Hoàn Thiện Hệ Thống Pháp Luật Về Chất Vấn Của Đại Biểu Quốc Hội


Tuy nhiên, công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chất vấn cho đại biểu Quốc hội cũng cần chú ý đổi mới nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức cho phù hợp với đại biểu Quốc hội, trong khi phần đa vẫn hoạt động kiêm nhiệm. Đồng thời cần hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của cơ quan phụ trách công tác đào tạo kỹ năng cho đại biểu Quốc hội. Cần chú ý phát triển trung tâm đào tạo kỹ năng hoạt động của đại biểu Quốc hội gắn với cơ cấu tổ chức Viện nghiên cứu lập pháp thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Hiện nay, đây là 2 tổ chức không gắn kết với nhau mà tương đối độc lập trong tổ chức hoạt động (là 2 tổ chức thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Nếu gắn 2 trung tâm này với nhau sẽ là cách thức gắn nghiên cứu khoa học với thực thi, nghiên cứu khoa học với trau dồi kỹ năng.

4.2.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về chất vấn của đại biểu Quốc hội

- Cụ thể hoá các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động chất vấn

Cần sửa đổi các quy định pháp luật quy định về hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn trong Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Luật tổ chức Quốc hội, Nội quy kỳ họp Quốc hội, Quy chế hoạt động của Uỷ ban thường vụ Quốc hội để bảo đảm tính thống nhất. Bên cạnh đó, có thể nghiên cứu để trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết kèm theo hướng dẫn chi tiết, cụ thể thực hiện các quy định về chất vấn và trả lời chất vấn.

Pháp luật cần quy định cụ thể xác định tiêu chí thế nào là một câu chất vấn đạt yêu cầu tránh tình trạng các đại biểu nhằm lẫn giữa đưa câu hỏi nhằm thu thập thông tin với câu chất vấn nhằm làm rõ trách nhiệm của cơ quan, cá nhân về vấn đề chất vấn.

Bên cạnh đó, Pháp luật cũng cần có những quy định cụ thể để phân biệt hình thức chất vấn thường và chất vấn đặc biệt. Hình thức chất vấn thông thường là hình thức vẫn đang được Quốc hội thực hiện tại các phiên họp toàn thể của Quốc hội với những câu chất vấn mang tính chất chung, liên quan đến


các vấn đề ở tầm vĩ mô. Ngoài ra, cần bổ sung các hình thức chất vấn đặc biệt trong Luật giám sát của Quốc hội năm 2015 nhằm làm phong phú hơn các công cụ giám sát của Quốc hội. Đây là một biện pháp đổi mới có hướng tích cực nhằm tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội. Hình thức chất vấn đặc biệt được thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc trong nhân dân thuộc thẩm quyền của đối tượng giám sát của Quốc hội, nhưng những đối tượng đó bị cho là chưa thực hiện đúng nhiệm vụ, thẩm quyền hoặc không thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đáng ra phải thực hiện. Thậm chí hình thức chất vấn đặc biệt còn phải được tiến hành đối với cơ quan Nhà nước vì hoạt động của mình mà gây thiệt hại đến những cá nhân cụ thể. Đặc biệt, đối với những trường hợp oan sai cần phải đưa ra để Quốc hội phán xét bằng các hình thức giám sát thì cũng phải được tiến hành tại các phiên họp của Chính phủ.

Hình thức chất vấn đặc biệt, cấp thiết này nếu được ghi nhận trong luật giám sát của Quốc hội năm 2015 thì nên được tổ chức trong các phiên họp của Hội đồng dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội. Hình thức chất vấn đặc biệt này được hiểu gần giống như phiên điều trần của Chính phủ tại các uỷ ban của Quốc hội một số nước trên thế giới. Ở những phiên chất vấn đặc biệt này, đối tượng bị chất vấn sẽ bị đối chất với các chứng cứ tương tự như buộc tội nhưng mang tính chính trị chứ không mang tính pháp lý vì mục đích là quy trách nhiệm chính trị đối với đối tượng bị chất vấn. Các đối tượng thực hiện chất vấn đặc biệt này có thể là đại biểu Quốc hội, có thể là các chất vấn nhân danh chính uỷ ban đó, song tất cả phải được đưa ra thẩm định công khai trong phiên chất vấn tại Hội đồng hoặc uỷ ban. Kết quả của hình thức giám sát đặc biệt này sẽ được thể hiện vào báo cáo của uỷ ban để trình lên Quốc hội trong phiên giám sát tại kỳ họp để Quốc hội ra nghị quyết. Cần nghiên cứu hình thức liên danh chất vấn giữa một số đại biểu Quốc hội để bổ sung cho luật hoạt động giám sát của Quốc hội để làm phong phú thêm cách thức chất vấn và làm cho vấn đề chất vấn được tập trung cũng như tạo sức ép đối với đối

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.


tượng bị chất vấn. Cần nghiên cứu bổ sung hình thức chất vấn mà không báo trước làm phong phú thêm và là bản chất của trả lời trực tiếp tại kỳ họp. Tất cả các chất vấn đại biểu nêu trong kỳ họp phải được trả lời ngay cho đại biểu Quốc hội. trường hợp khó, phức tạp cần thời gian nghiên cứu, khảo sát thì phải rõ quy trình, thủ tục Quốc hội biểu quyết và thông qua nghị quyết về việc đồng ý để những chất vấn này được trả lời tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua hoạt động chất vấn của Đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện nay - 19

Luật giám sát của Quốc hội năm 2015 cần bổ sung quy định về những căn cứ làm cơ sở cho việc dự kiến danh sách những người có trách nhiệm trả lời chất vấn tại kỳ họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Thực tế thì luật cũng đã có những quy định về cơ sở lựa chọn nhưng quy trình thủ tục thực hiện việc lựa chọn câu chất vấn thì chưa rõ. Trong thực tế, số lượng các câu hỏi của các đại biểu Quốc hội gửi tới Chủ tịch Quốc hội thường là rất nhiều, việc lựa chọn câu hỏi nào được đưa ra chất vấn công khai là một vấn đề cần phải được quy định cụ thể trong luật. Do đó, để lựa chọn được vấn đề quan trọng đưa ra chất vấn và khắc phục tình trạng thiên vị người bị chất vấn thì thủ tục thu thập chữ ký của đại biểu Quốc hội hoặc lấy ý kiến biểu quyết của đại biểu Quốc hội đối với vấn đề đưa ra chất vấn hết sức cần thiết. Thủ tục này cần được bổ sung vào luật giám sát của Quốc hội năm 2015. Trong luật hiện hành, vai trò của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong việc thu thập, báo cáo danh sách dự kiến cho Quốc hội là không cần thiết. Vì hoạt động chất vấn trong kỳ họp thuộc quyền quyết định của Quốc hội dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội và giúp việc của đoàn thư ký kỳ họp. Quốc hội là chủ thể có quyền quyết định cao nhất về danh sách những người trả lời chất vấn và những câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội sẽ được đưa ra chất vấn miệng hoặc chất vấn bằng văn bản. Quyết định của Quốc hội cần được tiến hành trên cơ sở lấy biểu quyết của Quốc hội. Bên cạnh đó, để dự liệu cho những trường hợp khi số chất vấn của đại biểu Quốc hội không được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đưa vào danh sách để Quốc hội quyết định thì luật cũng quy định những


trường hợp đó cũng phải được Quốc hội đưa ra bỏ phiếu biểu quyết. Do đó, giảm vai trò trung gian của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong thời gian Quốc hội đang họp sẽ làm đơn giản hơn và dễ dàng hơn cho Quốc hội trong quá trình giám sát.

Về hình thức chất vấn, không chỉ coi trọng việc thực hiện chất vấn trong phiên họp toàn thể của Quốc hội mà còn phải chú ý đến hình thức chất vấn được thực hiện trong các phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội. Muốn vậy, cần bổ sung trong luật giám sát của Quốc hội năm 2015 quy định chất vấn là một trong những hình thức giám sát của Hội đồng dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội. Cần quy định rõ hơn đối tượng, nội dung Quốc hội giao cho uỷ ban thường vụ Quốc hội tiếp tục tiến hành chất vấn, trách nhiệm cụ thể của từng người đối với từng nội dung đã trả lời chất vấn. Đồng thời, cụ thể hoá các phương pháp chất vấn như nêu câu hỏi, thảo luận trong uỷ ban và trong phiên họp toàn thể Quốc hội, tranh luận với những câu trả lời không chính xác hoặc những lập luận trốn tránh trách nhiệm của đối tượng bị chất vấn. Do đó, để thực hiện tốt hình thức chất vấn, cần chú trọng các phương pháp giám sát như hỏi đáp trực tiếp để lấy thông tin sau đó chất vấn để quy trách nhiệm. Đặc biệt, phương pháp tranh luận, thảo luận, đối thoại trực tiếp tại hội trường Quốc hội và các các phiên họp của uỷ ban cần đảm bảo công khai, khách quan, đảm bảo tính dân chủ. Các quy định pháp luật cũng nên có những quy định về tranh luận công khai trong kỳ họp Quốc hội nếu như nội dung các chất vấn không được trả lời đầy đủ và chính xác, nếu như đại biểu có chất vấn đưa ra lý lẽ và chứng cứ chứng minh một điểm nào đó trong báo cáo hoặc trong nội dung trả lời chất vấn của cơ quan có báo cáo hoặc bị chất vấn thì người đứng đầu cơ quan nhà nước đó phải có trách nhiệm trả lời. Có thể tiến tới chế định đối thoại trong một tương lai không xa để tăng cường trách nhiệm của những người đứng đầu cơ quan nhà nước trung ương về hoạt động của cơ quan đó trước Quốc hội


Kết quả của việc chất vấn thể hiện thái độ của người đại biểu nhân dân đối với quan chức hành pháp. Sau chất vấn phải có cuộc bỏ phiếu để xác định Quốc hội hài lòng hay không hài lòng với cách thức quản trị quốc gia của Chính phủ, sau đó Quốc hội sẽ tỏ thái độ tín nhiệm hay không tín nhiệm một thành viên của Chính phủ. Đồng thời, pháp luật cũng cần quy định rõ những trường hợp cần thiết mà Quốc hội ban hành nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn để nâng cao trách nhiệm của người trả lời chất vấn. Hiện nay, luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2015 đã có những quy định về những nội dung cơ bản, có tính bắt buộc trong nghị quyết để đảm bảo nghị quyết được ban hành có sự nhất quán về kết cấu, bố cục và nội dung. Nghị quyết đó phải nêu rõ những biện pháp khắc phục trong thời gian sớm nhất những vấn đề còn tồn tại được đại biểu nêu ra, có văn bản giải trình cụ thể gửi đến các đại biểu và xác định cụ thể thời gian thực hiện, các hình thức xử lý nếu người bị chất vấn không thực hiện đúng lời hứa của mình trước đại biểu Quốc hội

Xác định vị trí pháp lý và trách nhiệm của những người tham gia giải trình trong các phiên họp chất vấn để làm rõ thêm những vấn đề có liên quan. Hoàn thiện quy định về thủ tục hậu chất vấn như thu thập ý kiến của các đại biểu để đánh giá kết quả chất vấn. Phải có thủ tục ghi nhận ý kiến của đại biểu, đánh giá câu trả lời chất vấn là đầy đủ hay chưa, quy định các thủ tục hậu chất vấn để chất vấn có sức mạnh pháp lý thực sự chứ không còn là những kiến nghị để rồi việc có thực hiện các kiến nghị này hay không phụ thuộc vào thiện chí và tinh thần trách nhiệm của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có liên quan. Bất kỳ đại biểu nào có ý kiến về việc bỏ phiếu tín nhiệm thì hoạt động này có thể tiến hành theo quyết định quá bán của Quốc hội. Quy định cụ thể, chi tiết hơn về quy trình để đại biểu Quốc hội thực hiện quyền yêu cầu Quốc hội tiếp tục thảo luận hoặc đưa ra chất vấn tại các kỳ họp khác khi đại biểu không đồng ý với nội dung trả lời của người bị chất vấn, cũng như thủ tục để xem xét kiến nghị của đại biểu Quốc hội.


Quy định rõ việc đại biểu gửi chất vấn và việc trả lời chất vấn trong thời gian giữa hai kỳ họp. Có một thực tế là chất vấn thường tập trung vào kỳ họp nên các bộ, ngành chuẩn bị trả lời cũng dồn dập, vất vả, có nội dung chuẩn bị chưa kỹ. Thời gian giữa hai kỳ họp rất ít người gửi chất vấn. Nếu các đại biểu chọn lọc vấn đề, có chất vấn cả trong thời gian giữa hai kỳ họp thì cơ quan giúp việc và người có trách nhiệm trả lời chất vấn có điều kiện chuẩn bị nội dung trả lời kỹ hơn, sát tình hình và thời sự hơn. Quy định cụ thể về thời gian chất vấn bằng văn bản. Quy định rõ thời gian đại biểu gửi câu hỏi chất vấn bằng văn bản tại kỳ họp đến người bị chất vấn. Sửa đổi, bổ sung các quy định về thời gian đặt câu hỏi, thời gian trả lời chất vấn phù hợp với thực tiễn tổ chức hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn theo nhóm vấn đề, về việc thực hiện chất vấn tại phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội…

Quy định rạch ròi trách nhiệm của Ban Công tác đại biểu và Văn phòng Quốc hội trong việc tổng hợp, tập hợp, tham mưu, phục vụ hoạt động chất vấn trong kỳ họp Quốc hội để phân định trách nhiệm cụ thể, nâng cao hiệu quả phối hợp công tác, tránh tình trạng chồng chéo về nhiệm vụ, quyền hạn.

Những vấn đề chất vấn và nội dung chất vấn, câu trả lời chất vấn, các kết luận về vấn đề chất vấn do chủ toạ kết luận và đề nghị Quốc hội ra nghị quyết về vấn đề chất vấn (nếu có) cần phải được thể hiện theo quy trình cụ thể hơn và được ghi vào biên bản của kỳ họp Quốc hội, đồng thời được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bởi lẽ, trong thực tiễn, có nhiều vị Bộ trưởng khi bị đại biểu Quốc hội truy vấn về trách nhiệm đối với việc thực hiện lời hứa đã đổ lỗi cho việc biên bản viết thiếu câu chất vấn. Điển hình là trường hợp đại biểu Đỗ Văn Đương chất vấn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Quang Vinh về trách nhiệm trả lời chất vấn đã được nêu ở kỳ họp trước Trong kỳ họp trước, đại biểu Dương đề nghị Bộ trưởng thống kê có bao nhiêu dự án đầu tư bỏ hoang. Bộ trưởng hứa sẽ kiểm tra lại "chúng tôi không được báo cáo một câu hỏi nào chưa được trả lời, tôi sẽ rà soát lại câu hỏi này, nếu sót chỗ nào thì sẽ gửi". Nguyên nhân của thiếu nghiêm túc là biên bản ghi câu trả lời chưa được chú trọng.


Hơn thế nữa, để đảm bảo cho hoạt động giám sát của nhân dân đối với hoạt động của đại biểu dân cử, ngoài những thông tin được cung cấp trên báo chí và phương tiện truyền thông, pháp luật cần quy định nếu cử tri có yêu cầu được cung cấp thông tin về việc trả lời chất vấn trong kỳ họp Quốc hội và giữa 2 kỳ họp Quốc hội thì Quốc hội phải có kế hoạch cung cấp thông tin cho cử tri một cách đầy đủ, cụ thể và kịp thời. Tiến tới, pháp luật cần quy định nội dung câu chất vấn và trả lời chất vấn phải bắt buộc đăng trên công báo.

Về tương lai, cần nghiên cứu tổ chức cho đại biểu thực hiện hình thức chất vấn vào tất cả các ngày diễn ra kỳ họp Quốc hội theo một khoảng thời gian nhất định (từ 1 đến 2 tiếng/ buổi) vì nếu chất vấn diễn ra có 2 đến 3 ngày thì nhiều nội dung giám sát thông qua chất vấn không được giải quyết kịp thời, đồng thời thu hút sự tham gia đông đảo của đại biểu Quốc hội, khắc phục tình trạng đại biểu cơ quan hành chính nhà nước nghỉ họp để giải quyết công việc của cơ quan

4.2.3. Nâng cao chất lượng công tác tham mưu, hỗ trợ cho hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội

Nhìn chung, trong những năm vừa qua công tác tham mưu, phục vụ hoạt động chất vấn đã có những cải tiến, đổi mới. Mối quan hệ phối hợp giữa các vụ, đơn vị của Văn phòng Quốc hội với các vụ, đơn vị hữu quan của Văn phòng Chính phủ và các bộ ngành trong công tác này dần dần được củng cố nên bước đầu đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và tiến độ công việc.

Tuy nhiên, trong điều kiện hạn chế về số lượng cán bộ, công chức thì việc tham mưu, phục vụ hiện nay còn nặng về hành chính, chủ yếu mới hoàn thành tốt các công việc như: sao y và gửi chất vấn; cập nhật số lượng chất vấn và trả lời chất vấn; tổng hợp, tập hợp, phân loại chất vấn; xây dựng các báo cáo về chất vấn… Vấn đề đang đặt ra hiện nay là phải tập trung nâng cao hơn nữa chất lượng công tác tham mưu, phục vụ Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội về nội dung như: xây dựng tờ trình; tham mưu cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội về nội dung trả lời chất vấn và danh sách những người trả lời


chất vấn; dự thảo nghị quyết, biên bản tóm tắt trả lời chất vấn; cung cấp thông tin phục vụ công tác điều hành phiên họp chất vấn; tham mưu kịp thời các nội dung lớn, có tính chuyên môn cao để chủ toạ kết luận sau khi kết thúc việc trả lời chất vấn của các bộ trưởng, trưởng ngành; cung cấp thông tin, tham mưu cho đại biểu Quốc hội khi thực hiện quyền chất vấn; cập nhật và đánh giá về chất lượng nội dung trả lời chất vấn; đề xuất các giải pháp cải tiến hoạt động chất vấn…Muốn vậy, phải nâng cao chất lượng cán bộ, công chức làm công tác tham mưu, phục vụ từ khâu tuyển dụng đến đào tạo, bồi dưỡng, tạo điều kiện làm việc... Đặc biệt, nên bố trí những người đã từng làm đại biểu Quốc hội, những người đã từng công tác trong cơ quan nhà nước vào bộ phận này. Trước hết đó chính là văn phòng Quốc hội, cần thu hút các chuyên gia các nhà hoạt động chính trị có kiến thức sâu về công tác tại văn phòng đồng thời xây dựng đội ngũ cộng tác viên là các chuyên gia trên nhiều lĩnh vực cho văn phòng Quốc hội để làm công tác tham mưu, phục vụ cho hoạt động chất vấn.

Đồng thời, cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm tại văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội ở địa phương để đảm bảo văn phòng đoàn ở địa phương cần làm tốt công tác tham mưu, tổng hợp, nghiên cứu đề xuất với đại biểu những vấn đề bức xúc cần đưa thành chất vấn. Văn phòng đoàn cần giúp đại biểu Quốc hội lựa chọn vấn đề để chất vấn, ưu tiên cho những vấn đề quốc kế dân sinh, những vấn đề mà chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đang coi là trọng tâm trong từng thời điểm: xoá đói giảm nghèo, kích cầu, chống tham nhũng, cải cách hành chính…

4.2.4. Đổi mới công tác cung cấp thông tin cho đại biểu Quốc hội để phục vụ cho hoạt động chất vấn

Hiện nay, các đại biểu hiện hoạt động đơn thương độc mã, không có bộ máy giúp việc. Nguồn thông tin rất ít, chủ yếu qua báo chí và dân chúng. Song nhiều khi thông tin đó cũng có thể chưa chính xác. Cơ quan giúp việc cho đại biểu là văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân mặc dù Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội có chức năng giúp việc cho đại biểu

Xem tất cả 179 trang.

Ngày đăng: 29/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí