Quy Định Về Kiểm Sát Hoạt Động Điều Tra Của Cơ Quan Điều Tra Vụ Án Hiếp Dâm Người Dưới 16 Tuổi

khởi tố bị can cũng có thể làm phát sinh các hoạt động kiểm sát việc thay đổi về thời hạn tạm giam bị can, cụ thể như:

+ Trường hợp trong quá trình điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi mà có QĐ bổ sung QĐ khởi tố vụ án, khởi tố bị can về một tội phạm khác, thì lúc đó thời hạn tạm giam được tính theo tội nặng nhất, đồng thời, tổng thời hạn tạm giam không được vượt quá thời hạn điều tra.

+ Trường hợp thay đổi QĐ khởi tố bị can phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 142 BLHS năm 2015 sang tội nhẹ hơn như cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi quy định tại Điều 144 BLHS năm 2015 hay tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi hoặc xác định hành vi của bị can phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi vào khoản có khung hình phạt nhẹ hơn trong cùng tội danh, thì lúc đó thời hạn tạm giam được tính theo tội nhẹ hơn. Ngay sau khi thay đổi QĐ khởi tố bị can, CQĐT phải trao đổi, thống nhất với VKS để xem xét, QĐ về việc áp dụng hoặc hủy bỏ, thay thế biện pháp ngăn chặn đối với bị can cho phù hợp đối với tội nhẹ hơn.

1.2.1.2. Quy định về kiểm sát hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi

- Quy định của pháp luật về kiểm sát hoạt động hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, người bị hại;

Hỏi cung bị can, lấy lời khai của bị hại và các đương sự trong vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi rất quan trọng vì đây là loại án đặc thù thường chỉ có một chứng, một cung và vật chứng, chứng cứ thì rất ít nên đây là biện pháp tố tụng mà CQĐT tiến hành qua phương thức hỏi đáp nhằm thu thập, củng cố chứng cứ làm rò hành vi phạm tội và tình tiết khác phục vụ cho quá trình điều tra vụ án [36]. Để nâng cao sự minh bạch, tránh sử dụng các hình thức mớm cung, bức cung, dùng nhục hình, trong Bộ LTTHS năm 2015 có quy định bắt buộc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong các hoạt động hỏi

cung bị can, quy định tại khoản 6 Điều 183 BLTTHS năm 2015 và có thể ghi âm, ghi hình có âm thanh khi lấy lời khai của người tham gia tố tụng khác.

KSV có thể tham gia việc hỏi cung, lấy lời khai cùng với CQĐT hoặc kiểm sát việc hỏi cung, lấy lời khai thông qua các biên bản hỏi cung, biên bản ghi lời khai. Kiểm sát về các trình tự, thủ tục, về nội dung hỏi cung, lấy lời khai. Việc hỏi cung và lấy lời khai là phải do Điều tra viên tiến hành theo quy định tại điều 183,186, 414 BLTTHS năm 2015.

Khi trực tiếp kiểm sát việc hỏi cung, lấy lời khai, phải kiểm sát về: Nội dung; về thành phần tham gia hỏi cung. Đối với trường hợp người bị can là người dưới 18 tuổi hoặc người hạn chế hay mất năng lực hành vi thì phải có người giám hộ tham gia; một số trường hợp có thể có người phiên dịch, người chứng kiến, người bào chữa tham gia.

Kiểm sát quá trình hỏi cung bị can: Điều tra viên giải thích quyền và nghĩa vụ của bị can phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, người được lấy khai, hỏi về tình trạng sức khỏe, tinh thần của bị can. Sau khi hỏi cung bị can phải đọc lại hoặc cho người được hỏi tự đọc lại nội dung biên bản hỏi cung và ký tên vào từng trang biên bản, thành phần tham gia có những ai thì phải có chữ ký của người đó. Kiểm sát gián tiếp qua biên bản hỏi cung bị can trong vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi cần tuân theo Điều 184, 187 BLTTHS.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Kiểm sát quá trình lấy lời khai bị hại trong vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc tiến hành tố tụng theo quy định tại Điều 414 BLTTHS: đó là bắt buộc có sự tham gia của người giám hộ của bị hại. Sau khi lấy lời khai người bị hại phải đọc lại, giải thích hoặc cho người giám hộ, người bào chữa cho bị hại tự đọc lại nội dung biên bản lấy lời khai và ký tên vào từng trang biên bản, thành phần tham gia có những ai thì phải có chữ ký của người đó.

Kiểm sát thời gian hỏi cung bị can hoặc lấy lời khai đối với bị hại: không được hỏi cung, lấy lời khai vào ban đêm trừ trường hợp cần thiết không thể trì hoãn phải đảm bảo quy định BLTTHS trong đó có đảm bảo nguyên tắc tiến hành tố tụng đối với người dưới 18 tuổi theo quy định tại Điều 414 BLTTHS (vì nạn nhân của vụ án là người dưới 16 tuổi).

Kiểm sát điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 4

- Quy định của pháp luật về kiểm sát hoạt động khám xét, thu giữ, tạm giữ tài liệu đồ vật

Trong giai đoạn điều tra ban đầu các vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi việc khám xét, thu giữ quần áo đối tượng hoặc quần áo của nạn nhân có mang dấu vết của tội phạm là việc làm rất cần thiết và vô cùng quan trọng. Do vậy, VKS phải kiểm sát chặt chẽ các công tác khám xét, thu giữ của cơ quan điều tra nhằm đảm bảo tính có căn cứ và tính hợp pháp.

KSV bắt buộc phải tham gia kiểm sát việc khám xét. Trước khi CQĐT tiến hành khám xét thì phải được VKS phê chuẩn Lệnh khám xét, trừ trường hợp khẩn cấp thì không cần có sự phê chuẩn của VKS nhưng sau khi khám xét xong trong thời hạn 24 giờ, CQĐT phải thông báo bằng văn bản cho VKS về hoạt động khám xét đã được tiến hành (khoản 2 Điều 193 của BLTTHS năm 2015). Việc khám xét phải lập biên bản theo đúng quy định tại Điều 133 BLTTHS. Căn cứ để tiến hành khám xét là do nhận định của cơ quan, người tiến hành điều tra, nhận định này phải phù hợp với tình hình diễn biến của quá trình điều tra. Căn cứ để tiến hành khám xét theo Điều 192 BLTTHS

Kiểm sát tính hợp pháp của hoạt động khám xét:

+ Đối với khám xét người tuân theo quy định tại điều 194 BLTTHS. Khi tiến hành, CQĐT phải đọc lệnh và đưa cho người bị khám xét đọc lệnh đó; giải thích cho người bị khám xét và những người có mặt tại đó biết được quyền và nghĩa vụ của họ. Yêu cầu những người bị khám xét phải đưa ra các tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án, nếu họ từ chối hoặc cung cấp không đầy đủ các tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án thì tiến hành khám xét; Việc

khám xét người phải do người cùng giới tính thực hiện và có người cùng giới tính khác để chứng kiến. Việc khám xét phải đảm bảo không được xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của những người bị khám xét.

Trong các trường hợp khẩn cấp có thể tiến hành khám xét mà không cần phải có lệnh như trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét có giấu trong người vũ khí, hung khí, chứng cứ, tài liệu, các đồ vật có liên quan đến vụ án. Trường hợp này thì VKS chỉ kiểm sát gián tiếp qua biên bản bắt, giữ người.

+ Đối với khám xét chỗ ở cần tuân theo quy định tại Điều 195 BLTTHS.

Hoạt động kiểm sát việc khám xét được thực hiện theo Điều 54 Quy chế 111/QĐ-VKSTC: KSV phải kiểm tra lệnh, các tài liệu có liên quan để kiểm sát tính có căn cứ và hợp pháp của việc khám xét khẩn cấp, kiểm sát chặt chẽ căn cứ, điều kiện, thẩm quyền, thủ tục khám xét, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật theo quy định tại Chương XIII BLTTHS; Khi nhận được thông báo, KSV chủ động phối hợp với Điều tra viên thống nhất kế hoạch khám xét, bảo đảm việc khám xét thực hiện đúng quy định tại các điều 194, 195 và 198 BLTTHS;

VKS phải kiểm sát các thành phần tham gia, các trình tự, thủ tục thực hiện; việc thu giữ, niêm phong, bảo quản phương tiện, tài liệu, đồ vật [17] (nếu có); việc lập các biên bản khám xét, tạm giữ; kịp thời phát hiện vi phạm để yêu cầu chấm dứt, khắc phục; khi cần thiết, đề ra yêu cầu điều tra bằng lời nói; ghi chép các nội dung cần thiết; ký biên bản khám xét, tạm giữ theo quy định pháp luật. Kết thúc công tác khám xét, tạm giữ, KSV phải chủ động phối hợp với Điều tra viên, Cán bộ điều tra để đánh giá, sử dụng kết quả khám xét, tạm giữ để phục vụ trong quá trình giải quyết vụ án.

+ Quy định của pháp luật về kiểm sát việc thu giữ tài sản, vật chứng vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi

Việc thu giữ tài sản, vật chứng trong vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi gắn liền với việc bắt, khám xét, khám nghiệm hiện trường. Đây là hoạt động rất quan trọng nhằm thu thập những chứng cứ ban đầu để xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và còn bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử sau này. Do vậy, việc thu giữ tang vật phải kịp thời, chính xác, không bỏ lọt nhưng cũng không được tràn lan. Trong quá trình KS việc khám xét nhà ở, đồ vật, phương tiện, khám nghiệm hiện trường,… cần nghiên cứu kỹ kết quả trong các biên bản khám xét, vật chứng thu giữ, không được bỏ qua những vật chứng như lông, tóc, quần áo, tinh dịch, camera, băng ghi âm, ghi hình… có liên quan đến hành vi hiếp dâm. Vật chứng phải được thu thập và bảo quản đúng theo trình tự tại Điều 88 và Điều 90 BLTTHS. Trong mọi trường hợp, khi tiến hành thu giữ vật chứng cần phải lập biên bản theo mẫu quy định thống nhất được quy định tại Điều 133 BLTTHS.

Hoạt động thu giữ đồ vật, tài liệu được cơ quan có thẩm quyền điều tra tiến hành nhằm thu thập chứng cứ vật chất để chứng minh tội phạm một cách khách quan và chính xác nhất. Hoạt động này phải được lập thành biên bản, nội dung thể hiện đặc điểm của đồ vật, tài liệu, mẫu vật, dữ liệu điện tử bị thu giữ và phải được niêm phong, bảo quản theo quy định [36]. Một số tài liệu, đồ vật, mẫu vật có thể được trưng cầu giám định. Hoạt động thu giữ, tạm giữ được diễn ra trong các hoạt động khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, khám xét, bắt quả tang, quá trình xác minh, người đang quản lý vật tự giao nộp.

Các biên bản thu giữ, tạm giữ phải được gửi cho VKS 01 bản. KSV tham gia kiểm sát trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các biên bản. Nội dung cần kiểm sát trong hoạt động này là căn cứ xuất phát từ hoạt động điều tra

nào để thu giữ, tạm giữ được vật đó? Đặc điểm và nguồn gốc của đồ vật, tài liệu bị thu giữ.

Kiểm sát về các trình tự, thủ tục tiến hành phải căn cứ vào quy định tại Điều 198 BLTTHS năm 2015 như: Tạm giữ tài liệu, đồ vật khi khám xét; Điều 199: Trách nhiệm bảo quản các phương tiện, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ, tạm giữ hoặc bị niêm phong. KVS kiểm sát trình tự, thủ tục thực hiện; việc thu giữ, niêm phong, bảo quản phương tiện, tài liệu, đồ vật; việc lập biên bản phải phản ánh các đồ vật, tài liệu bị thu giữ.

- Quy định của pháp luật về kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, thực nghiệm điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi

+ Quy định của pháp luật về kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi

Hiện trường trường vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi là nơi chứa đựng các dấu vết tội phạm nhiều nhất, khám nghiệm hiện trường là hoạt động điều tra khó khăn và quan trọng nhất, được tiến hành hầu hết với mọi vụ án, bắt buộc phải có sự tham gia của KSV kiểm sát việc thu thập chứng cứ đảm bảo tính khách quan và bảo vệ giá trị chứng minh của chứng cứ.

VKS thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động khám nghiệm hiện trường phải đảm bảo các các quy định tại Điều 201 BLTTHS năm 2015.

Kiểm sát về các thành phần tham gia khám nghiệm hiện trường: do Điều tra viên chủ trì, bắt buộc phải có người chứng kiến, thường là đại diện chính quyền địa phương, đại diện các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn khám nghiệm hoặc các người dân ở địa bàn đó. Có thể có sự chứng kiến của bị can, người bị hại, người làm chứng để chỉ điểm mô tả các vị trí tên hiện trường, người giám hộ, người bào chữa (bắt buộc phải có vì bị hại là người dưới 16

tuổi)... Trong một số vụ việc phức tạp cần có chuyên gia tham gia (ví dụ như có chuyên gia tâm lý, giám định viên, pháp y, kỹ thuật viên, bác sỹ...).

Khi kiểm sát khám nghiệm hiện trường cần phải kiểm sát các hoạt động đi kèm theo như việc thu lượm niêm phong các dấu vết, đồ vật, tài liệu, việc chụp ảnh hiện trường, đo đạc phải bảo đảm mô tả hiện trường chung, hiện trường cụ thể, mở rộng hiện trường... Kiểm sát việc vẽ sơ đồ hiện trường; lập biên bản khám nghiệm hiện trường trong đó nội dung ghi kết quả khám nghiệm, mô tả khách quan, đúng với thực tiễn tại hiện trường, mẫu biên bản phải theo thể thức mẫu có sẵn theo quy định tại Điều 178 BLTTHS.

Quá trình khám nghiệm hiện trường KSV có cần quan sát tỉ mỉ, đánh giá hiện trường chính xác, có thể yêu cầu CQĐT thu lượm những dấu vết, đồ vật cho là liên quan đến vụ án mà chưa được thu thập. Đây là nguồn chứng cứ trực tiếp có giá trị chứng minh quan trọng để đánh giá lời khai của bị hại có căn cứ hay không, để làm căn cứ để đấu tranh với bị can, vì đây là những chứng cứ quan trọng để truy nguyên đối tượng. Do vậy, đối với loại án này, KSV và Điều tra viên cần có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời yêu cầu điều tra, yêu cầu các cơ quan chức năng có liên quan cùng phối hợp thu thập, ghi nhận dấu vết, vật chứng một cách đầy đủ nhất. KSV phải có mặt từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc cuộc khám nghiệm, kiểm sát việc lập biên bản khám nghiệm hiện trường, nếu xét thấy còn thiếu những yếu tố khác cần mô tả vào biên bản thì yêu cầu CQĐT bổ sung kịp thời. Kết thúc cuốc khám nghiệm KSV không có ý kiến gì thêm thì ký tên vào biên bản.

+ Quy định của pháp luật về kiểm sát việc xem xét dấu vết trên thân thể vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi

Ngay khi tiếp nhận có sự việc phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi xảy ra thì phải cần tiến hành kiểm tra xem xét các dấu vết trên thân thể của người bị bắt, người bị hại để kịp thời phát hiện các dấu vết trên người họ, dấu vết của tội phạm hoặc các dấu vết khác có liên quan đến vụ án. Việc tiến

hành xem xét các dấu vết trên thân thể phải do người cùng giới tính tiến hành theo quy định pháp luật và bắt buộc phải có người chứng kiến. Đối với vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi thì người giám hộ cho bị hại cũng cần nhanh chóng yêu cầu các cơ sở y tế khám và lập biên bản ghi nhận các dấu vết có liên quan đến hành vi xâm hại như các vết bầm tím, xây xát, cào cấu hoặc chảy máu... Sau đó có thể yêu cầu tiến hành trưng cầu giám định về việc bị xâm hại.

Kiểm sát về thành phần tham gia xem xét dấu vết trên thân thể đối với vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi bao gồm: Điều tra viên (chủ trì –); người trực tiếp xem xét dấu vết trên thân thể (phải là người cùng giới) người chứng kiến (cùng giới); có thể mời người có chuyên môn tham gia; người giám hộ, bị hại, người làm chứng có thể tham gia.

+ Quy định của pháp luật về kiểm sát thực nghiệm điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi

Thực nghiệm điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi chính là dựng lại bối cảnh hiện trường, diễn lại các hành vi, tình huống trong điều kiện tương tự như điều kiện mà hành vi, sự việc, hiện tượng cần kiểm tra, xác minh đã diễn ra trước đây để có cơ sở khách quan kết luận về hành vi, sự việc, hiện tượng đó có phù hợp với quy luật tự nhiên hay không nhằm để phục vụ công tác điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Hoạt động này nhằm mục đích kiểm tra, xác minh tài liệu, tình tiết có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

Tại khoản 2 Điều 204 BLTTHS năm 2015 quy định bắt buộc KSV phải có mặt để kiểm sát việc thực nghiệm điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Trước khi tiến hành công tác thực nghiệm điều tra, Điều tra viên phải thông báo cho VKS cùng cấp biết về thời gian và địa điểm để tiến hành thực nghiệm điều tra.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022