Sự Sụp Đổ Của Enron Và Wordcom Ảnh Hưởng Đến Sự Thay Đổi Điều Chỉnh Trong Các Quy Định Về Kiểm Toán

dollars mỗi năm). Kenneth Lay từng chơi golf với Tổng thống Bill Clinton và đóng góp hàng trăm ngàn đôla cho các ủy ban vận động tranh cử Dân chủ cũng như nhiều ông nghị Dân chủ, trong đó có thượng nghị sĩ Charles E. Schumer và dân biểu Martin Frost (có chân trong Ủy ban các điều luật Hạ viện)…

Dù sao, trong lúc tổ chức Enron có một tác động tiêu cực với cộng đồng kinh doanh Texas thì với những công ty trực tiếp dính líu đến Enron trong việc kinh doanh, hậu quả thật sự là thảm họa. Với công ty kiểm toán cho Enron, Arthur Andersen, việc dính líu này có một tác động chết người.

Hơn nữa, vụ tai tiếng Enron có liên quan đến việc kiểm toán. Đặc biệt là việc che giấu hồ sơ liên quan đến tài khoản và những món nợ khổng lồ của Enron, một thực tế về sự đồng lòa của công ty kiểm toán. Sự đồng lòa này càng rò ràng hơn khi David Duncan, kế toán trưởng của Enron ở Andersen, bị buộc phải có mặt trong cuộc điều tra đầu tiên đã từ chối nói chuyện để cố chạy tội cho bản thân. Ngay cả khi Joseph Berardino, trưởng ban điều hành của Andersen, ngang ngạnh bảo vệ cho vai trò của công ty ông trong việc này cũng không thể tránh được những tổn thương bắt buộc. Một khi họ đã bị cáo buộc là có tội trong việc hủy hoại chứng cớ, công ty gánh chịu sự tổn thương thương hiệu nghiêm trọng và những chấn động vẫn còn cảm nhận được trong toàn ngành công nghiệp kiểm toán.

5. Bài học từ Enron

- Việc công bố thông tin: Theo qui định: Các công ty phải công bố một số, nhưng không phải tất cả, ràng buộc tài chính với các giám đốc. Nhưng tại Enron, Enron đã công bố hợp đồng tư vấn với một thành viên ban kiểm toán, nhưng không đả động gì đến khoản đóng góp từ thiện cho những tổ chức liên danh của hai thành viên khác trong ban.

Vì vậy, bài học đặt ra ở đây: Công bố toàn bộ các ràng buộc về tài chính là việc làm cần thiết đối với các công ty.

- Về trình độ chuyên môn: Theo qui định: Các thành viên ban kiểm toán phải cho thấy trình độ hiểu biết cơ bản về tài chính, và một thành viên phải là chuyên gia tài chính. Nhưng ủy ban của Enron gồm một giáo sư ngành kế toán, một nhà kinh tế học, và hai doanh nhân. Rò ràng họ không nhìn nhận được sự rủi ro trong những quan hệ đối tác nhằng nhịt của công ty.

Bài học: Ban kiểm toán phải họp mặt làm việc thường xuyên hơn, xem xét các báo cáo kiểm toán nội bộ, và được đào tạo về kiến thức tài chính trong ngành công nghiệp mà công ty đang hoạt động.

- Lợi ích người lao động: Hầu hết các công ty đang trả lương giám đốc chủ yếu bằng cổ phiếu để gắn bó quyền lợi của họ với quyền lợi cổ đông. Tại Enron, một số giám đốc đã bán cổ phần trước ngày công bố kết quả kinh doanh tháng 8/2000. Việc

cho phép các giám đốc này sở hữu một lượng lớn cổ phiếu đã khiến cho họ mất đi khả năng chất vấn đội ngũ quản lý về tình hình hoạt động yếu kém của công ty.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Bài học: Hãy trả lương bằng cổ phiếu, nhưng không cho phép bán ra trong nhiệm kỳ làm việc.

6. Sự sụp đổ của Enron và wordcom ảnh hưởng đến sự thay đổi điều chỉnh trong các quy định về kiểm toán

Kiểm toán căn bản - 17

Đạo luật Sarbanes-Oxley (hay còn gọi là Sarbox, SOX) có thể là sự tham khảo hữu ích cho những nhà quản lý thị trường chứng khoán Việt Nam, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi mà liên tục xảy ra những scandal không đáng có.Được Quốc hội Mỹ thông qua ngày 30/7/2002, đạo luật được bảo trợ bởi nguyên Thượng nghị sỹ bang Maryland, Paul Sarbanes và Nghị sỹ Michael Oxley, và là một trong những luật căn bản của nghề kế toán, kiểm toán.Dài 66 trang, đạo luật được cho là một sự bổ sung quan trọng nhất trong Luật Chứng khoán Mỹ, nhằm mang lại tính minh bạch cho thị trường chứng khoán.

Mục tiêu chính của đạo luật này nhằm bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư bằng cách buộc các công ty đại chúng phải đảm bảo sự minh bạch hơn của các báo cáo, các thông tin tài chính khi công bố.Đồng thời, đạo luật cũng bổ sung thêm các quy định ràng buộc trách nhiệm cá nhân của giám đốc điều hành và giám đốc tài chính đối với độ tin cậy của báo cáo tài chính, bênh cạnh đó yêu cầu các công ty đại chúng phải có những thay đổi trong kiểm soát nội bộ, đặc biệt là kiểm soát công tác kế toán.

Cũng nhờ đạo luật này, vị trí và thị thế của kiểm toán viên được đặt ở vị trí trung tâm, là cầu nối quan trọng tạo nên những bản báo cáo tài chính có tính độc lập cao và mức độ tin tưởng cao hơn.

Anh (chị) hãy cho biết qua vụ phá sản của tập đoàn Enron, kiểm toán viên rút ra những điều gì?

CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN


4.1. Phương pháp kiểm toán

4.1.1. Giới thiệu về các quan điểm tiếp cận phương pháp kiểm toán

Tất cả các ngành khoa học kể cả kiểm toán đều phải dựa trên cơ sở phương pháp luận chung đó là phép biện chứng duy vật. Trong quan hệ với phương pháp kiểm toán chúng ta cần quan tâm, quán triệt đầy đủ các mối quan hệ và quy luật khách quan sau:

Quan điểm thứ nhất, quan điểm duy vật biện chứng cho rằng: Các sự vật hiện tượng cũng như các mặt của sự vật hiện tượng đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Như vậy khi xác minh, nhận thức về một mặt hay một sự vật, hiện tượng nào đó phải xem xét nó trong mối quan hệ biện chứng với các mặt, các sự vật hiện tượng khác có liên quan.

Ví dụ: Khi mua hàng bằng tiền mặt thì hàng tồn kho (cụ thể là hàng hoá) tăng, tiền mặt trong quỹ giảm xuống.

Quan điểm thứ hai: Mọi sự vật và hiện tượng đều vận động, vận động là tuyệt đối, đứng im là tương đối. Vì vậy trong kiểm toán khi nghiên cứu và phán xét mọi sự vật, hiện tượng tại thời điểm kiểm toán phải có phương pháp nghiên cứu chúng trong trạng thái động, tức là phải xem xét chúng trong cả một khoảng thời gian nào đó hợp lý.

Ví dụ khi xem xét tài khoản tiền mặt, kiểm toán viên có thể xem xét và so sánh sự biến động của tiền mặt trong kỳ kiểm toán với niên độ kế toán trước, hay kỳ kế toán trước đó.

