Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


NGUYỄN THỊ ÁNH


KIểM SOáT HàNH VI LạM DụNG Vị TRí THốNG LĩNH THị TRƯờNG TRONG LĩNH VựC KINH DOANH XĂNG DầU


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.


NGUYỄN THỊ ÁNH

Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu - 1


KIểM SOáT HàNH VI LạM DụNG Vị TRí THốNG LĩNH THị TRƯờNG TRONG LĩNH VựC KINH DOANH XĂNG DầU


Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60 38 01 07


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG VŨ HUÂN


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Nguyễn Thị Ánh


Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

MỤC LỤC


Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG

TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XĂNG DẦU 6

1.1. KHÁI QUÁT VỀ HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG 6

1.1.1. Khái niệm hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường 6

1.1.2. Đặc điểm của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường 7

1.2. NHU CẦU KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XĂNG DẦU 11

1.2.1. Một số đặc điểm của thị trường kinh doanh xăng dầu 11

1.2.2. Sự cần thiết phải kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu 14

1.3. CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XĂNG DẦU 18

Tiểu kết Chương 1 22

Chương 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 23

2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XĂNG DẦU 23

2.1.1. Xác định vị trí thống lĩnh thị trường 23

2.1.2. Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo pháp luật cạnh tranh 31

2.1.3. Các quy định về thủ tục điều tra xử lí hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường 46

2.1.4. Chế tài đối với hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường 52

2.2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 54

2.2.1. Khái quát về thị trường kinh doanh xăng dầu của Việt Nam 54

2.2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh

xăng dầu ở Việt Nam hiện nay 62

Tiểu kết Chương 2 73

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM 74

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC

KINH DOANH XĂNG DẦU 74

3.1.1. Đảm bảo tính phù hợp của các quy định đối với thực tiễn thị trường kinh doanh xăng dầu 74

3.1.2. Đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, góp phần đảm bảo sự

ổn định và hiệu quả của thị trường kinh doanh xăng dầu 75

3.1.3. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước 77

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XĂNG DẦU 78

3.2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật cạnh tranh về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu 78

3.2.2. Tăng cường vai trò của cơ quan quản lý nhà nước 83

3.2.3. Tăng cường sự minh bạch của thị trường 85

3.2.4. Đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong thị trường kinh doanh xăng dầu 86

Tiểu kết Chương 3 89

KẾT LUẬN 90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Cạnh tranh là hệ quả tất yếu của nền kinh tế thị trường và là nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển của nền kinh tế. Đây là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến sự thành công hay thất bại trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Pháp luật cạnh tranh Việt Nam đã có những quy định cụ thể điều chỉnh các hoạt động cạnh tranh trên thị trường, trong đó có các quy định kiểm soát vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp. Các quy định này phần nào đã đáp ứng được nhu cầu bảo đảm pháp lý về môi trường kinh doanh lành mạnh bình đẳng của một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường.

Thị trường kinh doanh xăng dầu là một trong những thị trường có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động của nền kinh tế cũng như đời sống của người dân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trên thị trường kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam đã diễn ra tình trạng giá xăng dầu trong nước tăng giảm không phù hợp với sự tăng giảm giá xăng dầu thế giới, cụ thể là khi giá xăng dầu thế giới tăng thì giá xăng dầu trong nước cũng lập tức tăng, nhưng khi giá xăng dầu thế giới giảm thì giá xăng dầu trong nước lại không giảm theo. Sự bất hợp lý này có liên quan mật thiết đến một số doanh nghiệp lớn, giữ vị trí thống lĩnh trên thị trường. Vì vậy, thực tế của thị trường kinh doanh xăng dầu đặt ra nhu cầu phải nghiên cứu vấn đề kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu nhằm đảm bảo thị trường có sự cạnh tranh lành mạnh, các hoạt động kinh doanh xăng dầu tuân thủ đúng nguyên tắc của nền kinh tế thị trường, tạo sự phát triển bền vững của thị trường kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 thay thế Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về kinh doanh xăng dầu được ban hành và có hiệu lực từ tháng 11/2014.

Từ các phân tích ở trên, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình với mong muốn sẽ góp một phần nhỏ tìm ra những nguyên nhân của bất cập trong các quy định của pháp luật cạnh tranh nói chung, pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường nói riêng, qua đó, đưa ra định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam.

2. Tình hình nghiên cứu

Cơ chế kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường được hình thành từ khá sớm trong lịch sử và dần trở thành nội dung quan trọng trong hệ thống pháp luật cạnh tranh của mỗi quốc gia. Ở nước ta, sau khi Luật Cạnh tranh ra đời năm 2004, đã có nhiều công trình nghiên cứu về doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền theo pháp luật cạnh tranh. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu đã công bố như: Phan Thị Vân Hồng (2005), Độc quyền và pháp luật về kiểm soát độc quyền ở Việt Nam hiện nay; Đặng Vũ Huân (2004), Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam; Đào Ngọc Báu (2004), Vấn đề độc quyền ở Việt Nam; Nguyễn Ngọc Sơn (2006), Phân tích và luận giải các quy định của Luật Cạnh tranh về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh; Nguyễn Thị Bảo Nga (2012), Kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật Cạnh tranh Việt Nam hiện nay; Nguyễn Như Sơn (2013), Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh điện; Nguyễn Thế Cường (2013), Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam hiện nay; Đỗ Tuấn Lâm (2014), Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 03/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí