Tận Dụng Các Nguồn Vốn Cho Đầu Tư, Sử Dụng Tối Ưu Nguồn Lực Địa Phương

2.2.5. Tận dụng các nguồn vốn cho đầu tư, sử dụng tối ưu nguồn lực địa phương

Theo nhiều đánh giá chung của các chuyên gia kinh tế, một lượng vốn lớn “nhàn rỗi” tiềm ẩn của nền kinh tế vẫn chưa được huy động và khai thác một cách hiệu quả, thực sự tiềm lực kinh tế trong dân còn rất lớn. Trong bối cảnh đó, với lợi thế quy mô vốn nhỏ, khả năng thu hồi vốn nhanh và phân bố rộng rãi ở nhiều vùng, nhiều lĩnh vực của nền kinh tế thì việc phát triển các DNVVN là cơ hội để huy động được các nguồn vốn nhỏ lẻ, nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư, khơi dậy và phát huy được sức mạnh tổng hợp cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Thực tế đã chứng minh rằng các hình thức doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình, hợp tác xã vừa có thể huy động được vốn tự có của các cá nhân vừa tận dụng được đầu tư đa dạng trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, với quy mô nhỏ gọn của mình, các DNVVN thường sử dụng nguyên vật liệu ngay tại địa phương để làm xuất phát điểm tiến hành sản xuất kinh doanh nên điều này rất thiết thực với các ngành thủ công truyền thống, tiểu thủ công nghiệp.


2.2.6. Góp phần khai thác lợi thế so sánh, thâm nhập thị trường quốc tế, phát triển nguồn hàng xuất khẩu, tăng thu ngân sách Nhà nước

Bối cảnh thời đại ngày nay đã thay đổi sâu sắc. Tốc độ, khả năng nhanh nhạy trong việc nắm bắt và tận dụng cơ hội chính là yếu tố quyết định chứ không phải là lợi thế về quy mô. Mối quan hệ giao lưu kinh tế giữa các nước ngày càng rộng rãi càng tạo ra nhiều cơ hội cho các DNVVN. Các DNVVN với những ưu điểm vốn có của mình sẽ khai thác tốt lợi thế so sánh của quốc gia, các ngành nghế truyền thống, xâm nhập vào các thị trường ngách trên thị trường thế giới. Mặt khác, việc tạo lập và phát triển các doanh nghiệp này sẽ

làm tăng số lượng doanh nghiệp và khả năng cung ứng hàng hóa dịch vụ cho xã hội, tăng thu ngân sách cho Nhà nước.

2.2.7. Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ là nơi gieo mầm cho các tài năng kinh doanh

Doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là nơi đào tạo, rèn luyện các nhà doanh nghiệp và bản thân người lao động. Kinh doanh với quy mô nhỏ là môi trường đào tạo tốt nhất để từng bước tiếp cận với kinh doanh ở quy mô tầm cỡ hơn. Khởi sự từ hoạt động kinh doanh với quy mô nhỏ và thông qua quá trình điều hành quản lý kinh doanh, các nhà doanh nghiệp sẽ được tôi luyện và trưởng thành lên thành những nhà doanh nghiệp tài ba. Trải qua nhiều năm chìm trong cơ chế quan liêu bao cấp, là nước đi sau trong việc áp dụng cơ chế thị trường, tham gia muộn vào sân chơi toàn cầu, thực sự chúng ta đang thiếu vắng một đội ngũ các nhà kinh doanh tầm cỡ. Xuất phát điểm thấp, tham gia muộn, chúng ta không còn cách nào khác là phải bắt đầu xây dựng một nền tảng vững chắc từ các DNVVN.

Rất nhiều doanh nghiệp lớn, nhiều tập đoàn cũng đi lên từ các chi nhánh, phân xưởng nhỏ. Hay nói cách khác, DNVVN là khởi nguồn cho sự hình thành, ươm trồng các tài năng kinh doanh, các doanh nghiệp lớn trong xã hội.


2.2.8. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò là các vệ tinh hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn

Khi mà quá trình chuyên môn hóa, hợp tác hóa diễn ra ngày càng sâu sắc trong quá trình sản xuất thì tại bất kỳ một quốc gia nào, bất kỳ một tập đoàn nào cho dù đó là các công ty xuyên quốc gia đi chăng nữa cũng không thể tồn tại và phát triển được nếu thiếu vắng sự liên kết và hỗ trợ từ các DNVVN. Sự phân công và chuyên môn hóa sản xuất cao độ đã tạo ra sự liên kết, cộng sinh chặt chẽ của các doanh nghiệp lớn với các DNVVN. Dây chuyền sản xuất một chiếc máy bay Boeing hay một chiếc máy tính của hãng

Intel danh tiếng cũng được sản xuất, lắp ráp từ nhiều quốc gia, với sự tham gia của rất nhiều các doanh nghiệp vệ tinh.

Vai trò tương hỗ của cộng đồng các DNVVN còn được nhắc đến như là khu vực “đệm giảm sóc” cho các tập đoàn kinh tế nói riêng và cho toàn bộ nền kinh tế nói chung trong những thời kỳ biến động.

3. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính đến hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

Như ở phần trên của khóa luận chúng ta đã thấy được vai trò quan trọng của các DNVVN đối với nền kinh tế Việt Nam. Theo thống kê mới nhất của Bộ Kế hoạch Đầu tư, tính đến tháng 10 năm 2008 cả nước có 349.309 doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh với số vốn lên đến 1.389.000 tỉ đồng (tương đương 84,1 tỉ đô la Mỹ), trong đó có hơn 95% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với sự đóng góp lớn cả về quy mô và số lượng, bộ phận doanh nghiệp này có vị trí đặc biệt trong nền kinh tế, chưa nói đến việc nơi này cung cấp việc làm cho hơn 50% số lao động làm việc trong doanh nghiệp và mỗi năm tăng thêm nửa triệu lao động. Đầu tư cho một chỗ làm việc ở các DNVVN chỉ bằng 3-10% so với các doanh nghiệp lớn.

Tuy nhiên do những đặc điểm nội tại của các DNVVN mà chúng ta đã xem xét cũng như do các yếu tố khách quan khác thì những doanh nghiệp này chính là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mà ảnh hưởng trực tiếp nhất đó là những tác động tiêu cực của lạm phát ở mức cao diễn ra trong một thời gian dài ở nước ta.

Các con số thống kê về tình hình lạm phát khiến nhiều người phải chóng mặt. Đến cuối tháng 6 năm 2008, lạm phát đã lên đến 25,8%, cao hơn 3,8% so với mức lạm phát dự kiến cả năm 2008. Năm 2008 khép lại với mức lạm phát kỷ lục 19,89% nếu so với tháng 12 năm 2007, và xấp xỉ 23% nếu so với giá tiêu dùng bình quân của năm 2000. Điều đó đã trực tiếp gây ra các khó khăn và thiệt hại cho khối doanh nghiệp bởi vì đi cùng với lạm phát là giá cả đầu vào của

doanh nghiệp cũng tăng nhanh, bên cạnh đó các biện pháp kiềm chế lạm phát của Nhà nước đã đẩy lãi suất cho vay của các ngân hàng tăng lên, trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp.

Việc giá cả phục vụ sản xuất vẫn leo thang, đặc biệt giá xăng tăng đột ngột 30% lên 19.000 đồng/lít (từ ngày 21/7/2008), giá nguyên vật liệu xây dựng tăng 30-40%, đã ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh và sản xuất của các doanh nghiệp.

Tình hình kinh tế cả nước đang lâm vào khó khăn trầm trọng và theo dự báo thì tình trạng lạm phát này có thể sẽ kéo dài trong 3 năm. Trong thời gian tiếp theo, với chi phí vốn ngày càng tăng cao thì vấn đề tiêu thụ của các doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn. Doanh nghiệp có thể sẽ thua lỗ, thậm chí lâm vào phá sản đặc biệt là các doanh nghiệp ở khu vực tài chính – ngân hàng.

Theo Hiệp hội DNVVN Việt Nam, trong giai đoan lạm phát tăng cao đặc biệt là vào quý III năm 2008 thì có đến 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp khó khăn, trong đó khoảng 70% gặp khó khăn vừa phải và 20% hoạt động vô cùng khó khăn có thể rơi vào tình trạng phá sản. Hiệp hội đã chia số doanh nghiệp bị tác động thành ba nhóm:

Nhóm một là những doanh nghiệp bị tác động mạnh, đang hết sức khó khăn, bị phá sản hoặc đứng trước nguy cơ phá sản. Nhóm này có thể chiếm tới 20% tổng số doanh nghiệp. Đây thường là các doanh nghiệp có quy mô khá, đã có giai đoạn tăng trưởng nhanh, đã có dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn vay ngân hàng.

Nhóm hai là những doanh nghiệp bị lạm phát và khủng hoảng kinh tế tác động mạnh, hiện đang ở trong tình trạng khó khăn, sản xuất, kinh doanh bị đình trệ. Số lượng các doanh nghiệp thuộc nhóm này có thể đến 60%. Lạm phát khiến các doanh nghiệp không kiểm soát được chi phí sản xuất, mất thị trường, không có đủ vốn để duy trì sản xuất.

Nhóm còn lại là những doanh nghiệp ít bị tác động hoặc thậm chí vẫn tìm được cơ hội phát triển trong điều kiện lạm phát. Đây có thể là những doanh nghiệp chưa hoặc ít sử dụng vốn vay hoặc là những doanh nghiệp có người đứng đầu là những doanh nhân có kiến thức, kinh nghiệm với bản lĩnh cao trong kinh doanh.

Dưới đây khóa luận sẽ đi sâu phân tích những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Có nhiều ảnh hưởng trực tiếp ở nhiều mức độ khác nhau của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng ở trong khuôn khổ khóa luận này tôi chỉ đi sâu phân tích ba ảnh hưởng chính đến các DNVVN đó là: sự khó khăn trong việc huy động nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, sự gia tăng của chi phí đầu vào dẫn đến khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm và khó khăn về thị trường.

3.1. Sự khó khăn trong việc huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Trước khi tìm hiểu về những khó khăn trong việc huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNVVN chúng ta sẽ cũng xem xét một vài số liệu để thấy được tầm quan trọng của việc huy động vốn đối với các DNVVN.


3.1.1. Một số nét chính về vấn đề vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Vốn là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến quy mô hoạt động cũng như hiệu quả kinh doanh của bất kỳ một loại hình doanh nghiệp nào đặc biệt đối với các DNVVN thì vai trò của nó lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Qua số liệu điều tra về hoạt động kinh doanh của các DNVVN ở Việt Nam có thể thấy nhu cầu về vốn kinh doanh của các doanh

nghiệp là rất lớn. Có đến 54,9% số ý kiến ở thành phố và 65,7% ở nông thôn trả lời: thiếu vốn là nguyên nhân quan trọng nhất cản trở hoạt động của các DNVVN.

Về cơ cấu vốn sản vốn xuất kinh doanh của các DNVVN hiện nay có thể chia ra 3 loại chính đó là: tự có của doanh nghiệp, vốn vay ngân hàng và các loại vốn khác bao gồm vốn vay từ anh em, bạn bè; vốn liên doanh liên kết hoặc các nguồn vốn từ nước ngoài.

Hình 4: Cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam năm 2008


18. 44%

36. 25%


Vè n tù cã


Vè n vay NH


Vè n kh¸c



45. 31%


(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2008)

Từ hình 4 trên ta thấy xét trung bình trong mỗi DNVVN Việt Nam, vốn vay ngân hàng chiếm một tỷ trọng khá lớn đến 45,31% trong tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó ta có thể thấy được tầm quan trọng vốn tín dụng của các ngân hàng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNVVN.

Cũng theo số liệu của báo cáo trên, hiện tổng số doanh nghiệp vừa và nhỏ đang có quan hệ tín dụng với ngân hàng là 163.673 doanh nghiệp (chiếm trên 50% tổng số) với tổng nguồn vốn kinh doanh là 482.092 tỷ. Vốn tự có bình quân 1 doanh nghiệp tính đến ngày 31/7/2008 là 1,33 tỷ đồng; bình quân vốn vay ngân hàng của 1 doanh nghiệp là 1,79 tỷ đồng. Chính vì tỷ trọng của vốn vay ngân hàng trong mỗi doanh nghiệp cũng lớn hơn tỷ trọng vốn tự có của doanh nghiệp đó nên trong hoàn cảnh hiện tại, khi hầu hết các DNVVN đều đã

sử dụng hết nguồn vốn tự có của mình, trong khi việc tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng lại càng bị hạn chế nên các doanh nghiệp đã gặp phải vấn đề rất khó khăn trong việc giải quyết bài toán vốn sản xuất kinh doanh.

3.1.2. Khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại

Nằm trong loạt chính sách để kiềm chế lạm phát của chính phủ thì chính sách tăng lãi suất cơ bản luôn là chính sách quan trọng và được ưu tiên thực hiện đầu tiên. Và một hệ quả tất yếu của việc tăng lãi suất cơ bản và lãi suất tái chiết khấu của NHNN đó là lãi suất cho vay của các NHTM cũng tăng lên để đảm bảo hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng đó.

Bảng 1: Diễn biến của lãi suất cơ bản (LSCB) và lãi suất tái chiết khấu (LSTCK) trong năm 2008

(Đơn vị: %/năm)



1/1

1/2

19/5

11/6

20/10

5/11

21/11

5/12

22/12

LSCB

8,25

8,75

12

14

13

12

11

10

8,5

LSTCK

4,5

6

11

13

12

11

10

9

7,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Khủng hoảng tài chính toàn cầu và ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - 8

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước, 2009)

Từ bảng 2 ta thấy trong quãng thời gian từ 11/6 đến trước ngày 20/10 lãi suất cơ bản đã ở mức rất cao là 14%, lãi suất tái chiết khấu cũng lên đến 13%. Điều này dẫn đến việc một số NHTM đã tăng lãi suất cho vay lên đến mức đỉnh điểm là 21% bởi vì theo quy định thì lãi suất cho vay không được vượt quá gấp rưỡi lãi suất cơ bản.

Chính sách tài chính tiền tệ thắt chặt nhằm đối phó với lạm phát đã khiến cho lượng vốn cấp ra ít đi và lãi suất cao lên. Năm 2007, tăng trưởng tín dụng 56%, nhưng đến năm 2008 thì đã giảm xuống 30%, lãi suất cho vay trung bình tăng từ 11% lên 20%. Lãi suất cho vay những tháng cuối năm 2008 tuy đã giảm dần ở mức từ 17-20% nhưng những doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn khó tiếp cận được vốn vay do lãi suất cho vay cao hơn khả năng sinh lời của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các ngân hàng tăng cường thắt chặt nguồn vốn cho vay bằng cách tăng lãi suất lên. Hơn thế nữa, trong thời gian tới, ngân hàng sẽ ưu tiên các khoản vay lớn hơn để giảm chi phí giao dịch. Hầu hết các công trình đầu tư, những dự án đều phải hoãn lại do không có tiền để thực hiện, thậm chí nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ phải tính đến việc chuyển nhượng những dự án lớn cho những doanh nghiệp có đủ khả năng. Do đó, giới doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể sẽ khó tiếp cận các khoản vay hơn nữa. Họ khó tiếp cận nguồn tín dụng hơn, hay nói cách khác, chi phí vốn của họ sẽ phải tăng nhiều hơn so với các doanh nghiệp lớn.

Điều đó cũng liên quan đến một trong những nguyên nhân khiến các DNVVN khó tiếp cận được nguồn vốn cho vay từ các NHTM đó là vì khả năng trả nợ đúng hạn của các doanh nghiệp đó. Theo số liệu kết quả kinh doanh, trả nợ ngân hàng đúng hạn của các doanh nghiệp nhóm này đang có quan hệ tín dụng với các ngân hàng thương mại, có 23% số doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, 73,2% doanh nghiệp hoạt động trung bình và 3,8% doanh nghiệp gặp khó khăn - trong đó có 1,42% doanh nghiệp có khả năng mất vốn. Bởi vậy cho nên trong điều kiện lạm phát, vốn ngân hàng chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp lớn, các khách hàng truyền thống của ngân hàng nên những khách hàng mới khó tiếp cận được vốn vì rủi ro cao. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu vừa kiềm chế lạm phát nhưng đồng thời vẫn duy trì tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2008).

3.1.3. Khó khăn trong việc huy động vốn từ các nguồn khác

Ngoài vốn cho vay của các ngân hàng là nguồn vốn chính mà các doanh nghiệp có thể huy động thì việc huy động vốn từ các nguồn khác như từ anh em, bạn bè; vốn liên doanh liên kết hay nguồn vốn nước ngoài cùng vô cùng khó khăn đối với các DNVVN trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế hiện nay.

Xem tất cả 100 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí