Tổng Hợp Phương Pháp Đo Lường Các Loại Rủi Ro Tại Vietinbank


Loại

Phân loại

Phương pháp đánh giá, đo lường cơ bản

PP đánh giá, đo lường đang nghiên cứu áp dụng

RR

khác

RR chiến lược

Chưa đo lường và tính vốn

Đệm vốn

RR danh tiếng

Chưa đo lường và tính vốn

Đệm vốn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Khung đánh giá an toàn vốn nội bộ ICAAP của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - 15

Bảng 2.3. Tổng hợp phương pháp đo lường các loại rủi ro tại VietinBank

Nguồn: Kết quả khảo sát (2021)

(i). Rủi ro tín dụng

Tại VietinBank, các công cụ đo lường RR và tính vốn kinh tế được nghiên cứu và phát triển, hướng đến việc chuyển dịch từ phương pháp đo lường đơn giản tiến dần lên các phương pháp đo lường phức tạp, có độ chính xác cao hơn. Theo các chuyên gia, RRTD đang được đo lường theo phương pháp tiêu chuẩn hóa (SA) theo quy định của Thông tư 41. Bên cạnh đó, VietinBank đang nghiên cứu xây dựng hệ thống tính toán vốn có mức độ chính xác cao hơn và nhạy cảm hơn với RR theo phương pháp tiếp cận nội bộ IRB. Hiện tại, VietinBank đang hoàn thiện việc xây dựng các thước đo PD, LGD, EAD cho khoản tín dụng/khách hàng tạo tiền đề quan trọng để áp dụng phương pháp IRB trong tính toán vốn cho từng khách hàng/nhóm khách hàng hay cả danh mục tín dụng.

Để phục vụ mục tiêu tính vốn, 96% ý kiến khảo sát cho rằng RRTD tại VietinBank được đo lường theo phương pháp tiêu chuẩn hóa, cụ thể:

- Bộ chỉ tiêu chấm điểm xếp hạng tín dụng

Từ năm 2007, VietinBank đã chủ động xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ với trung tâm là bộ chỉ tiêu chấm điểm xếp hạng tín dụng. Trong suốt những năm tiếp theo, VietinBank luôn chủ động cải tiến bộ chỉ tiêu theo hướng đơn giản hóa, giảm lượng thông tin nhập vào nhưng vẫn tăng cường khả năng đánh giá chất lượng khách hàng.

Bộ chỉ tiêu chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng đã đạt được mục tiêu cơ bản mà VietinBank đề ra: Thiết lập hệ thống chấm điểm RRTD; thực hiện việc kiểm soát toàn

bộ danh mục tín dụng cũng như đánh giá khách hàng vay một cách có hệ thống trên cơ sở tập hợp các thông tin khách hạng; ngành và thông tin tổng hợp về nền kinh tế nói chung trong mối liên hệ đến quy mô khách hàng hiện tại của Ngân hàng.

Tuy nhiên, với bản chất là được xây dựng theo phương pháp quan điểm chuyên gia, bộ chỉ tiêu có nhược điểm so với các công cụ đo lường RR PD/LGD/EAD. Theo thông lệ trên thế giới hiện đại, các thước đo lượng hóa mới chính là nền tảng để xếp hạng khách hàng.

- Mô hình đo lường rủi ro tín dụng tuân thủ IRB

Quá trình xây dựng các tham số RRTD trên đã đáp ứng những tiêu chuẩn của Hiệp ước Basel II về phương pháp tiếp cận nội bộ IRB như thời gian yêu cầu đối với dữ liệu, mô hình ước lượng theo chuẩn quốc tế với kết quả kiểm định tốt. Với các mô hình ước lượng tham số RR cơ bản, VietinBank đã có nền tảng cho việc hoàn thiện công tác quản lý RRTD của mình theo hướng hiện đại, tham số hóa cao và sát với thực tế RRTD nhất:

+ Đối với khách hàng bán lẻ, VietinBank tập trung xây dựng mô hình đo lường RR A-Card/B-Card gắn với từng sản phẩm vay. Thước đo RRTD khác cũng được ước lượng cho các khoản tín dụng bán lẻ là Tỷ lệ tổn thất khi khách hàng không trả được nợ (LGD) và Số dư RR khi khách hàng không trả được nợ (EAD).

+ Đối với Khách hàng doanh nghiệp, VietinBank đã xây dựng mô hình ước lượng xác xuất không trả được nợ (PD) cho 09 phân khúc khách hàng.

+ Đối với khách hàng Định chế tài chính, mô hình ước lượng PD đã được phát triển cho NHTM nước ngoài và trong nước.

