Những Hạn Chế Trong Việc Sử Dụng Đòn Bẩy Tài Chính Của Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Việt Nam

xuất. Một điểm cần lưu ý là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu sử dụng các khoản nợ ngắn hạn (tỷ lệ nợ ngắn hạn/tổng tài sản là 30,34% trong khi chỉ tiêu nợ dài hạn/tổng tài sản chỉ là 8,21%), cho thấy nhu cầu tài trợ vốn lưu động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất lớn.

Chỉ số thanh khoản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam là 3,12 cao hơn so với chỉ số thanh khoản trung bình của cả nền kinh tế. Thông thường, chỉ số thanh khoản nằm trong khoảng từ 3 đến 6 được xem là tốt đối với doanh nghiêp 23. Điều đó có nghĩa là khả năng chi trả các khoản nợ hiện thời của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là khá tốt, tài sản ngắn hạn của các doanh nghiệp đủ khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn, và khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt cũng khá cao.

Một chỉ tiêu khác để đánh giá sức mạnh của đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp là độ bẩy tài chính. Theo thống kê, độ bẩy tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thường năm trong khoảng từ 1-24, nghĩa là khi thu nhập trước thuế và lãi vay thay đổi 1% thì thu nhập trên cổ phần thường thay đổi từ 1-2%. Điều đó cho thấy, khả năng khuêch đại của đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam vẫn còn thấp. Các doanh nghiệp vẫn chưa tận dụng hết các nguồn vốn bên ngoài để khuyếch đại lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay thu nhập của cổ đông thường.‌

2.2. Những hạn chế trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

2.2.1. Hiệu quả của chính sách đòn bẩy tài chính tại một số doanh nghiệp và trong một số ngành chưa cao

Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng đã phần nào sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đi vay để tăng lợi nhuận cho chủ sở hữu hay cổ đông thường. Tuy nhiên vẫn còn một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc sử dụng các nguồn vốn từ bên ngoài này.

4 Con số này là kết quả rút ra từ một cuộc điều tra nhỏ trên một số doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước thì hàng năm có khoảng 20% doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng nguồn vốn tín dụng ngân hàng không hiệu quả làm cho việc sản xuất kinh doanh bị thua lỗ, thậm chí có doanh nghiệp bị phá sản. Nhưng, trong năm 2008, đặc biệt là 6 tháng cuối năm, số doanh nghiệp vừa và nhỏ lâm vào khó khăn đã lên tới 60% tổng số doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động tại thời điểm đó, còn 20% là số doanh nghiệp đang lâm vào nguy cơ bị phá sản.

Nguyên nhân được giải thích một phần là do các doanh nghiệp này không tìm được các nguồn vốn từ bên ngoài để tiếp tục sản xuất kinh doanh và duy trì hoạt động do tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng không thể phủ nhận một điều, phần lớn những doanh nghiệp đang gặp khó khăn là những doanh nghiệp đã không quản lý tốt nguồn vốn của mình khiến cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng thiếu vốn và không thể huy động thêm vốn khi thị trường tài chính gặp khó khăn. Đó có thể là tình trạng chung của các doanh nghiệp vừa và nhỏ: không chủ động được nguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc sử dụng chính sách đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ không mang lại hiệu quả nhiều khi đem so sánh với các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế.

Bảng 10: Tổng hợp chỉ số ROE của doanh nghiệp vừa và nhỏ



2004

2005

2006

ROETB

15,32

14,18

15,90

ROEDNVVN

5,13

4,87

6,47

ROEFDI

41,17

36,56

42,35

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Chính sách đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp - 7

(Nguồn: Niên giám thống kê các năm)

Qua số liệu trong bảng trên, ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thấp hơn ROE trung bình trong

nền kinh tế và thấp hơn rất nhiều so với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (từ 7 -8 lần).

Thêm vào đó, việc sử dụng đòn bẩy trong các lĩnh vực khác nhau cũng mang lại những kết quả khác nhau:

Bảng 11: Dư nợ cho vay theo ngành



Tỷ lệ (%)

Nông - lâm - ngư nghiệp

5,1

Công nghiệp và xây dưng

38,51

Thương mại và dịch vụ

56,39

(Nguồn: Báo cáo Ngân hàng Nhà nước, 2008)

Nhìn vào bảng trên, ta thấy dư nợ tín dụng ngân hàng chủ yếu tập trung vào ngành thương mại và dịch vụ (chiếm trên 56% tổng dư nợ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ), tiếp đến là ngành công nghiệp và xây dựng với 38.51 % và cuối cùng là ngành nông nghiệp với một tỷ lệ khiếm tốn khoảng 5%. Từ đó cho ta thấy việc sử dụng chính sách đòn bẩy tài chính trong ngành thương mại và dịch vụ là hiệu quả nhất, còn ngành nông nghiệp là kém nhất.

Ngay cả trong ngành thủy sản, ta có thể bắt gặp những doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính rất hiệu quả với chỉ số ROE trên 60% và thu nhập trên mỗi cổ phần phổ thông EPS (đối với các công ty cổ phần) có thể đạt trên 6000 VND thì cũng có những doanh nghiệp chỉ số ROE chỉ đạt 3%5. Điều đó cho thấy không phải doanh nghiệp nào cũng sử dụng hiệu quả chính sách đòn bẩy tài chính

2.2.2. Sử dụng chính sách đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam còn tiềm ẩn nhiều rủi ro

Như đã nói, chỉ số thanh khoản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cao hơn so với trung bình của nền kinh tế và các thành phần kinh tế


5 Báo cáo ngành thủy sản

khác. Tuy nhiên, không thể dựa vào đó mà nói rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tiềm ẩn ít nguy cơ rủi ro thanh toán hơn.

Theo số liệu thống kê của ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hiện nay trong số các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang có quan hệ tín dụng với ngân hàng thì có 23% doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, 73,2% doanh nghiệp hoạt động trung bình và 3,8% doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn trong đó có 1,42% doanh nghiệp có khả năng mất vốn. Như vậy, số doanh nghiệp này không những không làm ăn có lãi mà còn làm giảm nguồn vốn của doanh nghiệp, từ đó dẫn đến tình trạng không thể thanh toán được các khoản vay nợ và bị phá sản. Hiện nay, nợ trung bình phải trả chiếm 67% tổng nghĩa vụ tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Một nghiên cứu của Vụ tín dụng - Ngân hàng Nhà nước cho thấy tỷ lệ nợ xấu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đang tăng qua các năm

Bảng 12: Tỷ lệ nợ xấu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ qua các năm


Năm

2006

2007

2008

Nợ xấu (tỷ đồng)

6.727

6.778

10.886

Tỷ lệ (%)

3,83

2,64

3,64

(Nguồn: Vụ tín dụng - Ngân hàng Nhà nước)

Như vậy, tỷ lệ nợ xấu năm 2008 là 3,64% với số nợ xấu tuyệt đối là 10.886 tỷ đồng, tăng 1% so với năm 2007 và giảm 0,19% so với năm 2006. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn là 4.064 tỷ đồng, chiếm 37,3% tổng nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu của khối ngân hàng thương mại Nhà nước là 4,59%, của ngân hàng thương mại cổ phần là 2,44% và của khối ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 1,45%.

Qua đó, ta thấy mặc dù các chỉ số phản ánh hệ số nợ và khả năng thanh khoản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khá tốt so với mức trung bình của nền kinh tế, nhưng không phải tất cả các doanh nghiệp này đều sử dụng hiệu quả chính sách đòn bẩy tài chính. Ngược lại, một số doanh nghiệp vẫn có khả

năng mất khả năng thanh toán khi thị trường và hoạt động sản xuất kinh doanh không thuận lợi.

Một rủi ro khác có thể thấy rõ đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam có sử dụng nợ trong năm qua chính là rủi ro lãi suất khi lãi suất trên thị trường biến động mạnh. Rủi ro lãi suất là một rủi ro mang tính hệ thống. Khi lãi suất trên thị trường thay đổi sẽ làm thay đổi tỷ suất mong đợi với các khoản đầu tư, do đó chi phí vay của các doanh nghiệp cũng tăng lên, dẫn đến mức thu nhập trên vốn chủ sở hữu giảm tương đối. Một mặt khác, do chi phí tài chính tăng lên nên thu nhập sau thuế của các doanh nghiệp cũng giảm đi, làm cho thu nhập trên vốn chủ sở hữu (theo giá trị tuyệt đối) cũng giảm đi.

Bảng 14: Biến động lãi suất trong năm 2008


Lãi suất cơ bản Lãi suất chiết khấu Lãi suất tái chiết khấu

16

14

12

10

8

6

4

2

0

%

1-Jan 1-Feb 19-May 11-Jun 21-Oct 5-Nov 21-Nov 5-Dec 22-Dec

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Năm 2008, mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước luôn ở mức cao, khiến cho lãi suất mong đợi từ các khoản đầu tư cũng tăng lên. Thêm vào đó, 6 tháng đầu năm, tỷ lệ lạm phát tăng cao cùng với thâm hụt thương mại ở mức kỷ lục đã buộc Ngân hàng Nhà nước thực hiện các chính sách thắt chặt tiền tệ như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, quy định bắt buộc các ngân hàng thương mại mua trái phiếu chính phủ với số tiền lớn…khiến cho các ngân hàng thương mại(NHTM) khan hiếm nguồn tiền đồng. Để đảm bảo tính thanh

khoản, các ngân hàng đã đồng loạt tăng lãi suất huy động vốn lên mức kỷ lục 20% để thu hút các nguồn vốn trong dân, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cũng đạt đỉnh 35%/năm. Lãi suất đầu vào tăng cao khiến cho lãi suất cho vay của các ngân hàng cũng tăng lên rất mạnh.

Bảng 13 : Lãi suất cho vay phổ biến của khối ngân hàng trong năm 2008

(Đơn vị: %/năm)



Loại tiền

Ngắn hạn

Trung và dài

hạn

Nhóm NHTM Nhà nước

VND

20,00

20,50

USD

8,24

8,94

Nhóm NHTM cổ phần

VND

20,20

20,50

USD

9,59

10,09

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước, 2008)

Nhìn vào bảng trên, ta thấy lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại luôn ở mức cao, trên 20%/năm. Thêm vào đó, để bù đắp các chi phí hoạt động khác, các ngân hàng luôn tìm mọi cách để thu thêm phụ phí như phí thẩm định dự án, phí hạn mức tín dụng,…khiến cho lãi suất thực tế mà các doanh nghiệp phải chịu không chỉ là 20%/năm mà có thể lên đến 23- 24%/năm. Với lãi suất như thế, các doanh nghiệp phải thực sự nỗ lực mới có thể kham nổi chi phí lãi vay của ngân hàng và duy trì sản xuất, kinh doanh chứ không thể mong đến tăng lợi nhuận. Chính sách thắt chặt tín dụng tiền tệ đã khiến cho 20% doanh nghiệp vừa và nhỏ bị xóa tên trong năm vừa qua.

2.2.3. Khả năng tiếp cận các nguồn vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thấp

Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều phải sử dụng đến các nguồn vốn vay từ bên ngoài để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cần vốn là sẽ vay được, và không phải doanh nghiệp nào vay được vốn cũng phù hợp với mong muốn của mình.


Biểu đồ 4: Khả năng tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ


Tiếp cận được Khó tiếp cận Không thể tiếp cận

35.24

32.28

32.38

(Nguồn: Cục phát triển doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Theo điều tra về thực trạng doanh nghiệp vừa và nhỏ của Cục phát triển doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong năm 2008 thì chỉ có khoảng 32,38% số doanh nghiệp có khả năng tiếp cận được với các nguồn vốn của Nhà nước, 35,24% số doanh nghiệp khó tiếp cận và số còn lại 32,38% doanh nghiệp không thể tiếp cận với các nguồn vốn Nhà nước. Như vậy, chỉ có chưa đến 1/3 số doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam có khả năng tiếp cận với các nguồn tín dụng chính thức mà chủ yếu là từ các ngân hàng thương mại, và 2/3 trong số đó gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn từ nguồn này.

Một trong những kênh dẫn vốn quan trọng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ là các ngân hàng thương mại - nơi cung cấp trên 45,5% tổng nguồn vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, một cuộc khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã chỉ ra rằng trong số 100 bộ hồ sơ xin vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì chỉ có khoảng 30 - 40 bộ hồ sơ có thể được chấp nhận vay vốn. Đây thực sự là một tỷ lệ quá thấp so với nhu cầu vốn của các doanh nghiệp.

Cuộc khảo sát cũng chỉ ra những khó khăn mà doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng ngân hàng

Bảng 14: Những khó khăn khi tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng


Khó khăn

Tỷ lệ %

- Lãi suất vay cao

73,8

- Thiếu tài sản thế chấp

29,6

- Vướng mắc về thủ tục hành chính

23,7

- Khó khăn về lập phương án kinh doanh

19,1

(Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2008)

Trong những khó khăn mà doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp phải khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng thì khó khăn về lãi suất cho vay cao chiếm tỷ lệ lớn nhất 73,8%. Trong năm 2008, lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại đều ở mức cao (>20%/năm), do vậy doanh nghiệp phải hoạt động có lãi trên 20% mới đủ trả lãi vay ngân hàng, chưa kể đến phần lợi nhuận để trang trải các chi phí khác của doanh nghiệp như tiền lương cho nhân viên, thuê văn phòng…Sau đó là các rào cản về tài sản thế chấp, thủ tục hành chính và phương án kinh doanh khả thi.

Một kênh dẫn vốn quan trọng khác là thị trường chứng khoán, tuy nhiên, có thể nói rằng thị trường chứng khoán Việt Nam chưa có chỗ cho các doanh nghiệp Việt Nam. Theo TS. Vũ Bằng - Phó chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước, “phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều có nhu cầu huy động vốn qua thị trường chứng khoán”. Nhưng vì các doanh nghiệp này không đủ điều kiện để niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung nên các doanh nghiệp không có khả năng tiếp cận thị trường này.

2.3. Nguyên nhân của những hạn chế kể trên

Mặc dù đã có những hiệu quả nhất định, nhưng việc sử dụng đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Những hạn chế đó có thể xuất phát từ những điểm yếu mang tính chủ quan

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí