Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Theo Hình Thức Đầu Tư 1988 – 2008


vốn đầu tư thu hút vào Việt Nam tăng thì vốn FDI thực hiện cũng tăng theo, trong giai đoạn này FDI thực hiện đã có mặt ở hầu hết các ngành kinh tế nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào ngành công nghiệp. Giai đoạn tiếp theo (1997-1999), vốn thực hiện tập trung vào ngành công nghiệp, đặc biệt là khai thác dầu thô, sản xuất lắp ráp ô tô, thiết bị văn phòng, hàng điện tử. Các doanh nghiệp FDI chiếm tới 35% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp. Cơ cấu vốn FDI thực hiện trong giai đoạn 2000 – 2005 chuyển biến tích cực theo hướng tăng tỷ trọng cả ngành công nghiệp và dịch vụ. Trong đó công nghiệp và xây dựng chiếm 69% tổng vốn thực hiện, dịch vụ chiếm 24,7% và nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 6,3% tổng vốn thực hiện cả nước.

Về tình hình các dự án giải thể trước thời hạn xét theo ngành kinh tế, tính đến hết năm 2007, ngành công nghiệp và xây dựng có nhiều dự án bị giải thể nhất và tỷ lệ vốn đầu tư bị giải thể cũng cao nhất, chiếm tới 43%. Trong đó, ngành công nghiệp là 570 dự án (chiếm 53% tổng số dự án cấp phép) với tổng số vốn đầu tư 5,4 tỷ USD (chiếm 43% tổng vốn đăng ký). Lĩnh vực dịch vụ có 54 dự án (chiếm tỷ lệ 5% tổng số dự án cấp giấy phép) với 10% tổng số vốn bị giải thể.

Còn về tình hình các dự án buộc phải chuyển đổi hình thức đầu tư phân theo ngành kinh tế, trong các dự án chuyển đổi hình thức đầu tư thì ngành công nghiệp có nhiều dự án nhất với 102 dự án (chiếm 62% tổng số dự án chuyển đổi) và 68% tổng vốn đăng ký. Đứng sau công nghiệp là dịch vụ với 39 dự án chuyển đổi hình thức đầu tư, chiếm 24% số dự án và 24% trong tổng số vốn đầu tư chuyển đổi.

Tính đến tháng 4 năm 2007, vốn FDI đạt 2,86 tỷ USD, vượt cùng kỳ năm ngoái gần 1 tỷ USD. Trong số này, có tới 146 dự án công nghiệp với giá trị hơn 1,6 tỷ USD, tiếp theo là lĩnh vực khách sạn, du lịch với số vốn gần 390 triệu USD đổ vào 8 dự án và thứ ba là dịch vụ, với 99 dự án trị giá 318 triệu USD.

2.2 Theo hình thức pháp lý


Trong giai đoạn đầu thu hút FDI vào Việt Nam (1988 – 1990), liên doanh vẫn là hình thức đầu tư nước ngoài chủ yếu vào Việt Nam, tiếp đến là hình thức hợp tác kinh doanh. Một trong những nguyên nhân là do trong thời kỳ đầu thu hút FDI, các nhà đầu tư nước ngoài còn chưa am hiểu về môi trường đầu tư của Việt Nam, về những thủ tục pháp lý cần thiết… vì thế họ lựa chọn hình thức liên doanh để tìm hiểu thêm về môi trường đầu tư của Việt Nam thông qua các đối tác liên doanh của mình.

Tính tới tháng 12 năm 2007, hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm đến 76,18% số dự án; 40,13% tổng vốn đầu tư thực hiện Tiếp theo là hình thức liên doanh; các hình thức đầu tư khác đã xuất hiện như hình thức liên doanh kiểu công ty mẹ – con nhưng chiếm tỷ trọng rất nhỏ. (xem bảng 2.5).

Bảng 2.3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư 1988 – 2008


STT

Hình thức đầu tư

Số dự án

Tổng vốn đầu tư

Đầu tư thực hiện



Số lượng

Tỷ trọng

Số vốn (tỷ USD)

Tỷ trọng(%)

Số vốn (tỷ USD)

Tỷ trọng(%)

1

100% vốn nước ngoài

5190

76.18

35.145

58.12

11.543

40.13

2

Liên doanh

1408

20.67

20.194

33.39

10.952

38.08

3

Hợp đồng hợp tác KD

198

2.91

4.320

7.14

5.967

20.74

4

Hợp đồng

BOT, BT, BTO

4

0.06

0.440

0.73

0.071

0.25

5

Công ty cổ phần

12

0.18

0.275

0.46

0.215

0.75

6

Công ty mẹ- con

1

0.01

0.098

0.16

0.014

0.05

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.


Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư


Sở dĩ mà doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài chiếm tỷ trọng cao như vậy là do nhà đầu tư đã hiểu thêm về chính sách, luật pháp và phong tục tập quán, cách thức hoạt động kinh doanh ở Việt Nam, hơn nữa, thực tế khả năng của các bên đối tác Việt Nam trong liên doanh thường yếu cả về vốn lẫn trình độ quản lý, dẫn đến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Từ đó các đối tác nước ngoài có xu hướng rút dần ra khỏi liên doanh, thành lập các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, đứng lên làm chủ toàn bộ doanh nghiệp mình bỏ vốn đầu tư.

2.3 Cơ cấu FDI theo lãnh thổ

Trên địa phương, đến nay có 65 tỉnh thành trong cả nước đã có dự án FDI triển khai thực hiện. Cùng giống như tình hình thu hút FDI, vốn thực hiện chủ yếu được phân bổ tại các tỉnh, thành phố có điều kiện kinh tế – xã hội thuận lợi. Trong giai đoạn 1988-2007, thành phố Hồ Chí Minh là nơi có tổng vốn thực hiện cao nhất với 2399 dự án đầu tư chiếm 27.63% số dự án đầu tư trong cả nước, với tổng vốn đầu tư hơn 17 tỷ USD chiếm 20% ; vốn đầu tư thực hiện 6,37 tỷ USD chiếm 21,71%. Tiếp đến là Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu. Bảng 2.4 thể hiện số liệu thu hút vốn FDI của 10 tỉnh đứng đầu trong giai đoạn 1988-2007 (tính đến 31/12/2007)

Bảng 2.4 Cơ cấu vốn FDI theo lãnh thổ


STT

Địa phương

Số dự án

Vốn đầu t

Vốn điều lệ

ĐT thực hiện

1

TP Hồ Chí Minh

28.14%

21.55%

21.20%

22.70%

2

Hà Nội

0.42%

2.71%

5.33%

18.41%

3

Đồng Nai

10.76%

14.78%

13.90%

14.85%

4

Bình Dương

11.86%

16.04%

16.90%

12.84%

5

Bà Rịa-Vũng Tàu

18.55%

10.79%

10.31%

7.43%

6

Hải Phòng

3.17%

3.46%

3.43%

4.55%

7

Phú Yên

0.38%

0.96%

0.73%

1.61%

8

Đà Nẵng

3.26%

2.32%

2.10%

1.57%


9


Vĩnh Phúc


1.77%


2.58%


1.93%


1.57%

10

Long An

2.21%

2.36%

2.03%

1.51%


Nguồn: Tổng cục thống kê.

Trong giai đoạn đầu tiên thu hút FDI (1988 – 1990), FDI thực hiện chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố thuộc Nam Trung Bộ để thăm dò, khai thác dầu khí và ở Đồng bằng sông Hồng. Giai đoạn 1991 – 1999, FDI thực hiện phân bố không đồng đều giữa các địa phương. Trong đó các tỉnh, thành phố có FDI thực hiện nhiều nhất là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Hải Phòng, chiếm 68% tổng vốn FDI thực hiện cả nước. Giai đoạn tiếp theo (2000 – 2005), vốn FDI thực hiện chủ yếu tập trung vào các địa phương có điều kiện kinh tế thuận lợi, cơ sở hạ tầng phát triển. Tính đến hết năm 2007, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm khoảng 50% tổng vốn thực hiện cả nước, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc chiếm 28,7% tổng vốn thực hiện.

Về tình hình các dự án giải thể trước thời hạn, tính đến hết năm 2005, địa phương có số dự án buộc phải giải thể trước thời hạn lớn nhất là thành phố Hồ Chí Minh với 330 dự án và 3,23 triệu USD vốn đăng ký. Thứ hai là Bà Rịa – Vũng Tàu với 55 dự án và vốn đăng ký là 1,42 triệu USD. Rõ ràng nơi tập trung nhiều dự án nhất cũng là nơi có nhiều dự án giải thể trước thời hạn nhất. Về các dự án buộc phải chuyển đổi hình thức đầu tư, số dự án chuyển đổi hình thức đầu tư những năm qua tập trung chủ yếu vào thành phố Hồ Chí Minh chiếm 36% trong tổng số dự án bị giải thể, tiếp theo là Hà Nội với 11% tổng số dự án bị giải thể.

Năm 2007, trong các địa phương thu hút được nhiều vốn FDI, Bà Rịa Vũng Tàu vươn lên vị trí thứ nhất, tiếp theo là Huế, Quảng Ngãi và Bình Dương. Điều này cho thấy 2 đầu tàu kinh tế Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh bị các tỉnh miền trung lấn lướt trong cuộc đua thu hút FDI năm nay.

3. Nhận xét chung

Về qui mô vốn trên 1 dự án: Nhìn chung các dự án FDI vào Việt Nam đều có qui mô vừa và nhỏ, trung bình cho cả giai đoạn 1988-2003 chỉ ở mức


8,3 triệu USD/dự án. Đáng chú ý, sau khi đạt mức 23 triệu USD/dự án vào năm 1996 từ 2000 trở lại đây quy mô vốn của dự án ngày càng nhỏ, chỉ ở mức dưới 5 triệu USD và đến năm 2003 còn 2,5 triệu USD, nhưng đã tăng lên thành 8.4 triệu trong năm 2007. Theo thống kê, hiện mới có khoảng 80 trong tổng số 500 công ty xuyên quốc gia hàng đầu thế giới có mặt tại Việt Nam trong khi của Trung Quốc là 400 công ty.

Về hình thức sở hữu: Do nhiều lý do trong đó có việc hạn chế thành lập doanh nghiệp FDI với 100% vốn đầu tư nước ngoài, các dự án FDI đăng ký ở Việt Nam cho đến giữa thập kỷ 90 chủ yếu dưới hình thức liên doanh giữa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và nhà đầu tư nước ngoài. Tính đến cuối năm 1998, số dự án liên doanh chiếm tới 59 % tổng số dự án và 69% tổng số vốn đăng ký. Từ năm 1997, hạn chế này đã được xóa bỏ và tác động mạnh tới chuyển dịch cơ cấu số dự án FDI theo hình thức sở hữu. Hiện tại, hình thức liên doanh giảm xuống còn chiếm 42,5% tổng vốn đăng ký, trong khi hình thức dự án có 100% vốn nước ngoài chiếm 45,5%, còn lại là dự án BOT và hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong các dự án liên doanh, số dự án liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp ngoài nhà nước cũng tăng lên đáng kể.

Về cơ cấu đầu tư theo ngành: Các dự án FDI chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, góp phần không nhỏ vào quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá. Đồ thị 3 mô tả cơ cấu đầu tư FDI theo ngành tính đến cuối năm 2004 cho thấy các dự án FDI thuộc lĩnh vực công nghiệp chiếm tới 79% tổng số dự án, 78% tổng vốn đăng ký và 77,3% tổng vốn giải ngân. Nông nghiệp là ngành thu hút được ít nhất dự án FDI, kể cả số dự án, số vốn đăng ký và vốn thực hiện. Đáng chú ý, nếu như trong những năm 90, FDI hướng vào những ngành công nghiệp khai thác và thay thế nhập khẩu thì kể từ năm 2000 đến nay, các dự án FDI vào ngành công nghiệp chế biến và định


hướng xuất khẩu dã tăng nhanh, góp phần tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây (Bộ KHĐT, 2003).

Về địa bàn đầu tư: Cho đến nay FDI, đã có mặt ở 62/65 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua cơ cấu dự án FDI theo vùng thay đổi rất chậm. Phần lớn các dự án FDI tập trung ở các đô thị lớn và các khu công nghiệp tập trung, nơi có điều kiện hạ tầng cơ sở thuận lợi, nguồn lao động dồi dào và có trình độ kỹ năng. Riêng 5 tỉnh Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai và Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu thu hút tới 61,7% tổng vốn FDI đăng ký của cả nước, 65,5% số dự án.

Giải ngân vốn FDI ở 4 tỉnh đạt tỷ lệ 51,4%, tức cao hơn so với mức trung bình của cả nước. Số tỉnh, thành phố còn lại chỉ thu hút được 38,3% tổng vốn FDI đăng ký. Từ vài năm lại đây, nhiều tỉnh đã rất tích cực cải thiện môi trường đầu tư và một số khá thành công, như một số tỉnh lân cận của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Đồ thị 2.5 Cơ cấu vốn FDI phân theo ngành


Nguồn Bộ kế hoạch đầu tư Theo đối tác đầu tư Đến nay đã có 74 1

(Nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư )


Theo đối tác đầu tư: Đến nay đã có 74 nước và vùng lãnh thổ có dự án FDI tại Việt Nam, trong đó Singapore, Đài loan, Nhật bản và Hàn quốc là những nhà đầu tư lớn nhất, chiếm 63,3% tổng số dự án và 63% tổng vốn đăng ký. Hầu như chưa có thay đổi đáng kể về cơ cấu FDI theo đối tác và các


nước Châu á vẫn là nhà đầu tư lớn nhất cả về tỷ trọng số dự án và tỷ trọng vốn đăng ký. trong khi các đối tác từ châu Âu chỉ giữ vị trí khiêm tốn với tỷ lệ tương ứng 16% và 24%. Đầu tư từ Hoa kỳ đã tăng đáng kể trong vài năm gần đây sau khi Việt Nam ký Hiệp định thương mại Việt – Mỹ (2001), hiện chiếm khoảng 4% tổng số dự án và 2,7% tổng vốn đăng ký.‌

II. THỰC TRẠNG KHUNG CHÍNH SÁCH FDI CỦA VIỆT NAM

1. Các giai đoạn

Sau 20 năm kể từ khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế, thừa nhận vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam đã trải qua 4 lần sửa đổi luật đầu tư điều chỉnh đầu tư trực tiếp nước ngoài.

a. Giai đoạn 1992-1995:

Luật quy định về trình tự đăng ký, trong đó một dự án FDI chỉ được nhận giấy phép đầu tư trong khoảng thời gian 45 ngày, sau khi có giấy phép doanh nghiệp FDI vẫn phải xin đăng ký hoạt động. Luật cũng quy định về lĩnh vực đầu tư, theo đó luật khuyến khích các dự án liên doanh với doanh nghiệp trong nước; hạn chế dự án 100% vốn nước ngoài.

Việt Nam cũng thể hiện các ưu đãi về chính sách sử dụng đất: Phía Việt Nam chịu trách nhiệm đền bù giải phóng mặt bằng cho các dự án có vốn FDI; dự án có vốn FDI được thuê đất để hoạt động, nhưng không được cho các doanh nghiệp khác thuê lại.

Về chính sách tỷ giá, ngoại tệ: Các dự án FDI đầu tư hạ tầng và thay thế nhập khẩu được Nhà nước bảo đảm cân đối ngoại tệ; các doanh nghiệp FDI thuộc các lĩnh vực khác phải tự lo cân đối ngoại tệ; Nhà nước không chịu trách nhiệm về cân đối ngoại tệ đối với các dự án này.

Đối với các dự án FDI, nhà nước quy định: doanh nghiệp FDI phải bảo đảm tỷ lệ xuất khẩu theo đã ghi trong giấy phép đầu tư; Sản phẩm của doanh nghiệp FDI không được bán ở thị trường Việt Nam qua đại lý; doanh nghiệp FDI không được làm đại lý XNK.


Về chính sách thuế: áp dụng thuế ưu đãi cho các dự án đầu tư vào các lĩnh vực đặc biệt ưu tiên với mức thuế thu nhập 10% trong vòng 15 năm kể từ khi hoạt động; mức thuế thu nhập của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài không bao gồm phần bù trừ lợi nhuận của năm sau để bù lỗ cho các năm trước; không được tính vào chi phí sản xuất một số khoản chi nhất định; thuế nhập khẩu được áp với mức giá thấp trong khung giá do Bộ Tài chính quy định

b. Giai đoạn 1996-1999

. Đại hội Đảng lần thứ VII (1991) và Đại hội VIII (1996) tuy không tách riêng khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thành một “thành phần kinh tế” trong nền kinh tế nhiều thành phần của Việt Nam, song đã ghi nhận sự hợp tác liên doanh giữa kinh tế nhà nước và tư bản nước ngoài, khẳng định khu vực đầu tư nước ngoài “có vai trò to lớn trong động viên về vốn, công nghệ, khả năng tổ chức quản lý...”. Với quan điểm như vậy, chính sách đối với khu vực có vốn FDI trong thời kỳ này chủ yếu hướng vào việc khuyến khích các nhà đầu tư liên doanh với các DNNN của Việt Nam, hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh tế, trừ những lĩnh vực có tầm quan trọng đặc biệt đối với nền kinh tế quốc dân và an ninh quốc phòng.

Trình tự đăng ký: theo đó, doanh nghiệp FDI được lựa chọn loại hình đầu tư, tỷ lệ góp vốn, địa điểm đầu tư, đối tác đầu tư; doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm trên 80% được ưu tiên nhận giấy phép sớm.

Lĩnh vực đầu tư được khuyến khích là những lĩnh vực định hướng xuất khẩu, công nghệ cao

Về đất đai: UBND địa phương tại điều kiện mặt bằng kinh doanh khi dự án được duyệt; DOANH NGHIệP thanh toán tiền giải phóng mặt bằng cho UBND; được quyền cho thuê lại đất đã thuê tại các khu CN, khu chế xuất.

Nhà nước quy định về tỷ giá và ngoại tệ: dự án phải bảo đảm cân đối nhu cầu về ngoại tệ cho các hoạt động của mình; áp dụng tỷ lệ kết hối ngoại tệ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022