Khủng Hoảng Tài Chính , Ảnh Hưởng Của Nó Tới Nền Kinh Tế Thế Giới Và Các Doanh Nghiệp Trên Thế Giới:

Một lần nữa có thể khẳng định rằng các phương pháp hiện đại như chi phí mục tiêu, phương pháp ABC, mặc dù có phức tạp nhưng ưu việt của các phương pháp này mang lại có giá trị thật lớn trong hệ thống quản lý chi phí của mỗi doanh nghiệp. Nó không chỉ cung cấp những thông tin về mức chi phí mà còn cung cấp cho các nhà quản lý đầy đủ thông tin về quá trình và nguyên nhân phát sinh chi phí đem lại hiệu quả cao trong quản lý chi phí ở mỗi doanh nghiệp. Từ đó không ngừng nâng cao giá trị doanh nghiệp.

Tóm lại Chương I đã trình bày khái niệm và cách phân loại chi phí để có thể nhận diện chi phí một cách tốt nhất trong việc quản lý. Đồng thời đề cập đến các biện pháp quản lý chi phí đã được nhiều doanh nghiệp lớn áp dụng và đem lại hiệu quả. Một doanh nghiệp có thể đồng thời áp dụng các biện pháp trên bởi chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Xây dựng định mức là một trong những cơ sỏ để lập dự toán. Cùng với đó xây dựng trung tâm quản lý chi phí sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tìm ra các nguyên nhân phát sinh chi phí để kịp thời khắc phục mà vẫn duy trì hiệu quả. Khi hệ thống quản lý chi phí được thiết lập và hoạt động có hiệu quả, nó không chỉ giúp doanh nghiệp cắt giảm được chi phí mà vẫn nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhờ đó giá trị doanh nghiệp không ngừng tăng lên. Cùng với những phương pháp quản lý chi phí này, doanh nghiệp cũng nên nghiên cứu phương pháp kế toán chi phí hiện đại đã được áp dụng thành công ở nhiều nước để tham khảo và áp dụng một cách hợp lý vào doanh nghiệp minh, bởi các phương pháp này tuy có nhiều ưu điểm nhưng khá phức tạp.

CHƯƠNG II‌‌

KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CÁC BIỆN PHÁP CẮT GIẢM CHI PHÍ CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP

TRÊN THẾ GIỚI


I.Khủng hoảng tài chính, ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế thế giới và các doanh nghiệp trên thế giới:

1.Sơ lược về cuộc khủng hoảng tài chính và nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính

Chúng ta biết rằng khủng hoảng tài chính là vấn đề toàn cầu nên dường như ai cũng phải quan tâm tới nó. Trong suốt hơn một năm qua, chúng ta có thể thu thập được rất nhiều thông tin về cuộc khủng hoảng tài chính này. Có rất nhiều nhà phân tích, nhiều nhà kinh tế học và hoạch định chính sách, bao gồm cả những nhân vật nổi tiếng như Paul Krugman, người đoạt giải Nobel kinh tế 2008, đồng thời là một nhà báo chuyên mục của tờ New York Times và cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Henry Paulson…đã tìm hiểu nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính. Vậy khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ đâu? Nguyên nhân sâu sa của nó là gì?

Có thể cho rằng sự mất cân đối toàn cầu - được hiểu là những khoản thặng dư thương mại khổng lồ của một số quốc gia như Trung Quốc và thâm hụt thương mại cũng vĩ đại không kém của một số nước khác như Mỹ - là nguyên nhân sâu xa gây ra khủng hoảng tài chính. Đây là một tiến trình khá phức tạp gồm nhiều bước:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

- Hàng hoá sản xuất từ Đông - Á, cùng với nhu cầu tiêu thụ dầu hoả tăng nhanh khiến các nước chủ yếu là Trung Quốc và Trung Đông tích tụ một số ngoại tệ khổng lồ nằm trong tay nhà nước và các tập đoàn.Với số tiền thặng dư này quá lớn và các nước này phải tìm nơi an toàn để gửi, và không cho chỗ nào khác hơn là gửi vào ngân hàng Âu - Mỹ vốn được thế giới tin tưởng là những định chế tài chính vững chãi nhất.

- Tiền ào ạt đổ vào Hoa Kỳ dùng trong nhiều việc: Cung cấp tín dụng dễ dãi để dân Mỹ vay nợ với lãi xuất thấp tiêu xài thoải mái (vì nếu hàng hoá Trung Quốc và dầu hoả Trung Đông thiếu người tiêu thụ thì sẽ bị thặng dư); gián tiếp trang trải cho cuộc chiến tại Iraq (vì các nước trên thế giới kể cả Trung Quốc và Trung Đông

vẫn lệ thuộc vào chiếc dù quân sự của Mỹ bảo đảm cho các hành lang nguyên vật liệu và mậu dịch toàn cầu).

- Ngoài hai mục tiêu nhằm bảo vệ ổn định và thị trường, mục tiêu còn lại là phải sinh lời. Việc đầu tư vào công nghệ tại Hoa Kỳ không tạo lợi nhuận được như so với vùng Đông Á vì giá nhân công cao và các luật lệ chặc chẽ về an toàn & môi trường, nên chỉ còn một hướng là địa ốc vì đất đai của Mỹ nhiều, giá hạ và nhân công ngành xây dựng rẻ (nhờ vào di dân bất hợp pháp).

- Dân Mỹ thiếu nợ nhiều, ngành công nghiệp và sản xuất tại Hoa Kỳ lại không tạo đủ công ăn việc làm cho người mua nhà nên hệ thống ngân hàng và đầu tư tại Mỹ mở ra những sáng kiến như bán nhà đất cho cả những người không đủ tiền mua, bơm giá và tạo nên một trái bóng khổng lồ trên thị trường địa ốc.Các ngân hàng cho vay bất động sản thua lỗ khi thị trường bất động sản bị vỡ bong bóng và nhiều khoản cho vay không thu hồi được, cộng với các khoản chứng khoán bất động sản bị giảm giá không phanh gây ra các khoản nợ xấu khổng lồ trong hệ thống ngân hàng, trong đó phần lớn là bất động sản dưới chuẩn . Thêm vào đó, chính sách nới lỏng tiền tệ và chính sách "nhà cho người có thu nhập thấp" của Chính phủ Mỹ với lãi suất thấp để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Tín dụng bất động sản đã có sự tăng trưởng mạnh nhưng trong đó có một phần lớn là tín dụng dưới chuẩn.

- Kinh tế Hoa Kỳ phát triển hơn 6 năm (2001-2007), nhưng đến năm 2008 sự mất thăng bằng trở thành hiển nhiên là dân Mỹ không gánh nổi nợ, nên bị mất nhà; giá nhà xuống thấp, ngân hàng lỗ vì các khoản nợ không được thanh toán; các sáng kiến của hệ thống ngân hàng lúc trước lại chằng chịt nên không ai biết rõ lỗ bao nhiêu khiến giữa các ngân hàng cũng không còn tin tưởng cho vay mượn lẫn nhau. Tiền bạc lưu thông dễ dàng trong khung cảnh toàn cầu hoá nên các ngân hàng Châu Âu cũng bị liên đới thiệt hại nặng. Những nguồn tiền từ Đông-Á và Trung Đông không còn chỗ chảy vì mất niềm tin vào thị trường Âu-Mỹ: hậu quả là từ khủng hoảng địa ốc dẫn đến khủng hoảng tài chính, và nguy cơ khủng hoảng tín dụng – tín dụng không gì khác hơn chính là niềm tin. Các chính phủ Âu-Mỹ phải vội vả nhảy vào bơm tiền để cứu vãn và tạo lại niềm tin là tiền bạc trong hệ thống ngân hàng Âu-Mỹ vẫn được bảo đảm, thì mới hy vọng mọi người trở lại đầu tư mua sắm.

Từ cách phân tích này, có thể thấy, “phương thuốc” dài hạn nhằm khắc phục những vấn đề trên cho kinh tế thế giới chính là cách thức giải quyết những mất cân đối này.

Thêm vào đó, đòn bẩy tài chính quá cao là nguyên nhân chính cho sự ra đi của Bear Stearns, Freddie Mac và Fannie Mae, Lehman Brothers và Merrill Lynch. Sự sụp đổ của các định chế tài chính này là ngòi nổ của cuộc khủng hoảng, dẫn đến sự khủng hoảng niềm tin của thị trường, dẫn đến làn sóng rút tiền ồ ạt, dẫn đến sự hạ thấp tín nhiệm và sự ra đi của AIG, gây ra khủng hoảng thanh khoản cho các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các ngân hàng liên quan đến cho vay bất động sản như Wamu và Wachovia.

Hiện cuộc khủng hoảng đã lún sâu và lan rộng ra khắp châu Âu, Mỹ La-tinh và một phần ở châu Á, chủ yếu là Nhật Bản. Châu Âu và Nhật Bản chịu nhiều thiệt hại nhất liên quan đến cho vay dưới chuẩn ở Mỹ. Ngân hàng trung ương Trung Quốc được đánh giá là hiện nay giữ khoảng 300 tỉ USD giấy nợ từ hai ngân hàng Fannie Mae và Freddie Mac. Nhật Bản và Đức (nền kinh tế lớn nhất châu Á và Âu đã chính thức thông báo rơi vào suy thoái) là hai nước nắm giữ chứng khoán bất động sản của Mỹ nhiều nhất, vì trước đó thị trường bất động sản hai nước này ở trong tình trạng đóng băng, các tổ chức tài chính trong nước buộc phải vươn ra thị trường quốc tế để tìm kiếm lợi nhuận, trong khi chứng khoán bất động sản Mỹ thì vừa dễ mua lại vừa hấp dẫn vì cho lãi suất cao.

2.Những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tới nền kinh tế thế giới và các doanh nghiệp trên thế giới

Khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế thế giới trên nhiều phương diện


Các nền kinh tế lớn trên thế giới đồng loạt suy thoái Khủng hoảng tài 1


*Các nền kinh tế lớn trên thế giới đồng loạt suy thoái

Khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, thị trường chứng khoán khuynh đảo. Từ đó đến nay, chúng ta đã chứng kiến những nỗ lực chưa từng có của các nền kinh tế để chống chọi với "bão". Trong bối cảnh toàn cầu hóa mà khởi nguồn từ Mỹ, tác động của nó cũng mang tính toàn bộ. Hơn nữa, khủng hoảng tài chính thế giới đã và sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng đến các phương diện kinh tế thế giới.

Cuộc khủng hoảng này đã bộc lộ đầy đủ những tác hại do thị trường không chịu tiếp nhận sự quản lý và những thiếu sót của hệ thống kinh tế. Để ngăn chặn sự lây lan của cuộc khủng hoảng, chính sách kinh tế của chính phủ Mỹ là quay trở lại từ tự do thương mại sang nền kinh tế có sự can thiệp của nhà nước. Hiện nay, tần suất và mức độ can thiệp vào thị trường của chính phủ Mỹ so với cuộc đại suy thoái của những năm 30 là như nhau. Điều này cho thấy sự nghi ngờ về những tác động của chủ nghĩa tư bản kiểu Mỹ, sự hấp dẫn của mô hình tự do thương mại đã bị giảm sút.

Cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất từ Đại khủng hoảng 1929 tới nay đã đẩy đồng loạt cả ba nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ, Nhật Bản và khu vực sử

dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vào suy thoái. Đây là lần đầu tiên, Mỹ, Nhật và châu Âu cùng suy thoái từ năm 1945 tới nay.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo các nền kinh tế phát triển trên thế giới sẽ tăng trưởng âm 0,3% trong cả năm 2009, trong đó dự kiến tăng trưởng tại Mỹ sẽ là âm 0,7%, tăng trưởng tại Nhật Bản là âm 0,2%, tăng trưởng tại European là âm 0,5%.

Suy thoái tại các nền kinh tế lớn - đồng thời là thị trường xuất khẩu chủ chốt của các nền kinh tế đang nổi lên - kéo tốc độ tăng trưởng sụt giảm trên phạm vi toàn cầu. Trong quý 3 năm 2008, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ 9%, thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ chỉ tăng trưởng 7,5% trong năm tới, thấp nhất từ năm 1990 tới nay.

Cũng theo WB, kinh tế thế giới sẽ chỉ tăng trưởng 0,9% trong năm 2009, giảm mạnh so với mức dự báo 2,5% cho năm nay và mức tăng 4% trong năm 2006. Đây là mức tăng trưởng chậm nhất của kinh tế toàn cầu từ năm 1982 - năm kinh tế toàn cầu chỉ tăng trưởng 0,3% - tới nay. Về kinh tế các nước đang phát triển, WB cho rằng, mức tăng trưởng của năm tới sẽ là 4,5%.

Dự báo các nước châu Á sẽ đối mặt với rất nhiều thách thức vì nền kinh tế các nước này ngày càng phụ thuộc hơn vào thị trường quốc tế với việc xuất khẩu chiếm trung bình 45% GDP tại các nước đang phát triển của châu Á. Các nước và lãnh thổ với tỷ lệ xuất khẩu trên GDP cao như Singapore (260%), Hồng Kông (190%), Malaysia (122%)... được dự báo sẽ hứng chịu ảnh hưởng nhiều nhất.

Theo thống kê suy thoái kinh tế Mỹ sẽ trải qua ít nhất 18 tháng và chưa biết 2

Theo thống kê, suy thoái kinh tế Mỹ sẽ trải qua ít nhất 18 tháng và chưa biết kéo dài bao lâu. Theo như trả lời báo giới ở Stockholm, nơi ông đã được trao giải Nobel kinh tế năm 2008, ông Paul Krugman, Giáo sư trường Đại học Princeton đồng thời là nhà bình luận nổi tiếng của tờ New York Times nói: "Chúng ta có thể dễ dàng nói về một nền kinh tế thế giới suy nhược cho đến năm 2011 và thậm chí sau đó" và nó là cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài nhất từ sau cuộc đại khủng hoảng. Nhìn vấn đề trong tương lai xa hơn, hiện nay có nhiều đánh giá khác nhau.Theo những ý kiến bi quan, tình hình của Mỹ hiện nay giống với cuộc đại khủng hoảng trong thập niên 1930 hoặc giống với thời kỳ suy thoái của Nhật trong thập niên 1990. Đại khủng hoảng thập niên 1930 làm cho Mỹ mất 10 năm mới đưa mức sản xuất trở lại thời trước khủng hoảng. Nhật cũng mất hơn 10 năm mới ổn định được hệ thống tín dụng và khôi phục nền kinh tế. Từ các so sánh này, nhiều người lo là sự suy thoái hiện nay của kinh tế Mỹ có thể kéo dài tới 10 năm.

*Sự đổ vỡ hàng loạt của các ngân hàng:


Là tâm điểm của khủng hoảng nước Mỹ là nơi diễn ra nhiều vụ đổ vỡ 3

Là tâm điểm của khủng hoảng, nước Mỹ là nơi diễn ra nhiều vụ đổ vỡ nhất trong ngành tài chính - ngân hàng.

Trước hết, phải kể tới sự “biến mất” của mô hình ngân hàng đầu tư độc lập (investment bank) của Phố Wall. Cả 5 ngân hàng đầu tư độc lập của con phố tài chính này đều trải qua những bước ngoặt số phận trong năm 2008: Lehman Brothers phá sản, Bear Stearns và Merill Lynch bị thâu tóm, Morgan Stanley và

Goldman Sachs phải chuyển đổi sang mô hình ngân hàng tổng hợp (bank holding company).

Kế đến là hàng loạt vụ giải thể trong lĩnh vực ngân hàng thương mại của Mỹ. Tính tới ngày 15/12/2008, số ngân hàng thương mại của Mỹ phải đóng cửa đã lên tới con số 25, so với con số 3 ngân hàng bị ngừng hoạt động trong cả năm 2007. Trong số này, phải kể tới những tên tuổi lớn như Washington Mutual, Wachovia, IndyMac…

Sự đổ vỡ của các ngân hàng ở Mỹ ảnh hưởng mạnh tới tâm lý của người dân không chỉ ở nước này mà còn ở các quốc gia khác trên thế giới. Các nền kinh tế lớn ở châu Á hầu như không có ngân hàng nào bị đóng cửa trong năm qua. Tuy nhiên, vào cuối tháng 9 năm 2008, tại Hồng Kông, do những tin đồn xấu, người dân đã đổ xô đi rút tiền gửi ở Ngân hàng Bank of East Asia (BAE).

*Khủng hoảng khiến chính phủ các nước phải thực hiện kế hoạch giải cứu và kích thích kinh tế:

Tính nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến chính phủ các nước không thể không can thiệp. Nhiều “đại gia” tài chính của nước Mỹ và châu Âu có lẽ đã đổ vỡ nếu không có sự can thiệp kịp thời của chính phủ.

Tại Mỹ, Chính phủ nước này năm qua đã phải tiếp quản hai tập đoàn tài chính nhà đất khổng lồ là cặp “sinh đôi” Fannie Mae và Freddie Mac, hãng bảo hiểm AIG, và ngân hàng Citigroup.

Tại châu Âu, danh sách các ngân hàng được các nhà chức trách can thiệp cũng tương đối dài. Nhiều ngân hàng lớn của châu lục này đã bị quốc hữu hóa một phần hoặc toàn bộ như Northern Rock và Bradford & Bingley của Anh, Fortis và Dexia của Bỉ, Hypo Real Estate của Đức; Kaupthing, Landsbanki và Glitnir của Iceland…

Nói về các kế hoạch giải cứu quy mô lớn của Mỹ, cần nhắc tới kế hoạch 700 tỷ USD dành cho ngành tài chính, kế hoạch 800 tỷ USD để “phá băng” thị trường tín dụng, kế hoạch mua thương phiếu để tăng tính thanh khoản cho các doanh nghiệp không thuộc ngành ngân hàng, kế hoạch cứu các con nợ địa ốc khỏi mất nhà… Hiện Chính phủ Mỹ cũng đang tìm biện pháp để cứu ngành công nghiệp xe

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2022