Đi Tìm Mẫu Số Chung Của Không Gian Nghệ Thuật Thơ Mới


Không gian Thơ mới là nơi con người cá nhân cô đơn, bơ vơ, lạc lòng đi tìm mình, ý thức về mình và bộc lộ mình, thể hiện mình và tìm lối thoát. Chúng ta vẫn luôn nhắc đến hình ảnh “khách chinh phu”, “du tử”, “ly khách”... cùng với môtíp “rũ áo lên đường” như là một biểu tượng của sự “vượt thoát” mà ít quan tâm để nhận thấy rằng chính hình ảnh này là một cách để các nhà thơ bộc lộ chủ thể trữ tình trong một không gian phi cổ truyền, cách tân và không biên độ. Chính tính “không biên độ” của Thơ mới đã cho phép nó dung chứa trong mình

một không gian đa dạng, phong phú. Trong không gian đó những nhà thơ có

phong cách khác nhau như Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Lưu Trọng Lư... đứng

cạnh nhau mà người đọc vẫn hào hứng tiếp nhận tất cả. Chính sự khác biệt của mỗi không gian của từng nhà thơ sẽ làm giàu cho tính đa dạng trong không gian nghthut Thơ mi.

Trong sáng tác, không gian nghệ thuật là tiếng nói của con người về cái đẹp trong quan điểm thẩm mĩ của mỗi nhà thơ. Thơ mới đã đem lại cho thơ Việt Nam phạm trù thơ hiện đại, thay thế cho thơ trữ tình trung đại. Ở Thơ mới và qua Thơ mới, các nhà thơ vừa có thể tả chân, kí sự trực quan... lại vừa có thể khắc họa những mảng hiện thực tâm hồn đầy chất tượng trưng và siêu thực. Sự giảm bớt tính ước lệ, sự phong phú về sắc thái của không gian nghệ thuật trong Thơ mới nằm ngay trong đặc trưng “thành thực”, “gần thực tế cuộc sống” của nó. Người đọc sẵn sàng đón nhận những cảm xúc bâng khuâng của con người châu Âu trước vũ trụ, muốn bằng tình yêu của con người cá nhân chống chọi lại sự vô cùng tận để hoan nghênh “Ta mơ trong đời hay trong mộng”, trong cảnh “Giật mình ta thấy mồ hôi lạnh. Mộng đẹp bên chăn đã biến rồi”, với những mối tình giang hồ thoảng qua trong cốt cách của một kẻ tự biết “Biết bao trái được tính trời ­ Giang hồ cốt ấy trọn đời phiêu linh”. Người đọc cũng sẵn sàng mở lòng ta cùng Hàn Mặc Tử để “khao khát cái tột cùng” (Chu Văn Sơn) chu du từ “miền cực lạc” của một trời tình ái đầy “hương thơm” với một mùa “Xuân như ý” có “nắng rợp trời” tới còi “Đau thương” đầy sầu hận, “máu cuồng và

hồn điên” mà tình ái chỉ

là “Mật đắng”, ra khỏi thế

giới thực và cả

thế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

giới


Không gian nghệ thuật Thơ mới 1932-1945 qua sáng tác của một số tác giả tiểu biểu - 6

mộng ảo dù cho có người cho đó là “những chuyện thần bí, điên loạn, hoàn toàn xa lạ với cuộc đời” [8, 73].

Thời đại lãng mạn ­ thời đại thi ca của Thơ mới đã mang đến cho thơ Việt Nam sự ồn ào, đông đúc của những không gian nghệ thuật hội ngộ, châu tuần trong một thời đại chỉ hơn 10 năm. Nền Thơ mới đã đưa không gian nghệ thuật của mình ra để “đối thoại” với thơ cũ và đến lượt mình các không gian nghệ thuật trong nền thơ này lại đối thoại với nhau như một sự cần thiết cho tồn tại và phát triển. Các không gian nghệ thuật chỉ “đối thoại” với nhau khi

chúng có những phẩm chất không lặp lại. Tính “đối thoại” không chỉ thể hiện

đặc trưng “dân chủ” của nền thơ hiện đại mà còn là một bằng chứng về tính đa dạng của một cuộc cách mạng trong thơ ca ­ cuộc cách mạng lay tỉnh cả mười thế kỷ thơ chìm mình trong tĩnh tại.

1.3.2.3. Đi tìm mẫu số chung của không gian nghệ thuật Thơ mới

Từ trong bản chất của trào lưu văn học lãng mạn, Giáo sư Phan Cự Đệ đã cho rằng “cần phải định nghĩa chủ nghĩa lãng mạn bằng một hệ thống đặc trưng thẩm mĩ, trong đó sự tách rời giữa lý tưởng và hiện thực là đặc trưng chủ yếu” [8, 166]. Qua đây có thể thấy thế giới thơ lãng mạn bao gồm tính “mở”, nó cho phép tự biến đổi và giàu tính chất đối nghịch, tương phản hơn

bất kỳ trào lưu văn học nào tồn tại trước đó. Chính đặc trưng này của chủ

nghĩa lãng mạn cùng với việc nhà thơ

cảm nhận không gian nghệ

thuật qua

một cái Tôi cá thể hóa (theo lối cảm nhận thế tục coi con người là trung tâm

của thế

giới) đã tạo nên tính đa dạng của

không gian nghệ

thuật Thơ

mới

nhưng cũng giúp ta quy đồng các mẫu số để không gian nghệ thuật của cả nền thơ này).

đi tìm mẫu số

chung (mô hình

Thơ mới theo đuổi cái Đẹp duy cảm ­ chính xác hơn là cái Đẹp của trời sầu bể thảm. Tính thẩm mĩ gắn liền với nhân sinh quan của một cái tôi nhỏ bé cô độc. Trong không gian Thơ mới, sự giằng co trong quan hệ được thể hiện khá rò, cái tôi có thể tự khép kín mình trong tư thế “tự trị”, đi tìm bề sâu hay


cảm nhận về mình như một kẻ lạc loài, bơ vơ nhưng nó luôn là sản phẩm ra đời từ sự đấu tranh của hai không gian: không gian lý tưởng và không gian phi

lý tưởng. Có người đã đề

xuất cách mô hình hóa không gian trong Thơ

mới

thành không gian mộng tưởng và không gian thực tế nhưng chúng tôi nghĩ như

vậy sẽ dễ rơi vào hiểu lầm bản chất của Thơ mới, hiểu lầm tính chất của

“phản ánh luận”. Với các nhà Thơ mới, mọi rung động tình cảm, mọi mô hình nghệ thuật đều là sự thể hiện cái tôi nội cảm cùng đời sống phong phú, phức tạp của nó. Với cái tôi nội cảm, khái niệm “thực tế” còn quá xa vời do người ta từng nói đến “cô độc” như là một căn bệnh của thi sĩ lãng mạn, người ta

cũng nói đến những nhà thơ

“sống giữa thế kỷ

XX mà vẫn thấy mình như

đang gò ngựa ở chốn xa xăm nào”, đấy mới là thực chất của một nhà thơ lãng mạn. Họ “đi trong sân mà nói chuyện trên trời” (không gian lý tưởng) và tưởng tượng đến ngay một lâu đài xương máu (không gian phi lý tưởng). Họ có thể mơ về một thuở vàng son, quá khứ nhưng lại bàng hoàng trước những sọ dừa,

xương trắng với yêu ma. Cả

hai không gian đó đều là mộng

ảo, là tưởng

tượng, là sự vận động của cái tôi đến tận bờ vực của cảm xúc.

Sự phân đôi không gian lý tưởng và không gian phi lý tưởng trong Thơ mới luôn được quy chiếu bởi trạng thái tâm lí đặc biệt: Mơ. Cả trời thơ là cả một trời mơ. Có cả những giấc mơ trong giấc mơ như là hệ lụy của tâm hồn muốn vùi sâu vào trong cái Tôi chủ quan đầy cảm xúc và khát vọng. Chính vì thế, trong cuộc bút chiến của giữa phe lãng mạn và phe tả chân, một nhà văn

trào phúng đã nói: “Nếu cấm các nhà Thơ chuyện, hết sáng tác”.

mới nói đến chữ

“mơ” là hết

Quả thực mơ mộng đâu chỉ là quê hương của riêng Lưu Trọng Lư. Còi

mng là một ám ảnh đầy tính nghệ thuật với những người đã chót bước chân vào làng lãng mạn. Sẽ không quá khi nói sự thể hiện cái tôi của con người lãng mạn thông qua việc xây dựng một mô hình không gian riêng mãi mãi không chạm tay được tới bờ hiện thực. Có thể nói bao bọc không gian lý tưởng và không gian phi


lý tưởng là một không khí mơ mộng, môi trường mơ mộng. Những vấn đề thơ như:

“Tôi chiêm bao rất nhẹ nhàng

Có con bướm trắng thường sang bên này”

(Cô hàng xóm ­ Nguyễn Bính)

“Mơ khách đường xa, khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra”

(Đây thôn Vĩ Dạ ­ Hàn Mặc Tử)

“Tôi chỉ là người mơ ước thôi Là người mơ ước hão! than ôi!”

(Bên sông đưa khách ­ Thế Lữ)

đã chứng tỏ

sự tác động đặc biệt của “trường mơ

mộng” lên những không

gian chính của Thơ mới. Theo chúng tôi đây chính là mẫu số chung (dù chưa đầy đủ) của những hiện tượng thơ làm nên tính đa dạng của không gian nghthut Thơ mi, điều tạo nên một diện mạo chung cho cả một vần thơ.

Đi tìm mẫu số chung hay con đường hồi quy của không gian nghthut Thơ mi chúng ta đã dựng được mô hình phổ quát về sự song hành của không

gian lý tưởng và không gian phi lý tưởng trong sự chi phối của “trường mơ

mộng”. Tuy nhiên, nếu hiểu mỗi không gian nghệ thuật là “một mô hình nghệ thuật về thế giới mà con người đang sống, đang cảm thấy vị trí của mình ở trong đó” (Trần Đình Sử), gắn liền với quan niệm về con người và góp phần

biểu hiện cho quan niệm

ấy như

đã trình bày thì chúng ta phải đi thêm một

bước xa hơn, tìm về ngọn nguồn của sự quy hồi, của mẫu số chung kia. Ở đó chúng ta sẽ thấy, với những tâm hồn trẻ, với những cái mới, ám ảnh đầu tiên, trợ lực đầu tiên mà nó phải vượt qua là những phân cách về không gian. Như

một biểu tượng văn hóa có giá trị

lâu bền, chính “không gian” là sự

tượng

trưng cho “khuôn khổ”, “kích thước”, “quy phạm” của một thời đại mà bất cứ cuộc cách mạng nào cũng không tránh khỏi phải va chạm với nó. Phong trào


Thơ mới là một cuộc cách mạng trong thi ca, khi mới ra đời nó đã vấp phải những “cảm tử quân” sẵn sàng bút chiến, diễn thuyết cho sự sống còn của thơ cũ. Tuy nhiên, đây là những trở lực vật chất không đáng ngại. Điều khó khăn nhất mà Thơ mới phải vượt qua là “không gian thơ trung đại” đã ngự trị cả hàng ngàn năm trên văn đàn ­ trường hoạt động của con người cộng đồng, con người nhân cách, con người tâm linh, con người của hoài cảm, ngôn chí, tự tình. Những mô típ “lạc loài”, “bơ vơ”, “chiếc đảo” không chỉ gắn với cái tôi

nhà thơ

như một người độc lập tự

trị

mà nó còn là nền tảng cho những “ly

khách”, “viễn khách”, “du tử” thấy được sự tù túng chật hẹp của các không

gian cổ

truyền. Nó tạo nên trong chủ

thể

trữ

tình một “nỗi trải nghiệm trữ

tình, khát vọng vận động, chuyển dịch, vượt thoát đến một không gian mới ­ cả không gian nội tâm và không gian ngoại cảnh ­ thoáng rộng hơn, tự do hơn, đa dạng về màu sắc hương vị hơn” [9, 102­103]. Đây là một nỗi trải nghiệm đau đáu, thường trực trong tâm thức của con người lãng mạn, nó là một nhu cầu không thể thiếu để con người cá nhân lấy mình làm trung tâm quy chiếu thế giới được là chính mình. Không gian mới mà Tản Đà là người chuẩn bị cho nó ra đời từ những năm ông viết Thư gi người tình nhân không quen biết đã

trở thành nét đặc trưng của “khí quyển” Thơ

mới. Bài thơ

tưởng như

vu vơ

này cũng là một tiếng nói vô thức muốn “mở rộng không gian của đời sống riêng tư, (...) là lý tưởng vượt ra khỏi sự gò bó của các thiết chế xã hội, đi tìm không gian thoáng rộng hơn cho cái tôi” [66, 336­337]. Nó là biểu hiện sinh động của một “mặc cảm văn hóa” mà ở đây là khát vọng khẳng định cái chủ quan của những cá nhân luôn khao khát cái vô cùng nhưng lại vẫn đủ tỉnh táo để biết đời mình là hữu hạn.

Sự phân ly của không gian phổ quát trong Thơ mới, về thực chất là sự thăng hoa của những trạng thái cảm xúc đối nghịch trong con người cá nhân vốn không hề đơn giản. Nỗi phân vân, băn khoăn giữa hai thế ứng xử “giữa ở và đi, giữa tĩnh tại và không gian rộng mở đa dạng” [5, 103] cũng là quy luật cảm xúc


chung của cái mới khi khẳng định mình trước sự tồn tại của cái cũ ­ một cái cũ

mạnh mẽ

chứ

không hề

yếu

ớt và tàn tạ. Con người lãng mạn dù có xoay

chuyển trong bao nhiêu không gian riêng thì vẫn bộc lộ căn tính “xê dịch” trong

mô hình không gian phổ

quát. Sự

hồi quy của không gian này còn nằm trong

cách cảm, cách thể hiện của tác phẩm. Không gian được cá thể hóa cao độ qua cái nhìn chủ quan của nhà thơ thể hiện vai trò trung tâm của cái tôi nội cảm tinh tế và đa dạng. Những câu thơ như: “Hoa lá ngây tình không mun động. Lòng

em hồi hộp, chị Hằng ơi” (Hàn Mặc Tử), “Gió về lòng rộng không che. Hơi

may hiu ht bn btâm tư(Huy Cận)... chúng ta thấy rò cả không gian ngoại cảnh và nội cảnh đã nhập làm một trong sự đổi mới của thi pháp thơ, đổi mới một “kiểu trữ tình”.

Thơ mới là một cuộc cách mạng về thể thơ, hình ảnh thơ, không gian thơ mang tính đa dạng, điều đó đã làm nên sự giàu có, phong phú, không lặp lại của Thơ mới. Chúng ta đi tìm mẫu số chung cho tính đa dạng trong không gian nghthut Thơ mi là đi tìm một diện mạo chung cho cả một nền thơ. Mẫu số chung này không chỉ nằm trong mô hình không gian mà còn nằm trong cách tư duy, cách thể hiện mô hình không gian đó. Sự hồi quy của các hướng phát

triển phong cách cá nhân đọng lại trong mẫu số chung này giúp người đọc

nhận ra Thơ mới ngay cả trong từng hiện tượng thơ riêng lẻ của phong trào.

1.3.2.4. Không gian Thơ mới ­ con đường của cái tôi nội cảm đi tìm mình trên những mẫu gốc truyền thống

Không gian Thơ mới là trường hoạt động của cái Tôi cô đơn, bơ vơ luôn thấy mình lạc lòng giữa chợ đời phàm tục. Cái Tôi của thi nhân dằn vặt, khổ đau vì điều đó và cũng kiêu hãnh vì điều đó. Con người cá nhân cảm nhận sự phân cách vô hình giữa các cá nhân đồng thời cảm nhận ra thế giới riêng biệt của chính mình. Nhu cầu biểu hiện cái Tôi, nhu cầu tạo lập không gian nghệ thuật mới làm nên phong cách của mình buộc nhà thơ phải có những lựa chọn mang tính nghệ thuật vì một lẽ đơn giản: Phong cách là những kiểu lựa chọn.


Thơ mới ra đời, nó phải đấu tranh với thơ cũ để khẳng định sự khác biệt của mình, sự khác biệt của một kiểu trữ tình. Có thể thấy rằng, từ khía cạnh

của thi pháp học, không gian nghệ

thuật của Thơ

mới là sự

phá vỡ

những

khuôn khổ chật hẹp của không gian nghệ thuật Trung đại. Từ mô hình không gian khái quát cho tới sự cụ thể hóa trong tính đa dạng của cả một nền thơ,

không gian nghệ

thuật Thơ

mới

đã chứng tỏ

nó là không quyển tinh thần lý

tưởng cho cái tôi nội cảm tồn tại, bộc lộ

mình. Từ

mô hình nghệ

thuật về

không gian này, chúng ta phải tìm về những không gian địa danh, không gian

địa lý như là những mẫu gốc mà từ

đó không gian nghệ

thuật thoát thai với

trọn vẹn dáng hình của nó. Hoài Thanh ­ Hoài Chân trong “Thi nhân Vit Nam” đã chia Thơ mới theo ba dòng chịu ảnh hưởng: dòng Pháp, dòng Đường, dòng Việt. Việc làm này không chỉ để khẳng định “những sự mô phỏng ngu muội lập tức bị đào thải” [64, 34] hay “chúng tôi không phải là những quái thai của thời đại, những đứa thất cước không có liên lạc gì với quá khứ của giống nòi” [64, 8] mà còn có ý nghĩa như một tiếng nói: ngày hôm nay bắt đầu từ ngày

hôm qua và ngày mai bắt đầu từ

ngày hôm nay, Thơ

mới cũng là một dòng

chảy khởi tự

mạch nguồn thơ

ca dân tộc. Hoài Thanh cũng đã nói rất tâm

huyết về “tính cách vĩnh viễn nhiều hơn tính cách một thời” trong thi phẩm

của dòng thơ có tính cách Việt Nam rò rệt. Đi tìm mối liên lạc giữa thơ cũ và Thơ mới, trong trường hợp này, là tìm về sự tái sinh, đầu thai của những mẫu gốc truyền thống trong một hình hài mới, một tên gọi mới. Từ những câu thơ cổ điển của Trương Kế, Nguyễn Trãi:

­ “Cô Tô thành ngoại Hàn San tự

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền” (Thuyền ai đậu bến Cô Tô

Nửa đêm vẳng tiếng chuông chùa Hàn San)

­ “Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc Thuyền chở yên hà nặng vạy then”

đến những vần thơ của Hàn Mặc Tử:


“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay?”

Các thi nhân của phong trào Thơ mới đã tìm mình trên con đường ngôn từ quen thuộc của các mẫu gốc truyền thống nhờ chủ quan hoá đến cao độ các mẫu gốc bằng những rung động tinh vi của cái tôi duy cảm và duy mĩ. Nếu

cảm giác cô đơn, bệnh “xê dịch” không phải là độc quyền của Thơ mới thì

hình ảnh “vũ trụ”, mô típ “chinh phu”, không gian “biên tái” cũng không phải là độc quyền của thơ cổ. Ta thử cảm nhận sự bâng khuâng trong thơ Huy Cận:

­ “Nắng xuống trời lên sâu chót vót Sông dài trời rộng bến cô liêu”

­ “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều xa”

(Tràng giang)

chúng ta thấy rất gần với những câu thơ cùng một cảm hứng trong thơ cổ

nhưng chắc chắn sẽ không ai xếp thơ Huy Cận và thơ cổ vào chung một thời kỳ lịch sử. Sự khác biệt ở đây không nằm ở thời gian xuất xứ của những câu thơ mà ở chính cái nhìn thẩm mĩ mà tác giả đã “phổ” vào không gian địa danh vốn vô cùng quen thuộc. Với cùng một mẫu gốc nhưng mỗi thời đại, mỗi một nhà thơ sẽ tìm thấy một ý nghĩa thẩm mĩ, ý nghĩa nhân sinh riêng từ trong đó.

Trên lớp vỏ ngôn từ không gian địa danh, hẳn những câu thơ như “Lòng em như nước Trường Giang y. Sm ti theo chàng ti Phúc Châu” của Thế

Lữ rất gần với thơ

cổ. Không gian nghệ

thuật của Thơ

mới xây dựng trên

những “chất liệu”

ấy, nó là việc sử

dụng những mẫu gốc truyền thống vào

thể hiện một quan điểm thẩm mĩ mới, là những bước đi mới mẻ, táo bạo trên con đường vương vấn nhiều lá vàng của “một mùa thu trước rất xa xôi”. Những hình ảnh Thơ mới lấy từ thơ cũ để xây dựng cho mình một mô hình không gian phù hợp là kết quả của một quá trình phát triển biện chứng.

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 28/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí