định hướng ưu tiên chung của quốc gia? Dưới đây là kinh nghiệm của Malaysia trong vấn đề này.
Về định hướng phát triển, Malaysia đã chọn ra 5 lĩnh vực công nghệ ưu tiên, bao gồm: Công nghệ tự động hoá, công nghệ điện tử, công nghệ vật liệu tiên tiến, công nghệ sinh học và công nghệ thông tin.
Về cách đi, để phát huy lợi thế của nước đi sau và sớm thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển, Malaysia đã lựa chọn chiến lược “Mua một số và tự làm một số” (Make some, buy some). Nói cách khác, cùng với việc tăng cường năng lực công nghệ nội sinh, Malaysia rất coi trọng việc du nhập công nghệ tiên tiến từ bên ngoài, nhất là từ các nước công nghiệp phát triển.
Tuy nhiên, trong thực tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau, không phải tất cả các doanh nghiệp đều dám chấp nhận rủi ro khi áp dụng các công nghệ tiên tiến, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những doanh nghiệp với nguồn lực và năng lực tiếp thu công nghệ còn nhiều hạn chế. Trong bối cảnh đó, một vấn đề lớn đặt ra đối với các nhà hoạch định chính sách vĩ mô là: Bằng cách nào Nhà nước có thể hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn tới các dự án đầu tư áp dụng công nghệ tiên tiến theo những định hướng ưu tiên của quốc gia? Liệu Nhà nước có thể “chia sẻ” ở mức độ nào với những khó khăn liên quan tới việc tiếp thu chuyển giao công nghệ tiên tiến của cộng đồng các doanh nghiệp?
Để giải quyết vấn đề này, một trong những cơ chế được nhiều nước vận dụng có hiệu quả là Nhà nước lập các hình thức Quỹ hỗ trợ theo mục tiêu để tài trợ một phần cho các dự án tiếp nhận chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp. Cụ thể, Malaysia đã xây dựng Quỹ tiếp thu công nghệ với cách tổ chức.
Mục tiêu của quĩ là khuyến khích các doanh nghiệp nâng cấp trình độ công nghệ thông qua việc đưa vào áp dụng và khai thác có hiệu quả các công nghệ tiên tiến
phù hợp để có thể tạo ra các sản phẩm mới và quy trình sản xuất mới; nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường cả ở trong nước và quốc tế.
Qũy chỉ hỗ trợ một phần cho một số khoản mục chi liên quan trực tiếp tới khâu tiếp nhận chuyển giao công nghệ trong các dự án đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Như vậy, thông qua cơ chế Quỹ, Nhà nước Malaysia có thể vừa hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực tiếp thu chuyển giao công nghệ, đồng thời hướng các doang nghiệp du nhập các công nghệ tiên tiến phù hợp với các định hướng ưu tiên chung của quốc gia.
Có thể bạn quan tâm!
- Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh nghiệm trên thế giới và bài học cho Việt Nam - 2
- Hỗ Trợ Tài Chính Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
- Hoạt Động Hỗ Trợ Tài Chính Cho Dnvvn Một Số Nước
- Thực Hiện Hỗ Trợ Tài Chính Theo Những Chương Trình Và Mục Tiêu Cụ Thể Thông Qua Các Tổ Chức Hỗ Trợ
- Những Hạn Chế Của Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Trong Thời Gian Qua
- Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Cho Các Dnvvn Nhằm Đổi Mới Công Nghệ
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
3. Các biện pháp từ các tổ chức tài chính
3.1 Thực hiện tín dụng ưu đãi
Ngoài các chính sách về thuế, hầu hết các nước trên thế giới đều chú trọng đến các biện pháp cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều nước đã thực hiện tín dụng ưu đãi đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đồng thời với việc thành lập các tổ chức tín dụng của Nhà nước tạo ra một kênh cung ứng riêng về vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
3.1.1 Hàn Quốc
Bên cạnh biện pháp hộ trợ thông quá giảm thuế như đã nếu ở trên, Chính phủ Hàn Quốc còn thành lập một quỹ xúc tiến công nghiệp vừa và nhỏ để cung cấp những khoản tín dụng dài hạn, lãi suất thấp. Ngân hàng thương mại quốc gia phải dành một tỷ lệ nhất định là 25% tín dụng để đầu tư cho các hãng kinh doanh nhỏ và vừa.
Các chính sách hỗ trợ và phát triển các DNVVN của Hàn Quốc là nhằm xây dựng một nền móng phát triển cho các DNVVN. Hệ thống chính sách này được xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo tính độc lập, tự chủ cho các DNVVN trong quá trình thành lập cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng cân đối của các DNVVN và nâng cấp cơ cấu công nghiệp của các DNVVN đồng thời đưa
ra chính sách ưu tiên cho nghiên cứu phát triển, tự động hoá, thông tin và toàn cầu.
Thông qua chính sách cho vay của Ngân hàng, Chính phủ buộc các ngân hàng phải dành 35% toàn bộ vốn vay của mình cho các DNVVN, đối với ngân hàng nước ngoài và các tổ chức tài chính bảo hiểm là 25% và 75% đối với các ngân hàng địa phương.
Thông qua Quỹ bảo lãnh tín dụng, tạo điều kiện cho DNVVN vay với lãi suất ưu đãi là 1% so với 1,5% của các doanh nghiệp lớn trong hạn mức 1 tỷ won.
Riêng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, Ngân hàng Hàn Quốc bảo đảm cung cấp khoảng 90% tổng số vốn vay trong các lĩnh vực nhập khẩu công nghệ, hoạt động nghiên cứu và phát triển, nhập máy móc để sản xuất nguyên vật liệu, phụ ting. Vốn đầu tư vào tài sản cố định của các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được miễn thuế trong 3 năm.
3.1.2 Nhật Bản
Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản đặc biệt quan tâm phát triển DNVVN, vì trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân, các DNVVN đem lại hiệu quả cao về sản phẩm và việc làm. Năm 1960, Nhật bản đầu tư 2,51 tỷ yên cho khu vực DNVVN, đến năm 1980 lên tới 243,375 tỷ yên, nhưng nguồn kinh phí của Chính phủ chỉ chiếm 12,6%; còn lại là các hiệp hội, ngân hàng. Trong năm tài khoá 1993 ở Nhật, ngân sách dành cho DNVVN là hơn 200 tỷ yên (chiếm khoảng 0,3% ngân sách), số tiền trợ cấp cho các DNVVN khoảng 120 tỷ yên, chiếm 65% tổng số tiền trợ cấp của Bộ Thương mại và công nghiệp. Ngoài chế độ tín dụng thông thường, Nhật Bản còn dành cho các DNVVN một chế độ tín dụng bổ sung để tăng nguồn vốn cho các doanh nghiệp này. Nguồn tài trợ được tập trung vào 4 lĩnh vực sau:
Xúc tiến hiện đại hoá DNVVN
Thể chế hiện đại hoá DNVVN
Các hoạt động tư vấn cho DNVVN
Các giải pháp tài chính, trong đó có 3 cơ quan tài chính của Chính phủ đối với các DNVVN và một hệ thống tín dụng để bảo đảm cho việc tài trợ các DNVVN từ nguồn tài trợ của các cơ quan tài chính tư nhân tới gần 20% của tổng tài trợ cho các DNVVN.
3.1.3 Ở các nước Philippines, Indonesia và Thái Lan
Philippines, Indonesia và Thái Lan nằm ở vùng Đông nam Châu Á, đều là thành viên của khối ASEAN. Về phát triển kinh tế – xã hội, mỗi quốc gia có những điều kiện chính trị, kinh tế – xã hội khác nhau nhưng nói chung cả ba nước đều có mức tăng trưởng khá, riêng Thái Lan có mức tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, do chiến lược đầu tư và chính sách kinh tế ở 3 nước này tập trung vào công nghiệp lớn nên tuy tăng trưởng nhanh nhưng đã để lại những hậu quả nặng nề, tạo nên sự mất cân đối trong nền kinh tế, ảnh hưởng đến môi trường chính trị – xã hội và môi trường sinh thái và sau này đã đưa đến khủng hoảng tài chính – tiền tệ trầm trọng từ năm 1997.
Để phần nào khắc phục tình trạng trên, ngay từ đâu thập kỷ 80, chính phủ các nước này đã chuyển hướng kinh tế theo hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở vùng nông thôn, vùng xa thành phố nhằm tạo nên sự phát triển cân đối về cơ cấu ngành và cơ cấu vùng kinh tế. DNVVN có vai trò không nhỏ trong nền kinh tế quốc dân của mỗi nước nên các nước đều có chính sách hỗ trợ phát triển loại doanh nghiệp này. Chính sách hỗ trợ tài chính phát triển DNVVN ở Philippines, Indonesia, Thái Lan rất đa dạng (xem Phụ lục) và chủ yếu tập trung vào một số nội dung sau:
Do khó khăn về tài chính là một trong những trở ngại lớn nhất đối với các DNVVN nên các nước đặc biệt quan tầm đến hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ yếu thông qua hệ thống ngân hàng. Ở Philippines có Ngân hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME bank) đóng vai trò hàng đầu trong hỗ trợ DNVVN. Ngoài ra có Ngân hàng phát triển Philippines (PDB), Ngân hàng trồng trọt (Plant Bank) và các
ngân hàng thương mại khác phục vụ DNVVN. Luật 1991 quy định bắt buộc dành
10% quỹ tín dụng cho DNVVN. Ngân hàng không chỉ cho doanh nghiệp vay với lãi suất ưu đãi, thường khoảng 10%/năm, thời hạn cho vay dài hạn có thể đến 15 năm và có chương trình bảo lãnh vốn cho DNVVN mà còn là cơ quan tư vấn, giúp DNVVN giải quyết những vấn đề nảy sinh, là người bạn tốt cuả DNVVN. Còn ở Indonesia, nhà nước có chính sách tạo nguồn vốn cho doanh nghiệp nhỏ bằng các nguồn chính bao gồm đất đai, ngân sách nhà nước và các cơ quan của nhà nước, khoản trích 1-5% lợi nhuận cảu doanh nghiệp lớn, vốn từ các tổ chức phi chính phủ (NGO), từ đó hình thành quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ. Quỹ này dùng vào các công tác đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học-công nghệ, thông tin, tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ. Mặt khác chính phủ có chính sách giảm hoặc miễn phí đối với doanh nghiệp nhỏ. Chính phủ quy định chính xác cho doanh nghiệp nhỏ vay theo lãi suất thị trường và cả ngân hàng và người vay đều có trách nhiềm bảo toàn vốn vay bằng cách bắt buộc người vay phải có tiền gửi vào ngân hàng coi như vật thế chấp, tỷ lệ tiền gửi thường từ 1/4 đến 1/6 tiền cho vay. Ở Thái Lan các DNVVN được Cục hỗ trợ công nghiệp bảo trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi 8%/năm, bằng 1/2 mức lãi suất thị trường. Thời hạn cho vay và chế độ thế chấp được phân thành 2 loại. Loại 1: vay không quá 50.000 bath, không phải trả lãi suất 4 tháng đầu và thời gian hoàn trả không quá 2 năm, không phải thế chấp tài sản nhưng phỉa có 2 người bảo lãnh. Loại 2: vay trên 50.000 bath, không phải trả lãi 12 tháng đầu và thời gian hoàn trả không qua 10 năm, phải có tài sản thế chấp như đất đai hoặc máy móc đã đăng ký hoạt động. Ngoài ra còn có các công ty tài chính cho vay vói mức cao hơn, có thể đến 25 triệu bath, có mức lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất thị trường 1- 2% và thời hạn cho vay không quá 10 năm.
Ngoài chính sách cho vay vốn, các nước đều có chính sách thuế riêng đối với doanh nghiệp có vốn dưới 500.000 peso và số công nhân dưới 20 người thì được miễn thuế. ở Thái Lan, nói chung chính sách thuế tương đối bình đằng, sự phân biệt mức thuế giữa các loại quy mô doanh nghiệp và ngành nghề không lớn, nên tác dụng
của chính sách thuế đối với DNVVN không nổi bật. Tuy nhiên Thái Lan đã có một hệ thống thuế đơn giản, rõ ràng, ổn định, có ưu đãi giảm thuế cho công ty hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hiệp hội, tổ chức đại diện cho DNVVN.
3.2 Leasing
Trên thế giới, các công ty cho thuê tài chính đã phát triển hết sức mạnh mẽ. Năm 2005, ước tính số vốn mà các công ty cho thuê ở Mỹ đóng góp cho nền kinh là khoảng 170 tỷ USD trong tổng 566 tỷ USD. Dưới đây là những tìm hiểu của tác giả về hoạt động thẩm định của hai công ty Cho thuê tài chính trên thế giới. Trong đó, công ty thứ nhất sẽ đại diện cho các công ty đã xuất hiện lâu đời, trong một nền kinh tế lớn mạnh vào bậc nhất thế giới và một công ty có thời gian tồn tại chưa lâu tại một nước có nhiều tương đồng về mặt kinh tế với nước ta.
i. Công ty Finarca
Finarca bắt đầu hoạt động tại Nicarague vào năm 1997 với các lĩnh vực về tài chính có thuê thiết bị và máy móc. Công ty này thiết lập nhiều mối quan hệ tài chính với các tổ chức quốc tế và các nhà đầu tư.
Finara có các chương trình cho thuế đặc biệt dành cho các DNVVN, cụ thể là trong các ngành như: vận chuyển và phân phối, máy móc sản xuất các sản phẩm dùng thường ngày, bánh kẹo, sản phẩm đò da hay các công ty về các thiết bị in ấn. Các khoản cho vay thường vào khoảng 10.000$ - 300.000$ và thời hạn cho thuê khoảng 24
- 60 tháng. Lợi nhuận từ công ty cho thuê tài chính của Finara thường là: các khoản lợi nhuận từ thuế, lợi nhuận từ kế toán, các điều khoản linh hoạt, các khoản yêu cầu phụ trong hợp đồng…
Kinh nghiệm chỉ ra rằng các nhà tài trợ cần phải cam kết, các nhà hành pháp và chính quyền cần phải tham gia, hỗ trợ… Những điều này cũng rất quan trọng, tuy nhiên lại không nên có những quản lý về mặt vĩ mô với các chính sách.
ii. Swedbank và công ty cho thuê tài chính Natwest
Swedbank và Natwest bằng việc phân loại các khách hàng DNVVN, công ty có thể phát triển các dịch vụ chuẩn phù hợp với từng đối tượng DN. Ví dụ, dành riêng các dịch vụ đặc thù cho những khách hàng mang lại lợi nhuận lớn nhất trong khi khuyến khích việc sử dụng các dịch vụ tự động cho các khách hàng mang lại lợi nhuận ít thôi.
Cerabank dùng các phương thức phân loại mang tên “Splitting”, phương thức này dựa trên kích cỡ và loại hình của khách hàng, trong khi đó Groupe Banques Populares sử dụng phương pháp phân loaị dựa trên lợi nhuận của từng quốc gia.
Từ những kinh nghiệm của một số công ty cho thuê tài chính trên thế giới Việt Nam có thể đưa ra những bài học cho các công ty cho thuê tài chính Việt Nam. Các công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam nên đưa ra các phương pháp phân loại khách hàng DNVVN cho phù hợp với nền kinh tế và sự phát triển của công ty mình.
II. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Qua việc nghiên cứu hỗ trợ tài chính phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước trên thế giới có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.
1. Hỗ trợ của Nhà nước, trong đó hỗ trợ về tài chính là hình thức hỗ trợ thiết yếu để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trên thế giới, Nhà nước đóng vai trò to lớn trong việc hỗ trợ, thuc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm phát huy vai trò tích cực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong đời sống kinh tế-xã hội của mỗi nước. Sự hỗ trợ của Nhà nước được thực hiện trên rất nhiều mặt, nhưng sự hỗ trợ về tài chính là hình thức hõ trợ hết sức cần thiết và có tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế.
2. Phải đa dạng hóa các công cụ tài chính trong quá trình hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trong quá trình sử dụng các giải pháp tài chính để khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần đa dạng hóa các công cụ tài chính nhằm giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua những khó khăn , có khả năng tự phát triển, tăng cường khả năng cạnh tranh.
Ngoài 2 công cụ chủ yếu thường được sử dụng là ưu đãi về thuế và tín dụng, Chính phủ các nước đã sử dụng nhiều công cụ tài chính khác để hỗ trợ và thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển như đầu tư và tài trợ. Và điều cần quan tâm là phải xem xét mức độ tác động và hiệu quả của các giải pháp tài chính. Nếu mức độ hỗ trợ của các công cụ tài chính quá nhỏ sẽ ít có tác dụng trong việc khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngược lại, nếu mức độ hỗ trợ của Nhà nước quá nhiều và kéo dài sẽ làm suy yếu khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Chú trọng tạo điều kiện và thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ tự tích lũy vốn, đồng thời mở rộng khả năng tiếp cận và sử dụng các nguồn từ bên ngoài.
Để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng trưởng và phát triển ổn định , bền vững, hầu hết các nước trên thế giới đều sử dụng các công cụ như ưu đãi miễn giảm thuế, cung cấp tín dụng ưu đãi… nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tăng khả năng tự tích lũy vốn chủ sở hữu, chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngoài các giải pháp giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng được khả năng tích lũy vốn, Chính phủ các nước luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận sử dụng các nguồn vốn từ bên ngoài. Một trong những biện pháp quan trọng mà hầu hết các nước sử dụng là Nhà nước thực hiện bảo đảm tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có dự án khả thi nhưng không đủ tài sản thế chấp để vay vốn.