Thước đo LGD chưa phát triển cho đối tượng Khách hàng doanh nghiệp và định chế tài chính do định hướng mới chỉ dừng lại ở tuân thủ FIRB. Tương tự PD, phát triển thước đo LGD gặp phải thách thức rất lớn về mặt dữ liệu. Thông tin từ thị trường bên ngoài có thể được xem xét như một giải pháp thay thế (phát triển Implied Market LGD). Tuy nhiên với một thị trường các công cụ tài chính chưa phát triển như ở Việt Nam, yêu cầu các thông tin đầu vẫn chưa thể được đáp ứng. Trong giai đoạn này, VietinBank đang chủ động xây dựng chương trình thu thập thông tin, tích lũy dữ liệu thu hồi nợ trong thời gian đủ dài phục vụ cho phát triển thước đo LGD và EAD.

- Đo lường rủi ro danh mục

Tại cấp độ danh mục toàn hàng, VietinBank ước lượng RR danh mục tín dụng thông qua các chỉ số RR như tỷ lệ nợ xấu, trích lập dự phòng RR hay danh mục dựa trên số liệu lịch sử và các nhận định định tính khác được chiết xuất thủ công từ hệ thống thông tin quản lý của ngân hàng.

VietinBank đang trong quá trình hoàn thiện triển khai các công việc về xác định phân bổ tổn thất của danh mục trong một khoảng thời gian; tính toán VaR và phân tích đa tình huống/kịch bản.

- Đo lường vốn rủi ro tín dụng

Từ năm 2010 đến nay, VietinBank luôn duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 10% (áp dụng cho cả VietinBank riêng lẻ và hợp nhất với các công ty con). Tuy nhiên, nếu so sánh với yêu cầu hiệp ước Basel II về vốn RRTD, việc ghi nhận vốn tự có, tài sản có RR, các biện pháp giảm thiểu RR trong tính toán an toàn vốn còn nhiều hạn chế:

- Tính toán RWA theo Thông tư 41, vốn được tính toán dựa trên phương pháp đo lường tiêu chuẩn (SA) quy định tại Hiệp ước Basel II, không xét tới đo lường RR cho từng khách hàng cụ thể (PD) hay tương quan với tài sản đảm bảo (LGD), độ lớn của tài sản có RR (EAD) theo các phương pháp mô hình nội bộ IRB của Basel II.- Quy định về yêu cầu vốn bù đắp RR theo Thông tư 13 và các văn bản sửa đổi bổ sung mới đề cập đến đánh giá khả năng chịu đựng RR của ngân hàng đặc biệt trong các tình huống kiểm tra sức chịu đựng và còn thiếu các quy định, hướng dẫn cụ thể. Yêu cầu này là bắt buộc trong Hiệp ước Basel II cũng như thông lệ tại các quốc gia có hệ thống ngân hàng phát triển.

Có thể thấy việc quản lý an toàn vốn dựa trên phương pháp cơ bản tính toán vốn nhằm đảm bảo yêu cầu vốn tối thiểu của NHNN còn khoảng cách so với thông lệ của Basel II, cụ thể:

Thứ nhất, đối với RRTD, các trọng số cho từng tài sản có RR được NHNN đưa ra trên cơ sở đánh đồng RR của khách hàng, do đó vốn yêu cầu cho từng giao dịch/khách hàng không phản ánh đầy đủ RR VietinBank gặp phải. Sự chênh lệch về vốn - RR không phải là đích ngắm của các ngân hàng hiện đại.

Thứ hai, với phương pháp tính vốn như vậy, các thước đo RR cho từng giao dịch,

danh mục sẽ không được tính đến, dẫn đến triệt tiêu động lực của các NHTM trong việc xây dựng các phương pháp lượng hóa RR - thành phần thiết yếu phục vụ cho quy trình ICAAP hoàn chỉnh.

Như vậy, phương pháp đo lường RRTD tại VietinBank hiện nay đã đáp ứng được theo yêu cầu của NHNN (phương pháp đo lường theo phương pháp tiêu chuẩn của Basel

II) nhưng vẫn còn khoảng cách với phương pháp tính vốn theo phương pháp mô hình nội bộ IRB theo tiêu chuẩn của Basel II.

(ii). Rủi ro hoạt động

VietinBank đo lường và tính vốn cho RRHĐ theo phương pháp chỉ số cơ bản BIA (basic indicator approach) theo quy định tại Thông tư 41 là kết quả ghi nhận của 100% ý kiến khảo sát. Đồng thời, một số chuyên gia cho rằng ngân hàng này đang hoàn thiện các quy trình đo lường và giám sát RR như: quản lý sự kiện RRHĐ và thu thập dữ liệu tổn thất; nâng cao hiệu quả quy trình tự đánh giá Biện pháp kiểm soát RR (RCSA); áp dụng KRI trong đánh giá khả năng phát sinh RR của ngân hàng và KPI, cho phép đánh giá trạng thái của các qui trình hoạt động.

Thông tin ghi nhận từ một số chuyên gia như sau:

- Chỉ số RR chính (KRI)

VietinBank sử dụng KRIs để chỉ ra xác suất ngân hàng đang phải chịu một RR vượt quá các ngưỡng giới hạn và hạn mức RR đã được xác định trước đó. KRI tạo thành một cấu phần quan trong trong việc đo lường RRHĐ. VietinBank đã xây dựng quy trình thiết lập KRI tại Đơn vị đầu mối quản lý nghiệp vụ (Đơn vị) hoặc Chi nhánh:

+ Bước 1: Xác định các RRHĐ chính của toàn ngân hàng theo chiều triển khai đến nghiệp vụ toàn hàng và/hoặc từng Đơn vị. Lãnh đạo tại Đơn vị xác định các RRHĐ chính tại Đơn vị từ các nguồn thông tin như: xu hướng của các sự kiện RRHĐ xảy ra tại Chi nhánh (tần suất, tổn thất (nếu có)); xu hướng của các lỗi KPI tuân thủ xảy ra tại Chi nhánh (tần suất, mức độ (nếu có)); các phát hiện của bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ, kiểm toán…

+ Bước 2: Xác định các chỉ số và ngưỡng KRI tại Đơn vị. Lãnh đạo tại đơn vị tiến hành xây dựng KRI để đo lường và theo dõi các RR đã được xác định tại bước 1. KRI cần đảm bảo các yêu cầu sau: có thể đo lường, có thể phân nhóm, có thể thu thập,

có tính dự báo và đơn giản để phục vụ mục đích phân tích/hành động. KRI bao gồm: các mức độ chấp nhận RR, nguồn dữ liệu cho KRI, tần suất theo dõi, phân loại KRI, cán bộ sở hữu KRI.

+ Bước 3: Phê duyệt, soát xét danh sách các KRI và các ngưỡng cảnh báo liên quan. Cán bộ đầu mối QLRR sẽ tổng hợp danh sách các KRI (ở cấp độ đơn vị/chi nhánh), các ngưỡng cảnh báo, nguồn dữ liệu KRI, tần suất theo dõi và thông tin về các cán bộ sở hữu KRI phục vụ mục tiêu soát xét và phê duyệt tại cấp lãnh đạo Đơn vị/chi nhánh. Lãnh đạo tại Đơn vị/Chi nhánh, đầu mối QLRR xem xét tính phù hợp và tính nhất quán của các KRI đã xây dựng, các ngưỡng cảnh báo và tần suất theo dõi KRI tại cấp đơn vị.

+ Bước 4: Thu thập dữ liệu và theo dõi KRI. Việc thu thập thông tin và theo dõi các giá trị của KRI sẽ được thực hiện bởi cán bộ sở hữu KRI thông qua việc nhập dữ liệu về các KRI mà cán bộ quản lý vào hệ thống. Tần suất theo dõi KRI thấp nhất là hàng tháng. Tần suất theo dõi định kỳ tùy thuộc vào tính sẵn có của dữ liệu. Với mỗi KRI, cán bộ tại đơn vị theo dõi các điểm cao nhất/thấp nhất của KRI trong tháng. Giá trị KRI được so sánh với các ngưỡng cảnh báo đã xác định và ghi nhận một mức xếp hạng để xác định mức độ chấp nhận và tiến hành các phân tích nếu cần thiết.

+ Bước 5: Phân tích. Các phân tích do cán bộ sở hữu KRI thực hiện sẽ được ghi nhận trên hệ thống theo các trường thông tin đã liệt kê tại theo danh mục được thiết lập trên hệ thống. Sau khi phân tích, cán bộ sở hữu KRI cần báo cáo kết quả phân tích lên cán bộ đầu mối.

+ Bước 6: Kế hoạch hành động. Để đảm bảo việc hoàn thành kế hoạch hành động, cán bộ sở hữu kế hoạch hành động cần theo dõi các kế hoạch của mình. Kế hoạch hành động KRI cần cung cấp các thông tin chi tiết về nội dung công việc, cán bộ chịu trách nhiệm, thời gian triển khai để giảm thiểu sự biến động theo xu hướng xấu của KRI (KRI vượt các ngưỡng cảnh báo).

+ Bước 7: Phê duyệt kết quả phân tích và kế hoạch hành động. Cán bộ đầu mối QLRR tại đơn vị sẽ đệ trình kết quả phân tích, kế hoạch hành động và tên cán bộ phụ trách lên cấp phê duyệt phụ trách RR tại Chi nhánh. Sau khi phê duyệt, cán bộ sở hữu kế hoạch hành động triển khai thực hiện các biện pháp xử lý theo kế hoạch hành động. Cán bộ sở hữu kế hoạch hành động cần cập nhật tình hình triển khai kế hoạch hành động

định kỳ.

+ Bước 8: Giám sát và báo cáo tình hình triển khai kế hoạch hành động. Cán bộ sở hữu kế hoạch hành động cần giám sát, báo cáo tiến độ và hiện trạng triển khai từng kế hoạch hành động lên cán bộ đầu mối QLRR phục vụ công tác soát xét và phê duyệt. Cán bộ đầu mối QLRR tổng hợp tiến độ, hiện trạng kế hoạch hành động và báo cáo lên Lãnh đạo tại Đơn vị phê duyệt.

(iii). Sự kiện Rủi ro hoạt động

Các sự kiện RRHĐ phát sinh trong VietinBank được phân loại theo RR đặc thù, theo loại sự kiện tổn thất theo thông lệ quốc tế (Basel II) và theo sản phẩm dịch vụ nhằm theo dõi quản lý sự kiện RRHĐ trong toàn VietinBank một cách nhất quán, chi tiết như sau:

- Phân loại sự kiện RRHĐ theo loại sự kiện tổn thất theo thông lệ quốc tế (Basel II), theo RR đặc thù và theo sản phẩm dịch vụ.

- Các thông tin về sự kiện RRHĐ được ghi nhận:

+ Thông tin chung về sự kiện RRHĐ: phương thức, thời gian, đơn vị, nguyên nhân, phân loại, sản phẩm dịch vụ, quy trình nghiệp vụ phát sinh sự kiện RRHĐ.

+ Thông tin ảnh hưởng của sự kiện RRHĐ: ảnh hưởng tài chính và phi tài chính.

+ Thông tin khắc phục sự kiện RRHĐ: đơn vị thực hiện khắc phục, thời gian khắc phục, biện pháp khắc phục được thực hiện, nội dung các công việc, biện pháp đã thực hiện để khắc phục sự kiện RRHĐ, kết quả khắc phục.

- Lưu trữ sự kiện RRHĐ: Các trường thông tin trên màn hình nhập sự kiện RR tuân thủ theo các thông lệ quốc tế nhưng khá phức tạp và chưa phù hợp với hiện trạng của VietinBank nói riêng và thị trường tài chính Việt Nam nói chung.

Công tác lưu trữ thủ công hoặc dưới dạng các biểu mẫu báo cáo tồn tại rất nhiều hạn chế, cụ thể: dữ liệu rất dễ bị mất mát thất lạc trong trường hợp bảo mật chưa cao, hiệu quả; dữ liệu lưu nếu không tối ưu thì không thể đáp ứng các yêu cầu kết xuất nhanh chóng các báo cáo linh hoạt phục vụ nhu cầu QLRR của ngân hàng; không thể đáp ứng yêu cầu lưu trữ dữ liệu phục vụ các mục đích tính vốn và quản trị của ngân hàng đòi hỏi phải lưu trữ dữ liệu.

Do các hạn chế trên, nhu cầu cấp thiết phải có một hệ thống ứng dụng lưu trữ và

quản lý các sự kiện RRHĐ. Hệ thống này có khả năng hỗ trợ thu thập, tích hợp các nguồn dữ liệu khác và tổng hợp các báo cáo đáp ứng yêu cầu quản trị của ngân hàng.

(iv). Vốn dành cho Rủi ro hoạt động

Về chính sách, VietinBank cũng đã ban hành Quy định tạm thời về quản lý vốn dự phòng RRHĐ trong VietinBank, trong đó quy định cụ thể chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị, phương pháp tính toán nhu cầu vốn cho RRHĐ, kiểm chứng kết quả vốn dự phòng RRHĐ đối với thực tế RRHĐ của VietinBank, điều chỉnh lại vốn dự phòng RRHĐ cho phù hợp. Cũng theo quy định, trên cơ sở thực hiện kiểm chứng kết quả, dự kiến phân bổ vốn dự phòng RRHĐ đến các lĩnh vực hoạt động kinh doanh theo các tiêu chí thống nhất, làm cơ sở đánh giá đầy đủ hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh.

Về phương diện tính toán, dựa trên thông tư hướng dẫn của NHNN về việc tính vốn yêu cầu cho RRHĐ theo phương pháp chỉ số kinh doanh (BI), VietinBank không gặp quá nhiều khó khăn về cơ sở dữ liệu và đã thực hiện tính toán nhu cầu vốn cho RRHĐ (bao gồm nhu cầu cho riêng ngân hàng cũng như nhu cầu cho ngân hàng và các đơn vị thành viên).

Trên cơ sở kế hoạch kinh doanh đã đề ra, ngân hàng sẽ xác định được yêu cầu vốn cần thiết cho toàn ngân hàng (dựa trên vốn yêu cầu theo các loại RR) cũng như các tỷ lệ an toàn về vốn mà ngân hàng cần phải đảm bảo theo yêu cầu của các cơ quan quản lý, Basel II cũng như các tổ chức xếp hạng quốc tế. Từ đó, ngân hàng sẽ có những phương án xây dựng kế hoạch vốn, đảm bảo đầy đủ lượng vốn cần thiết theo kế hoạch kinh doanh đã đề ra.

b. Rủi ro thị trường

Hầu hếu các ý kiến khảo sát đồng ý rằng VietinBank đo lường RRTT theo phương pháp tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư 41. Qua khảo sát, kết quả ghi nhận cho thấy VietinBank thực hiện tính toán vốn yêu cầu dựa trên phương pháp tiêu chuẩn theo các quy định tại Thông tư 41 nhằm đáp ứng lộ trình văn bản này có hiệu lực vào 2020. Phương pháp chuẩn hóa theo Thông tư 41 không có chênh lệch đáng kể so với phương pháp chuẩn hóa của Basel II. Trong đó một số ý kiến trọng yếu về vấn đề này được ghi nhận từ các chuyên gia như sau:

(i) Chỉ số đo lường rủi ro thị trường

Hiện tại, VietinBank đang sử dụng mô hình VaR tính toán theo phương pháp tỷ trọng tương đương. VietinBank cũng đang từng bước nghiên cứu áp dụng mô hình VaR tính theo phương pháp tỷ trọng lịch sử nhằm đo lường chính xác hơn giá trị chịu RR thông qua biến động của những kịch bản gần nhất.

- FX VaR: giá trị chịu RR, trong đó chỉ tính đến yếu tố RR tỷ giá.

- IR VaR: giá trị chịu RR, trong đó chỉ tính đến yếu tố RRLS.

- PV01: đo lường thay đổi của giá trị thị trường của giao dịch hay danh mục khi lãi suất tăng 1 điểm % (1/100 của 1%).

RRTT bên cạnh RRLS và RR tỷ giá, còn có RR hàng hóa và RR giá cổ phiếu. Tuy nhiên hiện nay hoạt động phái sinh hàng hóa VietinBank chỉ đóng vai trò môi giới hoặc thực hiện đối ứng hoàn toàn, không giữ trạng thái.

(ii) Định giá

Toàn bộ trạng thái công cụ tài chính thuộc Sổ Kinh doanh của VietinBank phải được định giá theo thị trường hoặc định giá theo mô hình.

Phương pháp định giá theo thị trường được VietinBank ưu tiên để đánh giá các công cụ tài chính. Trong trường hợp giá thị trường không có sẵn, phương pháp định giá theo mô hình sẽ được sử dụng và mô hình này phải được xây dựng một cách cẩn trọng và có sự thống nhất giữa các bộ phận. Việc điều chỉnh định giá phải được thiết lập cho các trường hợp không chắc chắn về định giá, bao gồm: chênh lệch tín dụng, phí đóng trạng thái trước hạn, chi phí thanh lý, RRHĐ, kết thúc sớm hợp đồng, chi phí đầu tư và huy động nguồn, chi phí hành chính trong tương lai, RR mô hình. Tất cả các giá trị điều chỉnh phải được phê duyệt bởi cấp có thẩm quyền.

(iii) Tính toán vốn yêu cầu rủi ro thị trường

Hiện tại, VietinBank đã dự thảo tính toán vốn yêu cầu dựa trên phương pháp tiêu chuẩn theo các quy định tại Thông tư 41. Phương pháp chuẩn hóa theo Thông tư 41 không có chênh lệch đáng kể so với phương pháp chuẩn hóa của Basel II.

Thêm vào đó, VietinBank đã xây dựng được quy trình tính vốn yêu cầu theo phương pháp IMA với các bước sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2023