Quan điểm thứ ba: Trong nội tại sự vật hiện tượng đều có sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Trong kiểm toán, mối quan hệ này là cơ sở cho phương pháp kiểm tra cân đối về lượng ví dụ tài sản và nguồn vốn, số phát sinh Nợ và số phát sinh Có…

Quan điểm thứ tư cho rằng: Mọi sự vật hiện tượng đều có bản chất riêng và được biểu hiện dưới các hình thức cụ thể. Vì vậy khi nghiên cứu và kết luận bản chất sự vật hiện tượng phải xem xét trên những hình thức biểu hiện khác nhau, ở tính phổ biến của sự vật hiện tượng.

Ví dụ tài sản thì phải xem xét cả về giá trị và cả về mặt số lượng, cả trên sổ sách lẫn trong thực tế.

Ngoài những quy luật trên kiểm toán viên còn phải thực hiện đúng quy luật vận động của quá trình nhận thức, đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ cảm tính đến lý tính với những bước quan sát, thu thập bằng chứng thực tế rồi mới phân tích, phán đoán.

Phương pháp kỹ thuật đổi mới đưa ra kết luận của cơ sở về mặt kỹ thuật trước hết phải kể đến phương pháp toán học, trực tiếp là các phương pháp chọn mẫu. Mặt khác do đối tượng kiểm toán có quan hệ chặt chẽ với đối tượng của kế toán và của phân tích kinh doanh nên kỹ thuật kiểm toán không thể tách rời các phương pháp kỹ thuật của kế toán và phân tích kinh doanh.

Trong quan hệ với đối tượng kiểm toán, chúng ta cần đặc biệt quan tâm tới hai phần riêng biệt:

Một phần là thực trạng hoạt động tài chính được phản ánh trong các tài liệu kế toán hình thành nên phân hệ phương pháp chứng từ. Phân hệ này bao gồm:

+ Kiểm toán các cân đối kế toán (kiểm toán cân đối)

+ Đối chiếu trực tiếp

+ Đối chiếu lôgic

Phần chưa được phản ánh trong các tài liệu kế toán hình thành nên phân hệ phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ. Phân hệ này bao gồm:

+ Kiểm kê

+ Điều tra

+ Thực nghiệm

Qua cách phân tích trên, chúng ta thấy phương pháp kiểm toán là sự vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, các bộ môn khoa học tự nhiên và kinh tế vào quá trình thu thập bằng chứng, xác minh, đánh giá, nhận xét những nội dung kiểm toán được thể hiện qua các thông tin do đối tượng kiểm toán cung cấp và những tài liệu khác có liên quan, nhằm đảm bảo tính độc lập, khách quan cho kết luận kiểm toán.

4.1.2. Phương pháp kiểm toán chứng từ

Phương pháp kiểm toán chứng từ là phương pháp được thiết kế để thu thập bằng chứng kiểm toán dựa vào thông tin và tài liệu kế toán sẵn có.

Phân loại:

Bao gồm 2 loại: - Phương pháp kiểm toán cân đối.

- Phương pháp kiểm toán đối chiếu.

4.1.2.1. Phương pháp kiểm toán cân đối

Để có thể đưa ra những kết luận của mình về hoạt động tài chính, kiểm toán viên phải sử dụng các thủ tục kiểm tra, các thử nghiệm để thu thập bằng chứng kiểm toán mà thực trạng hoạt động tài chính cũng không tách rời tính tổng quát của những mối liên hệ và tính cân đối. Chính vì vậy, để có thể nắm rò và sử dụng phương pháp kiểm toán cân đối thì việc nắm bắt được một cách chính xác về bản chất của các quan hệ cân đối tài chính kế toán là hết sức cần thiết. Đó là phương pháp dựa trên các cân đối (phương trình) kế toán và các cân đối khác để kiểm toán các mối quan hệ nội tại của các yếu tố cấu thành nên quan hệ cân đối đó.

1/Cân đối tổng quát

Mục đích của phương pháp này là đi xem xét sự cân đối trong các phương trình kế toán:

Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn.

Tổng tài sản = Nguồn vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả. Tổng phát sinh Nợ = Tổng phát sinh Có.

Theo chuẩn mực kế toán quy định, kiểm toán viên phải xem xét các mối quan hệ này có luôn được duy trì một cách hợp lý không thông qua việc xem xét sự tồn tại và chính xác về mặt số học của các khoản mục cấu thành nên Tổng tài sản và Tổng nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán. Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân làm cho các mối quan hệ này thường xuyên không được duy trì. Khi đó, kiểm toán viên phải sử dụng các thủ tục, thử nghiệm cùng với kinh nghiệm bản thân để đưa ra cách lý giải tốt nhất cho sự cân bằng đó.

2/Cân đối cụ thể (kiểm tra cân đối kế toán cụ thể)

Là xem xét việc tuân thủ các nguyên tắc ghi kép trong kế toán. Cân đối cụ thể chính xác hơn cân đối tổng quát, khi kiểm tra cân đối cụ thể kiểm toán viên thường phân vùng sai sót những chỗ có số dư Nợ có dấu hiệu bất thường, chọn mẫu điển hình rồi suy rộng cho tổng thể. Trong cân đối cụ thể phải dựa vào cân đối giữa số ghi Nợ với số ghi Có hoặc giữa số dư đầu kỳ và số tăng trong kỳ với số dư cuối kỳ và số giảm trong kỳ.

Số dư đầu kỳ + Số phát sinh tăng = Số phát sinh giảm + Số dư cuối kỳ

Tuy nhiên, ta cần xem xét lại bản chất riêng của từng mối liên hệ cụ thể để tìm kiếm tra nguồn gốc phát sinh ra sự cân đối đó. Thông thường có ba nguyên nhân sau:

- Do bản thân các quy định, chế độ về kinh tế nói chung và chế độ kế toán nói riêng làm cho các quan hệ đó không cân bằng về lượng.

Trường hợp này thường xuất hiện:

+ Trong tổ chức quản lý kế toán có các đơn vị kế toán cơ sở độc lập có liên hệ dọc theo ngành kinh tế kỹ thuật hoặc ngành chuyên sâu (các ga, trạm vận tải đường sắt; hàng không; bưu chính viễn thông).

+ Các đơn vị kế toán không được phân cấp đầy đủ như nông trường, nhà máy, công ty… trong một tổng công ty hay công ty mẹ…

+ Các đơn vị độc lập trong một ngành độc quyền….

- Sự cân đối có thể cân bằng không tồn tại trong một khoảng thời gian dài do lỗi về xử lý tài chính.

Trường hợp này thường gặp:

+ Trong các đơn vị khó phân định trong việc xử lý các mối liên hệ từ liên kết qua hợp đồng chuyển qua liên doanh.

+ Trong các đơn vị không xử lý triệt để về tài chính trong trường hợp tài sản, vật tư có thất thoát hoặc thừa ra trong kiểm kê, trong kinh doanh…

+ Có thể do sự cố ý không thực hiện các quy tắc tài chính dẫn đến tình trạng mất cân bằng về như lập quyết toán giả để nhận vốn dẫn đến vốn không cân đối với tài sản thực.

- Sự mất cân bằng chỉ do lỗi của kế toán.

Sở dĩ có sự mất cân bằng cái này là do kế toán làm tắt, do các quan hệ kinh tế mới phát sinh nên chưa xử lý đúng hoặc do yếu tố tâm lý không thật tốt trong ghi số, khóa sổ, lập quyết toán…

Khi tiến hành kiểm toán, trước hết kiểm toán viên phải xem xét cân đối tổng quát có tồn tại hay không, và nếu không thì lý do là gì. Kiểm toán viên cũng cần lưu ý rằng dù có hay không cân đối tổng quát thì kiểm toán cân đối cụ thể vẫn phải đặt rađể đảm bảo sự tồn tại, chính xác và đúng kỳ của các khoản mục trên báo cáo tài chính thể hiện qua kết luận của kiểm toán viên. Trong cân đối cụ thể, do mối quan hệ giữa ghi Nợ với ghi Có hoặc giữa số dư đầu kỳ và số phát sinh tăng với số dư cuối kỳ và số phát sinh giảm thường nhiều nên kiểm toán viên thường chọn mẫu để kiểm tra, từ đó suy rộng cho tổng thể.

4.1.2.2. Phương pháp kiểm toán đối chiếu

Bao gồm hai cách đối chiếu:

- Đối chiếu trực tiếp.

- Đối chiếu logic.

1/Đối chiếu trực tiếp

Đối chiếu trực tiếp là cách so sánh về mặt trị số của các chỉ tiêu trên các tài liệu kế toán.

- Đối chiếu ngang:

Là đối chiếu trị số của một chỉ tiêu trên các tài liệu kế toán khác nhau hoặc giữa các kỳ khác nhau hoặc đối chiếu giữa số cuối kỳ và số đầu năm.

Kiểm toán viên thường đối chiếu theo các cách sau:

+Đối chiếu số liệu kỳ này với kỳ trước hoặc giữa các kỳ với nhau trên bảng cân đối kế toán để nghiên cứu, xem xét bản chất biến động của các mặt hoạt động tương ứng với các chỉ tiêu đó hoặc giữa các bộ phận, mặt nội tại để xem xét cơ cấu, tỷ trọng của chúng trong tổng thể.

+ So sánh số liệu thực tế đạt được với số liệu kế hoạch hoặc định mức trong giấy phép đầu tư, hợp đồng sản xuất kinh doanh, kế hoạch sản xuất kỹ thuật-tài chính, dự toán chi phí… để xem xét, đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch các chỉ tiêu đặt ra. Nếu không hoàn thành kế hoạch thì phải xem xét nguyên nhân để từ đó có giải pháp phù hợp.

+ So sánh số liệu giữa các đơn vị cùng ngành, cùng loại hình kinh doanh, thậm chí cùng lãnh thổ với quy mô tương đương.

+ Đối chiếu số liệu của một khoản mục nhưng được phản ánh ở các tài liệu khác

nhau.

Ví dụ: Đối chiếu khoản mục tiền trên bảng cân đối kế toán với Sổ cái, các loại sổ

theo các hình thức kế toán, sổ chi tiết và chứng từ gốc.

+ Đối chiếu các con số của cùng một chứng từ nhưng được bảo quản và lưu trữ ở những nơi khác nhau.

Ví dụ: Đối chiếu phiếu thu do kế toán thanh toán giữ với liên phiếu thu tương ứng do thủ quỹ giữ, hoặc đối chiếu giấy thanh toán tạm ứng do kế toán thanh toán giữ với liên tương ứng do cá nhân đó tạm ứng.

+ Đối chiếu số phải thu, phải trả và số xác nhận của con nợ và chủ nợ.

+ Đối chiếu số liệu của với các yếu tố cấu thành nên chỉ tiêu đó.

Ví dụ: Đối với doanh nghiệp sản xuất, kiểm toán viên tiến hành kiểm tra số liệu trên kết chuyển trên TK154 có bằng tổng số liệu của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK621), chi phí nhân công trực tiếp (TK622), chi phí sản xuất chung (TK627).

+ Đối chiếu giữa tài sản ngắn hạn và các chỉ tiêu cấu thành nên nó.

Chú ý:Trong các trường hợp đối chiếu thì các chỉ tiêu phải có cùng tiêu th ức so sánh, điều này có nghĩa là các chỉ tiêu phải có cùng nội dung, cùng phương pháp tính toán.

- Đối chiếu dọc

Là việc đối chiếu các số liệu thông qua phân tích các tỷ suất để sự so sánh tỷ lệ tương quan giữa các chỉ tiêu, các khoản mục với nhau hoặc đối chiếu giữa các bộ phận so với tổng thể.

Việc phân tích và lựa chọn phân tích tỷ suất nào hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực và kinh nghiệm của kiểm toán viên. Trong kiểm toán, có ba nhóm tỷ suất sau:

+Nhóm 1:Nhóm tỷ suất khả năng thanh toán.

*)Tỷ suất khả năng thanh toán hiện hành


Tỷ suất khả năng

=

thanh toán hiện hành

Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Tỷ suất này đo lường khả năng thanh toán, xem xét tài sản ngắn hạn có thể chuyển hóa thành tiền và bù đắp nợ ngắn hạn trong một năm hay không. Đây là tỷ suất khả năng thanh toán thông dụng nhất.

Tài sản ngắn hạn là những tài sản có thể chuyển hóa thành tiền trong vòng một năm. Tài sản ngắn hạn gồm: Vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu, trả trước cho người bán, hàng tồn kho.

Nợ ngắn hạn là toàn bộ các khoản nợ có thời hạn thanh toán dưới một năm, bao gồm: vay ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn trả, phải trả người bán, phải trả ngân sách, phải trả công nhân viên, phải trả nội bộ và các khoản phải trả, phải nộp khác.

Tỷ suất này có thể bằng 1, lớn hơn 1, nhỏ hơn 1.

Nếu tỷ suất nhỏ hơn 1, nghĩa là tài sản ngắn hạn không đủ để thanh toán nợ ngắn hạn.

Nếu tỷ suất bằng 1, nghĩa là tài sản ngắn hạn đủ để bù đắp nợ ngắn hạn.

Nếu tỷ suất lớn hơn 1, nghĩa là tài sản ngắn hạn vừa bù đắp được nợ ngắn hạn, vừa tiếp tục hoạt động được. Thông thường, tỷ suất bằng 2 được xem là hợp lý, tỷ suất cao hơn 2 có thể xem là đầu tư thừa tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên, việc đánh giá cụ thể còn tùy thuộc vào đặc thù của từng ngành.

*)Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh


Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh =

Tài sản ngắn hạn-Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn

TSLĐ + đầu tư ngắn hạn + phải thu

=

Nợ ngắn hạn


Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh mô tả khả năng thanh toán với tiền và các phương tiện chuyển hóa thành tiền. Sở dĩ hàng tồn kho được loại trừ là do hàng tồn kho khó bán nhanh để chuyển hóa thành tiền.

Tỷ suất này bằng 1 là hợp lý, nếu tỷ suất này lớn hơn 1 thể hiện càng có khả năng thanh toán nhanh nhưng phải có một giới hạn nhất định, nhưng nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp càng khó khăn trong thanh toán nợ.

*)Tỷ suất khả năng thanh toán dài hạn


Khả năng thanh toán

=

dài hạn

Tổng tài sản ngắn hạn


Tổng số nợ phải trả

Trong đó, tổng nợ phải trả = nợ ngắn hạn + nợ dài hạn.

Tỷ suất này cho biết liệu tài sản lưu động có đủ tài trợ cho việc thanh toán nợ hay không?Tỷ suất khả năng thanh toán dài hạn vừa có ý nghĩa đánh giá khả năng thanh toán, mà còn có tác dụng xem xét khả năng tiếp tục hoạt động của doanh nghiệp để có ý kiến nhận xét thích hợp trong báo cáo kiểm toán.

Tỷ suất này bằng 0, doanh nghiệp bị phá sản và không còn khả năng thanh toán. Tỷ suất nhỏ hơn 1, nguy cơ phá sản của doanh nghiệp càng lớn.

Tỷ suất lớn hơn 1, doanh nghiệp có khả năng thanh toán.

*)Số vòng thu hồi nợ


Số vòng thu hồi nợ

=

130

Doanh thu bán chịu thuần

Số dư các khoản phải thu bình quân

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/06/2022