Kiểm soát rủi ro trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên, tỉnh Bình Dương - 23

Tác giả sử dụng 43 tài liệu tham khảo là các bài báo, văn bản pháp quy, giáo trình… trong đó có 21 tài liệu là các nghiên cứu nước ngoài. Một số nghiên cứu được đăng trên các tạp trí có uy tín.

5. Những đóng góp mới của đề tài

Kết quả nghiên cứu đã phản ánh được thực trạng KSRR trong công tác hoàn thuế GTGT tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên, đồng thời đo lường mức độ tác động và phân tích đánh giá kết quả nghiên cứu của các nhân tố tác động đến KSRR trong công tác hoàn thuế GTGT tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên

6. Góp ý những thiếu sót mà nghiên cứu sinh cần chỉnh sửa, bổ sung

6.1. Về kết cấu, hình thức của luận văn

Tại Chương 1 tổng quan về nghiên cứu tác giả hiện đang trình bày các mục gồm tính cấp thiết của đề tài, lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu. Theo tôi, phần này tác giả nên đưa vào phần mở đầu. Bởi vì phần mở đầu là một bản tóm tắt thu gọn kết quả nghiên cứu của luận văn bao gồm cả những đóng góp của nghiên cứu. Điều này giúp cho việc tra cứu, tham khảo thuận tiện và dễ dàng hơn trước khi quyết định đọc toàn văn.

Mặt khác, tôi thấy phần tổng quan các nghiên cứu trước trình bày trong đây chưa thực sự ổn. Cả tiêu đề 1 Chương là tổng quan nghiên cứu nhưng thực sự nội dung chỉ có 1/6 mục đề cập đến nội dung này. Theo cách cấu trúc như vậy, việc xác định khe hổng nghiên cứu không biết tác giả đang dựa vào tổng quan nghiên cứu và như vậy thì sự cần thiết nghiên cứu xuất phát từ đâu.

Tác giả cần phải rà soát lại việc trích dẫn tài liệu tham khảo, cách trình bày danh mục tài liệu tham khảo trong phụ lục.

6.2. Về nội dung nghiên cứu.

- Phần tổng quan và xác định khe hổng nghiên cứu: Về lựa chọn các nghiên cứu liên quan: Mục đích của việc tổng quan các nghiên cứu trước liên quan nhằm (1) xác định khe hổng hoặc là khoảng trống nghiên cứu hay nói cách khác là các vấn đề mà các nghiên cứu trước chưa giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng trong các bối cảnh khác nhau. Muốn vậy, tổng quan nghiên cứu cần vẽ ra được bức tranh toàn cảnh hoặc ít nhất một phần bức tranh về chủ đề nghiên cứu từ đó, giúp xác định hướng vấn đề nghiên cứu và làm cơ sở thảo luận kết quả nghiên cứu; (2) khi viết phần tổng quan đòi hỏi đảm bảo tính cấu trúc, tính hệ thống và nêu được mục tiêu, phương pháp, kết quả và điểm mới hay đóng góp của từng nghiên cứu so với các nghiên cứu trước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Với 2 yêu cầu trên, qua 03 nghiên cứu ngoài nước và 05 nghiên cứu trong nước, chỉ có 1 nghiên cứu của Tác giả Trần Thanh Huy (2019) “Đánh giá sự hữu hiệu và các giải pháp để nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ trong hoàn thuế Giá trị gia tăng tại Cục Thuế Bình Dương có liên quan trực tiếp đến nghiên cứu của tác giả, còn hầu hết các nghiên cứu khác liên quan đến KSNB và không có nghiên cứu nào liên quan đến các nhân tố tác động đến KSRR trong công tác hoàn thuế GTGT. Ngoài ra, việc tác giả trình bày tổng quan theo từng nghiên cứu nhưng còn quá chung chung, thiếu tính hệ thống nên người đọc khó có thể hiểu được điều tác giả đang muốn đề cập.

Do đó, theo tôi phần này, tác giả nên bổ sung gia cố thêm.

Kiểm soát rủi ro trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên, tỉnh Bình Dương - 23

- Tại mục 1.7. Khoảng trống nghiên cứu, tác giả cho rằng các nghiên cứu trước ít tập trung vào KSRR và đoạn sau tác giả nhận định “với ngành thuế, việc xây dựng và duy trì hệ thống KSRR là một nhu cầu thiết yếu”. Nhìn chung nhận xét khoảng trống nghiên cứu trong mục 1.7 còn khá khiên cưỡng, thiếu tính thuyết phục, tin cậy có phần nguyên nhân tác giả chưa thực sự đầu tư vào phần đọc và viết tổng quan nghiên cứu. Chẳng hạn, hiện nay, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 31/2021/TT- BTC ngày 17/5/2021 quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế của cơ quan thuế các cấp thay thế Thông tư số 204/2015/TT-BTC ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế tuy nhiên, trong bài từ phần đặt vấn đề, thực trạng tác giả chưa đề cập đến quy định này. Theo tôi nếu nghiên cứu kiểm soát rủi ro thì quy định này chính là đối tượng nghiên cứu.

- Phần cơ sở lý luận về kiểm soát rủi ro tại Chương 2, tác giả đã đề cập đến khái niệm rủi ro, phân loại rủi ro, kiểm soát rủi ro và kiểm soát rủi ro trong khu vực công nhưng theo tôi, phần này tác giả trình bày khá sơ sài như mục 2.1.3 tác giả lại trình bày khái niệm xử lý rủi ro, dung lượng phần này theo tôi là cũng khá khiêm tốn dài chưa đến 1/2 trang.

Mục 2.2 kiểm soát rủi ro trong đơn vị hành chính công, tác giả không nêu khái niệm kiểm soát rủi trong khu vực công là gì điểm tương đồng và khác biệt giữa kiểm soát rủi ro trong khu vực công và khu vực tư. Trong khi đó lại đề cập tới hoạt động của kiểm toán nhà nước và trình bày các khái niệm liên quan tới khuôn mẫu kiểm soát nội bộ của COSO năm 1992 và các phiên bản cập nhật.

Mặt khác mục tiêu nghiên cứu của đề tài là kiểm soát rủi ro tuy nhiên tác giả lại quá lan man đối với các nội dung liên quan tới hệ thống kiểm soát và quản trị rủi ro chưa đi sâu tập trung tìm hiểu phân tích và giải thích khái niệm, đặc điểm, phương

pháp và cách thức kiểm soát rủi ro như thế nào trong môi trường khu vực công nói chung và đối với một đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện chức năng quản lý thuế nói riêng. Nên nhớ rằng tất cả các khuôn mẫu về kiểm soát nội bộ cũng như là khuôn mẫu về kiểm soát nội bộ kết hợp với quản trị rủi ro đều là những hướng dẫn áp dụng dưới góc độ toàn đơn vị không phải thiết kế cho việc áp dụng đối với từng bộ phận, đối với từng quy trình,đối với từng quá trình hay hoạt động trong khi đó chi cục thuế huyện Tân Uyên là một cơ quan độc lập nhưng chịu chịu bởi cơ quan thuế nói chung là Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế. Vấn đề ở đây là chi cục thuế huyện Tân Uyên chỉ có nhiệm vụ thực thi các quy định về quản lý thuế trong đó có chức năng là kiểm soát rủi ro. Vì vậy, nên chăng tác giả phải đi sâu vào việc thực hiện các thủ tục kiểm soát quan trọng có phù hợp với các quy định thiết kế kiểm soát rủi ro của cơ quan thuế không, từ đó đối chiếu với khuôn mẫu KSNB của COSO để tìm ra khoảng cách hạn chế.

Chương này tác giả cũng trình bày khá chi tiết về thuế giá trị gia tăng cũng như một số đặc điểm kiểm soát thuế giá trị gia tăng tuy nhiên điều quan trọng hơn ở đây mà tác giả cần phải nêu được là quy trình thủ tục hiện đang áp dụng để quản lý việc kê khai và hoàn thuế giá trị gia tăng áp dụng ở cơ quan thuế như thế nào. Từ đó mới tìm hiểu, khám phá xem điều gì khiến việc kiểm soát rủi ro thuế giá trị gia tăng không đạt được mục tiêu như mong đợi có phải do thiết kế các cái quy định nó không sát với thực tế chính là thông tư 31/2021/TT-BTC. Đây chính là khuôn mẫu kiểm soát rủi ro mà tác giả cần phải phân tích, nghiên cứu sự phù hợp của họ khi áp dụng trên thực tế. Liệu chúng còn tồn tại khoảng cách nào giữa thực tế và quy định hay không. Nếu có nguyên nhân là gì.

Thực ra, nội dung quan trọng nhất trong nghiên cứu kiểm soát rủi ro dưới góc độ một Chi cụ Thuế (1 bộ phận chức năng của Cơ quan thuế nói chung) là khảo sát biết được hoạt động này có hữu hiệu trên thực tế, nghĩa là tuân thủ quy định quản lý rủi ro do Bộ Tài chính ban hành và có đạt được các mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả không giải quyết điều này.

Tại Chương 3, Thực trạng

- Bảng 3.3 trang 52, cột số lượng sao lại tỷ lệ %, thông tin nhận xét bên dưới không được thể hiện trong Bảng 3.3

- Tại Chương 4, việc đề xuất mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

+ Theo tôi, tác giả chưa làm rõ được cơ sở xác định các nhân tố là gì, các giả thuyết nghiên cứu được đề xuất dựa vào đâu: lý thuyết hay khuôn mẫu của INTOSAI hay từ các nghiên cứu trước và dựa vào đó nhằm mục đích gì.

+ Về cỡ mẫu nghiên cứu, nếu đối tượng nghiên cứu là chi cục thuế huyện Tân Uyên mới gồm 94 cán bộ công chức, tác giả khảo sát thêm tại Cục thuế Bình Dương để đảm bảo tính khái quát?.

+ Để trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ nhất tác giả tiến hành hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm soát rủi ro theo COSO tìm hiểu các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp phi tài chính liên quan quản lý hoàn thuế GTGT từ đó đánh giá thực trạng công tác kiểm soát này, các văn bản quy định về kiểm soát rủi ro của Tổng cục Thuế, tổng kết công tác thuế tại Chi cục Thuế giai đoạn 2018 - 2020, ý kiến của cấp lãnh đạo và cán bộ quản lý, cán bộ giải quyết hoàn thuế tại Chi cục Thuế. Các dữ liệu thứ cấp tài chính được tác giả phân tích hàng năm, có so sánh tỷ lệ qua đó đánh giá các nhân tố tác động đến kiểm soát rủi ro trong công tác hoàn thuế GTGT.

Tuy nhiên, sau khi kết quả khảo sát thực trạng Chương 4, thực ra mới chỉ dừng lại trong việc mô tả kết quả giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT mà chưa chỉ ra được, Chi cục Thuế Tân Uyên đã thực hiện các quy trình kiểm soát rủi ro như thế nào, áp dụng các thủ tục kiểm soát quan trong nào. Tác giả sử dụng phương pháp gì để đánh giá sự phù hợp và hữu hiệu trong việc áp dụng các thủ tục kiểm soát rủi ro đó tại cơ quan thuế.

Đọc kết quả nghiên cứu mục 4.4 ít có ý nghĩa gì về mặt khoa học

Không thấy tác giả trình bày trong danh mục tài liệu tham khảo trích dẫn về kiểm soát rủi ro ISO/IEC Guide 73 (2002).

Phần bàn luận kết quả nghiên cứu của tác giả còn sơ sài

7. Kết luận:

Mặc dù còn một số tồn tại, hạn chế, tuy nhiên, theo tôi, luận văn đáp ứng yêu cầu luận văn trình độ thạc sỹ tại Trường Đại học Thủ Dầu Một.

Câu hỏi:

1. Theo bạn kiểm soát rủi ro có phải là một bộ phận cấu thành nên thành phần đánh giá rủi ro trong Hệ thống KSNB theo COSO hay không?. Giải thích vì sao.

Ngày 04 tháng 09 năm 2021

Người nhận xét


TS Đặng Anh Tuấn 1

TS. Đặng Anh Tuấn

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí