Tổng Quan Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Việt Nam


FDI có tác động tích cực tới giáo dục, đào tạo. Qua các dự án FDI lao động của nước sở tại được đào tạo, làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp. Do đó chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện.

FDI giúp giải quyết tốt vấn đề việc làm và thu nhập của dân cư. Vai trò này của FDI không chỉ đối với các nước đang phát triển mà cả với các nước phát triển, đặc biệt là khi nền kinh tế bước vào giai đoạn khủng hoảng theo chu kỳ.

FDI có tác động làm năng động hoá nền kinh tế, tạo sức sống mới cho các doanh nghiệp thông qua trao đổi công nghệ. Với các nước đang phát triển thì FDI giúp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất, phá vỡ cơ cấu sản xuất khép kín theo kiểu tự cấp tự túc.

FDI cho phép các nước đang phát triển học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng quản lý dây chuyền sản xuất hiện đại, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như ý thức lao động công nghiệp của đội ngũ công nhân trong nước.

b. Tác động tiêu cực

FDI cũng có mặt trái, đó là:

Khu vực FDI cạnh tranh với sản xuất trong nước: Cái hại rõ nhất là các doanh nghiệp FDI sẽ cạnh tranh và nhiều khả năng “bóp chết” sản xuất trong nước nếu cùng một kỹ nghệ với nhau vì công ty FDI có khả năng khoa học kỹ thuật và tính hiệu quả cao hơn. Giá thành sản phẩm có thể rẻ hơn mà chất lượng tốt hơn trong nước.

Ví dụ: ngành công nghiệp giấy Việt Nam hiện nay thừa nguyên liệu bột giấy nhưng thiếu sản phẩm giấy cao cấp (giấy tráng), phải nhập cảng gần như toàn bộ loại này, trong khi đó lại xuất cảng gỗ dăm (1 triệu rưỡi tấn/năm, theo ông Vũ Ngọc Bảo, Tổng thư ký Hội Giấy Việt Nam). Các nhà máy Việt Nam chỉ làm ra được các loại giấy in báo, giấy in và viết, giấy lụa, giấy bao bì không tráng với trình độ KHKT khá thấp. Trên nguyên tắc, ngành giấy Việt Nam là một môi trường thích hợp để thu hút FDI. Tuy nhiên, nếu tiến hành không


khéo, rất nhiều khả năng giá thành FDI làm ra sẽ rẻ hơn mà chất lượng tốt hơn, từ từ sẽ giết chết sản xuất giấy trong nước.

FDI có thể là một nguyên nhân gián tiếp dẫn tới lạm phát. Hiện nay các công trình nghiên cứu tập trung nhiều vào hiện tượng các quốc gia có lạm phát thấp và tỉ giá hối đoái ổn định là môi trường tốt nhất để thu hút nguồn FDI. Điều này cũng dễ hiểu vì doanh nghiệp FDI lo ngại nếu lạm phát cao và tỉ giá hối đoái không ổn định, lợi nhuận tạo ra có thể bị triệt tiêu khi chuyển đổi trở lại ngoại tệ mạnh. Việt Nam hiện nay có lạm phát khá cao (khoảng 8%) nhưng có thuận lợi là tỉ giá hối đoái VND và USD tương đối ổn định nhờ có dự trữ ngoại tệ mạnh khá dồi dào (khoảng 15 tỷ dollar, trong đó kiều hối đóng góp một phần quan trọng).

Tuy nhiên cũng cần lưu ý là FDI có thể là nguyên nhân gây ra lạm phát trong nước vì lương nhân công sẽ được trả cao hơn, giá cả nguyên vật liệu sẽ tăng vọt cũng như tiền thuê mướn mặt bằng, giá sinh hoạt dịch vụ ngoại vi sẽ tăng dần lên và đưa đến lạm phát.

Nguy cơ trở thành bãi rác công nghệ: Độc quyền về công nghệ là sức mạnh, là con át chủ bài của các công ty đa quốc gia. Như một nguyên tắc các TNCs không bao giờ chuyển giao những công nghệ tiên tiến nhất của mình cho các chi nhánh ở các nước đang phát triển. Không phải lúc nào việc chuyển giao công nghệ cũng mang ý nghĩa tốt đẹp. Mục đích của các tập đoàn đa quốc gia là tiết kiệm tư bản, tiếp tục kéo dài chu kỳ sống của công nghệ đã trở nên lạc hậu tại nước họ, mang nó đến những nước đang khát vốn và nghèo về công nghệ.

Điều này đã được đề cập đến trong Lý thuyết “ Vòng đời quốc tế của sản phẩm” ( International product life cycle- IPLC) của Raymond Vernon. Theo đó sau khi đã sử dụng hết khấu hao dây chuyền công nghệ, khi nhu cầu về sản phẩm trong nước giảm, trong khi nhu cầu ở nước ngoài lại tăng thì sản xuất được mở rộng thông qua FDI, những nhà máy ở nước ngoài bắt đầu được xây


dựng. Và nước xuất khẩu thì đang nghiên cứu để áp dụng công nghệ vượt trội hơn, hiệu quả hơn, còn nước nhập khẩu thì xây dựng vòng đời mới cho những kỹ thuật bị bỏ đi.

Các TNCs đã nhận ra tính hai mặt của việc đầu tư công nghệ tại các nước đang phát triển. Họ cho rằng một mặt, khi chia sẻ bí mật bản quyền trí tuệ với các chi nhánh tại các nước nhận đầu tư rất dễ dẫn đến việc rò rỉ các thông tin về bí mật công nghệ, về bản quyền trí tuệ. Mặt khác, nếu các công ty liên doanh ở bản địa có tham vọng thì họ rất có thể tận dụng những kinh nghiệm, những kỹ thuật họ đã được tiếp cận để phát triển thương hiệu riêng của mình. Khi điều này xảy ra, các TNCs phải đối mặt với những đối thủ đầy nguy hiểm, hiểu rõ về mình.

Vì thế chuyển giao những công nghệ đã qua sử dụng, những công đã lạc hậu, gây hao mòn ở chính quốc cho các nước nhận đầu tư là một cách để sản phẩm sản xuất ra tại các nước đang phát triển không đủ sức cạnh tranh cũng như đánh bại sản phẩm của công ty mẹ trên thị trường quốc tế và chính quốc. Có thể nói xu hướng của các nhà đầu tư là không muốn phổ biến công nghệ của mình, đặc biệt dưới hình thức liên doanh.

Tác động của FDI vào đời sống xã hội: Điều đầu tiên dễ thấy là sự cách biệt giàu nghèo giữa các khu công nghiệp có doanh nghiệp FDI trú đóng và phần còn lại của quốc gia sẽ tăng dần lên và người dân có thể sẽ bỏ dần nông thôn và di chuyển về các nơi thành thị. Có rất nhiều trường vì muốn thu hút FDI nên quốc gia sở tại đã nới lỏng các qui định về lao động khiến quyền lợi của công nhân có thể bị xâm phạm, phúc lợi tập thể không được giải quyết thỏa đáng mà thiếu sự giúp đỡ của chính quyền địa phương.


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KHUNG CHÍNH SÁCH FDI CỦA VIỆT NAM‌‌


I. TỔNG QUAN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

1. Tổng vốn FDI

Ngày 29 tháng 12 năm 1987, Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Hơn 20 năm qua (1988 – 2007) là một khoảng thời gian đủ dài để đánh giá một cách khách quan, có căn cứ thực tế hoạt động FDI ở Việt Nam. Từ năm 1988 –2007, hoạt động FDI trải qua các trạng thái khác nhau:

Từ năm 1988 đến 1990: là 3 năm đầu triển khai Luật, được coi là một thời kỳ thử nghiệm, mò mẫm nên kết quả đạt được không nhiều, FDI chưa có tác dụng rõ rệt đến tình hình kinh tế – xã hội ở Việt Nam. Vào lúc này, ngoài việc có được Luật đầu tư nước ngoài khá hấp dẫn và môi trường khá tự do trong đầu tư và kinh doanh, thì các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương chưa có được kinh nghiệm cần thiết đối với hoạt động FDI. Các nhà đầu tư nước ngoài coi Việt Nam như “một vùng đất mới” cần phải thận trọng trong hoạt động đầu tư.

Cả ba năm cộng lại, cả nước thu hút được 211 dự án với số vốn đăng ký là 1602.2 triệu USD và vốn pháp định 1279.7 triệu USD, còn vốn thực hiện thì không đáng kể, bởi vì các doanh nghiệp FDI sau khi được cấp giấy phép phải làm nhiều thủ tục cần thiết mới đưa được vốn vào Việt Nam. Bình quân 1 dự án có 7,4 triệu USD vốn đăng ký và 4,7 triệu USD vốn pháp định. Các lĩnh vực thu hút đầu tư chủ yếu là khách sạn, du lịch, khai thác thăm dò dầu khí, công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, xây dựng (xem bảng 2.2)


Bảng 2.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép từ năm 1988 đến năm 2008

Đơn vị: Triệu USD



Số dự án

Vốn đăng ký

Tổng số

vốn thực hiện

Tổng số

Trong đó: vốn pháp định

Tổng số

Chia ra

Nước ngoài góp

Việt Nam góp

Tổng số

7279

66244

30271

25285

4985

33315

1988 - 1990

211

1602.2

1279.7

1087.3

192.4


1988

37

341.7

258.7

219

39.7


1989

67

525.5

300.9

245

55.9


1990

107

735

720.1

623.3

96.8


1991- 1995

1409

17663

10759

8605.5

2153.5

6517.8

1991

152

1291.5

1072.4

883.4

189

328.8

1992

196

2208.5

1599.3

1343.7

255.6

574.9

1993

274

3037.4

1842.5

1491.1

351.4

1017.5

1994

372

4188.4

2539.7

2030.3

509.4

2040.6

1995

415

6937.2

3705.1

2857

848.1

2556

1996-2000

1724

26259

10921.8

8714.5

2207.3

12944.8

1996

372

10164.1

3511.4

2906.3

605.1

2714

1997

349

5590.7

2649.1

2046

603.1

3115

1998

285

5099.9

2474.2

1939.9

534.3

2367.4

1999

327

2565.4

975.1

870.5

104.6

2334.9

2000

391

2838.9

1312

951.8

360.2

2413.5

2001-2005

3935

20720.2

7310.1

6878.1

432

13852.8

2001

555

3142.8

1708.6

1643

65.6

2450.5

2002

808

2998.8

1272

1191.4

80.6

2591

2003

791

3191.2

1138.9

1055.6

83.3

2650

2004

811

4547.6

1217.2

1112.6

104.6

2852.5

2005

970

6839.8

1973.4

1875.5

97.9

3308.8

2006

833

8201.3

2285.3

1923.6

115.3

36.408

2007

915

8714.5

2346.5

2045.8

126.4

33.340

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Khung chính sách FDI của Việt Nam - 6

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư


Từ năm 1991 đến 1996 là thời kỳ FDI tăng trưởng nhanh, đạt kết quả cao nhất trong năm 20 năm và góp phần ngày càng quan trọng vào việc thực hiện kinh tế – xã hội. Trong kế hoạch 5 năm 1991- 1995 thu hút được 17663 triệu USD vốn FDI đăng ký, tốc độ tăng trưởng hàng năm rất cao; Vốn đăng ký năm 1991 là 1291.5 triệu USD thì vốn đăng ký năm 1995 là 6937.2 triệu USD gấp 5,4 lần. Vốn thực hiện trong cả 5 năm (1991 – 1995) là 17663 triệu USD, chiếm khoảng 32% tổng đầu tư toàn xã hội. Đã có khoảng 20 vạn người làm việc trong các doanh nghiệp FDI. Đây là thời kỳ hoạt động FDI rất sôi động, hàng nghìn đoàn khách quốc tế đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư, hàng trăm dự án mới chờ thẩm định, hàng chục nhà máy được khởi công cùng một lúc, bản đồ FDI thay đổi từng ngày ở Việt Nam.

Giai đoạn 1997 – 2000 là thời kỳ suy thoái của dòng vốn FDI vào Việt Nam. Vốn đăng ký bắt đầu giảm từ năm 1997 và giảm mạnh trong 2 năm tiếp theo. Nếu như các doanh nghiệp FDI đã tạo việc làm trực tiếp cho khoảng 20 vạn người trong 5 năm 1991 – 1995, thì trong 5 năm 1996 – 2000 chỉ có thêm 149 nghìn người có việc làm trong khu vực FDI.

Tình hình giảm sút FDI vào Việt Nam từ sau 1997 có nguyên nhân khách quan gắn với cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực và tiếp đó là sự suy giảm kinh tế của thế giới, nhất là của Mỹ, EU và Nhật Bản đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam, trước hết là xuất nhập khẩu, làm giảm rõ rệt lợi thế so sánh của Việt Nam trong đầu tư và thương mại quốc tế.

Tuy vậy, cũng không thể phủ nhận một hiện thực “đáng buồn” đối với Việt Nam. Đó là khi cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực xảy ra, mặc dù nằm ngoài “tâm bão” nhưng Việt Nam lại là một trong những nước có FDI giảm sút mạnh nhất. Trong 5 nước trực tiếp xảy ra khủng hoảng kinh tế, chỉ có Indonesia, nước có cả bất ổn về chính trị là có tỷ lệ giảm FDI nhiều hơn Việt Nam. Còn Thái Lan, Philippin và Hàn Quốc sau khủng hoảng, FDI đều tăng hơn trước. Do vậy, tình hình giảm sút FDI trong những năm gần đây ở


Việt Nam chủ yếu là do nguyên nhân chủ quan từ hệ thống pháp luật thiếu minh bạch, nhất quán, cho đến việc thực thi pháp luật không nghiêm minh, thủ tục hành chính phiền hà, chi phí đầu tư và kinh doanh tương đối cao, đã làm cho môi trường đầu tư ở Việt Nam kém hấp dẫn hơn trước.

Từ năm 2001 đến 2004 là thời kỳ hồi phục chậm của hoạt động FDI. Tính đến cuối năm 2004, tổng vốn đăng ký FDI ở Việt Nam là 4547.6 triệu USD và vốn thực hiện 2852.5 triệu USD. Con số này cho thấy, sau nhiều năm luồng vốn FDI vào Việt Nam bị chững lại, năm 2004 đã có dấu hiệu hồi phục rõ rệt. Những dấu hiệu lạc quan có thể minh chứng cho xu hướng phục hồi dòng vốn FDI vào Việt Nam, kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính châu á.

Từ khi ban hành luật đầu tư nước ngoài đến hết năm 2005, đã có 7279 dự án FDI được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 66,3 tỷ USD. Hết năm 2005 còn 6030 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký hơn 65 tỷ USD (kể cả tăng vốn). Tính riêng năm 2006, số dự án cấp mới là 833 dự án , chỉ bằng 86,1% so với năm 2005, với số lượng vốn đăng ký cấp mới là 7839 triệu USD bằng 166.6% so với năm 2005. Số lượt dự án tăng vốn năm 2006 là 486 dự án với số vốn tăng thêm là 2362.3 triệu USD. Như vậy, so với năm 2005, số dự án cấp mới tuy có giảm đi nhưng số lượng vốn đăng ký cấp mới lại tăng lên, chứng tỏ xu hướng dòng vốn FDI vào nước ta tiếp tục phục hồi và tăng trưởng, đạt mức kỷ lục kể từ sau khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997.

2. Cơ cấu FDI

2.1 Theo ngành

Trong cả giai đoạn 1988 – 2007, công nghiệp vẫn là ngành có tỷ trọng vốn FDI thực hiện cao nhất, đạt 17,9 tỷ USD, chiếm 68,8% tổng vốn FDI thực hiện. Tiếp theo là ngành dịch vụ với 6,4 tỷ USD và chiếm 24,6% tổng vốn thực hiện cả nước. Ngành nông – lâm – ngư nghiệp có tỷ trọng số vốn FDI thực hiện rất nhỏ, chỉ đạt 1,8 tỷ USD, tương ứng với 6,9% tổng vốn thực hiện.


BảNG 2.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành 1988-2008



STT

Chuyªn ngµnh

Sè dù ¸n

Tæng vèn ®Çu t•

§Çu t• thùc hiÖn



Sè l•îng

Tû träng(%)

Sè vèn(tû USD)

Tû träng(%)

Sè vèn (tû USD)

Tû träng(%)

I

C«ng nghiÖp

4,602

67.55

38.011

62.85

19.858

68.99

CN dÇu khÝ

31

0.46

1.993

3.30

5.453

18.94

CN nhÑ

1933

28.37

9.702

16.04

3.484

12.11

CN nÆng

2007

29.46

18.897

31.25

6.827

23.72

CN thùc phÈm

275

4.04

3.252

5.38

1.959

6.80

X©y dùng

356

5.23

4.165

6.89

2.136

7.42

II

N«ng, l©m nghiÖp + Thđy s¶n

831

12.20

3.884

6.42

1.915

6.65

N«ng – l©m nghiÖp

718

10.54

3.558

5.88

1.749

6.08

Thuû s¶n

113

1.66

0.326

0.54

0.166

0.58

III

DÞch vô

1380

20.26

18.578

30.72

7.010

24.36

DÞch vô

594

8.72

1.157

2.51

0.377

1.31

GTVT – B•u

®iÖn

186

2.73

3.373

5.58

0.721

2.50

Kh¸ch s¹n – Du lÞch

164

2.41

3.289

5.44

2.317

8.05

Tµi chÝnh – NH

64

0.94

0.840

1.39

0.730

2.54

V¨n ho¸ - y tÕ – GD

226

3.32

0.980

1.62

0.382

1.33

XD khu ®« thÞ míi

6

0.09

3.078

5.09

0.051

0.18

XD V¨n phßng

– C¨n hé

120

1.76

4.433

7.33

1.860

6.46

XD h¹ tÇng KCX - KCN

20

0.29

1.067

1.76

0.573

1.99

Tæng sè

6813

100

60.474

100

28.783

100

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư

Trong giai đoạn đầu thu hút FDI (1988-1990), vốn FDI thực hiện rất nhỏ, hầu như không đáng kể. Đến giai đoạn 1991- 1996, cùng với việc tăng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022