Kiểm Tra Hoạt Động Khoa Học Công Nghệ


* Dự án: Xây dựng hệ thống xử lý nước thải Học viện

- Tổng mức đầu tư: 4.800.000.000 đồng Nguồn vốn: Vốn đầu tư phát triển NSNN

- Tổng kinh phí giải ngân thực hiện trong năm 2019: 1.226.411.078 đồng

- Thời gian thực hiện dự án: 2018-2019

9. Kiểm tra hoạt động khoa học công nghệ

* Đề tài cấp Nhà nước

Học viện đang thực hiện đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu bộ tiêu chí chẩn đoan theo y học cổ truyền và ứng dụng công nghệ tiên tiến để bào chế bài thuốc nam điều trị rối loạn lipid máu-Mã số KC.10.17/16-20” với tổng kinh phí của đề tài là 8 tỷ đồng, thực hiện giai đoạn 2017-2020. Trong năm 2019, Học viện đã thực hiện giải ngân là: 1.464.690.800 đồng (Một tỷ bốn trăm sáu mươi bốn triệu sáu trăm chín mươi nghìn tám trăm đồng). Công tác mua sắm nguyên liệu, vật tư hóa chất được thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi, tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

* Đề tài cấp Bộ

Trong năm 2019, Học viện thực hiện 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ:

- Đề tài: “Nghiên cứu bào chế, đánh giá tác dụng kháng ung thư và độc tính của viên nang cứng từ cap định chuẩn oxostepphanina của thân lá cây củ dòm” với tổng kinh phí được cấp là: 1.950.000.000 đồng.

- Đề tài: “Nghiên cứu bào chế và đánh giá tác dụng hạ lipid máu trên thực nghiệm của viên nang từ bài thuốc “Hạ mỡ NK”” với tổng kinh phí được cấp là: 1.350.000.000 đồng.

Học viện đã thực hiện các mức chi theo đúng dự toán đề tài đã được Bộ Y tế phê duyệt và các văn bản quy định hiện hành.

10. Kiểm tra kế toán

Về công tác kế toán, Học viện đã thực hiện theo đúng chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính và thực hiện ghi sổ kế toán, hạch toán trên phần mềm kế toán. Danh mục Báo cáo tài chính, Báo cáo quyết toán, sổ kế toán, chứng từ kế toán được thực hiện theo đúng quy định. Thực hiện công tác khóa sổ kế toán, chuyển số dư cuối


năm theo đúng quy định. Chứng từ kế toán được sắp xếp, lưu trữ và bảo quản theo

quy định.

Học viện đã thực hiện nghiêm túc việc quản lý và sử dụng nguồn thu, chi của đơn vị. Công tác quản lý tài chính, tài sản được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành. Học viện đã ban hành quy chế quản lý tài chính; quy chế quản lý tài sản công; quy chế quản lý, bảo quản chứng từ kế toán; Quy trình thanh toán; định mức sử dụng vật tư tiêu hao, hóa chất trong công tác giảng dạy và thực hành

11. Nhận xét, kết luận, kiến nghị

Căn cứ kết quả tự kiểm tra công tác quản lý tài chính, tài sản năm 2019, tổ

kiểm tra nhận xét kết luận:

Phòng Tài chính Kế toán thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ kế toán, thường xuyên báo cáo tình hình sử dụng kinh phí của Học viện tại các buổi giao ban lãnh đạo Học viện trong năm hoạt động.

Công tác quản lý tài chính, tài sản được đảm bảo đúng luật Ngân sách Nhà

nước và quy chế chi tiêu nội bộ của Học viện đã xây dựng theo đúng quy định.


KT. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC


Đoàn Quang Huy

CÁC THÀNH VIÊN


1. PGS, TS. Phạm Quốc Bình


2. TS. Trần Đức Hữu


3. ThS. Đỗ Linh Quyên


4. ThS. Phí Văn Phương


5. ThS. Trần Thị Kim Tuyến


6. ThS. Nguyễn Thị Phương


7. CN. Lê Quang Hải


8. CN. Nguyễn Hùng Đại


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam - 19


9. ThS. Nguyễn Văn Hoan



(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán)


Phụ lục 2.8


BỘ Y TẾ

HỌC VIỆN YDHCT VIỆT NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2019


QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ

(Ban hành theo Quyết định số 533/QĐ-HVYDHCTVN ngày 28 tháng 5 năm 2019

của Giám đốc Học viện YDHCT Việt Nam)

CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này quy định các chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu-chi áp dụng thống nhất trong toàn Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam (gọi tắt là Học viện).

2. Đối tượng áp dụng: Áp dụng cho tất cả các phòng ban, bộ môn, đơn vị trực thuộc, các nhân có liên quan đến hoạt động thu-chi của Học viện (trừ trường hợp có quy định riêng).

Điều 2. Mục tiêu thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ

Quy chế chi tiêu nội bộ của Học viện nhằm quản lý có hiệu quả hoạt động tài chính và tài sản của Học viện với các mục tiêu sau:

- Quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đảm bảo hợp lý, đúng mục đích, đúng đối tượng, hiệu quả và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhǜng, nâng cao trách nhiệm của mọi người trong các hoạt động thu – chi.

- Quản lý tập trung thống nhất và tăng cường khuyến khích khai thác, mở rộng các nguồn thu, từng bước tăng thu nhập cho cán bộ viên chức và người lao động, thu hút, phát triển nguồn lực đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của Học viện.

- Đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động, tạo quyền chủ động cho đơn vị và cán bộ viên chức, người lao động trong Học viện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Điều 3. Nguyên tắc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và căn cứ pháp lý

để xây dựng quy chế


* Nguyên tắc xây dựng quy chế

Quy chế chi tiêu nội bộ xây dựng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Quy chế chi tiêu nội bộ được xây dựng phù hợp với hoạt động và tình hình tài chính của Học viện.

- Quản lý tập trung các khoản thu, chi, tăng cường công tác quản lý tài chính

theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

- Những nội dung chi nằm trong phạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đã có chế độ, tiêu chuẩn định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành thì Học viện được quy định mức chi nhưng tối đa không vượt quá mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định (trừ một số tiêu chuẩn, định mức và nội dung chi được quy định tại khoản 2 điều này).

- Những nội dung chi cần thiết phục vụ cho hoạt động của Học viện nhưng Nhà nước chưa ban hành chế độ, định mức thì Học viện được xây dựng mức chi cho từng nhiệm vụ, nội dung công việc trong phạm vi nguồn tài chính của Học viện.

- Không dùng kinh phí của đơn vị để mua sắm thiết bị, đồ dùng, tài sản trang bị tại nhà riêng cho các cá nhân hoặc cho các cá nhân mượn dưới hình thức nào.

- Quy chế được thảo rộng rãi, dân chủ, công khai trong toàn Học viện và được thông qua cuộc họp lãnh đạo các phòng ban, bộ môn và đơn vị trực thuộc của Học viện.

* Căn cứ pháp lý để xây dựng quy chế

1. Căn cứ vào các tiêu chuẩn định mức chi, chế độ quản lý sử dụng kinh phí của nhà nước và các văn bản quy định hiện hành.

2. Các tiêu chuẩn, định mức, nội dung chi đã được các văn bản của Nhà nước hiện hành quy định gồm:

- Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

- Tiêu chuẩn định mức về nhà làm việc

- Chế độ công tác nước ngoài.

- Kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia

- Nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao

- Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, Ngành.


- Kinh phí thực hiện tinh giảm biên chế.

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản; vốn đối ứng dự án; vốn viện trợ.

- Kinh phí mua sắm và sửa chữa lớn tài sản cố định.

CHƯƠNG II:

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ QUẢN LÝ NGUỒN THU

Điều 4. Nguồn thu của Học viện bao gồm

1. Nguồn ngân sách nhà nước( NSNN) cấp.

Nguồn NSNN được Bộ Y tế phê duyệt giao dự toán hàng năm bao gồm: Nguồn kinh phí chi thường xuyên, nguồn kinh phí không thường xuyên.

2. Nguồn thu từ học phí, tiền tuyển sinh

* Thu học phí:

Theo Nghị định số 86/21015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Thủ tưởng Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021.

* Thu tiền xét tuyển đại học, tuyển sinh các hệ đào tạo (Phụ lục 01: Danh mục định mức các nguồn thu)

3. Thu sự nghiệp khác, thu khác

* Nguyên tắc:

Các khoản thu sự nghiệp khác được thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp chưa có hướng dẫn thì Học viện quy định các mức thu trên cơ sở phù hợp với thực tế của từng hoạt động và bảo đảm bù đắp chi phí.

* Nội dung:

- Thu tiền học lại, học cải thiện điểm, thi lại, bảo vệ lại, phúc khảo: áp dụng đối với sinh viên, học viên phải học lại, thi lại các môn học theo quy định của Học viện.

- Thu tiền ôn tập các hệ đào tạo.

- Thu phí hỗ trợ bảo vệ luận văn.

- Thu tiền bảo vệ muộn so với kế hoạch (quá hạn theo quy định).


- Thu tiền học phí đối với các học viên kéo dài thời gian bảo vệ luận văn (bảo vệ luận văn quá hạn): áp dụng mức thu học phí của từng đối tượng học viên theo tháng và số tháng kéo dài thời gian bảo vệ.

- Thu tiền nghiên cứu sinh quá hạn theo quy định.

- Thu tiền hỗ trợ làm bằng, lễ phục và tổ chức lễ phát bằng.

- Thu tiền khám sức khỏe sinh viên đầu khóa, lệ phí làm thẻ thư viện…

- Thu lệ phí thi tuyển công chức.

- Thu từ các đơn vị trực thuộc (nếu có)

* Mức thu:

( Theo phụ lục 01: danh mục định mức các nguồn thu)

4. Các nguồn thu hợp pháp khác:

* Nội dung:

Nguồn thu từ đào tạo các chỉ tiêu ngân sách nhà nước không cấp kinh phí, thu từ các hợp đồng đào tạo, đào tạo theo địa chỉ,các lớp đào tạo ngắn hạn, thu từ các hoạt động dịch vụ, liên kết đào tạo, thu từ khoản lãi đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn và các nguồn thu hợp pháp khác.

* Mức thu:

+ Thu từ các hợp đồng liên kết đào tạo, đào tạo theo địa chỉ: Thu theo hợp

đồng thỏa thuận và đề án được phê duyệt.

+Thu từ các lớp đào tạo ngắn hạn: Mức thu chi phí đào tạo chứng chỉ ngắn hạn được Giám đốc phê duyệt cho từng khóa đào tạo.

- Lệ phí xét tuyển, đăng ký dự tuyển: 60.000 đồng/hồ sơ

+Thu từ khoản lãi đầu tư tài chính ngắn hạn: hợp đồng tiền gửi có kǶ hạn ký kết với các ngân hàng thương mại.

+ Thu tiền cho thuê mặt bằng trông giữ phương tiện, tiền căng tin.

+ Thu tiền cho thuê xe ô tô 29 chỗ và xe ô tô 45 chỗ (trong trường hợp xe chưa sử dụng hết công suất, không ảnh hưởng đến hoạt động của Học viện đồng thời nhằm phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản nhà nước): thu theo hợp đồng thỏa thuận.

+ Các khoản thu khác: theo quyết định của Giám đốc


Học viện khuyến khích các đơn vị và cá nhân tạo nguồn thu và phát triển nguồn thu cho Học viện.

Điều 5. Yêu cầu về quản lý nguồn thu

-Nguồn kinh phí do Nhà nước cấp được quản lý theo Luật ngân sách và các quy

định hiện hành của Nhà nước.

- Các nguồn thu từ học phí, kinh phí đào tạo, các loại phí, lệ phí và các nguồn thu hợp pháp khác được quản lý thống nhất và tập trung theo các quy định hiện hành của Nhà nước và các quy định của Học viện.

- Thu từ khoản lãi đầu tư tài chính ngắn hạn: Số tiền thu được từ hoạt động liên kết đào tạo, thu dịch vụ khác sau khi đã thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước theo quy định, Học viện đầu tư tài chính bằng hình thức gửi tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại (thực hiện bằng việc ký kết hợp đồng tiền gửi có kǶ hạn). Chủ tịch công đoàn phối hợp với thanh tra nhân dân giám sát số tiền gửi và tiền lãi thực hiện đầu tư tài chính (số tiền này sẽ được thông báo công khai trong Hội nghị cán bộ công chức, viên chức hàng năm).

- Thu từ khoản cho thuê xe ô tô 29 chỗ và xe ô tô 45 chỗ của Học viện: Nguồn thu từ hoạt động cho thuê xe ô tô sau khi đã thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước theo quy định, được trích một phần chi bồi dưỡng cho lái xe (Mức chi tùy theo từng hợp đồng thuê xe và được giám đốc phê duyệt), phần còn lại sau khi trừ các chi phí xăng xe, cầu phà... sẽ được bổ sung vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị.

(Mức thu quy định tại Phụ lục 01)

CHƯƠNG III

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ QUẢN LÝ CHI MỤC I: QUY ĐỊNH VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ PHỤ CẤP

Điều 6. Chi tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động

1. Chi tiền lương cán bộ, công chức, viên chức.

Đảm bảo thanh toán tiền lương cơ bản theo hệ số tiền lương quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ. Đối tượng lao động hợp đồng dài hạn căn cứ Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ. Mức lương tối thiểu theo quy định hiện hành của nhà nước.

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 13/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí