CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Có thể bạn quan tâm!
- Danh Sách Các Đối Tượng Tham Gia Khảo Sát.
- Quy Trình Cơ Quan Thuế Các Cấp Cùng Phối Hợp Để Thực Hiện Kiểm Tra Xác Minh
- Hướng Dẫn Về Luân Chuyển Hồ Sơ Và Thực Hiện Giải Quyết Hoàn Thuế Gtgt Của Người Nộp Thuế Tại Chi Cục Thuế Và Văn Phòng Cục Thuế.
- Kiểm soát rủi ro trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên, tỉnh Bình Dương - 23
Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.
Tên đề tài:
Kiểm soát rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên
Họ và tên học viên: Bùi Thị Ngọc Xuân
Người viết nhận xét: TS. Nguyễn Thị Mai Hương
Cơ quan công tác: Đại học Ngân hàng tp.HCM
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Theo các chuyên gia kinh tế, hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) là trả lại cho doanh nghiệp (DN) số tiền thuế đã ứng trước theo quy định của pháp luật thuế. Có thể thấy, với số tiền thuế GTGT được hoàn nhanh, nhiều DN quay vòng vốn nhanh, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là trong bối cảnh đang khó khăn do ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong thời gian qua, qua thanh tra, Bộ Tài chính đã phát hiện rất nhiều DN có dấu hiệu gian lận hàng tỷ đồng tiền hoàn thuế GTGT. Cũng theo các chuyên gia, trong bối cảnh hội nhập tạo thuận lợi thương mại tối đa, các DN lợi dụng chính sách mở để thực hiện nhiều hành vi vi phạm về thuế. Thống kê cho thấy, hiện DN thường sử dụng một số thủ đoạn gian lận hoàn thuế như: khai tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và giảm thuế GTGT đầu ra phải nộp; điều chỉnh thuế GTGT đầu vào và đầu ra không đúng quy định; xác định sai thuế suất đối với hàng hóa… Đề tài của tác giả triển khai tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên có ý nghĩa thực tiễn.
2. Sự phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo
Đề tài tập trung vào xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến KSRR trong công tác hoàn thuế GTGT tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên từ góc nhìn của cán bộ thuế trên các khía cạnh quy trình, hồ sơ nghiệp vụ kế toán từ các rủi ro trong kiểm soát hoàn thuế được xem phù hợp chuyên ngành đào tạo.
Trong giới hạn của các công trình nghiên cứu mà người đọc tiếp cận, đề tài được triển khai tại tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên nên không có sự trùng lắp với các nghiên cứu trước
3. Về phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Nghiên cứu định tính: Tác giả thu thập thông tin trực tiếp bằng cách phỏng vấn chuyên gia là các cán bộ công chức thuế tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên, hệ thống hóa cơ sở lý luận bằng phương pháp tổng hợp, phân tích. Tiến hành khảo sát các thông tin về quản lý hoàn thuế GTGT nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát hoàn thuế GTGT tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên.
Nghiên cứu định lượng: Phát triển và vận dụng mô hình hồi quy tuyến tính về quản trị rủi ro, tác giả thu thập dữ liệu thông qua việc khảo sát sau khi hình thành bảng câu hỏi từ kết quả điều tra của nghiên cứu định tính, tác giả sử dụng phần mềm SPSS để đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s anpha, phân tích nhân tố khám phá EFA để đánh giá mức độ tác động
của các nhân tố ảnh hưởng đến KSRR trong công tác hoàn thuế GTGT tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên.
4. Về cấu trúc, hình thức của luận văn
Về cơ bản, luận văn đáp ứng quy định về hình thức và cấu trúc của một bài nghiên cứu định lượng;
Tuy nhiên, tác giả cần chú ý một số lỗi chính tả, canh lề, trích dẫn nguồn tham khảo (chẳng hạn ISO/IEC Guide 73 (2009) xử lý rủi ro), nguyên tắc viết hoa và viết tắt, một số câu và đoạn văn ngắt dấu không chính xác gây khó hiểu cho người đọc. Chẳn hạn: KSRR (kiểm soát rủi ro); tiêu đề mục 2.3.3; đoạn 1 của mục 2.4.1; hình 2.1; sơ đồ 2.1; các nội dung t ính toán của thuế GTGT (mục 2.3.1.1) nên trình bày dưới dạng công thức; tiêu đề mục 3.2; …
5. Về kết quả nghiên cứu, những đóng góp của luận văn
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu. Trình bày tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam các nhân tố tác động đến KSRR trong công tác hoàn thuế GTGT tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên, trên cơ sở đó đưa ra những kết quả đạt được và nêu ra được khoảng trống nghiên cứu cho đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết . Trình bày làm rõ các khái niệm chính yếu và cơ sở lý thuyết có liên quan đến nghiên cứu tạo nền tảng giải thích mối quan hệ giữa các nhân tố và KSRR trong công tác hoàn thuế GTGT theo COSO 2004 - kế thừa và phát triển COSO năm 1992 theo hướng quản trị rủi ro bổ sung ba yếu tố đó là Thiết lập mục tiêu, Nhận diện sự kiện tiềm tàng và Đối phó rủi ro.
Chương 3: Thực trạng về quản lý hoàn thuế GTGT tại Chi cục thuế Khu vực Tân Uyên. Giới thiệu khái quát về Chi cục thuế và trình bày thực trạng công tác quản lý hoàn thuế tại Chi cục thuế Khu vực Tân Uyên thông qua bộ dữ liệu thứ cấp giai đoạn 2018 - 2020. Tác giả đã trích dẫn văn bản nội bộ của đơn vị ở phần phục lục khi trình bày nội dung về đặc điểm tổ chức của đơn vị - phụ lục 04, hay quy trình kiểm tra – phụ lục 05;...
Chương 4: Phương pháp, kết quả nghiên cứu và bàn luận. Trình bày phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu và những luận cứ lý thuyết phục vụ cho việc sử dụng các phương pháp này. Phân tích về kết quả của nghiên cứu thông qua kết quả của việc phân tích dữ liệu nghiên cứu. Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu Sự hữu hiệu của kiểm soát rủi ro trong quản lý hoàn thuế tại CCT KV TU. Đồng thời đánh giá, bàn luận để đưa ra kết quả nghiên cứu từ bộ dữ liệu sơ cấp 2020 với cỡ mẫu 132 (có 84 bảng câu hỏi khảo sát gửi đi cho các cá nhân được chọn khảo sát hiện đang công tác tại CCT KV TU. Ngoài ra có 48 bảng khảo sát được gửi cho đối tượng là cán bộ Cục Thuế tỉnh Bình Dương quản lý công tác hoàn thuế).
Chương 5: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro trong quản lý hoàn thuế GTGT tại Chi cục thuế Khu vực Tân Uyên.
6. Góp ý các thiếu sót cần chỉnh sửa, bổ sung
Nội dung của tóm tắt nên viết lại để nêu bật kết quả đạt được; Lời mở đầu: xem lại cách diễn đạt để …..
Tổng quan nghiên cứu trước: Tác giả nên cân nhắc chọn lọc các nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến chủ đề nghiên cứu của luận văn; đồng thời nội dung của luận giải vấn đề nghiên cứu cũng cần phân tích rõ về việc vận dụng Coso hay Intosai cho khung nghiên cứu kiểm soát nội bộ và kiểm soát rủi ro;
Tác giả cần phân biệt sự khác nhau về kiểm soát rủi ro từ góc nhìn của các cấp quản lý, cơ quan thuế và doanh nghiệp nộp thuế GTGT => Căn cứ khoanh vùng vấn đề và mục tiêu nghiên cứu được giải quyết => xác định thang đo, mô hình nghiên cứu và lựa chọn đối tượng khảo sát;
Mục 2.3.3. Đặc điểm của kiểm soát rủi ro trong quản lý hoàn thuế Giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên, đặt ở chương 2 là chưa hợp lý hoặc lược bỏ cụm từ “tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên”. Đồng thời bổ sung căn cứ để đưa ra các nhận định này của tác giả khi sắp xếp vào các thành phần của Coso 2004;
Mục 2.4. Các trường hợp gian lận và bài học kinh nghiệm về quản lý hoàn thuế GTGT, nên lược bỏ mục 2.4.2 vì định chế khác nhau,văn hóa khác nhau,… và chưa có sự kết nối vào các nội dung ở chương tiếp theo; bổ sung cơ sở của việc tổng hợp các trường hợp rủi ro trong kiểm soát hoàn thuế GTGT;
Cập nhật và bổ sung các văn bản pháp lý hiện hành của cơ quan thuế liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu;
Nội dung phần thực trạng cần bổ sung tần suất và trạng thái rủi ro liên quan khâu trước, trong và sau trong quy trình hoàn thuế GTGT => Cơ sở thiết kế thang đo cho bảng hỏi theo các khía cạnh của Coso 2004 => luận cứ trình bày cho các hàm ý chính sách;
Về cỡ mẫu: Cơ cấu nhân sự của đơn vị là 94, có đồng nghĩa tất cả đều tham gia và công tác theo dõi, quản lý nghiệp vụ của thuế GTGT?
Tác giả nên bổ sung quy trình KSRR của đơn vị và nhận dạng rủi ro theo các bước của quy trình => mức độ đạt được của các công cụ thực hiện nhận dạng rủi ro =>Luận giải sâu các hàm ý chính sách gắn liền với việc giải quyết chủ đề nghiên cứu tại đơn vị nghiên cứu
7. Kết luận chung
Đồng ý thông qua sau khi sửa chữa theo các góp ý của Hội đồng.
Bình Dương, ngày 04 tháng 09 năm 2021.
NGƯỜI CAM KẾT
TS. Nguyễn Thị Mai Hương
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SỸ
(Dành cho phản biện 2)
Tên đề tài : “Kiểm soát rủi ro trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên, tỉnh Bình Dương”.
Chuyên ngành: Kế toán. Mã số: 603.403.01 Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Thủ Dầu Một.
Học viên: Bùi Thị Ngọc Xuân
Người nhận xét: Đặng Anh Tuấn
Học hàm, học vị: Tiến sĩ. Chuyên ngành: Kế toán – kiểm toán
Đơn vị công tác: Kiểm toán Nhà nước khu vực IV
1. Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Những năm gần đây, số tiền hoàn thuế GTGT được NSNN chi trả hằng năm tăng vào khoảng 9 - 12% (dự toán chi trong 3 năm gần đây); khoản chi hoàn thuế GTGT này được dự toán trong chỉ tiêu thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu và được Quốc hội quyết định làm căn cứ cho Cơ quan thuế tổ chức thực hiện. Bên cạnh một số kết quả đạt được theo mục đích của chính sách hoàn thuế GTGT, qua một số kết quả kiểm tra, thanh tra thuế còn cho thấy bất cập về cơ chế chính sách, và còn một số tồn tại trong việc tổ chức thực hiện hoàn thuế của cơ quan thuế.
Vì vậy, theo tôi nghiên cứu Kiểm soát rủi ro trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên, tỉnh Bình Dương có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
2. Sự phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo
Nội dung đề tài phù hợp với chuyên ngành kế toán.
3. Về phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, kết hợp giữa định tính và
định lượng theo tôi là phù hợp với mục tiêu nghiên cứu
4. Về cấu trúc, hình thức của luận văn
Luận văn dài 104 trang được kết cấu thành 05 Chương, từ Tổng quan các nghiên cứu trước; Cơ sở lý thuyết; thực trạng; Kết quả nghiên cứu và bàn luận; Kết luận, giải pháp và kiến nghị cơ bản đảm bảo tính logic, khoa học.