116
Phụ lục 8: Thống kê mô tả.
N | Nhỏ nhất | Lớn nhất | Trung bình | Độ lệch chuẩn | |
KSRR1 | 130 | 1 | 5 | 3,96 | 0,884 |
KSRR2 | 130 | 1 | 5 | 4,05 | 0,901 |
KSRR3 | 130 | 1 | 5 | 3,92 | 0,929 |
KSRR4 | 130 | 1 | 5 | 3,97 | 0,889 |
KSRR5 | 130 | 1 | 5 | 3,92 | 0,845 |
KSRR6 | 130 | 2 | 5 | 3,92 | 0,803 |
KSRR7 | 130 | 1 | 5 | 3,86 | 0,860 |
MT1 | 130 | 1 | 5 | 3,96 | 0,848 |
MT2 | 130 | 2 | 5 | 4,00 | 0,816 |
MT3 | 130 | 1 | 5 | 3,73 | 0,785 |
MT4 | 130 | 2 | 5 | 3,70 | 0,784 |
MT5 | 130 | 1 | 5 | 3,60 | 0,877 |
MT6 | 130 | 1 | 5 | 3,70 | 0,850 |
MT7 | 130 | 1 | 5 | 3,92 | 0,850 |
TL1 | 130 | 1 | 5 | 3,65 | 0,734 |
TL2 | 130 | 1 | 5 | 3,78 | 0,757 |
TL3 | 130 | 1 | 5 | 3,59 | 0,764 |
TL4 | 130 | 1 | 5 | 3,71 | 0,752 |
TL5 | 130 | 2 | 5 | 3,65 | 0,712 |
TL6 | 130 | 1 | 5 | 3,82 | 0,867 |
ND1 | 130 | 1 | 5 | 4,03 | 0,880 |
ND2 | 130 | 2 | 5 | 4,09 | 0,927 |
ND3 | 130 | 2 | 5 | 3,91 | 0,752 |
ND4 | 130 | 1 | 5 | 3,75 | 0,881 |
ND5 | 130 | 1 | 5 | 3,67 | 1,067 |
ND6 | 130 | 2 | 5 | 3,81 | 0,705 |
DG1 | 130 | 2 | 5 | 4,41 | 0,701 |
DG2 | 130 | 1 | 5 | 3,55 | 0,778 |
DG3 | 130 | 2 | 5 | 4,08 | 0,822 |
DG4 | 130 | 1 | 5 | 3,63 | 0,749 |
DG5 | 130 | 1 | 5 | 4,38 | 0,685 |
DG6 | 130 | 1 | 5 | 3,68 | 0,790 |
PU1 | 130 | 1 | 5 | 3,95 | 0,888 |
PU2 | 130 | 1 | 5 | 4,00 | 0,898 |
PU3 | 130 | 1 | 5 | 3,93 | 0,908 |
PU4 | 130 | 1 | 5 | 4,15 | 0,802 |
PU5 | 130 | 1 | 5 | 3,84 | 0,843 |
PU6 | 130 | 1 | 5 | 3,87 | 0,935 |
KS1 | 130 | 1 | 5 | 3,92 | 0,758 |
KS2 | 130 | 1 | 5 | 3,14 | 0,765 |
KS3 | 130 | 1 | 5 | 3,15 | 0,752 |
KS4 | 130 | 1 | 5 | 3,17 | 0,759 |
KS5 | 130 | 2 | 5 | 4,22 | 0,693 |
Có thể bạn quan tâm!
- Bộ Phận Tiếp Nhận Và Giải Quyết Thủ Tục Hành Chính Theo Cơ Chế “Một Cửa” Tại Địa Bàn Cấp Huyện Nơi Không Có Trụ Sở Chính Của Chi Cục Thuế
- Bảng Thống Kê Thâm Niên Công Tác Tại Chi Cục Thuế Khu Vực Tân
- Danh Sách Các Đối Tượng Tham Gia Khảo Sát.
- Hướng Dẫn Về Luân Chuyển Hồ Sơ Và Thực Hiện Giải Quyết Hoàn Thuế Gtgt Của Người Nộp Thuế Tại Chi Cục Thuế Và Văn Phòng Cục Thuế.
- Kiểm soát rủi ro trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên, tỉnh Bình Dương - 22
- Kiểm soát rủi ro trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên, tỉnh Bình Dương - 23
Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.
130 | 3 | 5 | 4,25 | 0,683 | |
TT1 | 130 | 1 | 5 | 4,05 | 0,922 |
TT2 | 130 | 1 | 5 | 4,20 | 0,820 |
TT3 | 130 | 1 | 5 | 4,02 | 0,893 |
TT4 | 130 | 1 | 5 | 4,04 | 0,927 |
TT5 | 130 | 1 | 5 | 3,94 | 0,869 |
TT6 | 130 | 1 | 5 | 3,89 | 0,883 |
GS1 | 130 | 1 | 5 | 3,37 | 0,846 |
GS2 | 130 | 1 | 5 | 3,15 | 0,858 |
GS3 | 130 | 1 | 5 | 3,55 | 0,973 |
GS4 | 130 | 1 | 5 | 3,09 | 0,762 |
GS5 | 130 | 1 | 5 | 3,22 | 0,819 |
GS6 | 130 | 1 | 5 | 3,06 | 0,814 |
Valid N (listwise) | 130 |
KS6
- Kết quả thống kê mô tả của phần câu hỏi khảo sát về công tác KSRR trong quản lý hoàn thuế GTGT: có 7 biến quan sát. Kết quả tại Phụ lục 8 cho thấy, biến có giá trị trung bình cao nhất là KSRR2 - “Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên luôn cập nhật kịp thời các văn bản hướng dẫn các nội dung liên quan hoàn thuế GTGT do Cục Thuế, Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) ban hành.” (4,05), trong khi đó biến KSRR7 - “Chi cục Thuế và các đơn vị liên quan quản lý hoàn thuế có tổ chức họp, đánh giá công tác kiểm soát rủi ro trong quản lý hoàn thuế GTGT.” có giá trị trung bình thấp nhất (3,86). Nhìn chung Bộ Tài chính và cơ quan thuế các cấp đã đánh giá đúng tầm quan trọng của kiểm soát rủi ro trong việc đạt được các mục tiêu về quản lý hoàn thuế GTGT, và từ đó thiết lập hệ thống kiểm soát rủi ro áp dụng trong phạm vi cả nước thông qua việc ban hành những văn bản quy phạm, văn bản hướng dẫn về trường hợp đối tượng hoàn thuế, quy trình thủ tục trong giải quyết hoàn thuế, quản lý rủi ro trong quản lý hoàn thuế. Ở cấp độ Cục Thuế và các đơn vị trực thuộc đã có ban hành các văn bản hướng dẫn các nội dung liên quan hoàn thuế GTGT do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) ban hành theo đúng thẩm quyền và thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên, báo cáo định kỳ theo quy định. Do đó tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên luôn chú trọng cập nhật kịp thời các văn bản hướng dẫn các nội dung liên quan hoàn thuế GTGT do Cục Thuế, Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) ban hành. Tuy nhiên kết quả khảo sát cho thấy những hạn chế khi mà công tác phối hợp giữa Chi cục Thuế và các đơn vị liên quan quản lý hoàn thuế về công tác tổ chức họp, đánh giá kiểm soát rủi ro trong quản lý hoàn thuế GTGT ngành có chú trọng nhưng chưa thực sự hiệu quả, các cơ quan hữu quan như Hải quan, Công an, Quản lý thị trường chưa thật sự hợp tác, đồng hành hỗ trợ ngành thuế thực hiện hiệu quả công tác hoàn thuế.
- Các câu hỏi trong Phần B với mục đích đánh giá chi tiết mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả công tác KSRR trong quản lý hoàn thuế GTGT đó là Môi trường kiểm soát, Thiết lập các mục tiêu, Nhận dạng rủi ro tiềm tàng, Đánh giá
rủi ro, Phản ứng rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin truyền thông, Hoạt động giám sát. Kết quả thống kê mô tả:
+ Việc đo lường môi trường kiểm soát được thực hiện bằng 7 biến quan sát. Theo kết quả tại Phụ lục 8, biến có giá trị trung bình cao nhất là MT2 - “Có sự phân định quyền hạn và trách nhiệm phù hợp cho từng lãnh đạo, bộ phận, cán bộ theo nội dung Quyết định 110/QĐ-BTC và thúc đẩy trách nhiệm đối với công việc được giao.” (4,00), trong khi đó biến MT5 - “Phối hợp giữa các ban ngành về trao đổi thông tin, rà soát dữ liệu để đánh giá mức độ rủi ro của đối tượng hoàn thuế.” có giá trị trung bình thấp nhất (3,60). Chúng ta có thể thấy rằng công tác phân định quyền hạn và trách nhiệm phù hợp cho từng lãnh đạo, bộ phận, cán bộ rất được Lãnh đạo Cục Thuế quan tâm. Tuy nhiên, trao đổi thông tin, rà soát dữ liệu để đánh giá mức độ rủi ro của đối tượng hoàn thuế giữa các ban ngành nhằm đánh giá chính xác tình trạng hoạt động của doanh nghiệp, cũng như xác minh chứng từ giữa các cơ quan chưa được Ban lãnh đạo thực sự chú trọng.
+ Việc đo lường Thiết lập các mục tiêu được thực hiện bằng 6 biến quan sát. Theo kết quả tại Phụ lục 8, biến có giá trị trung bình cao nhất là TL6 - “Tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế tuân thủ tốt các quy định của pháp luật, đồng thời phòng chống, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật thuế trong hoàn thuế.” (3,82), trong khi đó biến TL3 - “Xây dựng cơ sở đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro thực hiện kế hoạch kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm soát.” có giá trị trung bình thấp nhất (3,59). Rõ ràng, cán bộ công chức tại CCT KV TU luôn có tinh thần trách nhiệm trong công việc, thực hiện theo chỉ đạo của Ban lãnh đạo Chi cục hướng dẫn, tạo điều kiện cho NNT tuân thủ tốt các quy định của pháp luật, nghiêm túc chấp hành các quy định pháp luật và có ý thức trách nhiệm trong việc phát hiện, xử lý các hành vi gian lận trong khấu trừ hoàn thuế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cán bộ công chức tại chi cục chưa ý thức được tầm quan trọng việc cập nhật dữ liệu, xây dựng cơ sở đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro thực hiện kế hoạch kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm soát, và ban lãnh đạo chưa giám sát được tiến độ hoàn thành nhiệm vụ cũng như quy trách nhiệm trong công tác này.
+ Việc đo lường Nhận diện rủi ro tiềm tàng được thực hiện bằng 6 biến quan sát. Theo kết quả tại Phụ lục 8, biến có giá trị trung bình cao nhất là ND2 - “Rủi ro từ quy mô nguồn lực, trình độ cán bộ công chức phụ trách công tác hoàn thuế còn hạn chế so với quy mô doanh nghiệp.” (4,09), trong khi đó biến ND5- “Nhận diện rủi ro, gian lận từ một số ngành nghề kinh doanh đặc thù.”có giá trị trung bình thấp nhất (3,67). Kết quả cho thấy quy mô nguồn lực, trình độ cán bộ công chức là nhân tố quan trọng không chỉ riêng công tác quản lý hoàn thuế nói chung mà trong tất cả công tác quản lý thuế khác tại đơn vị, việc phân bổ nhân sự tại CCT KV TU hiện chưa đáp ứng được khối lượng công việc cũng số lượng doanh nghiệp phát sinh hoàn thuế trên địa bàn. Kết quả trung bình việc nhận diện rủi ro, gian lận từ một số ngành nghề kinh doanh đặc thù là thấp, cho thấy thực tế hiểu biết về ngành nghề kinh doanh
và nhận định rủi ro, gian lận liên quan ngành nghề nào đó thường dựa vào kinh nghiệm. Tổng cục Thuế đã có một số văn bản liên quan đến những ngành nghề rủi ro cao về thuế, hải quan nhưng chỉ có phạm vi áp dụng trong nội bộ Ngành thuế và mang tính hướng dẫn.
+ Việc đo lường hoạt động đánh giá rủi ro được thực hiện bằng 6 biến quan sát. Theo kết quả tại Phụ lục 8, biến có giá trị trung bình cao nhất là DG1 - “Đánh giá và lập danh sách các doanh nghiệp có hành vi gian lận trong khấu trừ hoàn thuế được phát hiện và rủi ro cao về thuế.” (4,41), trong khi đó biến DG2 - “Ban lãnh đạo nhận thức về tầm quan trọng của rủi ro bên trong và bên ngoài đơn vị ảnh hưởng đến công tác hoàn thuế GTGT.” có giá trị trung bình thấp nhất (3,55). Rõ ràng, kết quả cho thấy Ban lãnh đạo tại Chi cục chú trọng quan tâm việc đánh giá và lập danh sách các doanh nghiệp có hành vi gian lận trong khấu trừ hoàn thuế dựa vào kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp qua công tác kiểm tra quyết toán hàng năm để đánh giá, tuy nhiên chưa phân tích và đánh giá đầy đủ các rủi ro bên trong và bên ngoài ảnh hưởng công tác hoàn thuế, chưa xây dựng một lộ trình giám sát chặt chẽ các rủi ro và có kế hoạch đối phó.
+ Việc đo lường hoạt động phản ứng rủi ro được thực hiện bằng 6 biến quan sát. Theo kết quả tại Phụ lục 8, biến có giá trị trung bình cao nhất là PU4 - “Xây dựng các thủ tục kiểm soát được thực hiện thông qua báo cáo định kỳ cho bộ phận quản lý hoàn thuế tại Cục Thuế.” (4,15), trong khi đó biến PU5 - “Xây dựng quy trình hoàn thuế theo đúng quy định Luật Quản lý thuế, đồng thời mô tả công việc đầy đủ, các tiêu chí về đạo đức cần lưu ý khi giải quyết hồ sơ hoàn thuế.” có giá trị trung bình thấp nhất (3,84). Kết quả cho thấy Ban lãnh đạo tại Chi cục chú trọng quan tâm đến tiến độ giải quyết công việc thông qua việc yêu cầu báo cáo định. Tuy nhiên cán bộ giải quyết hoàn thuế còn gặp khó khăn do chưa có mô tả công việc một cách có hệ thống, cũng như những vấn đề cần lưu ý trong công tác hoàn thuế GTGT, các tiêu chí về đạo đức cần lưu ý khi giải quyết hồ sơ hoàn thuế.
+ Việc đo lường hoạt động kiểm soát được thực hiện bằng 6 biến quan sát. Phụ lục 8 cho kết quả biến có giá trị trung bình cao nhất là KS6 - “Định kỳ ban lãnh đạo họp để nghe báo cáo về các vướng mắc trong công tác hoàn thuế, cũng như lắng nghe những kiến nghị đề xuất phát hiện hành vi gian lận và hướng xử lý.” (4,25), còn biến KS2 - “Việc kiểm tra, phân tích, khai thác thông tin từ phần mềm tin học trong được cơ quan sử dụng thành thạo và hữu hiệu.” có gía trị trung bình thấp nhất (3,14). Kết quả khảo sát cho thấy việc họp ban lãnh đạo định kỳ để nghe báo cáo về các vướng mắc trong công tác hoàn thuế được đánh giá là cao, giải quyết kịp thời những vướng mắc tồn động trong công tác hoàn thuế. Tuy nhiên vẫn cần phải cải thiện hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, sử dụng thành thạo các ứng dụng quản lý thuế, ứng dụng phân tích rủi ro cho cán bộ hoàn thuế.
+ Việc đo lường thông tin và truyền thông được thực hiện bằng 6 biến quan sát. Kết quả tại Phụ lục 8 cho thấy biến có giá trị trung bình cao nhất là TT2 - “Hệ
thống thông tin nội bộ ngành luôn được cập nhật kịp thời và chính xác thông qua ứng dụng quản lý thuế giúp nhân viên truy cập thuận tiện và hiệu quả phù hợp với quy trình hoàn thuế hiện nay. (4,20), trong khi đó biến TT6 - “Rà soát đối tượng từng bị phát hiện gian lận, trốn thuế trên ứng dụng quản lý thuế.” có giá trị trung bình thấp nhất (3,89). Kết quả tốt cho thấy hệ thống thông tin nội bộ ngành (TMS) luôn được cập nhật kịp thời và chính xác từ các thông tin dữ liệu được truyền từ chương trình kê khai nộp thuế điện tử của NNT và cơ sở dữ liệu đăng ký thuế của Sở kế hoạch và đầu tư, đây là nguồn dữ liệu quan trọng phục phục cho công tác quản lý thuế của ngành. Tuy nhiên cơ chế cảnh báo đối tượng từng bị phát hiện gian lận thuế, trốn thuế trên nền tảng công nghệ thông tin chưa được chú trọng.
+ Việc đo lường hoạt động giám sát được thực hiện bằng 6 biến quan sát. Theo kết quả tại Phụ lục 8, biến có giá trị trung bình cao nhất là GS3 - “Xây dựng kế hoạch và thực hiện kiểm tra nội bộ định kỳ đối với công tác hoàn thuế GTGT tại Chi cục Thuế.” (3,55), trong khi đó biến GS6 - “Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ làm công tác kiểm tra nội bộ phát hiện những sai phạm trong công tác hoàn thuế.” có giá trị trung bình thấp nhất (3,06). Kết quả cho thấy kiểm tra nội bộ được thực hiện nghiêm túc, xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra thường xuyên định kỳ đối với công tác hoàn thuế GTGT tại Chi cục Thuế nhằm kịp thời phát hiện những sai phạm và báo cáo lãnh đạo cấp Chi cục, đồng thời thực hiện báo cáo cung cấp số liệu hồ sơ kịp thời phục vụ công tác kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo kế hoạch của Phòng kiểm tra nội bộ dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo Cục Thuế. Tuy nhiên vì hoạt động giám sát có quy mô và phạm vi rộng nên đôi khi cán bộ làm công tác này không có chuyên môn sâu về hoàn thuế, do đó công tác mở rộng các lớp đào tạo bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho công chức làm công tác kiểm tra nội bộ là cần thiết.
Phụ lục 9: Quy trình Cơ quan Thuế các cấp cùng phối hợp để thực hiện kiểm tra xác minh
Yêu cầu Cơ quan Thuế các cấp cùng phối hợp để thực hiện kiểm tra xác minh và đối chiếu số lượng hàng mua vào bán ra; kiểm tra, thanh tra các đơn vị mua, bán hàng hoá, dịch vụ với doanh nghiệp có rủi ro về hoàn thuế GTGT hoặc khi có văn bản thông báo, đề nghị xác minh nguồn hàng (các doanh nghiệp F1, F2 hoặc F3... nếu có):
+ Kiểm tra thực tế kho hàng, xuất nhập tồn kho hàng hóa, phương tiện vận chuyển, chi phí vận chuyển, bốc xếp có tương ứng với lượng hàng hóa mua vào, bán ra, số lượng xe ô tô vận chuyển ra vào, nhật ký quản lý hành trình xe vận chuyển; chi phí phát sinh cho phương tiện vận chuyển như hóa đơn xăng xe, phí đường bộ, người điều khiển xe,... phù hợp với cung đường vận chuyển, chứng từ thanh toán tương ứng với từng lần xuất hàng, việc thực hiện quản lý ấn chỉ, hóa đơn, quá trình tuân thủ pháp luật thuế, lịch sử kết quả thanh tra, kiểm tra thuế...
+ Yêu cầu Cơ quan Thuế các cấp khi nhận được yêu cầu xác minh từ Cơ quan Thuế khác đối với doanh nghiệp thuộc địa bàn đang được quản lý thuế phải thực hiện phối hợp kịp thời trả kết quả xác minh theo quy định, đồng thời phải xác định rõ đây là cảnh báo về dấu hiệu rủi ro của doanh nghiệp thuộc địa bàn quản lý để thực hiện đối chiếu, kiểm tra về hóa đơn, nguồn hàng mua, bán..., trường hợp có rủi ro về thuế thì thực hiện giám sát trọng điểm trong công tác quản lý thuế.
+ Phối hợp với chính quyền địa phương (Ủy ban nhân dân xã, Công an xã) để xác minh nguồn hàng được mua từ các hộ gia đình để xác định khối lượng thực tế so với khối lượng xuất bán, có hay không nguồn hàng thực tế để bán... và lập biên bản xác minh có xác nhận của chính quyền địa phương.
+ Phối hợp với các cơ quan có liên quan như: phối hợp với Cơ quan Hải quan để xác minh nguồn gốc hàng hóa, tờ khai xuất nhập khẩu, kiểm tra đột xuất các lô hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp hoàn thuế; phối hợp với Cơ quan Công an để thực hiện xác minh các giao dịch kinh tế phát sinh; phối hợp với Cơ quan Ngân hàng để xác minh việc thanh toán qua ngân hàng...
+ Trường hợp cần xác minh về doanh nghiệp ký hợp đồng nhập khẩu hàng hóa thì lập danh sách chi tiết các công ty nước ngoài cần hỗ trợ xác minh theo từng nước và có văn bản gửi về Tổng cục Thuế (Vụ Hợp tác quốc tế) để được hỗ trợ xác minh, trao đổi với Cơ quan Thuế các nước quản lý thuế đối với doanh nghiệp ký hợp đồng nhập khẩu.
Trường hợp qua thanh tra, kiểm tra hoàn thuế GTGT xác định Công ty có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế thì thực hiện thu thập tài liệu, củng cố đầy đủ hồ sơ pháp lý, xác minh các dấu hiệu rủi ro và đối chiếu với các quy định của pháp luật để xác định rõ hành vi vi phạm pháp luật, trong hồ sơ kiến nghị chuyển Cơ quan Công an phải nêu rõ hành vi vi phạm, hậu quả thiệt hại, thời gian, địa điểm xảy ra hành vi vi phạm để chuyển đến Cơ quan Công an theo quy định tại Thông tư liên tịch số
01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29/12/2017 và quy
định tại Điều 44 Nghị Định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thanh tra.