Đảm Bảo Môi Trường Cạnh Tranh Lành Mạnh, Góp Phần Đảm Bảo Sự Ổn Định Và Hiệu Quả Của Thị Trường Kinh Doanh Xăng Dầu

dịch vụ viễn thông là thị trường này mang tính quốc tế mạnh mẽ, giá xăng dầu thế giới ảnh hưởng trực tiếp tới giá xăng dầu trong nước trong khi đây lại là thị trường có vai trò hết sức quan trọng về mặt kinh tế cũng như an ninh – quốc phòng. Từ thực tế này, đòi hỏi pháp luật cạnh tranh điều chỉnh hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường cần bắt nguồn từ thực tế nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các doanh nghiệp để có thể thực thi hiệu quả trên thực tế, đảm bảo thị trường cạnh tranh lành mạnh và bền vững. Mặt khác, các văn bản quy phạm pháp luật cần đảm bảo tính khả thi để có thể áp dụng ngay trong thực tiễn, tránh tình trạng văn bản này chờ văn bản kia hướng dẫn rồi mới ban hành.

Bên cạnh những đặc điểm chung của thị trường kinh doanh xăng dầu, thị trường xăng dầu của Việt Nam có những đặc trưng riêng so với thị trường của các nước khác như các doanh nghiệp có quy mô lớn thường là các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước, nguồn xăng dầu sử dụng chủ yếu từ nhập khẩu... Điều này đặt ra yêu cầu pháp luật cạnh tranh điều chỉnh hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường cần tạo sự minh bạch, phù hợp với thực tiễn để hạn chế tối đa cảnh “đi ngang về tắt” của các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đồng thời là các doanh nghiệp có vốn sở hữu nhà nước.

3.1.2. Đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, góp phần đảm bảo sự ổn định và hiệu quả của thị trường kinh doanh xăng dầu

Căn cứ vào mục đích, tính chất của các phương thức cạnh tranh, người ta phân loại các hành vi cạnh tranh trên các hình thái thị trường thành: Cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh. Nhiệm vụ của pháp luật là tạo điều kiện để các chủ thể có thể cạnh tranh một cách đúng chuẩn mực đạo đức kinh doanh, cạnh tranh bằng tiềm năng vốn có của bản thân doanh nghiệp và hạn chế tối đa các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Khi nước ta chưa chuyển sang nền kinh tế thị trường, các chính sách pháp luật của nước ta vẫn còn tạo điều kiện thuận lợi cho thành phần kinh tế nhà nước mà không chú

trọng đến các thành phần kinh tế khác. Điều này đã khiến cho thành phần kinh tế tư nhân không phát triển. Hiện nay, khi nước ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường, chính sách cạnh tranh đã khuyến khích sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp không phân biệt doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước, đây được coi là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế.

Đối với các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, họ sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn so với các doanh nghiệp khác, vì vậy pháp luật cạnh tranh cần điều chỉnh mối quan hệ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thống lĩnh và các chủ thể khác. Sự điều chỉnh này bao gồm việc quy định các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường nhằm hạn chế cạnh tranh bị cấm, chế tài đối với các hành vi vi phạm, và các quy định đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh, không có sự phân biệt đối với doanh nghiệp thống lĩnh. Các doanh nghiệp tham gia thị trường có cơ hội như nhau, và doanh nghiệp có phát triển hay không dựa vào việc họ tận dụng cơ hội đó và tăng năng lực cạnh tranh của bản thân như thế nào, không phụ thuộc vào việc họ có là doanh nghiệp lớn hay không, họ có quan hệ tốt với các cơ quan quản lý Nhà nước hay không.

Đối với khách hàng của doanh nghiệp thống lĩnh, thông thường thì khách hàng sẽ là đối tượng có quyền lựa chọn các sản phẩm tốt nhất với giá thành hợp lý khi giao dịch. Nhưng với vị thế của mình, doanh nghiệp đã hạn chế quyền lựa chọn đó của khách hàng thông qua các hành vi ép buộc khách hàng phải chấp nhận giá cao hơn giá thành hợp lý của sản phẩm, không cho phép khách hàng giao dịch với các doanh nghiệp đối thủ... Điều này gây thiệt hại cho khách hàng bởi họ phải bỏ ra một số tiền cao hơn nhưng chất lượng sản phẩm không tăng, không được tiếp cận với các sản phẩm có chất lượng tốt hơn. Đặc biệt trong mối quan hệ với doanh nghiệp thống lĩnh thị trường, người tiêu dùng thường sẽ là đối tượng yếu thế hơn vì họ lệ thuộc một phần

vào sản phẩm của doanh nghiệp và thường không có đủ vốn hiểu biết chuyên sâu về luật pháp cũng như không có đủ khả năng tài chính để chống lại các hành vi chèn ép của doanh nghiệp thống lĩnh. Do đó, Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản hướng dẫn thi hành cần quan tâm đặc biệt đến đối tượng này.

3.1.3. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước Các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Cục

Quản lý Cạnh tranh đóng vai trò là người đại diện quyền lợi chung của xã hội đồng thời là người đại diện cho quyền lực Nhà nước trong việc phát hiện và xử lý các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong thị trường kinh doanh xăng dầu. Với vai trò quan trọng này, việc nâng cao tinh thần trách nhiệm cũng như trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực trong các cơ quan này là việc hết sức cần thiết.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Trong những năm vừa qua, tính minh bạch trong hệ thống pháp luật và tính minh bạch trong nền kinh tế thị trường đã trở thành mối quan tâm của các cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp. Đối với thị trường kinh doanh xăng dầu, sau hàng chục năm vận hành theo cơ chế thị trường, sự minh bạch trong thị trường này vẫn gặp phải nhiều rào cản. Mỗi khi giá xăng dầu trên thị trường tăng, người tiêu dùng chỉ biết đến nguyên nhân chính của hiện tượng này là do giá xăng dầu thế giới tăng, còn khi giá xăng dầu thế giới giảm mà giá xăng dầu chưa giảm thì không biết nguyên nhân tại sao. Để giải quyết thực tế này, trong thời gian qua các cơ quan nhà nước mà cụ thể là Bộ công thương đã có nhiều nỗ lực nhằm tăng cường tính minh bạch cho thị trường xăng dầu, cụ thể là việc thành lập một website riêng nhằm đẩy mạnh sự minh bạch trong hoạt động kinh doanh điện, xăng dầu (minhbach.moit.gov.vn), hoặc quy định riêng một điều về công khai, minh bạch trong điều hành giá và kinh doanh xăng dầu tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP mới được ban hành (Điều 39). Những động thái trên thể hiện nỗ lực của các cơ quan nhà nước

trong việc tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những bước ban đầu và cần có thời gian để đánh giá được tính hiệu quả của các nỗ lực trên. Để có thể đưa ra các giải pháp cụ thể và hiệu quả nhất cho thị trường, các cơ quan nhà nước cần xác định rõ mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng, của doanh nghiệp mới là mục tiêu lớn nhất chứ không phải là các con số thống kê, báo cáo tổng kết thành tích cuối năm.

Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu - 11

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XĂNG DẦU

3.2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật cạnh tranh về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu

3.2.1.1. Về xác định vị trí thống lĩnh thị trường

Trước tiên, để kiểm soát có hiệu quả hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp trong thị trường kinh doanh xăng dầu, cần đảm bảo rằng, vị trí thống lĩnh thị trường mà doanh nghiệp có được xuất phát từ chính khả năng của doanh nghiệp. Hiện nay, trên thị trường kinh doanh xăng dầu của nước ta, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đều có phần vốn sở hữu từ Nhà nước, đặc biệt là Petrolimex là doanh nghiệp lớn nhất trên thị trường lại là doanh nghiệp có phần vốn Nhà nước mà Bộ Công thương là đại diện chủ sở hữu. Sự can thiệp quá sâu của Nhà nước sẽ làm méo mó môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Vì vậy, cần để cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu được hoạt động đúng theo nền kinh tế thị trường, Nhà nước nên điều chỉnh ở tầm vĩ mô để định hướng phát triển cho thị trường kinh doanh xăng dầu, chứ không nên can thiệp vào hoạt động của từng doanh nghiệp.

Pháp luật cạnh tranh Việt Nam tiếp cận hành vi lạm dụng vị trí thống

lĩnh thị trường của doanh nghiệp theo hướng liệt kê các hành vi vi phạm, không đưa ra khái niệm đối với hành vi này. Khi xác định doanh nghiệp thống lĩnh có đang thực hiện hành vi lạm dụng hay không, các cơ quan có thẩm quyền chỉ cần đánh giá hành vi mà doanh nghiệp thống lĩnh đang thực hiện có mang bản chất, dấu hiệu của các hành vi được quy định trong Luật Cạnh tranh và các văn bản liên quan hay không. Tuy nhiên, việc xác định sẽ trở nên khó khăn do thị trường luôn có sự biến đổi nhanh chóng, các hành vi vi phạm của các doanh nghiệp thống lĩnh (thường là các doanh nghiệp lớn) cũng trở nên đa dạng, tinh vi, kín đáo hơn. Khi đó các doanh nghiệp đã lợi dụng vị trí thống lĩnh của mình, sử dụng các thủ đoạn gây thiệt hại đối với khách hàng hoặc các doanh nghiệp khác nhưng lại không nằm trong số các hành vi được quy định trong Luật.

Để giải quyết tình trạng trên, các nhà làm luật cần đưa ra một khái niệm chính thức về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong đó có mô tả các dấu hiệu cơ bản của hành vi này, để có thể áp dụng trong các trường hợp hành vi mang bản chất lạm dụng của doanh nghiệp thống lĩnh nhưng không nằm trong các quy định được pháp luật liệt kê. Có thể sử dụng khái niệm tham khảo sau: “Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường là hành vi của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường nhằm hạn chế sự cạnh tranh trên thị trường, củng cố vị trí thống lĩnh, thu lợi nhuận thông qua các biện pháp loại bỏ đối thủ ra khỏi thị trường, ngăn cản sự gia nhập của đối thủ cạnh tranh tiềm năng hoặc bóc lột khách hàng”. Khi xác định hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, các cơ quan quản lý nước không chỉ căn cứ vào dấu hiệu các hành vi cụ thể được quy định trong Luật, mà còn phải xem xét hành vi có mang bản chất của hành vi lạm dụng được đưa ra trong khái niệm chính thức hay không. Nếu hành vi của doanh nghiệp phù hợp với khái niệm chính thức được đưa ra, doanh nghiệp sẽ bị xử lý đối với hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.

3.2.1.2. Hoàn thiện các quy định điều chỉnh các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường cụ thể

Thứ nhất, hành vi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh

Trong những quy định về hành vi này, pháp luật cạnh tranh chưa xác định rõ giá bán hàng hóa được sử dụng ở đây là giá bán lẻ tức là khâu cuối cùng trước khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng hay giá được sử dụng trong khâu đầu tiên sau khi doanh nghiệp sản xuất và bắt đầu quá trình phân phối. Vì vậy, cần đưa ra những quy định xác định rõ ràng giá sẽ được sử dụng trong việc đánh giá hành vi bán hàng hóa dưới giá thành này. Trường hợp này nên sử dụng mức giá doanh nghiệp sử dụng trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp sản xuất với nhà phân phối trực tiếp giao dịch với họ (nếu là quan hệ sản xuất

– phân phối), và mức giá doanh nghiệp áp dụng khi bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng. Các cơ quan chức năng chỉ cần xác định doanh nghiệp thực hiện một trong hai loại hành vi trên là đã có căn cứ để xử lý hành vi vi phạm của doanh nghiệp thống lĩnh. Điều này cũng được áp dụng đối với các doanh nghiệp thống lĩnh vừa là nhà phân phối cho các đại lý cấp dưới, vừa bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng.

Thứ hai, áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh

Khi xác định yếu tố “giao dịch như nhau”, pháp luật cạnh tranh Việt Nam quan niệm sự như nhau này bao gồm sản phẩm như nhau và giá trị của sản phẩm như nhau [9]. Tuy nhiên, chúng ta chưa có quy định rõ về giá trị giao dịch. Bởi các doanh nghiệp hoàn toàn có thể áp dụng thêm một số điều kiện ưu đãi hơn với khách hàng giao dịch với giá trị lớn, hoặc giao dịch thường xuyên, tức có giá trị giao dịch lớn hơn so với các khách hàng bình

thường, điều này là điều tất nhiên tồn tại trong mối quan hệ giữa các chủ thể trên thị trường. Do đó, cần bổ sung yếu tố tổng giá trị của giao dịch vào việc xác định các “giao dịch như nhau” này.

Thứ ba, áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng

Trong hành vi này, doanh nghiệp thống lĩnh đã sử dụng biện pháp trừng phạt để khống chế ý chí của các doanh nghiệp khác trong việc ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, còn hành vi doanh nghiệp đưa ra các lợi ích mà doanh nghiệp đối tác có thể được hưởng khiến doanh nghiệp đối tác bị thuyết phục (những lợi ích được đưa ra thường có giá trị lớn) và đồng ý ký kết hợp đồng. Pháp luật các nước có đưa yếu tố này vào để nhận dạng hành vi áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua bán sản phẩm. Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn cần đưa thêm yếu tố này vì nó cũng mang bản chất của các hành vi phản cạnh tranh của doanh nghiệp thống lĩnh.

3.2.1.3. Hoàn thiện các quy định về chế tài áp dụng đối với hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

Cùng với giải pháp đưa ra một khái niệm cụ thể về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, pháp luật cạnh tranh cần đưa ra chế tài áp dụng chung đối với các hành vi này. Hiện nay Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn thi hành mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra chế tài đối với từng hành vi lạm dụng cụ thể, vì vậy, cần bổ sung chế tài chung đối với các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để tránh tình trạng hành vi mang bản chất lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường nhưng lại không bị xử lý. Pháp luật có thể tiếp cận theo hướng đưa ra một chế tài khung áp dụng chung cho các hành vi vi phạm, và các chế tài riêng áp dụng thêm đối với các hành vi lạm dụng đặc trưng được quy định cụ thể trong Luật. Hiện nay, pháp luật cạnh tranh

Việt Nam cũng đang sử dụng một mức phạt giống nhau (10 % tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm) đối với các hành vi lạm dụng được quy định trong Luật và Nghị định hướng dẫn thi hành [15]. Mức phạt này có thể được áp dụng để trở thành hình phạt áp dụng chung cho tất cả các hành vi mang bản chất lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.

Một vấn đề nữa cần bổ sung, đó là mức phạt tiền dựa trên tổng doanh thu của doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp có sản xuất nhiều loại sản phẩm và doanh nghiệp chỉ thực hiện hành vi lạm dụng đối với một trong số các sản phẩm đó. Đối với trường hợp này, mức phạt 10% chỉ cần dựa trên tổng số doanh thu mà doanh nghiệp thu được từ việc kinh doanh sản phẩm mà doanh nghiệp đó thống lĩnh trên thị trường, không cần áp dụng đối với tổng doanh thu thu được từ toàn bộ các sản phẩm của doanh nghiệp. Điều này là hợp lý bởi đối với các sản phẩm mà doanh nghiệp không chiếm vị trí thống lĩnh trên thị trường liên quan của chúng thì doanh nghiệp không nên bị áp dụng chế tài phạt dành cho hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.

3.2.1.4. Hoàn thiện các quy định về tố tụng đối với hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

Pháp luật cạnh tranh có đưa ra thời hạn để điều tra chính thức đối với vụ việc hạn chế cạnh tranh nói chung và vụ việc thống lĩnh thị trường nói riêng, theo đó thời hạn điều tra chính thức là một trăm tám mươi ngày, kể từ ngày có quyết định điều tra; trường hợp cần thiết, thời hạn này có thể được Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh gia hạn, nhưng không quá hai lần, mỗi lần không quá sáu mươi ngày [28]. Việc quy định thời hạn như vậy sẽ gây khó khăn khi áp dụng, bởi các vụ việc hạn chế cạnh tranh thường là các vụ việc có quy mô lớn, được thực hiện một cách tinh vi, kín đáo, thậm chí được sự bảo vệ của một số cơ quan nhà nước (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước). Vì vậy, cần đưa ra quy định về thời hạn điều tra cho những vụ việc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/12/2023