều chỉnh trước xác định giá trị doanh nghiệp” (Xem Phụ lục I - Bảng I-2).



2.2.1.2. Kiểm toán kết quả xác định giá trị doanh nghiệp

a. Đối với TSCĐ hữu hình

TSCĐ được xác định bằng giá trị còn lại theo tỷ lệ % so với nguyên giá TSCĐ mới mua sắm hoặc mới đầu tư xây dựng. Các công việc được KTV tiến hành bao gồm:

* Trước hết, KTV thu thập các Bảng kiểm kê TSCĐ hữu hình của đơn vị được định giá tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp bao gồm:

- Bảng kiểm kê, đánh giá lại nhà cửa, vật kiến trúc để cổ phần hóa;

- Bảng kiểm kê, đánh giá lại máy móc, thiết bị để cổ phần hóa;

- Bảng kiểm kê, đánh giá lại phương tiện vận tải để cổ phần hóa;

- Bảng kiểm kê, đánh giá lại TSCĐ khác để cổ phần hóa;

- Bảng kê TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý;

Trên các Bảng kiểm kê và đánh giá lại tài sản để cổ phần hóa đều ghi rõ giá trị được ghi trên sổ sách của từng tài sản cũng như giá trị đã được kiểm kê thực tế và đánh giá lại của các tài sản đó.

* KTV kiểm tra giá trị chênh lệch (nếu có) giữa giá trị kiểm kê thực tế với giá trị trên sổ sách có phù hợp giữa các tài liệu hay không.

* KTV tiến hành kiểm tra cụ thể đối với từng loại TSCĐ của đơn vị trong đó tập trung kiểm tra về nguyên giá và cách đánh giá giá trị còn lại của TSCĐ, cụ thể:

- Đối với TSCĐ là nhà cửa vật kiến trúc

+ Kiểm tra về nguyên giá TSCĐ được KTV tiến hành như sau:

• Kiểm tra nguyên giá nhà cửa vật kiến trúc hoàn thành xây dựng trong vòng 3 năm gần nhất tính đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. KTV tiến hành kiểm tra báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành đã được phê duyệt và kiểm tra giá trị của tài sản trên báo cáo quyết toán thuế, trên BCTC tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và sổ kế toán.



• Kiểm tra nguyên giá nhà cửa vật kiến trúc hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng trước 3 năm tính đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, KTV xác định nguyên giá tài sản có được tính theo diện tích (m2) thực tế đang sử dụng và đơn giá xây dựng nhà cửa, công trình kiến trúc theo các văn bản pháp luật liên quan. Đồng thời, KTV kiểm tra việc phân cấp các tài sản là nhà cửa theo quy định của Bộ Xây dựng để làm cơ sở đánh giá.

Tại Xí nghiệp khai thác XYZ, KTV kiểm tra việc đánh giá về nguyên giá đối với tài sản đưa vào sử dụng trên 3 năm có tuân thủ theo Quyết định Số 4005/2004/QĐ-UB ngày 04 tháng 11 năm 2004 của UBND Tỉnh QN về việc ban hành Bộ đơn giá bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh QN. Đồng thời, KTV kiểm tra việc phân cấp nhà cửa dựa theo Thông tư Số 05/BXD/DT ngày 09 tháng 12 năm 1993 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về phân cấp nhà ở. Còn tại Công ty HGI, KTV kiểm tra việc đánh giá lại nguyên giá nhà cửa tại Công ty của đơn vị thẩm định giá có tuân thủ theo quy định hiện hành không.

+ Kiểm toán giá trị còn lại của TSCĐ được tiến hành qua các công việc:

• KTV kiểm tra việc xác định giá trị còn lại của các nhà cửa, vật kiến trúc được vận dụng theo các hướng dẫn tại Thông tư của liên Bộ Xây dựng - Tài chính - Vật giá. Việc đánh giá giá trị còn lại của TSCĐ trên cơ sở kết quả quan sát thực tế hiện trạng của TSCĐ, quan sát kết cấu và chất liệu xây dựng từng bộ phận của nhà cửa vật kiến trúc như: kết cấu khung, trần nhà, tường, sàn cấp độ nhà... của đơn vị xác định giá trị doanh nghiệp.

• Căn cứ vào các thông tin đã thu thập, KTV dựa trên phương pháp thống kê kinh nghiệm và phương pháp phân tích kinh tế kỹ thuật và sự kết hợp chặt chẽ giữa ý kiến của các chuyên gia kỹ thuật XDCB và KTV để xác định mức độ hợp lý của tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của nhà xưởng, vật kiến trúc vẫn đang được sử dụng được xác định không dưới 30% nguyên giá.



TSCĐ là nhà cửa vật kiến trúc được kê trên Phụ lục I - Bảng I-4 và Phụ lục II - Bảng II-2 “Bảng kiểm kê, đánh giá lại nhà cửa vật kiến trúc”.

- Đối với TSCĐ là máy móc thiết bị

+ Kiểm toán nguyên giá máy móc thiết bị:

• KTV tiến hành kiểm tra nguyên giá máy móc thiết bị mua sắm và đưa vào sử dụng từ trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

• Kiểm tra các tài sản có thể so sánh được với tài sản mới cùng loại, cùng nước sản xuất, có cùng công suất hoặc tính năng tương đương đưa vào sử dụng trong năm xác định giá trị doanh nghiệp. KTV tiến hành đối chiếu nguyên giá tài sản mới với giá mua mới của tài sản tương đương có tính đến sự đầy đủ của các thành phần giá gốc tài sản để xác định giá trị của tài sản.

• Đối với các tài sản không có tài sản tương đương, KTV xác minh nguyên giá theo báo giá hoặc giá mua trên hoá đơn mua hàng, những tài sản mua bằng nguyên tệ được qui đổi lại theo tỷ giá thực tế tại thời điểm định giá.

• Các tài sản tự chế tạo KTV kiểm tra giá theo nguyên giá trên sổ kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

Tại Xí nghiệp khai thác XYZ, KTV tiến hành kiểm tra đối với tài sản mua sắm và đưa vào sử dụng từ năm xác định giá trị doanh nghiệp. Vì không có tài sản tương đương để làm cơ sở so sánh do đó KTV xác định mức độ tin cậy của nguyên giá tài sản trên sổ kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. KTV tiến hành đối chiếu các thông tin trên sổ chi tiết, thẻ TSCĐ, sổ cái với các chứng từ liên quan để khẳng định độ tin cậy của nguyên giá TSCĐ.

+ Kiểm tra việc đánh giá chất lượng tài sản:

• KTV căn cứ vào biên bản đánh giá tình trạng thực tế các bộ phận chính của tài sản để xem xét tính hợp lý của việc đánh giá chất lượng còn lại của từng bộ phận.



• KTV xác định tỷ lệ chất lượng còn lại của tài sản trên cơ sở tỷ trọng chất lượng còn lại của từng bộ phận, việc xác định này dựa trên phương pháp phân tích kinh tế kỹ thuật.

• Bên cạnh việc xác định chất lượng còn lại của máy móc, thiết bị, trong một số trường hợp KTV cần xem xét sự phù hợp của việc xác định tỷ lệ giữa thời gian ước tính sử dụng còn lại của TSCĐ với thời gian của toàn bộ đời hoạt động của tài sản. Giá trị còn lại của TSCĐ vẫn đang sử dụng được xác định không dưới 20% nguyên giá.

• TSCĐ là máy móc thiết bị được kê trên Phụ lục I - Bảng I-7 và Phụ lục II - Bảng II-3 “Bảng kiểm kê, đánh giá lại máy móc thiết bị”.

- Đối với TSCĐ là phương tiện vận tải

+ Kiểm toán nguyên giá của phương tiện vận tải:

• Đối với tài sản mua mới có tài sản cùng loại để so sánh thì KTV đối chiếu nguyên giá theo giá mua mới của tài sản có tính đến sự đầy đủ của các thành phần giá gốc với giá trị của phương tiện vận tải cùng loại, cùng nước sản xuất, có cùng công suất hoặc tính năng tương đương.

• Đối với các tài sản là phương tiện vận tải không có tài sản tương đương, thì KTV kiểm tra độ tin cậy của nguyên giá tài sản trên sổ kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

+ Kiểm tra việc đánh giá chất lượng phương tiện vận tải

• KTV đánh giá tính hợp lý của tỷ lệ chất lượng còn lại của phương tiện vận tải căn cứ vào đặc tính kỹ thuật, tuổi thọ, tình trạng thực tế và thời gian đã tiến hành khấu hao. Cụ thể KTV kiểm tra biên bản đánh giá về các bộ phận cấu thành chủ yếu của phương tiện vận tải như: động cơ, thân vỏ, hệ thống điều khiển,... trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật và tính tỷ trọng các bộ phận cấu thành trong toàn bộ giá trị của phương tiện. Đánh giá chất



lượng còn lại của các bộ phận cấu thành chính bằng cách đo lường, phân tích các thông số kỹ thuật đặc trưng của các bộ phận cấu thành so với kết cấu ban đầu có tính cả việc đại tu, cải tạo nâng cấp các bộ phận. Giá trị còn lại của TSCĐ vẫn đang sử dụng được xác định không dưới 20 % nguyên giá. Tại Xí nghiệp khai thác XYZ, KTV kiểm tra biên bản xác định tình trạng kỹ thuật của phương tiện thiết bị do đơn vị thẩm định giá thực hiện (Phụ lục I – Bảng I-6) với hiện trạng của tài sản để đánh giá tính hợp lý và độ tin cậy của các thông tin về chất lượng của tài sản khi định giá.

TSCĐ là phương tiện vận tải được kê trên Phụ lục I - Bảng I-9 và Phụ lục II - Bảng II-4 “Bảng kiểm kê, đánh giá lại phương tiện vận tải”.

- Đối với các TSCĐ khác:

Về nguyên giá và tỷ lệ chất lượng còn lại của các tài sản khác được tiến hành kiểm tra tương tự như đối với TSCĐ là máy móc thiết bị. Trường hợp một số thiết bị văn phòng như: máy servser, máy vi tính, máy điều hòa nhiệt độ... thì KTV kiểm tra nguyên giá bằng cách đối chiếu với nguyên giá của tài sản cùng loại trên thị trường. Còn về tỷ lệ chất lượng còn lại, KTV căn cứ vào thời gian vận hành của tài sản đối chiếu với khung khấu hao và có tính tới yếu tố hao mòn vô hình.

TSCĐ khác được kê trên Phụ lục I - Bảng I-10 và Phụ lục II - Bảng II-4 “Bảng kiểm kê, đánh giá lại TSCĐ khác”.

Ngoài ra, trong quá trình kiểm toán một số tài sản đã khấu hao hết nhưng doanh nghiệp vẫn tiếp tục sử dụng, do đó KTV xem xét việc đánh giá lại giá trị của tài sản đó khi tính vào giá trị doanh nghiệp. KTV căn cứ vào chất lượng của tài sản này tại thời điểm định giá và đối chiếu với quy định về xác định chất lượng còn lại của TSCĐ được quy định tại điểm 5.1b - phần A - mục III - Thông tư Số 126/2004/TT - BTC (chất lượng tài sản không được đánh giá thấp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/09/2022