viên từ khâu lập kế hoạch, đến thực hiện và kết thúc cần được ghi chép lại dưới dạng tài liệu để phục vụ cho chính quá trình kiểm toán.
- Trợ giúp cho việc lập kế hoạch và thực hiện công việc kiểm toán.
Công việc kiểm toán thường được thực hiện bởi nhiều cá nhân, chính vì vậy việc phân công và phối hợp là một yêu cầu cấp thiết nhằm đảm bảo cho quá trình kiểm toán hoàn thành trong thời gian quy định. Hồ sơ kiểm toán là một công cụ hữu hiệu thể hiện qua việc:
+ Căn cứ vào chương trình kiểm toán, kiểm toán viên chính sẽ phân công công việc cho các kiểm toán viên còn lại trong đoàn kiểm toán. Kết quả kiểm toán của các kiểm toán viên sẽ được phản ánh trong hồ sơ kiểm toán. Đồng thời, thông qua hồ sơ kiểm toán kiểm toán viên chính có thể giám sát được việc thực hiện của các kiểm toán viên còn lại.
+ Hồ sơ kiểm toán giúp các kiểm toán viên biết rò công việc của nhau để từ đó kiểm toán viên này có thể sử dụng kết quả kiểm toán của các kiểm toán viên khác hoặc có thể đối chiếu với nhau.
+ Hồ sơ kiểm toán đánh dấu bước hoàn thành công việc của các kiểm toán viên. Kiểm toán viên chính sẽ căn cứ vào hồ sơ để đánh giá tiến độ hoàn thành và điều hành công việc.
- Trợ giúp cho việc kiểm tra, soát xét và đánh giá chất lượng kiểm toán.
Hồ sơ kiểm toán là công cụ để kiểm tra và đánh giá chất lượng công việc kiểm toán của các kiểm toán viên. Công việc kiểm tra được tiến hành từ thấp đến cao: Đầu tiên, kiểm toán viên sẽ xem xét giấy làm việc của các kiểm toán viên còn lại trong đoàn kiểm toán, sau đó các chủ nhiệm kiểm toán sẽ kiểm tra lại. Quá trình này đảm bảo công việc kiểm toán của các kiểm toán viên trong đoàn được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc. Sau mỗi lần kiểm tra, người kiểm tra sẽ ký tên xác nhận sự kiểm tra của mình trên hồ sơ kiểm toán.
- Làm cơ sở cho báo cáo kiểm toán.
Bằng chứng kiểm toán là cơ sở để lập nên báo cáo kiểm toán. Trong đó, hồ sơ kiểm toán là những dẫn chứng bằng tài liệu cho các bằng chứng kiểm toán.
Có thể bạn quan tâm!
- Bảng Phân Bổ Mức Trọng Yếu Dựa Vào Mức Doanh Thu
- Ma Trận Rủi Ro Kiểm Soát Và Rủi Ro Tiềm Tàng
- Bằng Chứng Kiểm Toán Đặc Biệt Là Tư Liệu Của Chuyên Gia
- Trước Khi Lâm Vào Tình Trạng Khủng Hoảng Và Sụp Đổ
- Sự Sụp Đổ Của Enron Và Wordcom Ảnh Hưởng Đến Sự Thay Đổi Điều Chỉnh Trong Các Quy Định Về Kiểm Toán
- Lấy Mẫu Kiểm Toán Và Các Thủ Tục Lựa Chọn Khác
Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.
- Làm tài liệu tham khảo cho cuộc kiểm toán sau.
Hồ sơ kiểm toán của niên độ trước là cơ sở để kiểm toán viên lập kế hoạch kiểm toán cho niên độ sau. Cụ thể:
+ Căn cứ vào thời gian thực tế kiểm toán của niên độ, kiểm toán viên sẽ ước tính thời gian cho niên độ sau.
+ Cung cấp cái nhìn khách quan về hệ thống kiểm soát nội bộ.
+ Xem xét những sai phạm trong niên đọ trước có được thực hiện trong kỳ này không.
+ Cung cấp những vấn đề cần quan tâm trong kỳ kiểm toán này.
+ Cơ sở cho các kiểm toán khác và trợ lý kiểm toán dựa vào cách làm của các hồ sơ kiểm toán trước.
Tuy nhiên, cũng cần chú ý đến sự thay đổi trong hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như các mặt hoạt động của đơn vị để từ đó nâng cao khả năng hoạt động kiểm toán.
3.7.2. Yêu cầu và nội dung của hồ sơ kiểm toán
3.7.2.1. Yêu cầu hồ sơ kiểm toán
Để đảm bảo vai trò của mình trong công tác kiểm toán từ khâu điều hành đến khâu gám sát kiểm toán cũng như tra cứu bằng chứng kiểm toán khi cần thiết, hồ sơ kiểm toán cần phải đáp ứng yêu cầu sau:
- Hồ sơ kiểm toán phải ghi đầy đủ, rò ràng các yếu tố của nó như tên đơn vị được kiểm toán, đối tượng kiểm toán, niên độ kiểm toán, số hiệu hồ sơ kiểm toán, ngày hoàn thành, chữ ký của kiểm toán viên cũng như của những người có liên quan.
- Hồ sơ kiểm toán phải đầy đủ, chính xác và thích hợp về các thông tin quan trọng liên quan đếnhồ sơ kiểm toán, sổ kế toán của đơn vị, các thủ tục tiến hành kiểm toán và phạm vi áp dụng.
3.7.2.2. Nội dung
- Hồ sơ kiểm toán chung (Hồ sơ lưu trữ)
Hồ sơ kiểm toán chung là hồ sơ kiểm toán chứa đựng các thông tin chung về khách thể kiểm toán liên quan tới hai hay nhiều cuộc kiểm toán trong nhiều năm với cùng một với cùng một khách thể kiểm toán.
Hồ sơ thường xuyên lưu giữ những dữ liệu có tính chất lịch sử và liên tục, thích hợp với quả trình kiểm toán và được quan tâm thường xuyên từ năm này sang năm khác. Cụ thể như sau:
+ Các văn bản có tác dụng và hiệu lực trong một thời gian dài và liên tục như các văn bản, quy chế hoạt động của doanh nghiệp, điều lệ thành lập doanh nghiệp, quy chế hoạt động…
+ Các tài liệu thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát như sơ đồ tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh, tình hình phân cấp quản lý và phân cấp hạch toán trong đơn vị được kiểm toán.
+ Các tài liệu phân tích số liệu của một số tài khoản của một số năm trước đó có tính quan trọng liên tục đối với kiểm toán viên như nợ dài hạn, vay dàn hạn, nguồn vốn kinh doanh, tài sản cố định.
+ Tài liệu phản ánh kết quả kiểm toán của các năm trước đó.
-Hồ sơ kiểm toán năm (Hồ sơ hiện hành)
Là hồ sơ kiểm toán chứa đựng những thông tin về khách thể kiểm toán chỉ liên quan tới cuộc kiểm toán hiện tại.
Cụ thể như sau:
+ Hồ sơ quản lý kiểm toán bao gồm kế hoạch kiểm toán, chương trình kiểm toán, quyết định kiểm toán (đối với kiểm toán Nhà nước), thư hẹn kiểm toán (đối với kiểm toán độc lập), các văn bản thỏa thuận, các câu hỏi và trả lời chất vấn…nhằm giúp kiểm toán viên theo dòi, thực hiện kế hoạch, phối hợp công việc kiểm toán giữa các bộ phận.
+ Bảng cân đối tài khoản là bảng tổng hợp và cân đối số dư vào đầu năm và cuối năm kiểm toán, đồng thời nó phản ánh các số liệu điều chỉnh của kiểm toán viên theo từng tài khoản và số dư tài khoản sau khi điều chỉnh.
- Biểu tổng hợp từng phần: là biểu phân nhóm theo tài khoản, nó phản ánh chi tiết số dư đầu năm, số điều chỉnh và số dư sau khi điều chỉnh của từng tài khoản.
- Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh của kiểm toán viên: nếu trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phát hiện đơn vị vẫn còn tồn tại những sai phạm thì kiểm toán viên phải thỏa thuận lại với kế toán trưởng và ban giám đốc để tiến hành điều chỉnh. Các bút toán điều chỉnh được phản ánh trên bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh. Bảng này nêu rò lý do vì sao có sự sai lệch này.
- Các bảng kê cơ sở: Bao gồm các bảng, biểu chi tiết được kiểm toán viên tiến hành thu thập thông tin và lập để phục vụ cho việc thu hoạch số liệu và chứng minh cho số liệu trên báo cáo tài chính như thuyết minh Báo cáo tài chính bảng biểu tính toán, bảng liệt kê chi tiết…
CÂU HỎI ÔN TẬP
I. LÝ THUYẾT
Câu 1.Anh (chị) hãy trình bày khái niệm, biểu hiện của gian lận và sai sót.
Câu 2.Anh (chị) hãy trình bày khái niệm trọng yếu và rủi ro kiểm toán. Trình bày khái niệm rủi ro tiềm tàng và rủi ro phát hiện.
Câu 3.Anh (chị) hãy trình bày khái niệm bằng chứng kiểm toán, phân loại bằng chứng kiểm toán. Trình bày yêu cầu của bằng chứng kiểm toán.
Câu 4.Anh(chị) hãy cho biết ý kiến sau đúng hay sai và giải thích ngắn gọn: 1/Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ mạnh thì rủi ro kiểm soát sẽ cao.
2/Rủi ro kiểm toán và rủi ro kiểm soát nằm ngoài công việc kiểm toán. 3/Rủi ro kiểm toán phụ thuộc vào rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát.
4/Nếu rủi ro kiểm toán ở mức độ cao thì rủi ro phát hiện phải ở mức độ thấp. 5/Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát vẫn tồn tại dù có hay không có hoạt động
kiểm toán.
6/Nếu kiểm toán viên chỉ căn cứ vào rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát thì có thể đưa ra một chương trình kiểm toán phù hợp.
II. TRẮC NGHIỆM
Câu 1“Kiểm toán viên không kiểm toán được hết các mặt hàng của công ty do công ty đặt hàng gia công tại rất nhiều nơi sản xuất tư nhân”. Đây là một ví dụ về:
A. Rủi ro tiềm tàng
B. Rủi ro kiểm soát
C. Rủi ro phát hiện
D. Cả 3 câu trên đều sai
Câu 2.Khi mức rủi ro phát hiện chấp nhận được giảm thì phải đảm bảo: A.Thử nghiệm kiểm soát tăng lên
B. Thử nghiệm kiểm soát giảm xuống
C. Thử nghiệm cơ bản tăng lên
D. Thử nghiệm cơ bản giảm xuống
Câu 3.Khách hàng không phát hiện kịp thời việc nhân viên gian lận do không có sự phân công phân nhiệm hợp lý. Đây là loại rủi ro gì?
A. Rủi ro tiềm tàng
B. Rủi ro kiểm soát
C. Rủi ro phát hiện
B. Rủi ro kiểm toán
Câu 4.Rủi ro kiểm soát có thể bằng 0 nếu:
A. Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được thiết kế rất tốt
B. Kiểm toán viên kiểm tra 100% các nghiệp vụ
C. Kiểm toán viên tăng cường các thử nghiệm kiểm soát cần thiết
D. Tất cả các câu đều sai
Câu 5. Khi đánh giá sai sót nào là trọng yếu, ý kiến nào sau đây luôn luôn đúng:
A. Sai sót lớn hơn 100 triệu đồng là sai sót trọng yếu
B. Đánh giá sai sót trọng yếu tùy vào sự xét đoán mang tính nghề nghiệp của kiểm toán viên
C. Sai sót lớn hơn 5% giá trị tổng tài sản là sai sót trọng yếu
D. Các sai sót về doanh thu là trọng yếu vì nó ảnh hưởng tới lợi nhuận
Câu 6. Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với các sai phạm ở đơn vị được giới hạn trong phạm vi các thủ tục kiểm toán cần thực thi, chứ kiểm toán viên không chịu trách nhiệm trực tiếp về việc phát hiện và ngăn chặn các sai phạm ở đơn vị:
A. Nhận định này sai
B. Nhận định này đúng
C. Nhận định này chưa rò ràng
D. Nhận định này chỉ đúng với kiểm toán viên nội bộ
Câu 7. Trong các loại rủi ro sau, rủi ro nào kiểm toán viên có thể kiểm soát được bằng các thử nghiệm cơ bản:
A. Rủi ro tiềm tàng
B. Rủi ro phát hiện C.Rủi ro kiểm soát
D. Rủi ro kinh doanh
Câu 8.Lý do chính để kiểm toán viên thu thập bằng chứng kiểm toán là:
A. Hình thành một nhận xét về báo cáo tài chính
B. Phát hiện sai sót
C. Đánh giá hệ thống quản lý
D. Đánh giá việc kiểm soát rủi ro
Câu 9.Kiểm tra vật chất cung cấp bằng chứng chắc chắn về:
A. Quyền sở hữu của đơn vị đối với tài sản
B. Sự hiện hữu của tài sản
C. Sự trình bày và công bố giá trị tài sản
D. Sự đánh giá giá trị tài sản
Câu 10.Việc gửi thư xác nhận cho ngân hàng nhằm thỏa mãn các mục tiêu kiểm toán nào sau đây:
A. Đánh giá và đầy đủ
B. Đánh giá và quyền
C. Quyền và hiện hữu
D. Hiện hữu và đầy đủ
Câu 11.Số lượng bằng chứng cần thu thập sẽ tăng lên khi:
A. Rủi ro phát hiện tăng lên
B. Rủi ro phát hiện giảm xuống
C. Rủi ro kiểm soát tăng lên
D. Rủi ro kiểm soát giảm xuống
Câu 12.Vào cuối năm công ty ABC gửi thư đối chiếu xác nhận các hàng hoá đang gửi tại một công ty BCD nhằm đảm bảo cơ sở dẫn liệu nào dưới đây đối với khoản mục hàng tồn kho:
A. Đầy đủ và chính xác
B. Hiện hữu và phát sinh
C. Đánh giá và chính xác
D. Quyền và đầy đủ
Câu 13.Khi thu thập bằng chứng kiểm toán từ hai nguồn khác nhau cho kết quả khác biệt trọng yếu, kiểm toán viên nên:
A. Thu thập thêm bằng chứng thứ ba và kết luận theo nguyên tắc đa số thắng thiểu
số
B. Dựa trên bằng chứng có độ tin cậy cao hơn
C. Tìm hiểu và giải thích nguyên nhân trước khi kết luận
D. Cả ba câu trên đều đúng
Câu 14. Trong các bằng chứng tài liệu sau đây, loại nào được kiểm toán viên cho là có độ tin cậy thấp nhất:
A. Hóa đơn của người bán lưu giữ tại đơn vị
B. Hóa đơn bán hàng của đơn vị
C. Các trao đổi với nhân viên đơn vị
D. Xác nhận của ngân hàng gửi trực tiếp cho kiểm toán viên Câu 15. Bằng chứng được gọi là đầy đủ khi:
A. Xác thực
B. Đủ để là nền tảng hợp lý để đưa ra nhận xét về báo cáo tài chính
C. Có đủ các tính chất thích hợp, khách quan và không thiên lệch
D. Được thu thập một cách ngẫu nhiên
Câu 16. Khái niệm về tính trọng yếu được hiểu là:
A. Quy mô về tiền của một khoản mục trong quan hệ với những khoản mục khác trên báo cáo tài chính
B. Bản chất của một khoản mục và số tiền
C. Một vấn đề quan trọng sự xét đoán chuyên nghiệp
D. Tính trọng yếu là cố định
Câu 17. Hành động nào sau đây có thể coilàsaisót: A.Tínhtoánnhầm
B. Bỏ quênnghiệp vụ C.Chegiấucácthôngtinnghiệp vụ
D. Bao gồm A và B
Câu 18. Hành động nào sau đây có thể làgianlận: A.Ghinghiệp vụ sainguyêntắccótínhhệ thống
B. Tẩy xoáchứng từ theo ý muốn C.Bao gồm A và B D.Hiểusainghiệp vụ
Câu 19.Côngthứcnàothể hiện mốiquan hệ giữacácloạirủirokiểm toán: A.AR= IR x CR x DR
B.DR=IRxCRxAR C.IR = AR xCR x DR D.CR=IRxDR xAR.
Câu 20.Nhữngtàiliệulàmcơ sở cho ý kiến củakiểmtoánviênlà:
A. Cơ sở dẫnliệu
B. Bằng chứng kiểm toán C.Báocáokiểmtoán
D. Báocáotàichính
Câu 21.Một kiểm toán viên độc lập có trách nhiệm lập kế hoạch kiểm toán để nhằm phát hiện ra những sai sót và gian lận có thể ảnh hưởng trọng yếu đối với báo cáo tài chính. Những hành vi có thể xem là hành vi gian lận là:
A. Ghi chép các nghiệp vụ không có thật hoặc giả mạo chứng từ
B. Giấu diếm hồ sơ tài liệu một cách cố tình
C. Ghi chép các nghiệp vụ không chính xác về số học không cố ý
D. Bao gồm câu A& B
Câu 22. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nảy sinh gian lận và sai sót bao gồm:
A. Tính liêm chính, năng lực và trình độ của các nhà quản lý của đơn vị
B. Sức ép đối với cán bộ kế toán phải hoàn tất các báo cáo tài chính trong khoảng thời gian ngắn
C. Quản lý kém để xảy ra tình trạng khủng khoảng tiến độ hoàn thành công việc
D. Tất cả các câu trên
Câu 23. Với khía cạnh phát hiện sai sót và gian lận, kiểm toán được hiểu là một quá trình:
A. Tìm kiếm mọi sai sót và gian lận
B. Phát hiện những sai sót hoặc gian lận
C. Phát hiện ra các sai sót trọng yếu và gian lận
D. Tìm kiếm những sai sót và gian lận có thể có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính
Câu 24. Rủi ro kiểm toán là:
A. Khả năng tồn tại những sai sót trọng yếu trong hoạt động tài chính kế toán trước khi xét đến tính hiệu lực của hệ thống kiểm sót nội bộ
B. Khả năng hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị không phát hiện, ngăn chặn được những gian lận và sai sót trọng yếu
C. Khả năng báo cáo tài chính còn sai sót và gian lận trọng yếu mà kiểm toán viên không phát hiện ra, do đó đưa ra ý kiến không thích hợp về báo cáo tài chính
D. Khả năng báo cáo tài chính còn có sai sót trọng yếu mà kiểm toán viên có thể không nhận ra trong quá trình kiểm toán
Câu 25. Loại nào trong các bằng chứng sau đây được kiểm toán viên đánh giá là cao nhất:
viên
A. Hóa đơn của đơn vị có chữ ký của khách hàng
B. Xác nhận nợ của khách hàng được gửi qua bưu điện trực tiếp đến kiểm toán
C. Hóa đơn của người bán
D. Thư giải trình của nhà quản lý
Câu 26.Bằng chứng kiểm toán là:
A. Mọi thông tin tài chính của doanh nghiệp
B. Tài liệu chứng minh cho ý kiến nhận xét báo cáo tài chính của kiểm toán viên
C. Bằng chứng minh về mọi sự gian lận của doanh nghiệp
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 27. Rủi ro kiểm toán là loại rủi ro:
A. Khi kiểm toán viên nhận xét báo cáo tài chính của đơn vị được trình bày trung thực
B. Khi kiểm toán viên không phát hiện được mọi sai phạm trong công tác kế toán ở đơn vị
C. Khi kiểm toán viên nhận xét không xác đáng về báo cáo tài chính và gặp phải sai lầm nghiệm trọng
D. Cả ba câu trên đều sai
Câu 28. Trong kiểm toán cần thu được những bằng chứng kiểm toán:
A. Có tính kết luận
B. Có tính thuyết phục
C. Cả 2 đáp án trên đều đúng
D. Cả 2 đáp án trên đều sai