Những Hạn Chế, Vướng Mắc Trong Kiểm Sát Điều Tra Vụ Án Hiếp Dâm Người Dưới 16 Tuổi Trên Địa Bàn Tỉnh Đồng Nai

của BLTTHS đó là có người đại diện của bị hại tham gia vào toàn bộ các buổi lấy lời khai bị hại và ký tên vào tất cả các biên bản lấy lời khai đó.

Chính vì vậy, qua nghiên cứu tổng số vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi trong 5 năm qua bị khởi tố trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là: 117 vụ án với 114 bị can, tiến hành truy tố 102 vụ với 102 bị can, xét xử 99 vụ với 99 bị can thì không có vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi nào xảy ra tình trạng oan sai hoặc Tòa án cấp cao khu vực hủy án, sửa án.

Thứ ba, hoạt động kiểm sát khám xét trong vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tuân thủ đầy đủ những quy định của pháp luật TTHS và mang lại những giá trị lớn, thu giữ nhiều chứng cứ quan trọng.

Qua nghiên cứu hồ sơ các vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi xảy ra trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thời gian qua cho thấy: 100% số vụ án sau khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can CQĐT đều ra lệnh khám xét người hoặc nơi ở của bị can hoặc bị hại. Quá trình kiểm sát viên kiểm sát khám xét của CQĐT đều kiểm tra việc thu giữ, niêm phong, bảo quản phương tiện, tài liệu, đồ vật [17] liên quan đến vụ án như: lông, tóc, dấu vết mau, camera, điện thoại, máy tính. Việc thu giữ những đồ vật, tài liệu liên quan trong quá trình khám xét giúp CQĐT thu thập được những chứng cứ quan trọng cho quá trình giải quyết vụ án. Như vụ án: V (sinh 6/6/2002) và cháu QA (sinh ngày 5/11/2008) có mối quan hệ quen biết và yêu thương nhau qua mạng xã hội Facebook. Lợi dụng việc QA còn nhỏ, thiếu hiểu biết và có ba, mẹ đã ly hôn, QA đang sống cùng bà nội. Trong khoảng thời gian từ ngày 06 đến ngày 10 tháng 5 năm 2020 Vũ đã sử dụng điện thoại của mình liên hệ và rủ cháu Quỳnh Anh đến nhà bà M (mẹ ruột V) ở tỉnh ĐN và đưa Quỳnh Anh vào phòng ngủ của V. Tại đây, V đã thực hiện giao cấu và thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với cháu QA và khi cháu chưa đủ 13 tuổi.

Ngày 11 tháng 12 năm 2020 cháu QA kể lại sự việc bị V giao cấu cho bà nội L biết, bà L đã làm đơn trình báo hành vi phạm tội của V. Tại CQĐT

ban đầu V một mực chối tội, cho rằng mình chỉ có hành vi ôm, hôn và do QA chủ động. Trong khi đó QA còn có mối quan hệ yêu đương với những người khác. Quá trình khám xét ban đầu CQĐT không thu thập được nhiều. Tuy nhiên qua kiểm sát lấy lời khai bị hại có nói hay nhắn tin với V nên VKS yêu cầu CQĐT khám xét lại để thu giữ chiếc điện thoại mà bị can thường sử dụng được cất giấu tại nhà bà nội của V. Sau đó, quá trình khám xét nhà của V, CQĐT đã thu giữ chiếc điện thoại Iphone chứa đựng rất nhiều nội dung trò chuyện tình cảm yêu đương, trong đó có nhắc đến hai lần quan hệ tình dục của V và QA, còn hẹn có dịp thì sẽ tiếp tục… Đây là những chứng cứ khiến sau đó bị can ngoan ngoãn khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.

Từ hoạt động kiểm sát điều tra hoạt động khám xét trong vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi VKSND tỉnh Đồng Nai đã kịp thời yêu cầu CQĐT khám xét lại tìm ra chứng cứ quan trọng của vụ án trên.

Việc lập biên bản khám xét, tạm giữ; kịp thời phát hiện các vi phạm để yêu cầu chấm dứt, khắc phục; khi cần thiết phải đề ra yêu cầu điều tra bằng lời nói; ghi chép nội dung cần thiết; ký biên bản khám xét, tạm giữ theo quy định pháp luật. Kết thúc việc khám xét trong vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi đều phải được Kiểm sát viên chủ động phối hợp với Điều tra viên, Cán bộ điều tra đánh giá, sử dụng kết quả khám xét, tạm giữ để phục vụ có hiệu quả trong quá trình giải quyết vụ án.

Thứ tư, kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, xem xét dấu vết trên thân thể trong vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được thực hiện nhanh chóng, chính xác, hiệu quả và đúng pháp luật

Công tác kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường đặc biệt quan trọng trong loại án này, vì đặc thù án hiếp dâm người dưới 16 tuổi đa số là một chứng một cung, không có người làm chứng, ít trường hợp bắt quả tang, lại thường xảy ra ở nơi vắng vẻ, không có camera,... nên việc yêu cầu cơ quan điều tra nhanh chóng, kịp thời thu giữ dấu vết vật chất đặc biệt là lông, tóc,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

sợi, dịch, máu, quần áo, công cụ trong các vụ án xâm hại tình dục vì đây là những chứng cứ quan trọng để truy nguyên đối tượng… Khi có dấu hiệu phải tập trung vào việc khám nghiệm hiện trường, đưa người bị hại đến các cơ sở y tế có thẩm quyền thăm khám, giám định, xác định các tổn thương trên cơ thể, ở bộ phận cơ quan sinh dục, kết luận tổn hại sức khỏe, có hay không có thai?

Tất cả các vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi xảy ra tại tỉnh Đồng Nai đều được VKSND tỉnh Đồng Nai quan tâm đặc biệt đến công tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi để thu thập các chứng cứ quan trọng để truy nguyên đối tượng hạn chế tối đa xảy ra trường hợp bị oan sai do đánh giá chứng cứ yếu...

Kiểm sát điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 7

Phạm vi của công tác KS khám nghiệm hiện trường phải được tiến hành từ khi có thông báo của CQĐT cho đến khi kết thúc việc khám nghiệm hiện trường và phải được thể hiện trong hồ sơ khám nghiệm hiện trường. Việc KS được tiến hành không chỉ ngay tại hiện trường và cũng không chỉ gói gọn trong hoạt động khám nghiệm nơi có dấu hiệu của vụ việc mang tính hình sự mà còn thể hiện KS tất cả những hoạt động tố tụng khác xuất phát nhằm thu thập đầy đủ các dấu vết, các vật chứng, những thông tin về hiện trường vụ việc mang tính hình sự như người chứng kiến, vấn đề hồ sơ khám nghiệm hiện trường, việc khám xét, thu giữ vật chứng, trưng cầu giám định...

Thứ năm kiểm sát hoạt động giám định trong vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai kịp thời, đầy đủ, đúng pháp luật, là yếu tố then chốt chứng minh hành vi phạm tội của bị can

Trong quá trình kiểm sát các hoạt động giám định trong vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh, KSV đều phải chủ động phối hợp với Điều tra viên, Cán bộ điều tra để thống nhất nội dung trưng cầu giám định trước khi trưng cầu; khi có kết luận giám định KSV đều phối hợp với Điều tra viên kiểm tra để đánh giá toàn bộ kết quả và lập thành biên bản lưu hồ sơ kiểm sát.

Trong điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi thì kết quả giám định là chứng rất quan trọng và đắt giá nhất để chứng minh hành vi phạm tội, hậu quả của tội phạm, vì vậy cần phải kiểm sát chặt chẽ về nội dung và kết quả giám định.

Ví dụ: Vào đầu tháng 10/2020, thông qua mang xã hội Facebook, D (sinh ngày 14/01/2003) đã sử dụng số điện thoại 034728….6 với nick name “Hoàng tử” để làm quen với cháu H (sinh ngày 26/6/2008) có số điện thoại 078…67066 với nick name “Gia Mun”. Quá trình nói chuyện, D phát sinh tình cảm với cháu H nên trong khoảng thời gian từ đầu tháng 10/2020 đến ngày 10/11/2020, D đã đến nhà cháu H ở ấp H, xã HL, TN, tỉnh ĐN và đã có 04 (bốn) lần quan hệ tình dục với cháu H, trong đó lần thứ 4: Vào khoảng 12h ngày 10/11/2020, D đến nhà và vào phòng ngủ cháu H. Sau một lúc nói chuyện thì cả hai hai ôm hôn nhau, cởi quần áo ra để quan hệ tình dục được 05 phút thì bà ngoại của cháu H nghe tiềng chó sủa nên đi qua gò cửa nhà cháu H. Do sợ bị phát hiện nên D đứng đậy, bỏ chạy vào nhà tắm và bị bà ngoại của H phát hiện, tố cáo đến CQĐT Công an tỉnh ĐN.

Ngay khi bà ngoại của H tố cáo đến CQĐT Công an tỉnh ĐN đã tiến hành giám định đối với cháu H, thu giữ mẫu tinh dịch trong âm đạo của H để giám định AND… Sau đó kết quả giám định mẫu tinh dịch thu được trong âm đạo của H là của D. Đây chính là căn cứ then chốt khẳng định chắc chắn hành vi phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi của D được CQĐT và VKS phối hợp yêu cầu thu giữ và giám định ngay khi có sự việc phạm tội xảy ra.

Thứ sáu kiểm sát hoạt động tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Có thế thấy mặc dù tồng số án thụ lý, giải quyết tăng lên hàng năm nhưng số án đình chỉ điều tra lại giảm đi đáng kế. Các vụ án, bị can do CQĐT đình chi điều tra về cơ bản đều đàm bào tính cỏ căn cứ vả hợp pháp. Không có bị can nào đinh chi điều tra do không phạm tội; Không cỏ trường

hợp nào đinh chi sai, không đủng pháp luật phải hủy quyết định đỉnh chi điều tra, phục hồi điều tra. Các vụ án, bị can đinh chi điều tra đều được tiến hành thận trọng, chặt chẽ, cơ bàn đảm bào đủng trinh tự thủ tục và đều được họp bàn trao đồi, thống nhất giừa các cơ quan tiến hành tố tụng.

Kết quả trên chứng minh VKSND thực hiện tốt hoạt động KSĐT để hạn chế thấp nhất việc KTVA sau đó phải đình chỉ ĐT. Tuy nhiên, so với tổng số vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi đã phát hiện, khởi tố ĐT thì tỷ lệ án khởi tố sau đó đình chỉ vẫn còn xảy ra, nhất là đình chỉ do không chứng minh được hành vi phạm tội.

Từ năm 2016 - 2020, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã đình chỉ 05 vụ /06 bị can do hết thời hạn điều tra nhưng không chứng minh được hành vi phạm tội của bị can, bởi chứng cứ tài liệu thu thập còn yếu, chưa đảm bảo cơ sở vững chắc để buộc tội đối với bị can, còn nhiều tình tiết mâu thuẫn trong lời khai giữa bị can với người bị hại nhưng không được điều tra làm rò, hoặc do vi phạm thủ tục tố tụng ngay từ ban đầu, dẫn đến sau đó bị can chối tội thì không thể khắc phục được.

Cụ thể vụ án: Vào ngày 07/6/2016, Q sinh ngày 13/4/2000 có hành vi hiếp dâm cháu QA sinh ngày 02/01/2012. Ngày 15/6/2016, Cơ quan CSĐT Công an huyện ĐQ, tỉnh ĐN đã KTVA, KTBC đối với Q để ĐT về tội “Hiếp dâm trẻ em”, quy định tại Điều 112 của Bộ luật Hình sự 1999. Khi xảy ra vụ án, Q là người chưa thành niên phạm tội, theo quy định của pháp luật phải có Luật sư tham gia và người đại diện giám hộ chứng kiến. Tuy nhiên, khi làm việc ban đầu với Q tại Công an xã Suối Nho và Công an huyện ĐQ có mời cha của Q tham gia giám hộ. Nhưng trong quá trình hỏi cung bị can tại CQCSĐT Công an huyện ĐQ không có Luật sư tham gia và cũng không có người giám hộ theo quy định. Đến khi làm việc xong, ĐTV mới đưa biên bản hỏi cung bị can cho cha mẹ bị can ký tên.

Khi vụ án được chuyển đến CQCSĐT Công an tỉnh ĐN để thụ lý giải quyết theo thẩm quyền, bị can đã thay đổi toàn bộ nội dung lời khai, không thừa nhận hành vi hiếp dâm đối với cháu QA.

Với các tài liệu, chứng cứ không bảo đảm giá trị pháp lý và CQCSĐT cũng không có bất cứ tài liệu, chứng cứ nào để chứng minh hành vi phạm tội của bị can Quý. Vì vậy, ngày 08/12/2016, CQCSĐT Công an tỉnh ĐN ra QĐ đình chỉ vụ án, đình chỉ ĐT bị can đối với Q về tội “Hiếp dâm trẻ em”.

2.2.2. Những hạn chế, vướng mắc trong kiểm sát điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

- Hạn chế, vướng mắc trong kiểm sát việc hỏi cung bị can, lấy lời khai người bị hại trong vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi

Thực tế kiểm sát hoạt động điều tra các vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cho thấy: Phần lớn các vụ án phát hiện muộn bởi bị hại tố cáo muộn do nhiều lý do đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu thập dấu vết vật chất liên quan đến tội phạm. Hầu hết các vụ án đều không có người làm chứng trực tiếp, trong khi các đối tượng bị tố cáo thường là ngoan cố, khai báo quanh co, chối tội hoặc chỉ nhận một phần hành vi phạm tội (Ví dụ như: chỉ nhận có hành vi dâm ô), thậm chí có trường hợp khai bị yếu sinh lý, không thể thực hiện được hành vi giao cấu nhằm chối tội. Bên cạnh đó, nhóm bị hại ở độ tuổi này thường có trí nhớ ngắn hạn, lúc nhớ, lúc không nhớ khi khai về hành vi của người phạm tội. Ngoài ra, sự đe dọa của bị can dành cho bị hại làm ảnh hưởng đến tâm lý của bị hại là lo lắng, sợ sệt, xấu hổ... nên việc khai báo lúc đúng, lúc sai, lúc nhớ, lúc quên... gây khó khăn không nhỏ cho quá trình đấu tranh với loại tội phạm này.

Tại Điểm g Khoản 1 Điều 42 BLTTHS năm 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của KSV: “...g) Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân,

người làm chứng, bị hại, đương sự, lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp” nhưng phần lớn các vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi KSV chưa sử dụng quyền năng này vào việc kiểm sát điều tra nhằm làm rò thêm mục đích, động cơ phạm tội do tâm lý e ngại và do khối lượng công việc được giao lớn. Qua kiểm sát việc điều tra của Cơ quan điều tra, KSV cũng ít khi trực tiếp cùng Điều tra viên hỏi cung bị can hoặc lấy lời khai người bị hại, người làm chứng để làm rò những vấn đề còn mâu thuẫn trong vụ án, đặc biệt đối với các vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi thì hậu quả của tội phạm là vô cùng nặng nề vì thế nhiều khi cần làm rò thêm hậu quả mà hành vi tội phạm gây ra cần phải có sự phối kết hợp giữa Điều tra viên và Kiểm sát viên trong việc hỏi cung bị can hoặc lấy lời khai người bị hại, người làm chứng...

Ví dụ như vụ án hiếp dâm trẻ em xảy ra ở huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai - D là cha ruột của cháu N, sinh ngày 03/4/2009. Do vợ chồng D khó khăn về kinh tế, không đủ điều kiện nuôi con nên gửi cháu N ở với ông bà nội ruột ở tổ 6, ấp Cẩm Đường, xã Cẩm Đường, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, còn D và vợ là chị P thuê phòng trọ bên ngoài ở, thỉnh thoảng vợ chồng Dvề phụ giúp bố mẹ làm vườn và chăm sóc, thăm con. Trong thời gian từ đầu năm 2018 đến ngày 04/5/2019, D đã lợi dụng cháu N còn nhỏ, thiếu hiểu biết, không thể tự bảo vệ mình và ông B, bà Tr thiếu cảnh giác nên đã nhiều lần giao cấu với cháu N. Mỗi lần sau khi thực hiện hành vi giao cấu xong, D chở cháu N về và đe dọa “Mày mà nói ông bà nội là tao giết mày”, đến khi bị mẹ cháu N bắt gặp D đang chuẩn bị có hành vi giao cấu với cháu N và đi tố cáo với Công an xã. Qua quá trình lấy lời khai ban đầu, cháu N do tâm lý sợ sệt, xấu hổ lại bị uy hiếp thời gian dài nên chỉ khai là D có hành vi ôm, hôn. Trong khi đó, D lại một mực cho rằng mình chỉ âu yếm N theo tình cảm cha con. Chỉ đến khi có kết quả giám định của cơ quan giám định, D mới chính thức thừa nhận hành vi phạm tội. Lúc này, cháu N được sự động viên của gia đình, sự giúp đỡ của các Điều tra viên, KSV về mặt tinh thần

mới dần ổn định tâm lý và hợp tác tích cực với CQĐT trong việc tố cáo hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi của D.

Ngoài ra, theo quan điểm của gia đình các bị hại cũng như quan điểm của nhà trường nơi các cháu đang theo học đều có chung ý kiến đề nghị các Cơ quan tiến hành tố tụng hạn chế tối đa việc nhiều lần triệu tập các cháu để lấy lời khai, vì cho rằng các cháu sẽ càng thêm tổn thương khi cứ phải kể đi kể lại sự việc này. Nhiều trường hợp

- Hạn chế, vướng mắc trong việc kiểm sát hoạt động khám xét, thu giữ đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi

Do phần lớn các vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi phát hiện muộn, quá trình điều tra truy xét của CQĐT không phải lúc nào cũng thu giữ được chứng cứ vật chất, chứng cứ sinh học, các thông tin cần thiết về tội phạm, hành vi phạm tội được bị hại hoặc người đại diện của bị hại cung cấp không còn để lại dấu vết, hoặc dấu vết để lại không có giá trị chứng minh, thường chỉ có lời khai một phía của bị hại, nên người phạm tội lúc đầu khai nhận hành vi của mình, nhưng sau đó lại thay đổi không thừa nhận lời khai trước đó hoặc người phạm tội không khai nhận đã thực hiện hành vi phạm tội, hoặc khai nhận có nhiều mâu thuẫn, do vụ án không có người làm chứng.

Điển hình là vụ án xảy ra tại ấp 2, xã XH, huyện XL, ông Nguyễn Trần làm thuê tại nhà máy xay thóc cho Lê Văn Lành, tháng 04/2003, Trần đến nhà Lành chơi và phát hiện Lành đi vắng chỉ có cháu Y là con gái ông Lành đang học bài, nên Trần phát sinh giao cấu với Y, sau này còn thực hiện nhiều lần giao cấu khác đến khi cơ thể Y không bình thường thì gia đình đưa đi siêu âm thì phát hiện Y có thai khoảng 3 tháng và Y cho biết bị Trần giao cấu nhiều lần, nên gia đình làm đơn tố cáo Trần. Tại Cơ quan điều tra thì Trần khai nhận toàn bộ hành vi của mình, tuy nhiên đến ngày 14/09/2006 Tòa án tỉnh Đồng Nai xét xử sơ thẩm, thì tại phiên tòa Trần lại phản cung không thừa nhận có giao cấu vì biết kết quả của Viện pháp Y quốc gia của Bộ Y tế

Xem tất cả 87 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí