phạm thủ tục pháp luật tố tụng thì VKS có quyền yêu cầu CQĐT, cán bộ điều tra cung cấp các tài liệu liên quan để làm rò, khắc phục các vi phạm đó.
Quyền kiến nghị của VKS đối với các VAHS nói chung và các vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói riêng mang tính chất chỉ ra vi phạm, tồn tại hạn chế để rút kinh nghiệm, khắc phục khi tiến hành điều tra đối với các vụ án khác và được thể hiện bằng các văn bản. Ví dụ như: Kiến nghị CQĐT về việc CQĐT vi phạm thời hạn chuyển giao bản kết luận điều tra quá thời hạn quy định; kiến nghị về việc không thông báo hoặc thông báo muộn cho VKS về tiến hành xem xét dấu vết, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. Trong quá trình KSĐT thì quyền kiến nghị được VKS sử dụng khi phát hiện vi phạm của CQĐT và người có thẩm quyền điều tra. Quyền kiến nghị có thể được tổng hợp thành kiến nghị chung nhằm mục đích là rút kinh nghiệm.
Thứ tư, mục đích của hoạt động KSĐT các vụ án các vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi của VKS là nhằm đảm bảo cho các hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền tiến hành điều tra trong giai đoạn điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, đảm bảo cho toàn bộ quá trình điều tra được khách quan, trung thực và chính xác góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền lợi của chủ thể bị xâm hại.
Bên cạnh những đặc điểm chung của các hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự khác, hoạt động kiểm sát vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi có những đặc điểm riêng biệt, đó là:
Hoạt động của VKS nhằm kiểm sát tính hợp pháp, đúng pháp luật của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong điều tra vụ án đối với hành vi của người dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ và giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm về
tình dục, danh dự, nhân phẩm, sức khỏe và gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của người dưới 16 tuổi. Bị hại trong vụ án là chủ thể đặc biệt, dưới 16 tuổi – là những người chưa phát triển và hoàn thiện về thể chất, tinh thần nên thủ tục tố tụng áp dụng đối với vụ án là thủ tục tố tụng đặc biệt theo quy định tại chương XXVIII của BLTTHS năm 2015.
Bên cạnh đó, KSV kiểm sát điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi phải là những người được đào tạo hoặc có kinh nghiệm về điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi, các vụ án liên quan đến hiếp dâm, cưỡng dâm... có hiểu biết sâu về tâm lý học, sinh học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi.
Ngoài ra, việc kiểm sát điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi phải bảo đảm cho quá trình điều tra vụ án như lấy lời khai người bị hại, giám định thương tật của bị hại, xem xét dấu vết trên thân thể của bị hại... phải là thủ tục tố tụng đặc biệt bảo đảm quyền và lợi ích tốt nhất của bị hại. Trong đó, kiểm sát việc xác định tuổi của bị hại trong vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi là rất quan trọng và phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Tất cả mọi thông tin liên quan đến vụ án, đến bị hại phải được bảo đảm giữ bí mật.
1.1.2. Phạm vi, đối tượng và hình thức kiểm sát điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi
1.1.2.1. Phạm vi kiểm sát điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm sát điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 1
- Kiểm sát điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 2
- Quy Định Về Kiểm Sát Hoạt Động Điều Tra Của Cơ Quan Điều Tra Vụ Án Hiếp Dâm Người Dưới 16 Tuổi
- Quy Định Về Kiểm Sát Việc Lập Hồ Sơ Vụ Án Hiếp Dâm Người Dưới 16 Tuổi Của Cơ Quan Điều Tra
- Quy Định Của Pháp Luật Về Thực Hiện Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Khác Trong Kiểm Sát Điều Tra Vụ Án Hiếp Dâm Người Dưới 16 Tuổi
Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.
Kiểm sát điều tra vụ án hình sự nói chung và kiểm sát điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi là một trong những chức năng đặc biệt quan trọng của VKS nhằm đảm bảo cho các hoạt động giải quyết vụ án được tiến hành hiệu quả, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Về bản chất hoạt động kiểm sát điều tra VAHS nói chung và vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói riêng của VKS đó là kiểm tra, giám sát, nhanh chóng đề ra biện pháp khắc phục những sai sót đối với các hoạt động nghiệp vụ của CQĐT trong quá trình giải quyết vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
Về phạm vi của kiểm sát điều tra vụ án hình sự từ trước đến nay vẫn đang còn là vấn đề có nhiều quan điểm khác nhau. Do đó, hoạt động kiểm sát điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi cũng không nằm ngoài những luồng quan điểm này. Có nhiều ý kiến cho rằng phạm vi kiểm sát điều tra VAHS được bắt đầu từ khi giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và kết thúc khi VKS ra QĐ truy tố bị can trước tòa án bằng bản cáo trạng... Tuy nhiên, đa số đều có ý kiến là cơ bản thống nhất rằng phạm vi kiểm sát bắt đầu từ khi có QĐ khởi tố VAHS... và kết thúc khi CQĐT ra bản kết luận điều tra hoặc đình chỉ điều tra đối với VAHS đó.
Như vậy, phạm vi của hoạt động kiểm sát điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi được bắt đầu xác định từ khi có quyết định khởi tố vụ án đối với vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi cho tới khi vụ án được kết thúc điều tra bằng bản kết luận điều tra của CQĐT chuyển giao cho VKS đề nghị truy tố hoặc đến khi CQĐT ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án..Việc xác định phạm vi kiểm sát điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi như trên thể hiện sự đầy đủ, toàn diện của công tác kiểm sát VAHS của VKS, cũng thể hiện đầy đủ bản chất pháp lý của hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong điều tra VAHS, đó chính là kiểm tra tính chính xác, tính có căn cứ pháp lý và có tính hợp pháp trong hoạt động tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng khi điều tra vụ án hình sự.
1.1.2.2. Đối tượng kiểm sát điều tra trong các vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi
VKS thực hiện công tác kiểm sát điều tra đối với các hoạt động của CQĐT và các cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt động điều tra. Căn cứ vào điểm 6, điểm 7 Điều 9 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 thì các “cơ quan khác” nêu trên trong lực lượng CAND được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra như là: Cục quản lý xuất nhập cảnh, các Cục nghiệp vụ an ninh ở Bộ Công an; Cục Cảnh sát giao thông, Cục Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Cục Cảnh sát phòng chống
tội phạm về môi trường; Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm công nghệ cao; Phòng quản lý xuất nhập cảnh; các phòng nghiệp vụ an ninh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đội an ninh Công an quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Cảnh sát giao thông; Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy; Phòng cứu nạn, cứu hộ; Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm công nghệ cao; Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trại giam. Các “cơ quan khác” trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm có: Trại giam, đơn vị bộ đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương.
Như vậy, đối với vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT trong CAND hay Quân đội nhân dân đều trở thành đối tượng chủ thể của hoạt động kiểm sát điều tra của VKSND.
Những người tham gia tố tụng trong vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi trong giai đoạn điều tra bao gồm cụ thể như: bị can, bị hại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng, người bào chữa, người giám hộ... Khi tham gia tố tụng, hoạt động của những người này phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật thì vụ án mới đảm bảo tính chính xác, khách quan. Quá trình kiểm sát điều tra, KSV phải chủ động yêu cầu Điều tra viên giải thích và bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của người bị bắt, tạm giữ, bị can và những người tham gia tố tụng khác theo quy định tại Điều 71 BLTTHS [36].
Khi kiểm sát điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi nếu có phát hiện CQĐT có dấu hiệu vi phạm pháp luật, VKS có thể áp dụng các biện pháp kiểm sát như quyền yêu cầu chủ thể bị kiểm sát tự kiểm tra và báo cáo kết quả cho VKS biết hoặc tự mình trực tiếp kiểm tra… Nếu thông qua hoạt động kiểm sát điều tra đối với vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi mà phát hiện có căn cứ xác định chủ thể bị kiểm sát có các hành vi vi phạm pháp luật thì VKS chỉ có quyền kiến nghị, kháng nghị, yêu cầu chủ thể bị kiểm sát thực
hiện đúng qui định của pháp luật, khắc phục vi phạm và áp dụng các biện pháp phòng ngừa. VKS không phải là cấp trên, cấp quản lý trực tiếp của chủ thể bị kiểm sát nên không có quyền trực tiếp can thiệp vào hoạt động của CQĐT. VKS cũng không có quyền thực hiện thay đổi các hoạt động của chủ thể bị kiểm sát hoặc ban hành các QĐ, mệnh lệnh buộc chủ thể bị kiểm sát phải tuân theo, ngoại trừ các trường hợp đặc biệt thì CQĐT phải có trách nhiệm thi hành các quyết định này của VKS.
1.1.2.3. Hình thức kiểm sát điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi
Để thực hiện đầy đủ các nội dung kiểm sát điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi, VKSND sử dụng chủ yếu hai hình thức kiểm sát là kiểm sát trực tiếp toàn bộ quá trình điều tra vụ án và kiểm sát gián tiếp thông qua nghiên cứu hồ sơ vụ án. Theo đó, khi có hành vi phạm tội xảy ra Viện trưởng VKSND sẽ phân công nhiệm vụ cho KSV - người trực tiếp có chức danh pháp lý, thay mặt VKSND kiểm sát điều tra đối với vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Căn cứ theo quy định của pháp luật TTHS và tình hình thực tế của từng vụ án, KSV có thể tiến hành đồng thời cả hai hình thức là kiểm sát trực tiếp toàn bộ quá trình điều tra vụ án kết hợp kiểm sát gián tiếp hồ sơ vụ án nhằm đảm bảo hoạt động kiểm sát có hiệu quả đối với quá trình tiến hành điều tra vụ án của CQĐT vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
KSV thực hiện hoạt động kiểm sát tực tiếp toàn bộ quá trình điều tra vụ án có nghĩa là KSV tham gia vào quá trình giám sát đối với toàn bộ hoạt động của CQĐT để đảm bảo việc điều tra của CQĐT được chính xác, khách quan, trung thực, phát hiện kịp thời những chứng cứ, dấu vết cần thiết. BLTTHS hiện hành quy định rò một số biện pháp điều tra đòi hỏi bắt buộc sự có mặt của KSV. Cụ thể: Tại K2, Điều 201 BLTTHS năm 2015 có quy định: “Trước khi tiến hành khám nghiệm, ĐTV phải thông báo cho VKS cùng cấp biết về thời gian, địa điểm tiến hành để KSV tham gia khám nghiệm hiện trường. KSV phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường”. Hay tại Điều 202 BLTTHS quy định: “KSV phải có mặt để tiến hành kiểm sát việc khám
nghiệm tử thi”. Trong một số biện pháp điều tra không bắt buộc phải có mặt của KSV nhưng KSV vẫn có quyền tham gia để thực hiện chức năng kiểm sát trực tiếp như tiến hành xem xét dấu vết trên thân thể, hỏi cung bị can, lấy lời khai người bị hại... trong quá trình điều tra vụ án nếu xét thấy cần thiết.
Ngoài ra, KSV cũng có thể tiến hành kiểm sát gián tiếp kết hợp với kiểm sát trực tiếp thông qua việc nghiên cứu hồ sơ vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi để kiểm sát toàn bộ quá trình điều tra vụ án của CQĐT. Hồ sơ vụ án chính là minh chứng rò ràng về mặt văn bản của toàn bộ quá trình điều tra. Chính vì vậy, nghiên cứu hồ sơ vụ án một cách cẩn thận, kỹ lưỡng giúp KSV phát hiện được những hạn chế, thiếu sót, những vi phạm để kịp thời có yêu cầu, kiến nghị phù hợp để khắc phục kịp thời tránh trường hợp oan, sai hay sót, lọt tội phạm. BLTTHS cũng đảm bảo quyền kiểm sát điều tra vụ án trong quá trình điều tra thông qua hồ sơ vụ án bằng những quy định bắt buộc cơ quan có thẩm quyền phải “thông báo” (ví dụ quy định tại Điều 201, 202 BLTTHS 2015) tới VKS tiến hành một số hoạt động điều tra, tức là đảm bảo sự kiểm tra, giám sát của VKS đối với những hoạt động điều tra này.
1.2. Quy định của pháp luật về kiểm sát điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi
1.2.1. Quy định về kiểm sát việc khởi tố, điều tra và việc lập hồ sơ vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi của Cơ quan điều tra
1.2.1.1. Quy định về kiểm sát việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can hiếp dâm người dưới 16 tuổi
- Quy định về kiểm sát việc khởi tố vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi
Khi tiến hành kiểm sát QĐ khởi tố vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi, VKS tiến hành xem xét đó là tính có căn cứ và tính hợp pháp của QĐ khởi tố. Trong hoạt động KS các Quyết định khởi tố, VKS trước hết phải xác định cơ quan ra QĐ, hình thức và nội dung có bảo đảm đúng quy định pháp luật TTHS hay không; Khởi tố tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi đúng hay chưa? Quy định tại điều nào? khoản nào của BLHS và phải được ghi rò trong QĐ
khởi tố. Đối với những vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi thì VKS phải xem xét có hành vi phạm tội xảy ra trên thực tế hay không? Tức là phải xác định có hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực, hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của trẻ em hoặc thủ đoạn khác giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, trái ý muốn của trẻ em, hoặc giao cấu với trẻ em dưới mười ba tuổi hay không?
Trong những vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi thì độ tuổi của nạn nhân là dấu hiệu bắt buộc phải chứng minh của cấu thành Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Tuy nhiên trong thực tế việc xác định độ tuổi của người bị hại cũng đang là vấn đề khó khăn trong các quá trình chứng minh của cơ quan tiến hành tố tụng. Việc xác định được độ tuổi trước hết phải dựa trên cơ sở giấy khai sinh đúng hạn, còn nếu giấy khai sinh quá hạn thì phải căn cứ vào giấy chứng sinh, trường hợp không có giấy khai sinh, giấy chứng sinh hoặc mất các giấy tờ trên thì cơ quan tiến hành tố tụng phải áp dụng tất cả các biện pháp có thể có được để xác định tuổi thật của người bị hại.
- Quy định về kiểm sát việc khởi tố bị can, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can trong vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi
Kiểm sát việc khởi tố bị can trong vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi bao gồm kiểm sát tính có căn cứ pháp luật và kiểm sát tính hợp pháp của QĐ khởi tố bị can của CQĐT, cụ thể: Kiểm sát việc khởi tố bị can trong vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi phải đảm bảo tính có căn cứ pháp luật, KSV phải xác định được hành vi của bị can đối chiếu với quy định tại Điều 142 BLHS để xem xét hành vi của bị can có hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực, hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của trẻ em hoặc thủ đoạn khác giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, trái ý muốn của nạn nhân, hoặc giao cấu với người dưới 13 tuổi hay không? đồng thời phải xem xét có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm quy định tại Điều 142 BLHS năm 2015 hay không? Dựa vào các tài liệu nhân thân của bị can để xác định bị can
có đủ năng lực TNHS hay không? Từ đó mới khẳng định được tính có căn cứ của QĐ khởi tố bị can.
Nếu xét thấy hành vi của bị can có đầy đủ dấu hiệu của tội phạm theo quy định tại Điều 142 BLHS nhưng chưa rò căn cứ xác định bị can có phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi hay không thì KSV yêu cầu CQĐT đã ra quyết định khởi tố bị can bổ sung tài liệu, chứng cứ để làm rò căn cứ khởi tố (Điểm b khoản l Điều l6 Quy chế lll /QĐ-VKSTC ngày 17/4/2020 của Viện trưởng VKSNDTC).
Trong quá trình kiểm sát việc khởi tố bị can trong vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi KSV tiến hành kiểm sát tính hợp pháp của QĐ khởi tố bị can là kiểm sát về thẩm quyền của cơ quan cũng như người ký QĐ, về hình thức của quyết định theo mẫu 106 Thông tư 61/TT-BCA của Bộ Công an về biểu mẫu, sổ sách trong điều tra hình sự trong đó nội dung bắt buộc phải nêu rò lý lịch của bị can, định tội danh, điều khoản áp dụng với bị can và đảm bảo thời hạn gửi QĐ cho VKS trong vòng 24 giờ kể từ khi ra QQĐ và tống đạt QĐ khởi tố bị can, giải thích quyền và nghĩa vụ cho bị can và phải gửi QĐ khởi tố và tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can cho VKS cùng cấp để xem xét phê chuẩn việc khởi tố. Việc khởi tố bị can là hoạt động tố tụng có ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của người bị khởi tố. Do đó, cần được kiểm sát một cách kỹ lưỡng để đảm bảo các QĐ của CQĐT là chính xác, kịp thời và đúng pháp luật.
Việc khởi tố bị can, thay đổi hoặc bổ sung QĐ khởi tố bị can trong vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi được thực hiện theo các quy định tại Điều 179, Điều 180 và Điều 433 BLTTHS năm 2015 và Điều 9 Quy chế 111/QĐ- VKSTC ngày 17/4/2020 của Viện trưởng VKSNDTC. Việc thay đổi, bổ sung QĐ khởi tố bị can có thể làm phát sinh việc thay đổi về thời hạn tạm giam cả bị can theo Điều 14 Quy chế 111/QĐ-VKSTC ngày 17/4/2020 của Viện trưởng VKSNDTC. Do đó, hoạt động kiểm sát việc thay đổi, bổ sung QĐ