Thực Trạng Lạm Dụng Của Các Doanh Nghiệp Có Vị Trí Thống Lĩnh Thị Trường Trong Bối Cảnh Kinh Tế - Xã Hội Từ Khi Luật Cạnh Tranh Ra Đời Cho Đến Nay


lượng cổ phiếu sở hữu vượt quá 1% so với số lượng cùng loại đang lưu hành [48, Điều 99]; là những trường hợp Luật chứng khoán 2006 quy định cần phải có sự kiểm soát nhằm ngăn chặn các tổ chức, cá nhân lợi dụng vị trí thống lĩnh của mình gây ảnh hưởng đến bình ổn thị trường.


1.4.2. Kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệpvị trí thống lĩnh thị trường

Trung Quốc là nước có nhiều đặc điểm chính trị xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế giống với Việt Nam. Ở quốc gia này, mô hình kinh tế tập trung bao cấp trong một thời gian dài với các doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong hầu hết mọi lĩnh vực ngành nghề, vấn đề cá nhân kinh doanh gần như bị cấm đoán. Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp kinh tế chủ yếu là sự chỉ đạo mệnh lệnh cấp trên – cấp dưới hoặc là sự hợp tác, thi đua giữa các doanh nghiệp cùng khối ngành liên quan. Với các đặc thù của nền kinh tế như vậy, tự do kinh doanh và xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh như một điều xa vời và không được đặt ra.

Cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90, do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước và sự tham vọng bành trướng của các doanh nghiệp, các hành vi hạn chế cạnh tranh, lạm dụng của các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đã xuất hiện. Các hành vi này làm cản trở cạnh tranh và kéo thụt lùi sự phát triển của nền kinh tế. Trước nhu cầu cần phải ngăn chặn các hành vi hạn chế cạnh tranh, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, đồng thời bảo vệ lợi ích của các nhà kinh doanh khác và người tiêu dùng mà sâu xa là bảo vệ nền kinh tế; Luật chống cạnh tranh không lành mạnh ở Trung Quốc đã chính thức được ban hành ngày 02/09/21993. Về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, pháp luật cấm các doanh nghiệp đang có được vị trí thống lĩnh thị trường, độc quyền:


(i) Không được ép buộc người mua chỉ được mua hàng hóa tại doanh nghiệp mà mình chỉ định nhằm loại trừ những người sản xuất kinh doanh khác ra khỏi vòng cạnh tranh lành mạnh cạnh tranh (Điều 6).

(ii) Không được sử dụng các biện pháp hành chính để ép buộc khách hàng mua hàng hóa ở những địa chỉ chỉ định, không được ngăn cản sự giao lưu và chuyên trở hàng hóa giữa các vùng (Điều 7).

(iii) Sử dụng mọi hành vi hối lộ, đút lót để có được lợi thế khi mua bán hàng hóa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

(iv) Nghiêm cấm mọi hành vi bán phá giá một cách phi lý để loại trừ cạnh tranh Tuy nhiên, trong một số trường hợp, Luật cũng chấp nhận việc miễn trừ trách

nhiệm đối với hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường như: doanh nghiệp bán phá giá hoặc hạ giá các hàng hóa tươi sống; háng ế hoặc sắp hết hạn sử dụng; hàng hóa theo mùa; hàng hóa phục vụ cho những mục đích thanh khoản nợ nần, thay đổi công nghệ sản xuất.

Kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật - 5

Đối với các trường hợp không thuộc trường hợp miễn trừ, các doanh nghiệp vi phạm sẽ phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra, kể cả những thiệt hại phái sinh. Thông thường, các doanh nghiệp và cá nhân vi phạm sẽ chịu áp dụng các chế tài kinh tế là phạt tiền (Đối với doanh nghiệp mức phạt từ 50.000 đến 200.000 nhân dân tê; đối với cá nhân mức phạt từ 10.000 đến 20.000 nhân dân tệ). Ngoài ra, tùy từng mức độ vi phạm cụ thể, doanh nghiệp có thể bị áp dụng các chế tài hành chính (buộc chấm dứt hành vi vi phạm, khắc phục những thiệt hại xảy ra…) hoặc chế tài hình sự (phạt tù đối với người quản lý, lãnh đạo công ty).

Về trách nhiệm kiểm soát thuộc về ai, Luật khuyến khích, ủng hộ và bảo vệ mọi tổ chức tham gia giám sát các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Bên cạnh đó, Luật trao quyền giám sát chính và có toàn quyền xử lý các trường hợp vi phạm cho bộ máy quản lý cạnh tranh. Trong đó, Thanh tra Trung ương có thẩm quyền quyết định cao nhất. Cơ quan này có thẩm quyền rất lớn khi thực hiện việc thanh tra và kiểm tra những hành vi bị nghi ngờ là vi phạm pháp luật [64, tr 423,424]:


(i) Được quyền thẩm vấn người quản lý doanh nghiệp, người làm chứng, cá nhân, tổ chức có liên quan khi nghi ngờ doanh nghiệp có hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Được quyền yêu cầu họ cung cấp các tài liệu làm bằng chứng hoặc các thông tin khác có liên quan

(ii) Được quyền thanh tra các tài khoản, tài sản có liên quan đến hành vi động lạm dụng. Có quyền yêu cầu người quản lý doanh nghiệp giải thích rõ những vấn đề liên quan.

(iii) Được phép sao chép lại các hợp đồng, sổ kế toán, các chứng từ thu chi, chứng từ báo giá, công văn và các tài liệu liên quan đến hành vi vi phạm

Hàn Quốc là quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển hàng đầu của Châu Á với nhiều chaebol trong các ngành công nghiệp công nghệ và dịch vụ có tầm ảnh hưởng lớn đến thị trường quốc tế và cũng là nơi mà cách hành vi cạnh tranh diễn ra sôi động và khốc liệt. Trước nhu cầu cấp bách cần phải điều tiết môi trường cạnh tranh lành mạnh, Luật Thương mại lành mạnh và những quy định về độc quyền của Hàn Quốc (“gọi tắt là Luật Thương mại Hàn Quốc”) ra đời gồm 14 chương, 71 điều và 3 phụ lục. Mục tiêu hàng đầu được xác định là nhằm khuyến khích cạnh tranh kinh tế tự do và lành mạnh. Từ đó, thúc đẩy hoạt động kinh doanh sáng tạo, bảo vệ người tiêu dùng, đẩy mạnh sự phát triển cân đối của nền kinh tế quốc dân. Để thực hiện mục đích này, pháp luật quy định cấm các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và tập trung sức mạnh kinh tế quá mức cho phép; đồng thời điều chỉnh những hành động thông đồng không chính đáng, các hành vi thương mại không lành mạnh.

Trong vai trò kiểm soát các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Trước hết, pháp luật đưa hai cách thức nhận diện thế nào là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường: (i) nhận biết thông qua mục đích của hành vi (ấn định, duy trì, thay đổi giá cả, chất lượng, khối lượng và các điều kiện thương mại khác) [32, Điều 2]; (ii) thông qua dấu hiệu thị phần, quy mô doanh nghiệp và rào cản thị trường (thị phần của một doanh nghiệp lớn hơn 50% và thị phần kết hợp của ba doanh nghiệp lớn hơn 75%) [32,


Điều 4]. Trường hợp một doanh nghiệp có dấu hiệu thống lĩnh thị trường nhưng có doanh thu hoặc lượng mua hàng hóa trong năm dưới 10 tỷ won hoặc một trong nhóm ba doanh nghiệp có dấu hiệu thống lĩnh thị trường có thị phần ít hơn 10 % sẽ không được coi là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường [32, Điều 2, Điều 4].

Để tránh sự lạm dụng của các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường gây ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh lành mạnh, pháp luật cấm các doanh nghiệp này được thực hiện các hành vi (Điều 3-2): (i) ấn định, duy trì và thay đổi một cách bất hợp lý giá cả; (ii) kiểm soát một cách bất hợp lý việc bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ;

(iii) can thiệp một cách bất hợp lý vào những hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác; (iv) ngăn cản một cách bất hợp lý việc thâm nhập thị trường của đối thủ cạnh tranh mới; (v) tham gia vào hoạt động thương mại bất hợp lý nhằm loại trừ các đối thủ cạnh tranh hoặc hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể hoặc xâm hại quyền lợi người tiêu dùng.

Khi nhận thấy các dấu hiệu lạm dụng của các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, cơ quan quản lý cạnh tranh sẽ áp dụng các biện pháp chế tài hà khắc nhằm ngăn chặn và khắc phục hậu quả tiếp tục xảy ra, đồng thời mang tính răn đe đối với các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường khác. Các biện pháp có thể được áp dụng như buộc các doanh nghiệp có hành vi vi phạm hạ giá thành, chấm dứt hành vi, công bố công khai việc vi phạm pháp luật [32, Điều 5] hoặc tiến hành các biện pháp điều chỉnh cần thiết khác như bồi thường thiệt hại [32, Điều 56], phạt tù [32, Điều 66]. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể bị phạt tiền không quá 3% doanh thu. Tuy nhiên, nếu khoản doanh thu không tồn tại hoặc có khó khăn trong việc tính toán doanh thu thì mức phạt không quá 1 tỷ won [32, Điều 6].

Ở Hàn Quốc, việc duy trì chính sách pháp luật và thực thi nhiệm vụ kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường được giao cho Ủy ban thương mại lành mạnh thực hiện. Cơ quan này sẽ tiến hành những chức năng của cơ quan quản lý trung ương và được đặt dưới sự quản lý của Thủ tướng [32, Điều 35-55]. Ủy ban thương mại


lành mạnh bao gồm 9 ủy viên với 1 chủ tịch, 1 phó chủ tịch và 4 ủy viên không thường trực. Các ủy viên này sẽ do Tổng thống chính thức bổ nhiệm. Khi phát hiện có các dấu hiệu lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hoặc có báo cáo từ phía người dân, Ủy ban có trách nhiệm tiến hành điều tra và xét xử. Nếu thấy cần thiết phải có thêm thông tin, Ủy ban có quyền: (i) triệu tập các phía có liên quan hoặc các nhân chứng tới phiên tòa xét xử hoặc làm chứng; (ii) chỉ định những người đánh giá cấp chuyên viên và thu nhận những ý kiến đóng góp của họ; (iii) yêu cầu doanh nghiệp đệ trình báo cáo về các chi phí, điều kiện kinh doanh và các vấn đề được xem là cần thiết. Ngoài ra, Ủy ban còn có trách nhiệm giải quyết các kiến nghị, khiếu nại liên quan đến quá trình xử lý các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.


Kết luận Chương 1

1. Trong Chương I, tác giả đã tập trung trình bày và phân tích những vấn đề lý luận chung về các khái niệm liên quan; quan niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật trong việc kiểm soát các hành vi lạm dụng của Việt Nam cũng như của các nước trên thế giới. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ dẫn ra hai kinh nghiệm quốc tế có mô hình cạnh tranh và các điều kiện kinh tế, xã hội được nhận định là tương đối giống với thể chế kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam để gợi mở cho chúng ta trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật hạn chế cạnh tranh nói chung và pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường nói riêng. Với việc phân tích những vấn đề lý luận chung, tác giả hy vọng đây sẽ là thước đo để xem xét và đánh giá thực trạng điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh Việt Nam về vấn đề này đã và đang làm được những gì, có những ưu điểm nào, hạn chế nào còn tồn tại, nguyên nhân tại sao. Để từ đó phát huy những thế mạnh và khắc phục những yếu kém của mình; đồng thời đưa ra các phương hướng hoàn thiện hơn pháp luật cạnh tranh đáp ứng nhu cầu xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh và phù hợp với thông lệ quốc tế.


2. Có thể nhận thấy rằng, pháp luật cạnh tranh Việt Nam không xây dựng các khái niệm về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường như hầu hết cá nước trên thế giới mà thường nhận diện qua các tiêu chí xác định.

3. Đặc điểm chung nhất của pháp luật cạnh tranh Việt Nam về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường: là chỉ can thiệp vào những nơi, những quan hệ, những hành vi không đảm bảo sự cạnh tranh mang tính hiệu quả; và thái độ của Nhà nước về vấn đề này là rất quyết liệt và nghiêm khắc nên không xây dựng cơ chế miễn trừ. Về vai trò, cũng như pháp luật các nước khác, pháp luật cạnh tranh hướng đến xây dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

4. Về cơ bản, pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường của hai nước Trung Quốc và Hàn Quốc có quan điểm và kỹ thuật lập pháp tương đối giống với pháp luật cạnh tranh nước ta. Tuy nhiên vẫn có một số khác biệt và về chủ quan, tác giả đánh giá là hoàn thiện hơn pháp luật cạnh tranh Việt Nam, như: (i) về cách nhận diện vị trí, hành vi lạm dụng, Luật Thương mại Hàn Quốc ngoài cách nhận diện giống như chúng ta còn đưa ra các khái niệm cụ thể và trong nhiều trường hợp còn đưa ra cơ chế miễn trừ; (ii) các biện pháp chế tài được áp dụng mang tính răn đe nghiêm khắc nhưng vẫn thể hiện sự giáo dục cao, đặc biệt, pháp luật hai nước đều đặt ra biện pháp chế tài cao nhất là phạt tù; (iii) việc thực thi nhiệm vụ và duy trì chính sách pháp luật về cạnh tranh nói chung và về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường nói riêng chỉ giao cho một cơ quan độc lập, có trách nhiệm chung nhất.


Chương 2 – THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG THEO PHÁP LUẬT CẠNH TRANH CẠNH TRANH VIỆT NAM‌‌

2.1. Thực trạng lạm dụng của các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường trong bối cảnh kinh tế - xã hội từ khi Luật cạnh tranh ra đời cho đến nay

2.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội từ khi Luật cạnh tranh ra đời cho đến nay

Với nền tảng đã được xây dựng trong các giai đoạn trước, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong các năm 2005 đến 2010 vẫn giữ mức 7%/năm. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội gấp 2,5 lần so với giai đoạn 2001 – 2005, đạt 42,9% GDP. Theo Philipinnes Star, mặc dù nước ta là quốc gia thuộc nhóm các nước có kinh tế nhỏ, chưa phát triển và chịu ảnh hưởng không nhỏ của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu từ cuối năm 2007, nhưng có tỷ lệ thu hút vốn đầu tư nước ngoài rất lớn và hiện là một trong 50 quốc gia có tỷ lệ thu hút vốn đầu tư cao nhất thế giới.

Báo cáo đánh giá về môi trường đầu tư của WB và IFC năm 2009, Việt Nam xếp thứ hạng 93/183 nền kinh tế, là quốc gia có nhiều cố gắng trong việc cải thiện môi trường kinh doanh. Thực tế, quy mô tổng sản phẩm trong nước năm 2009 tính theo giá trị thực tế đạt 101,6 tỷ USD, gấp 3,26 lần so với năm 2000; GDP bình quân đầu người là 1.168 USD. Hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển khá nhưng chưa đồng đều. Chiếm tỷ lệ về quy mô số lao động và kết quả sản xuất là các doanh nghiệp ngành công nghệ và xây dựng. Tại thời điểm 1/1/2009, tổng số doanh nghiệp hoạt động trong ngành là 72.021 doanh nghiệp (chiếm 35% tổng số doanh nghiệp); tổng doanh thu là 2.220 nghìn tỷ đồng (chiếm 38,9% tổng doanh thu của toàn doanh nghiệp); đóng góp cho ngân sách nhà nước với mức cao nhất với 169,7 nghìn tỷ đồng (chiếm 57,8% tỷ lệ đóng góp của toàn bộ doanh nghiệp). Chiếm tỷ lệ cao nhất về số doanh nghiệp với 125 nghìn doanh nghiệp, có tổng vốn kinh doanh là 4.030 nghìn tỷ đồng và đứng thứ hai về kết quả kinh doanh là ngành thương mại dịch vụ. Tổng số

7.266 doanh nghiệp, chiếm 4.9% tổng số lao động, 1,2% vốn kinh doanh, 1,9 giá trị tài


sản cố định, 0.8% doanh thu, 2,9% lợi nhuận và 0,9 % đóng góp cho ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản được đánh giá là quá nhỏ bé và không tương xứng với quy mô phát triển của nền kinh tế. Về môi trường kinh doanh theo khu vực kinh tế, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước phát triển nhanh nhất về số lượng doanh nghiệp và tạo việc làm mới cho người lao động với 196.779 doanh nghiệp (chiếm 95.7% tổng số doanh nghiệp), giải quyết cho 4,72 triệu lao động có việc làm và thu hút 42,3% tổng số vốn của khu vực doanh nghiệp. Khu vực FDI có số lượng doanh nghiệp ít nhất (5.626 doanh nghiệp) nhưng phát triển nhanh nhất về quy mô đầu tư và đặc biệt đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất trong các loại hình doanh nghiệp (lợi nhuận trước thuế chiếm 48,1% và đóng góp cho ngân sách nhà nước chiếm 40,4% so với toàn bộ doanh nghiệp). Theo chủ trương cổ phần hóa và sắp xếp lại của nhà nước, quy mô doanh nghiệp nhà nước ngày càng được thu hẹp với 3.328 doanh nghiệp (tính đến 1/1/2009). Tuy nhiên, xét về mặt hiệu quả, khu vực này có đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước, tương đương hiệu quả đóng góp của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước. Đối với môi trường kinh doanh theo vùng địa lý, Đông Nam Bộ là vùng kinh tế có quy mô và kết quả sản xuất kinh doanh cao nhất cả nước (có 73.885 doanh nghiệp, thu hút 38,3% số lao động, 39% vốn kinh doanh, 51% doanh thu, 62,6% lợi nhuận và 60,7% nộp ngân sách nhà nước). Đứng thứ hai là vùng đồng bằng Sông hồng với 61.058 doanh nghiệp, thu hút 29,3% số lao động, 26,8% vốn kinh doanh, 26,3% doanh thu, 16,6% lợi nhuận và 22,5% nộp ngân sách nhà nước. Vùng Tây Nguyên và Trung du miền núi phía Bắc là hai vùng kinh tế có tỷ lệ phát triển doanh nghiệp thấp nhất trong sáu vùng kinh tế, chỉ chiếm 3,2% số doanh nghiệp, 2,6% số lao động, 1,6% vốn kinh doanh, 2% doanh thu, 1,1% lợi nhuận và 1,1% nộp ngân sách nhà nước [2, tr 35 – 43].

Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2005 – 2010, nền kinh tế Việt Nam cũng chịu nhiều biến động dẫn đến lạm phát tiêu dùng được xác định ở mức cao nhất với bình quân 55%, gây khó khăn, bức bách cho hoạt động kinh doanh của tất cả các doanh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/12/2023