Kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật - 6


nghiệp, các ngành lĩnh vực cũng như đời sống của người dân. WEF đã đưa ra báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh toàn cầu 2009 – 2010 đánh giá 75 trên 133 quốc gia cho thấy chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam chưa được cải thiện và giảm 5 bậc do với năm 2008 chủ yếu là do chỉ số ổn định kinh tế vĩ mô bị đánh tụt từ hạng 70 xuống 112, tác động mạnh với nền kinh tế và khả năng cạnh tranh. Nguyên nhân chủ yếu là do tác động hệ quả của quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới khiến cho các hoạt động tập trung kinh tế ở quy mô có khả năng chi phối thị trường ngày càng tăng. Để tham gia WTO, Việt Nam bên cạnh việc phải công nhận các cam kết quốc tế về đầu tư, liên doanh, liên kết còn phải đảm bảo sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới nhiều văn bản luật để phù hợp với các quy tắc chung và yêu cầu xây dựng hành lang pháp lý chuẩn cho một môi trường cạnh tranh lành mạnh. Tức là các doanh nghiệp trong nước không còn được hưởng sự khác biệt từ các rào cản thương mại và sự bảo hộ từ phía nhà nước nữa; mà phải “tự bơi” bằng chính năng lực của mình và phải đủ mạnh để cạnh tranh bình đẳng. Tuy nhiên theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP của chính phủ về trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa, hầu hết các doanh nghiệp lớn của Việt Nam chỉ đạt tối đa là 300 lao động và vốn kinh doanh đạt hơn 100 tỷ đồng, chỉ đạt mức doanh nghiệp nhỏ, vừa, thậm chí siêu nhỏ so với các doanh nghiệp tại các nước đang phát triển. Trong khi đó, khi chính thức trở thành thành viên WTO, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng lên, ngày càng nhiều hơn các TNC, các FDI lớn mạnh về công nghệ tài chính hoạt động trên thị trường Việt Nam. Điều đó cũng đồng nghĩa doanh nghiệp Việt Nam đang bị đe dọa trước sự cạnh tranh gay gắt và không cân sức. Các doanh nghiệp nước ngoài với kinh nghiệm thương trường và tiềm lực kinh tế sẽ không ngần ngại lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường của mình từng bước áp dụng các thủ pháp cạnh tranh để chiếm đoạt khách hàng, thôn tính các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiến tới lũng đoạn thị trường Việt Nam. Nếu để tình trạng đó xảy ra, hậu quả đối với nền kinh tế đất nước sẽ không chỉ dừng lại ở sự tụt hạng mà sâu xa hơn là sẽ là sự hòa tan và biến mất trên bản đồ kinh tế thế giới.


Một vấn đề khác đặt ra cho bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam là sự mất cân đối trong tương quan thị trường giữa khu vực kinh tế Nhà nước và các khu vực khác. Vị trí thống lĩnh thị trường, độc quyền hiện nay gần như hoàn toàn thuộc về khối doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp này được hình thành chủ yếu trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, do các chính sách ưu đãi bảo trợ và do các quyết định hành chính. Cho đến hiện nay chưa có tổ chức nào đạt được vị trí thống lĩnh thị trường, độc quyền thông qua quá trình cạnh tranh. Hơn nữa, do các doanh nghiệp này được giữ tỷ trọng lớn trong ngành kinh tế trong khi không có ưu thế tuyệt đối, chưa hoàn thiện về cơ chế điều hành, quản lý và hoạt động đã trở thành rào cản cho các doanh nghiệp tiềm năng ra nhập thị trường và gánh nặng cho nền kinh tế. Điển hình là trường hợp tập đoàn tàu thủy Vinashin hoạt động yếu kém, đầu tư dàn trải, làm thua lỗ cho quốc gia hàng nghìn tỷ đồng nhưng vẫn không thể phá sản bởi theo lý giải của các nhà làm chính sách đây là ngành nghề thiết yếu cần bảo hộ và nâng đỡ. Và nhiều, rất nhiều cái ung nhọt khác được hình thành do cơ chế bảo hộ sẽ vỡ ra trong tương lai gần. Sự sụp đổ khu vực kinh tế sẽ tất yếu kéo theo sự sụp đổ của toàn bộ nền kinh tế quốc gia. Mặc dù hiện nay số lượng các doanh nghiệp nhà nước đã giảm đáng kể do chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp này, chỉ giữ lại các ngành quan trọng cần có sự điều tiết của nhà nước nhưng những lĩnh vực có ưu đãi và tỷ trọng lớn đều thuộc về khu vực quốc doanh. Dường như khái niệm “vai trò chủ đạo” được ghi nhận trong Hiến pháp 1992 bị hiểu nhầm và bóp méo thành thống lĩnh thị trường, độc quyền kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Có lẽ đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi tại sao chưa có sự bình đẳng trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam.

Không thể phủ nhận những mặt tích cực của cạnh tranh với vai trò là động lực của sự phát triển, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và bền vững. Tuy vậy nó cũng khiến cho các chủ thể kinh doanh có xu hướng lũng đoạn thị trường nhằm tích tụ tư bản một cách cao nhất. Chúng ta cũng cần khách quan nhìn nhận rằng, sự cạnh tranh diễn ra


trên thị trường kinh doanh Việt Nam ngày càng khốc liệt và có nguy cơ bị lạm dụng từ phía các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, độc quyền trong và ngoài nước.


2.1.2. Nhận thức của xã hội, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước về Luật cạnh tranh và kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

Thông qua thực tiễn có thể thấy, đa số các vụ việc vi phạm cạnh tranh đều xuất phát từ khả năng nhận thức chưa được đầy đủ và đúng đắn của doanh nghiệp hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nội dung của các quy định pháp luật. Luật cạnh tranh ra đời đã góp phần trang bị kiến thức cạnh tranh cho các đối tượng sử dụng và thực thi luật pháp; hiện thực hóa các chính sách cạnh tranh trong xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, tiến tới hoàn thiện cơ chế thị trường tại Việt Nam. Về cơ bản, các doanh nghiệp hiện nay đã bước đầu tuân thủ hoạt động cạnh tranh lành mạnh trên thị trường và tìm đến các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để bảo vệ quyền và lợi ích khi hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ bị cạnh tranh không lành mạnh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Để có thể thực hiện tốt hơn việc hỗ trợ thực thi các quy định pháp luật, hàng năm cơ quan quản lý cạnh tranh đã tiến hành đo nhận thức những đối tượng trực tiếp chịu sự điều chỉnh của Luật cạnh tranh như xã hội dân sự, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước. Kết quả thu được tương đối khả quan.

Trong đó, nhận thức đối tượng doanh nghiệp, hiệp hội tăng đều qua các năm nhưng không đều, cụ thể: nhận biết về luật cạnh tranh (69,8% năm 2008, 73,6% năm 2009 và 79,8% năm 2010); hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình trong vụ việc cạnh tranh (82,2% năm 2008, 86,7% năm 2009 và 91,3% năm 2010) và áp dụng Luật cạnh tranh như công cụ bảo vệ quyền và lợi ích của mình trong thị trường cạnh tranh (74,5% năm 2008, 80,1% năm 2009 và 84,5% năm 2010) [2, tr 47-64]. Hơn nữa, Luật cạnh tranh được coi là vũ khí tự vệ của doanh nghiệp, đặc biệt là của các doanh nghiệp nhỏ và vừa; nhưng có đến 25% doanh nghiệp được hỏi chưa biết đến Luật cạnh tranh. Điểm đáng lưu ý thứ hai là đa số các trường hợp tiếp cận Luật cạnh tranh đều thông qua con

Kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật - 6


đường tự tìm hiểu (96,6%). Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do không có cán bộ đủ trình độ để hiểu luật (86,2%) hoặc doanh nghiệp không mấy quan tâm đến lĩnh vực pháp luật này. Hay với những câu hỏi rất dễ như cạnh tranh xảy ra trong tình huống nào, doanh nghiệp khi nào bị coi là có vị trí thống lĩnh thị trường, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường gồm những hành vi nào, mức xử phạt đối với các hành vi này như thế nào, cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết, tòa án nào có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, kháng cáo quyết định của cơ quan quản lý cạnh tranh… thì tỷ lệ trả lời sai vẫn là rất cao. Điều này cho thấy mức độ nhận biết của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam về Luật cạnh tranh đang ở mức đáng lo ngại. Ngược lại, đa phần doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại nghiên cứu và hiểu rất rõ về pháp luật cạnh tranh. Trước mọi hoạt động, giao dịch kinh doanh có tiềm ẩn yếu tố có khả năng vi phạm pháp luật cạnh tranh, các doanh nghiệp này đều tư vấn cán bộ pháp chế, các văn phòng luật sư và Cục quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành giao dịch đó. Có thể thấy nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật cạnh tranh của nhóm đối tượng này là rất cao.

Đối với nhóm đối tượng cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương, Cục quản lý cạnh tranh đã tiến hành khảo sát tại một số cơ quan như Cục điều tiết điện lực, Cục hàng hải, Cục bảo hiểm… Kết quả cho thấy việc nhận biết về Luật cạnh tranh của các đối tượng này là tương đối cao (70,8% năm 2008, 73,2% năm 2009 và 78,5% năm 2010). Tỷ lệ nhận biết về luật đã tăng lên đáng kể (khoảng 3-5%/năm). Tuy vậy, vẫn tồn tại rất nhiều cơ quan chuyên ngành biết về Luật cạnh tranh nhưng cho rằng quy phạm pháp luật chỉ điều chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Chỉ có một số ít là hiểu rõ và đầy đủ về Luật cạnh tranh. Thông qua quá trình khảo sát cũng ghi nhận một thực tế: tỷ lệ các đối tượng được hỏi biết về vai trò và vị trí của Cục quản lý cạnh tranh vẫn còn rất thấp (39,6% năm 2008, 45,2% năm 2009 và 50,5

%năm 2010). Điều đó chứng tỏ ảnh hưởng của cơ quan này đến chính cách cơ quan nhà nước còn rất mờ nhạt. Thậm chí, các Sở, Ban ngành địa phương cũng không hề


biết có Cục quản lý cạnh tranh; một số đơn vị nghe nói nhưng không biết chức năng, nhiệm vụ của cơ quan.

Qua số liệu thống kê nêu trên, chúng ta không khỏi giật mình về sức sống của Luật cạnh tranh trong đời sống xã hội, trong ý thức của doanh nghiệp và của các cơ quan nhà nước. Điều này lý giải tại sao vấn đề cạnh tranh nói riêng và hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường nói chung ngày càng gia tăng nhưng lại không được xử lý; khiến cho vai trò của pháp luật không được coi trọng, môi trường kinh doanh chưa đảm bảo tính công bằng và minh bạch. Để khắc phục tình trạng này, giải pháp cốt lõi nhất là cần phải có thêm nhiều hơn nữa các chương trình và kế hoạch để nâng cao nhận thức cộng đồng về pháp luật cạnh tranh cũng như chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý cạnh tranh...


2.1.3. Tình trạng lạm dụng của các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường Hiện nay, do tác động của nền kinh tế thị trường và thương mại toàn cầu hóa,

ngày càng có nhiều vụ việc liên quan đến hành vi lạm dụng của các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường diễn ra và bị xử lý trên thế giới. Điển hình như trường hợp Microsoft bị phạt vì lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng (mua hệ điều hành) thông qua đó hạn chế cạnh tranh. Tổng mức xử lý được áp dụng ở Mỹ và châu Âu tính từ năm 2004 đến 2008 khoảng 1 tỷ USD. Hay vụ Deutsche Telekom (năm 2003, do Ủy ban Cạnh tranh Châu Âu xử lý), theo đó hãng viễn thông Deutsche Telekom đã bị xử lý vì hành vi tăng giá cung cấp “hàng hóa dịch vụ thiết yếu” đối với các đối thủ cạnh tranh của mình (vì Deutsche Telekom giữ vị trí thống lĩnh trên thị trường cung cấp này) để các đối thủ cạnh tranh với mình trên thị trường thứ cấp không thể bán giá thấp và do đó mất lợi thế cạnh tranh.

Ở Việt Nam, từ khi Luật cạnh tranh ra đời cho đến nay, Cục quản lý cạnh tranh mới chỉ thụ lý và điều tra 02 vụ việc liên quan đến hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh trên thị trường do doanh nghiệp nộp hồ sơ khiếu nại. Đó là vụ Công ty Thương mại


dịch vụ Tân Hiệp Phát khiếu nại Công ty liên danh Nhà máy bia Việt Nam lạm dụng vị trí thống lĩnh trên thị trường bia cao cấp để ngăn cản việc tham ra thị trường của đối thủ cạnh tranh mới; Vụ thứ hai liên quan đến khiếu nại của một số doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực điện ảnh khiếu nại Công ty Cổ phần truyền thông Megastar đã lạm dụng vị trí thống lĩnh trên thị trường phân phối phim nhựa nhập khẩu. Tháng 5/2010, Cục quản lý cạnh tranh đã thụ lý hồ sơ vụ việc. Hiện nay vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra để xác minh và làm rõ. Về hoạt động điều tra tiền tố tụng, năm 2010, Cục quản lý cạnh tranh đã thực hiện điều tra tiền tố tụng các vụ việc lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường đã từng xảy ra trong năm 2009 và vẫn tiếp tục tiếp diễn đầu năm 2010. Trong đó, điều tra tiền tố tụng về lạm dụng vị trí thống lĩnh trên thị trường phim nhựa nhập khẩu và điều tra tiền tố tụng về lạm dụng vị trí thống lĩnh trên thị trường dầu thực vật. Về công tác xử lý, Hội đồng cạnh tranh chưa tiến hành xử lý một vụ việc nào liên quan đến hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường mà mới chỉ dừng lại đình chỉ một vụ việc và giải quyết trường hợp đặc biệt của vị trí thống lĩnh thị trường – lạm dụng vị trí độc quyền. Cụ thể là vụ Jetstar Pacific Airlines kiện Vinapco, thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), năm 2009. Vietnam Airlines thông qua công ty con của mình áp đặt Jetstar Pacific Airlines hàng tháng phải ứng trước tiền cho Vinapco để công ty này đi mua nguyên liệu bay về bán lại. Hành vi này được coi là lợi dụng vị thế độc quyền để chiếm dụng vốn, từ đó dần loại đối thủ cạnh tranh, thu hút khách hàng về phía mình. Hội đồng Cạnh tranh đã quyết định phạt Vinapco 3 tỷ đồng, yêu cầu Vinapco lập tức cung cấp xăng cho Jetstar Pacific Airlines đồng thời cấp quyền cung cấp xăng hàng không cho PJF thuộc Petrolimex để xóa thế độc quyền của Vinapco. Bên cạnh các vụ việc đã được cơ quan quản lý cạnh tranh phát hiện và đang tiến hành điều tra xử lý, trên thị trường Việt Nam hiện nay còn xuất hiện một loạt các hành vi khác có dấu hiệu vi phạm điều cấm lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường cần phải được kiểm soát nhưng chưa có căn cứ để tiến hành cáo buộc vi phạm như trường hợp hạn chế số lượng xuất bản lịch bloc, quyết định giá bán một số sản


phẩm, chỉ định một đơn vị phân phối… của Hội Xuất bản và Cục Xuất bản Việt Nam… Để hiểu rõ hơn tình hình lạm dụng của các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường ở Việt Nam hiện nay, tác giả xin dẫn ra hai trường hợp điển hình:

Sáu doanh nghiệp nhập phim kiện Megastar

Trong hệ thống doanh nghiệp phân phối phim nhập khẩu tại Việt Nam, Megastar là một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, có công nghệ và vốn đầu tư, rạp lớn, giá vé cao. Vì vậy, Megastar có vị trí thuận lợi khi thương thảo với nhiều hãng phim lớn trên thế giới. Nắm trong tay số lượng phim nhập khẩu áp đảo, Megastar quay trở lại nâng giá thuê phim cho các rạp với lý do doanh thu cao thì chi phí thuê phim cũng phải tăng lên. Từ tháng 6/2009, Megastar bắt đầu thay đổi cơ chế chia doanh thu bán vé và thực hiện việc áp đặt chính sách Giá thuê phim tối thiểu trên mỗi người xem là 25 nghìn đồng (sau thuế). Bên cạnh đó, Megastar còn ép các rạp phải tăng suất chiếu mỗi tuần, tuân thủ các điều kiện phát hành của hãng, đảm bảo cho phim của Megastar được chiếu ở phòng chiếu lớn nhất, giờ chiếu tốt nhất, áp đặt các điều kiện trong hợp đồng (để có Transformers, Công ty Cổ phần phim Thiên Ngân phải lấy kèm phim hoạt hình Ice Age3)… Hậu quả là các doanh nghiệp chiếu phim đều bị sụt giảm 25-50% doanh thu, không thể nhập và sử dụng phim từ các hãng phim khác, ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền khán giả.

Trước tình hình này, các doanh nghiệp điện ảnh trong nước liên tục yêu cầu Megastar đàm phán, nhưng không nhận được sự hợp tác. Ngày 1/3/2010, sáu doanh nghiệp gồm: Công ty cổ phần Sài Gòn Điện ảnh, Công ty cổ phần Điện ảnh 212, Công ty cổ phần truyền thông Điện ảnh Sài Gòn, Công ty cổ phần phim Thiên Ngân, Công ty TNHH một thành viên điện ảnh Hà Nội, Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng Đồng Nai đã đồng loạt đệ đơn lên Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Ngày 17/3/2010, sau quá trình hòa giải và thương lượng do Cục điện ảnh chủ trì không thành công, sáu doanh nghiệp này tiếp tục gửi đơn khiếu nại tập thể lên Cục Quản lý Cạnh tranh và được chấp nhận thụ lý vụ việc. Ngày 12/5/2010, Cục Quản lý Cạnh tranh ra quyết định


tiến hành điều tra sơ bộ đối với Megastar. Đến nay, vụ việc này vẫn đang được tiến hành điều tra tiền tố tụng.

Theo ý kiến của các nhà khoa học, Megastar có dấu hiệu lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường được quy định trong Luật cạnh tranh. Bởi, Megastar chiếm hơn 30% thị phần trên thị trường phân phối phim Việt Nam và thực hiện một số nhóm hành vi gây tổn hại đến môi trường cạnh tranh, ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Tiếp cận hồ sơ và chứng cứ cho thấy Megastar có dấu hiệu vi phạm Luật cạnh tranh là: “Áp đặt giá bán hàng hóa, dịch vụ một cách bất hợp lý”. Theo quy định của Luật, doanh nghiệp thống lĩnh thị trường không được tăng quá 5% giá vé trong vòng sáu tháng nếu không có những biến động đặc biệt trên thị trường. Trong khi đó, Megastar áp đặt Giá thuê phim tối thiểu làm cho giá thuê phim tăng trung bình 19% - 30% so với trước đây. Hơn nữa, Megastar đã áp đặt các điều kiện khác như: buộc lấy kèm phim, buộc chiếu phim ở phòng lớn nhất và vào các giờ chiếu do Megastar chỉ định vi phạm điều cấm “Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa dịch vụ”. Không chỉ vậy, hậu quả của hành vi tiến đến cào bằng giá phim để hút khán giả về cụm rạp của mình và gây ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp chiếu phim, khiến các doanh nghiệp nhỏ lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn. Như vậy, Megastar đang độc quyền dần thị trường chiếu phim, quyết định cho người dân Việt Nam xem phim gì và quyết định đối tượng nào được phép xem phim. Vì vậy, vụ sáu doanh nghiệp Việt Nam kiện Megastar không thể coi là tranh chấp đơn thuần và không thể tiến hành hòa giải, mà phải trừng trị bằng các quy phạm cạnh tranh nghiêm khắc, mang tính răn đe cao. Đại diện pháp lý của sáu doanh nghiệp chiếu phim Việt Nam cũng khẳng định, họ muốn thông qua vụ việc để hướng tới một thị trường cạnh tranh lành mạnh chứ không nhằm mục đích được bồi thường. Tuy nhiên, một vướng mắc đặt ra là khó chứng minh vị trí thống lĩnh thị trường của Megastar do các quy định còn chung chung và có nhiều cách hiểu khác nhau. Có lẽ chính vì vậy mà vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra mà chưa có kết luận cuối cùng.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 03/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí