HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
VŨ THỊ HỒNG TRANG
KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH CHÍNH TRỊ HỌC
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua hoạt động chất vấn của Đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện nay - 2
- Những Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Chất Vấn Của Đại Biểu Quốc Hội
- Những Vấn Đề Đặt Ra Cho Tác Giả Luận Án Cần Phải Tiếp Tục Nghiên Cứu, Giải Quyết
Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.
HÀ NỘI - 2020
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
VŨ THỊ HỒNG TRANG
KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH CHÍNH TRỊ HỌC Mã số: 62 31 02 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TSKH. Phan Xuân Sơn
HÀ NỘI - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả
Vũ Thị Hồng Trang
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN8
1.1. Những công trình nghiên cứu về kiểm soát quyền lực nhà nước 8
1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến chất vấn của đại
biểu Quốc hội 14
1.3. Những vấn đề đặt ra cho tác giả luận án cần phải tiếp tục nghiên
cứu, giải quyết 23
CHƯƠNG 2: KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN25
2.1. Kiểm soát quyền lực nhà nước - quan niệm, cơ chế, mục đích, nội dung, phương thức và tính tất yếu khách quan của kiểm soát
quyền lực nhà nước 25
2.2. Hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội Việt Nam là một hình
thức kiểm soát quyền lực nhà nước 58
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI Ở VIỆT NAM89
3.1. Một số quy định về hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội ở
nước ta 89
3.2. Hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội với tư cách là phương
thức kiểm soát quyền lực nhà nước 92
3.3. Đánh giá chung về thực trạng kiểm soát quyền lực nhà nước
thông qua hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội 119
CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI131
4.1. Quan điểm nâng cao hiệu lực, hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà
nước thông qua hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội 131
4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả kiểm soát quyền lực
nhà nước thông qua hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội 134
KẾT LUẬN 155
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ 157
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158
MỞ ĐẦU
1. Tình cấp thiết của đề tài
Kiểm soát quyền lực là một nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Qua gần 35 đổi mới vừa qua, vấn đề kiểm soát quyền lực nói chung, kiểm soát quyền lực trong trong công tác cán bộ nói riêng luôn được Đảng ta đưa ra, bàn bạc, ra quyết sách khá kịp thời, điển hình như trong Văn kiện Đại hội XII, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khoá XII,... Đặc biệt, Quy định số 205-QĐ/TW ngày 23/9/2019 của Bộ Chính trị khoá 12 quy định về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền đã thể hiện quyết tâm chính trị rất cao của Đảng ta, của người đứng đầu Đảng, đứng đầu Nhà nước là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Quyền lực không được kiểm soát chặt chẽ thì nó là tác nhân chính làm tha hoá cán bộ, tha hoá những con người được trao quyền lực, từ đó làm tha hoá, thoái hoá, biến chất cả bộ máy, thể chế. Trong quá trình dân chủ hoá và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở nước ta hiện nay, vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước vừa cơ bản, lại vừa cấp thiết. Cơ bản vì đó là yếu tố cấu thành khách quan của hoạt động thực thi quyền lực nhà nước, và tính hiệu quả của nó là một trong những nội dung cốt lõi của nhà nước pháp quyền, là phương tiện để đảm bảo quyền tự do, dân chủ của người dân. Cấp thiết vì việc lạm quyền, chuyên quyền, quan liêu, tham nhũng của không ít cán bộ, đảng viên thoái hoá, biến chất đang là vấn nạn, là nguy cơ lớn đe doạ sự tồn vong của Đảng và chế độ, vi phạm nghiêm trọng quyền tự do, dân chủ của người dân. Vì sao phải nhốt quyền lực trong lồng thể chế và pháp luật là một câu hỏi cần nghiên cứu thấu đáo để có hệ giải pháp vừa cấp bách vừa lâu dài mang tầm chiến lược.
Qua quá trình nhận thức và rút kinh nghiệm từ thực tiễn, trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI, Đảng ta khẳng định sự cần thiết của kiểm soát quyền
lực nhà nước "Nghiên cứu xây dựng, bổ sung các thể chế và cơ chế vận hành cụ thể để đảm bảo nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hành quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp". Chính vì vậy, quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay thực chất cũng là quá trình hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, đặc biệt là cơ chế kiểm soát quyền lực bên trong nhà nước. Bên cạnh hoạt động lập pháp, hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của Quốc hội ngày càng được các nước coi trọng, đề cao để đảm bảo luật pháp Quốc hội ban hành được thực thi đúng đắn trong thực tiễn. Ở Việt Nam Quốc hội với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, do đó việc kiểm soát quyền lực nhà nước của Quốc hội đối với hai nhánh còn lại càng phải được quan tâm.
Theo quy định của luật pháp Việt Nam, Quốc hội có quyền giám sát tối cao mọi hoạt động của nhà nước, và Quốc hội có 5 hình thức cơ bản để thực hiện quyền kiểm soát này. Trong đó, hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội thu hút sự quan tâm đặc biệt của cả cử tri, nhân dân, lẫn các đại biểu Quốc hội vì đây là một trong những phương thức kiểm soát quyền lực có hiệu quả nhất của Quốc hội. Tính trực tiếp trao đổi, truy vấn, thông tin cập nhật theo những vấn đề thời sự, bức xúc nhất của đất nước, sự chủ động thực hiện quyền kiểm soát quyền lực của Quốc hội và đại biểu Quốc hội, đối tượng bị kiểm soát là những người đứng đầu bộ máy nhà nước, thể hiện tính tối cao trong hoạt động giám sát... là những cơ sở để chất vấn trở thành một phương thức kiểm soát quyền lực quan trọng của Quốc hội, cần được quan tâm để nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước này của Quốc hội.
Trong thời gian vừa qua, trong hoạt động giám sát, kiểm soát quyền lực nhà nước của Quốc hội, hoạt động chất vấn có nhiều chuyển biến tích cực,
diễn ra sôi nổi, hiệu quả chứng tỏ hoạt động của Quốc hội ngày càng có tính dân chủ, tranh luận và thực chất nhiều hơn. Thông qua hoạt động chất vấn, trách nhiệm chính trị của đối tượng bị chất vấn được làm rõ, nhiều người trả lời chất vấn đã nhận trách nhiệm trước Quốc hội và có những giải pháp cụ thể, thiết thực tạo sự chuyển biến thực sự trong thực tiễn, nhiều yếu kém, hạn chế được khắc phục sau chất vấn. Chất vấn cũng là hình thức cảnh báo của Quốc hội đối với hoạt động của hành pháp, tư pháp về những vấn đề bức xúc, cử tri và dư luận quan tâm, những hạn chế, yếu kém trong hoạt động của các cơ quan này để nghiêm túc điều chỉnh, qua đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả, tính hợp pháp, hợp lý trong hoạt động của bộ máy nhà nước. Với vai trò của chất vấn trong kiểm soát quyền lực nhà nước, có người cho rằng hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội là điểm sáng trong đời sống chính trị của nước ta thời gian qua và góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.
Tuy nhiên, mức độ, phạm vi kiểm soát quyền lực nhà nước của hoạt động chất vấn chưa đạt được như mong đợi. Mức độ kiểm soát quyền lực nhà nước của hoạt động chất vấn phụ thuộc vào năng lực lựa chọn vấn đề chất vấn, năng lực đeo bám, tranh luận đến cùng vấn đề chất vấn của đại biểu Quốc hội để làm rõ trách nhiệm, nguyên nhân của vấn đề. Tuy nhiên, năng lực của đại biểu Quốc hội còn hạn chế. Một số đại biểu Quốc hội nể nang, né tránh, ít thực hiện hoạt động chất vấn. Vấn đề hậu chất vấn, giám sát việc thực hiện lời hứa cũng như xử lý các trường hợp không chịu nhận trách nhiệm, không tích cực giải quyết vấn đề của đối tượng bị chất vấn chưa thật sự chặt chẽ dẫn tới ảnh hưởng hiệu quả, hiệu lực kiểm soát quyền lực nhà nước của hoạt động này. Nhiều người cho rằng chất vấn diễn ra sôi nổi trên nghị trường nhưng tác động của nó trong thực tiễn chưa lớn. Để phát huy những ưu thế của phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội thì cần phải khắc phục những hạn chế trên bằng những
giải pháp thiết thực, hiệu quả. Chính vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài "Kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện nay" làm đề tài cho luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích
Trên cơ sở lý luận về kiểm soát quyền lực nhà nước và thực trạng kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội ở Việt Nam, luận án đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận án cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu về kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung và kiểm soát quyền lực thông qua chất vấn Quốc hội nói riêng. Trên cơ sở đó, luận án xác định phương pháp tiếp cận và hướng đi của luận án phù hợp với chủ đề nghiên cứu.
- Làm rõ những vấn đề lý luận về tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước, kiểm soát quyền lực nhà nước, chức năng của Quốc hội và vai trò của hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội trong kiểm soát quyền lực nhà nước.
- Phân tích thực trạng kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Đối tượng nghiên cứu của luận án: hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện nay với tư cách là một phương thức kiểm soát quyền lực của Quốc hội.