Chỉ Đạo, Tổ Chức Thi : Chi Theo Dự Toán Chi Được Ban Giám Đốc Phê Duyệt.


b. Chi xây dựng chương trình đào tạo, giáo trình cho các ngành đào tạo (được nghiệm thu):

STT

Nội dung

Mức thanh toán

1

Xây dựng chương trình đào tạo


-

Biên soạn chương trình

100.000 đ/tín chỉ

-

Sửa chữa và biên tập tổng thể

40.000 đ/tín chỉ

-

Thẩm định nhận xét

30.000 đ/tín chỉ


( Chỉnh sửa, bổ sung chương trình

đào tạo)

Tối đa không quá 30% mức chi

xây dựng mới như trên

2

Biên soạn giáo trình

(50% được chi từ nguồn Ngân

sách, học phí; 50% được chi từ quỹ PTHĐSN)

-

Viết giáo trình

70.000 đ/trang chuẩn (350 từ)

-

Sửa chữa, biên tập tổng thể

25.000 đ/trang chuẩn

-

Thẩm định nhận xét

35.000đ/trang chuẩn


( Chỉnh sửa, bổ sung giáo trình)

Tối đa không quá 30% mức chi

biên soạn mới như trên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam - 22

Trường hợp đặc biệt do Giám đốc quyết định.

4. Chỉ đạo, tổ chức thi: chi theo Dự toán chi được Ban Giám đốc phê duyệt.

5.Vật tư chuyên môn phục vụ thi học phần chuyên môn tổng hợp: theo thực tế và có đầy đủ hoá đơn chứng từ hợp lệ.

6. Chi mua hàng hóa, vật tư, hóa chất, súc vật thí nghiệm, trang thiết bị chuyên dùng phục vụ chuyên môn: trên tinh thần tiết kiệm, sử dụng đúng, đủ, tránh lãng phí, thực hiện mua sắm theo dự trù được Giám đốc phê duyệt và quy trình mua sắm theo quy định hiện hành.

7. Đồng phục, trang phục.

- Cán bộ, giảng viên, nhân viên được trang bị 01 bộ/năm phù hợp với từng đối tượng cán bộ, viên chức. Phòng Tổ chức cán bộ và Hành chính tổng hợp phối hợp với các phòng ban có liên quan tổ chức thực hiện may đồng phục, trang phục theo quy định hiện hành.


- Đối với giảng viên thể dục thể thao: thực hiện theo Quyết định số 51/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012 của Chính phủ về quy định chế độ trang phục đối với giáo viên, giảng viên thể dục thể thao.

8. Thanh toán vượt giờ giảng.

Áp dụng theo thông tư số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 08/3/2013 về việc hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập. Tuy nhiên căn cứ vào tình hình thực tế, Giám đốc ra quyết định mức thanh toán vượt giờ giảng cho phù hợp với tình hình tài chính từng năm của Học viện.

* Căn cứ:

- Tiền lương của một tháng làm căn cứ tính trả tiền lương dạy thêm giờ bao gồm: mức lương theo ngạch bậc, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có);

- Số giờ tiêu chuẩn giảng dạy trong năm làm cơ sở tính trả tiền lương dạy thêm giờ.

- Thời gian không trực tiếp tham gia giảng dạy nhưng được tính hoàn thành đủ giờ tiêu chuẩn gồm: thời gian nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và thời gian đi làm nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền phân công, điều động.

* Nguyên tắc:

- Chỉ thanh toán vượt giờ giảng cho các bộ môn có tổng số giờ giảng vượt so với kế hoạch giảng dạy, các bộ môn thiếu số lượng giáo viên do cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc các phòng chức năng xác nhận lý do vượt giờ giảng và Giám đốc duyệt chi. Số giờ giảng vượt giờ chỉ được áp dụng sau khi đã trừ đi số giờ thiếu của các giảng viên của bộ môn đó.

- Nếu giảng viên không đạt định mức giờ giảng chuẩn/năm sẽ được xem xét trong phân loại lao động (căn cứ để tính trừ thu nhập tăng thêm).

- Số giờ giảng vượt giờ chuẩn của giảng viên (giờ giảng thừa) được thanh toán theo chế độ trả lương dạy thêm giờ với đơn giá cụ thể như sau:


+ Nếu số giờ giảng thừa ≤ 60 giờ chuẩn (tương đương ≤ 200 giờ làm việc) đơn giá thanh toán bằng 150% tiền lương 01 giờ giảng dạy thêm; hoặc mức chi theo quyết định của giám đốc tùy theo tình hình tài chính từng năm của Học viện.

+ Nếu số giờ giảng thừa > 60 giờ chuẩn, đơn giá thanh toán theo chế độ mời giảng hoặc theo quyết định của giám đốc tùy theo tình hình tài chính từng năm của Học viện.

*Cách tính tiền lương dạy thêm giờ:

Tổng tiền lương của 12 tháng

Tiền lương trong năm học 22,5 tuần

01 giờ dạy = ŘŘŘŘŘŘŘŘŘŘŘŘŘŘŘŘ x ŘŘŘŘŘ x 150%

thêm Định mức giờ dạy/năm 52 tuần

Số giờ dạy thêm/năm học = [Số giờ dạy thực tế/năm học + Số giờ dạy quy đổi/năm học (nếu có) + Số giờ dạy tính thêm/năm học (nếu có) + Số giờ dạy được giảm theo chế độ/năm học (nếu có)] - (Định mức giờ dạy/năm).

9. Chi nghiên cứu khoa học

Chủ nhiệm đề tài có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Thông tư số 27/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 30/12/2015 quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; Thông tư số 109/2016/TT- BTC quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, tổng điều tra thống kê quốc gia và Thông tư số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/04/2015 về hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước( phụ lục 10)

( trường hợp đặc biệt và trường hợp khác do Giám đốc quyết định)

10. Chi xây dựng ngân hàng câu hỏi của các bộ môn.

Mức chi như sau:


I

Xây dựng câu hỏi

Số tiền

1

Xây dựng câu hỏi và đáp án

5.000 đ/câu

2

Góp ý, sửa chữa

3.000 đ/câu

3

Chỉnh sửa câu hỏi và đáp án

1.000 đ/câu

4

Duyệt ngân hàng câu hỏi

3.000 đ/câu

II.

Hội đồng nghiệm thu chính thức ngân




hàng câu hỏi cho các Bộ môn.


-

Chủ tịch hội đồng

500.000/buổi

-

Ủy viên phản biện


+

Cán bộ Học viện

300.000/người/buổi

+

Cán bộ mời (bao gồm cả tiền hỗ trợ đi lại)

500.000/người/buổi

-

Ủy viên hội đồng

250.000/người/buổi

-

Thư ký hội đồng

250.000/buổi

-

Thư ký hành chính

100.000/buổi

Trường hợp đặc biệt do Giám đốc quyết định.


MỤC IV: NHÓM CHI KHÁC

VÀ CHI MUA SẮM, SỬA CHỮA LỚN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Điều 23. Nhóm chi khác

1. Chi hỗ trợ các đoàn thể và văn nghệ

a. Chi hoạt động của sinh viên, đoàn thanh niên:

Chi hỗ trợ tiền bồi dưỡng luyện tập hội diễn văn nghệ, luyện tập thi đấu TDTT và một số hoạt động khác, trên cơ sở kế hoạch hoạt động và dự toán chi tiết trình Giám đốc phê duyệt dự toán kinh phí để thực hiện.

b. Công đoàn

Hàng năm Học viện hỗ trợ một khoản kinh phí để tổ chức các hoạt động theo kế hoạch đã được Ban giám đốc duyệt từ đầu năm (hoạt động văn nghệ, thể thao, bồi dưỡng cán bộ công đoàn, hội nghị công đoàn các cấp, khen thưởng, tổ chức khám chữa bệnh hàng năm cho nữ cán bộ công chức viên chức toàn Học viện, tặng quà, khen thưởng các cháu là con CBCCVC có thành tích học tập giỏi, quà Trung thu, 01/6. Hỗ trợ hoạt động nữ công 08/3, 20/10, phong trào giỏi việc nước, đảm việc nhà...).

c. Hỗ trợ ủng hộ các hoạt động từ thiện, nhân đạo :

Học viện sử dụng nguồn thu sự nghiệp, tự nguyện đóng góp của CBVC Học viện để hỗ trợ các quỹ từ thiện của địa phương, của Bộ Y tế. Mức hỗ trợ ủng hộ từng đợt được Giám đốc quyết định .

2. Chi tiếp khách.


Áp dụng theo quy định tại Thông tư số 71/2018/TT-BTC ngày 10/8/2018 của Bộ Tài chính quy định chế độ tiếp khách nước ngoài tại Việt Nam, chế độ chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chế độ tiếp khách trong nước.

Khi các đoàn chuyên gia, đoàn khách các đơn vị đến làm việc mà Học viện phải tiếp đón thì tùy theo từng đối tượng, Giám đốc duyệt chi trên cơ sở chứng từ hợp lệ (chi giải khát mức chi không quá 30.000đ/buổi/người).

Trường hợp tiếp khách mời cơm, khi làm thủ tục thanh toán phải có đầy đủ chứng từ hợp lệ được Giám đốc (hoặc được Giám đốc ủy quyền) phê duyệt. Mức chi không quá 300.000 đ/suất (đối với tiếp khách trong nước) và 500.000 đồng/suất (đối với tiếp khách quốc tế).

Trường hợp đặc biệt do Giám đốc quyết định.

Điều 24. chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định

Thực hiện theo quy định hiện hành đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.


MỤC V. CHI NGUỒN KINH PHÍ TỪ CÁC HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ

Điều 25. Chi cho các hoạt động đào tạo liên kết với nước ngoài, đào tạo liên kết trong nước, lớp đào tạo ngắn hạn, đào tạo chuyên khoa định hướng

a. Định mức thu kinh phí đào tạo các hệ đào tạo: vận dụng theo các quy định hiện hành của nhà nước - Quy định mức thu kinh phí đào tạo của từng hệ đào tạo sẽ được Ban giám đốc duyệt theo từng thời kǶ, nhằm phù hợp với thực tiễn.

Các hợp đồng đào tạo liên kết được xác định trên sự thỏa thuận giữa các bên tham gia liên kết.

b. Nguyên tắc: Các giảng viên tham gia giảng dạy các lớp đào tạo ngắn hạn

được thanh toán theo chế độ mời giảng và không tính vào số giờ giảng chuẩn.

c. Mức chi cho công tác kế hoạch, quản lý, tổ chức thực hiện giảng dạy được Ban giám đốc Học viện phê duyệt cụ thể cho từng loại hình liên kết, các hệ đào tạo khác (trên nguyên tắc lấy thu bù chi phí, đảm bảo nghĩa vụ nộp thuế và có trích lập quỹ).

d. Chi tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn, định hướng:

Đơn vị được giao tổ chức thực hiện lập dự toán chi cụ thể trình Giám đốc ký phê duyệt với các nội dung chi cơ bản:


- Chi cho các hoạt động học tập và thi tốt nghiệp cuối khóa tối đa 55%;

- Chi cho tổ chức lớp, điều hành lớp, công tác lập kế hoạch, phục vụ lớp chuyển đổi, định hướng. Mức chi tối đa 30%;

- Số còn lại nộp thuế theo quy định và trích lập các quỹ.

e. Chi hợp đồng liên kết đào tạo với trường Đại học Thiên Tân: Theo hợp

đồng thỏa thuận và đề án được phê duyệt( phụ lục 08).

Điều 26. Chi cho công tác quản lý, tổ chức các hoạt động dịch vụ

a. Đối tượng:

- Các khoản thu từ sử dụng giảng đường, hội trường( nếu có) (theo quyết

định của Giám đốc).

- Các khoản thu từ các hợp đồng nghiên cứu khoa học, hợp đồng cung cấp dịch vụ (nếu có).

b. Mức chi:

- Các khoản chi từ sử dụng giảng đường, hội trường được chi theo quyết định của Giám đốc.

- Các khoản chi từ các hợp đồng nghiên cứu khoa học, hợp đồng cung cấp dịch vụ (nếu có) theo quyết định của Giám đốc.


CHƯƠNG III: TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG CÁC QUỸ

Hàng năm, sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định; phần chênh lệch thu lớn hơn chi (chênh lệch thu chi) Học viện sử dụng trích lập các Quỹ như sau:

- Trích tối thiểu 25% để trích lập Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp;

- Trích lập Quỹ khen thưởng và phúc lợi tối đa không quá 3 lần tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm của đơn vị;

- Trích Quỹ bổ sung thu nhập tối đa không quá 2 lần tiền lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương do Nhà nước quy định.

- Trích lập các quỹ khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.

Trường hợp phần chênh lệch thu chi ≤ một lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ thực hiện trong năm, Học viện thực hiện trích lập các Quỹ theo thứ tự như sau:


- Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập (chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao

động)

- Trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (không khống chế mức trích tối thiểu 25% chênh lệch thu lớn hơn chi);

- Quỹ khen thưởng, Quỹ Phúc lợi (tối đa không quá 2 lần tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm của đơn vị);

- Quỹ khác (nếu có).

Riêng đối với quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp, ngoài phần được trích theo quy định, còn được trích bổ sung từ nguồn chênh lệch thu lớn hơn chi do thanh lý tài sản thuộc nguồn NSNN cấp, kinh phí tiết kiệm của các đề tài NCKH (nếu có).

Điều 27. Trích lập Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp

1. Nguyên tắc:

a. Sử dụng Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp để đầu tư, phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, trợ giúp thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề năng lực công tác cho cán bộ, viên chức đơn vị;

b. Được sử dụng góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và khả năng của đơn vị và theo quy định của pháp luật.

2. Nội dung:

- Chi hỗ trợ tiền học phí cho cán bộ, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng: Theo quyết

định phê duyệt của Giám đốc.

(Trường hợp đặc biệt khác thực hiện theo quyết định của Giám đốc).

- Chi cho các hoạt động khác: theo dự toán được Giám đốc phê duyệt.

2. Tỷ lệ trích lập:

- Tỷ lệ trích lập theo quy định tại Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ Tài chính: trích tối thiểu 25% kết quả hoạt động tài chính trong năm. Trường hợp phần chênh lệch thu chi ≤ một lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ thực hiện trong năm, trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (không khống chế mức trích tối thiểu 25% chênh lệch thu lớn hơn chi).


Điều 28. Trích lập Quỹ Khen thưởng và Quỹ Phúc lợi

Mức trích tối đa không quá 03 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng

thêm bình quân thực hiện trong năm.

Trong đó:

1.Quỹ Khen thưởng

a. Nguyên tắc:

- Dùng để thưởng định kǶ, đột xuất cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị

theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị.

- Sử dụng quỹ khen thưởng của Nhà trường để chi tiền thưởng, tiền khen thưởng của Công đoàn hay Đoàn thanh niên lấy từ kinh phí hoạt động của Công đoàn và Đoàn thanh niên.

b. Đối tượng: Các đơn vị trong Học viện và các cá nhân là cán bộ, viên chức trong biên chế và hợp đồng dài hạn trong Học viện hoặc sinh viên, học viên và các tổ chức, cá nhân ngoài Học viện đã có thành tích xuất sắc cho hoạt động của nhà trường được Giám đốc quyết định.

c. Mức chi:

- Đối với các đơn vị và các nhân của Học viện: mức chi theo quy định hiện hành của Nhà nước, trường hợp đặc thù do Giám đốc quyết định.

- Đối với các cá nhân ngoài Học viện đã có nhiều đóng góp vào các hoạt động của Học viện, mức chi căn cứ vào mức độ đóng góp của các cá nhân và nguồn kinh phí của Học viện để hội đồng khen thưởng quyết định trong phạm vi các mức từ

500.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Trường hợp đặc biệt do Giám đốc quyết định.

2. Quỹ Phúc lợi

a. Nguyên tắc: Dùng để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi, chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị, trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động. Chi trợ cấp cho người lao động trong biên chế khi thực hiện tinh giản biên chế; hỗ trợ học sinh giỏi là con cán bộ, viên chức.

b. Các nội dung chi:

+ Chi lễ tết: (Phụ lục số 01)

Cán bộ hợp đồng công việc của Học viện được hưởng 50% theo các mức chi

quy định so với cán bộ trong biên chế và hợp đồng dài hạn.

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 13/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí