Không Gian Chia Cắt, Đóng Kín Và Nỗi Cô Đơn Của Thi Sĩ


Hoa thiên thu hẹn nở cùng môi”.

(Áo xuân)

Thế nhưng, đọc kỹ từng vần thơ, ta thấy rằng một điều rất dễ nhận ra ở trong Vũ trca là cái vui gượng, cố vui nên không trọn vẹn, vẫn mang vẻ chông chênh, vô vọng. Cho nên đôi khi để đạt ý đồ nghệ thuật, tác giả rơi vào cường điệu, cầu kỳ; hình ảnh đậm màu sắc tượng trưng, tình thì mới nhưng ý tứ dễ đơn điệu, cũ mòn. Ðiều này là tất nhiên, bởi vì dù có trốn tận đâu vẫn không chạy khỏi chính mình, nỗi buồn đã nằm trong sâu thẳm từ tận đáy tâm hồn nhà thơ. Chính cái Tôi giàu cảm xúc, nặng tình với đất nước, dân tộc đã không để yên nhà thơ trong sự huyễn hoặc:

“Về đâu những bước thời gian đã In dấu mong manh trên cánh đào? Về đâu hạt bụi vàng thao thức

Theo bánh xe quay vòng khát khao?”

“Về đâu?”... Câu hỏi cứ lặp đi lặp lại như một ám ảnh, day dứt khôn

nguôi về ngày mai, về ý nghĩa của kiếp người trong thơ Huy Cận, một hồn thơ mang vẻ đẹp hài hoà và trong sáng.

2.2.3. Không gian vũ trụ với vẻ đẹp buồn

“La thiêng” của Huy Cận trước hết là tiếng lòng của một thanh niên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

mới lớn đang thể

hiện niềm vui, nỗi buồn của chính mình. Như

Không gian nghệ thuật Thơ mới 1932-1945 qua sáng tác của một số tác giả tiểu biểu - 9

đa số

Thơ

mới, tập thơ lấy tuổi trẻ và tình yêu làm đề tài chủ yếu. Nhưng giữa lúc độc giả đã quá quen thuộc với giọng nỉ non, sầu não trong Thơ mới thì những cung

bậc tình yêu dễ

thương

ở lứa tuổi học trò, lứa tuổi còn nhiều e

ấp vẩn vơ,

chưa nhuốm mùi nhục cảm ­ có sức hấp dẫn mới lạ:

“Ðường trong làng: hoa dại với mùi rơm Người cùng tôi đi giữa đường thơm Lòng giắt sẵn ít hương hoa tưởng tượng


Ðất thêu nắng, bóng tre rồi bóng phượng Lần lượt buông màn nhẹ vướng chân lâu

... Một buổi trưa không biết ở thời nào Như buổi trưa nhè nhẹ trong ca dao Có cu gáy, có bướm vàng nữa chứ

Mà đôi lứa đứng bên vườn tình tự”

(Ði giữa đường thơm)

Nhưng tình yêu ấy vẫn không bền, nhanh chóng rơi vào vô vọng. Bởi có một nỗi u hoài thường trực trong tâm hồn, bắt nguồn sâu xa từ bi kịch bế tắc, vỡ mộng. Thành ra, thơ Huy Cận vừa hồn nhiên nhất lại vừa buồn nhất trong các nhà Thơ mới:

“Hỡi Thượng Đế! Tôi cúi đầu trả lại, Linh hồn tôi đà một kiếp đi hoang.

Sầu đã chín, xin Người thôi hãy hái! Nhận tôi đi, dầu địa ngục, thiên đường.”

(Trình bày)

Buồn thương, sầu não là âm hưởng chính khiến

Lửa thiêng

như

bản

ngậm ngùi dài. Tập thơ dằng dặc một nỗi buồn nhân thế, một nỗi đau đời. Nhà thơ đã gọi dậy cái hồn buồn của Ðông Á,... đã khơi lại cái mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong còi đất này (Hoài Thanh). Nỗi buồn như kết

quả của quá trình lắng nghe tinh tế nhịp tuần hoàn vũ trụ và nỗi ngậm ngùi

nhân gian. Ðó là tấm lòng “tủi nắng sầu mưa, cùng đất nước mà nặng buồn sông núi”.

Triền miên trong buồn thương nhưng Huy Cận không mất hút vào còi siêu hình hay chán chường, tuyệt vọng ­ như không ít nhà Thơ mới. Nhà thơ vẫn tha thiết, chân thành hướng về phần thiên lương cao đẹp của cuộc đời; cảm nghe được hồn thiêng đất nước, hương vị nồng đượm của quê hương và


nhựa sống tiềm tàng trong nhành cây ngọn cỏ. Tập thơ“La thiêng” được Huy

Cận viết bằng một nghệ thuật vững vàng, độc đáo mang âm hưởng nhẹ

nhàng, thâm trầm, sâu lắng; lời thơ, ý thơ tự nhiên, thanh thoát, tạo được ấn

tượng về

một không gian bàng bạc, xa vắng, đậm đà phong vị

Ðường thi.

Ngoài những thể Thơ mới khá phổ biến, Huy Cận đặc biệt thành công ở thể lục bát truyền thống. Với âm hưởng phong phú, hình ảnh mới mẻ, nhà thơ đã

góp phần khẳng định khả

năng biểu hiện tinh tế

của thể

thơ

dân tộc này

(Ngậm ngùi, Buồn đêm mưa, Thuyền đi, Trông lên, Chiều xưa,...).

Không gian vũ trụ trong thơ Huy Cận hiện lên với nỗi buồn


man mác,

nỗi buồn được tác giả nói lên một cách đa dạng, lắm cung bậc và nhiều sắc thái. Lúc nghe lòng mình hay ngắm nhìn ngoại cảnh, nhà thơ đều dễ gặp nỗi

buồn. Nỗi buồn tưởng như

vô cớ, như

nghiệp dĩ nhưng thực chất có cội

nguồn từ đặc điểm tâm hồn thi nhân và đời sống xã hội.


Thơ

Huy Cận rất nhiều không gian. Tâm hồn nhà thơ

lúc nào cũng

hướng tới sông dài, trời rộng để thoát khỏi không gian chật chội tù túng của xã hội đương thời và cũng để trở về cuội nguồn thiên nhiên, cuội nguồn dân tộc. Thơ đối với Huy Cận là phương tiện màu nhiệm để giao hoà, giao cảm với đất trời, với lòng người, là chiếc vòng tâm tình giữa tâm hồn mình với bao tâm hồn khác. Nhưng trong cuộc đời cũ, nhà thơ khó tìm được niềm đồng cảm nên

dễ rơi vào tâm trạng cô đơn. Sau năm 1940, thơ Huy Cận càng có khuynh

hướng siêu thoát vào vũ trụ vời xa. Đó là cuộc hành trình của một tâm hồn chối bỏ thực tại để tìm đến miền thanh cao, trong sạch.

Huy Cận viết khá nhiều về

cái chết, về

sự tương phản nghiệt ngã

giữa hữu hạn đời người với cái vô hạn của tạo hóa. Sự sống là bất tử, vũ trụ là vô cùng nhưng con người không thể tránh được cái chết. Nghĩ đến lúc từ giã còi đời, nhà thơ không khỏi xót xa nuối tiếc. Nhưng đó không là biểu


hiện của thái độ

ham sống sợ

chết tầm thường mà là của khát vọng được

cống hiến hết mình, được tái sinh.

Nỗi buồn và niềm vui ở Huy Cận đều được đẩy đến cực đoan: lúc buồn thì buồn đến ảo não, thê thiết; khi vui thì vui tràn trề, dào dạt. Hành trình tâm tưởng của Huy Cận đi từ nỗi buồn sâu đến niềm vui lớn. Cảm nhận, thể hiện rò hai đối cực này chứng tỏ nhà thơ rất thiết tha với cuộc đời và ý thức đầy đủ về thân phận con người. Khi nỗi buồn được ý thức, hóa thành nỗi đau đời; khi niềm vui được ý thức, sẽ thành hạnh phúc, tin yêu.

2.2.4. Không gian chia cắt, đóng kín và nỗi cô đơn của thi sĩ


Không gian trần thế

trong

Lửa thiêng

giàu sắc thái thẩm mĩ nhưng

thường bị chia cắt, bị bó hẹp trong giới hạn và tạo nên nhiều đối cực. Có khi đó là một không gian chuyển hoá vào nội tâm, một không gian đã được ảo hoá (Ngm ngùi). Không gian là phương tiện bộc lộ tâm trạng của thi nhân.

Trước Cách mạng tháng Tám, Huy Cận là một trong số những nhà thơ tiêu biểu của Thơ mới. Thơ ông là tiếng lòng thiết tha gắn bó với quê hương đất nước, khao khát được hiến dâng tuổi trẻ và tài năng; nhưng khi vấp phải thực trạng xã hội, những kỳ vọng ấy đã tan vỡ hoàn toàn. Như nhiều nhà thơ lãng mạn khác, Huy Cận giai đoạn này ít thơ vui hơn thơ buồn. Luôn có một nỗi sầu thường trực trên từng trang thơ của ông, nhưng đó là biểu hiện sinh động của bi kịch tâm trạng; đáng được cảm thông, trân trọng.

Hồn thơ Huy Cận đậm đà bản sắc dân tộc. Suối nguồn thơ ca truyền

thống đã rót vào tâm hồn Huy Cận những giai điệu du dương, khiến cho tiếng thơ, những khi đạt đến độ thuần thục, rất dễ đi vào lòng người. Thể thơ lục bát truyền thống, thể thơ năm chữ của dân ca Nghệ Tĩnh ­ trong tay Huy Cận ­ vừa mộc mạc chân tình vừa lắng đọng, hàm súc; sắc thái biểu hiện được phát

huy rò rệt. Chất suy nghĩ bàng bạc khắp các tứ

thơ. Hình ảnh thơ

Huy Cận


thường không sắc sảo, gây ấn tượng mạnh mà thâm trầm, khơi gợi; như len nhẹ, như ngấm sâu vào tâm hồn và trí tuệ người đọc. Những bức tranh thiên nhiên trong thơ Huy Cận thường rất ít đường nét, giản ước theo bút pháp cổ

điển, gợi nhiều hơn tả. Do đó, có thể trước hết ­ nhờ phong vị Ðường thi:

nói:

Ấn tượng không gian có được ­

“... Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa. Lòng quê dờn dợn vời con nước, Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

(Tràng giang)

Con đường thơ của Huy Cận khá tiêu biểu cho lớp nhà thơ thuộc thế hệ thứ nhất, văn học Việt Nam hiện đại. Từ một thành viên xuất sắc của phong trào Thơ mới, Huy Cận đến với Cách mạng, tìm thấy mục đích, lý tưởng chân chính cho tiếng nói nghệ thuật của mình và trở thành một trong những nhà thơ tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện đại.

Với vốn văn hóa sâu rộng, năng lực xúc cảm, suy nghĩ phong phú và quan điểm nghệ thuật rò ràng, Huy Cận đã góp vào thi đàn một tiếng thơ có hương sắc riêng, làm rạng rỡ diện mạo tâm hồn dân tộc.


Chương 3

KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN BÍNH, XUÂN DIỆU


Chúng ta đã cùng Thế Lữ, Huy Cận đi vào thế giới của một miền thiêng liêng, cao xa, một không gian khoáng đạt của trời mây, non nước. Trở lại với Nguyễn Bính, Xuân Diệu ­ thi sĩ của không gian “hương đồng gió nội” và

“vườn trần tình ái” chúng ta sẽ

có điều kiện đi vào địa hạt của

không gian

nghthut Thơ mi với tính đa dạng và sự quy hồi trên mẫu gốc truyền thống của nó.

3.1. Nguyễn Bính với không gian làng quê


Trong phong trào Thơ mới 1932 ­ 1945, Nguyễn Bính đã lặng lẽ chọn một con đường nghệ thuật riêng. Vào thời điểm mà hầu hết các thi sĩ đang đam mê, mải miết săn tìm những cảm hứng mới lạ, cách diễn đạt tân kỳ từ phía trời Tây thì thơ Nguyễn Bính vẫn thuỷ chung như một con đò neo đậu bến quê. Vì vậy, thơ ông tuy mang sắc màu hiện đại nhưng vẫn mặn mà một duyên quê truyền thống.


Đã có nhiều nhà nghiên cứu khẳng định cái duyên quê đằm thắm trong thơ ông xuất phát từ hơi thở của ca dao như: mô típ nghệ thuật, phương thức thể hiện, giọng điệu than vãn, thể loại lục bát... Điều đó đúng và quả thực, xét

về mặt này, thơ Nguyễn Bính biểu hiện khá đậm màu, sắc nét. Nhưng theo

chúng tôi, cái gọi là duyên quê ấy được biểu hiện qua chất ca dao như trên chỉ là mặt nổi. Có những thi sĩ cũng viết về làng quê, cũng sử dụng điêu luyện thi pháp ca dao vậy mà thơ họ vẫn không thể vương vấn cho dù chỉ một thoáng

“chân quê”. Còn Nguyễn Bính mang cái duyên quê vào cả

các thể

thơ

tự do

phóng túng, kể cả thể Đường luật vốn trang nghiêm cổ kính. Vì thế, chất chân quê mặn mà, phần hồn quê đằm thắm trong thơ Nguyễn Bính không đơn giản chỉ là sử dụng thi pháp ca dao với thể thơ lục bát mà do chiều sâu của tư duy nghệ thuật đậm màu truyền thống văn hoá dân tộc. Nói chính xác hơn, cái tôi

trữ

tình trong thơ

Nguyễn Bính thấm đẫm truyền thống văn hoá dân tộc từ

cách cảm, cách nghĩ, cách biểu hiện. Chính cái tôi trữ tình gắn với tư duy nghệ thuật đậm màu văn hoá truyền thống này đã tạo nên một phong cách nghệ thuật độc đáo của Thơ mới ­ phong cách Nguyễn Bính.

3.1.1. Một hồn thơ gắn bó tha thiết với quê hương

Tình cảm gắn bó với quê hương vốn sinh thành phát triển trong chiều sâu của truyền thống văn hoá dân tộc như vậy nên thật không khó để lý giải tại sao thi ca Việt Nam có không ít những khuôn mặt thi nhân sáng giá cùng với những thi phẩm xuất sắc viết về nỗi nhớ quê. Mỗi khi buộc phải dứt áo ra đi là anh trai làng thấy chơi vơi trong nhớ thương “Anh đi anh nhquê nhà.

Quê hương ­ hai tiếng thân thương

ấy với những hình

ảnh mộc mạc,

giản dị đã xuất hiện trong văn chương rất lâu rồi, đã biết bao nhà thơ lớn thời

kỳ trung đại có một tâm hồn thơ dào dạt tình quê hương, tiêu biểu như

Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn

Khuyến, Tản Đà... Các nhà thơ của phong trào Thơ mới cũng đã có rất nhiều


bài thơ hay viết về quê hương như Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, Tràng giang của Huy Cận, Quê hương của Tế Hanh và rất nhiều sáng tác của Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân. Họ đều miêu tả quê hương với những cảnh vật sát thực, “các nhà thơ đã tạo dựng không khí chân thực của làng quê bằng chính cái thực của hình ảnh, âm thanh, động tác” [41, 96]:

“Dưới gốc đa già, trong vũng bóng Nằm mát đàn trâu ngẫm nghĩ nhai Ve ve rung cánh ruồi say nắng

Gà gáy trong thôn những tiếng dài”

(Trưa hè ­ Bàng Bá Lân)

Thế nhưng, đến Nguyễn Bính, hình ảnh làng quê không phải chỉ là miêu tả các chi tiết sát thực của làng quê, mà được hiện lên những hình ảnh mộc mạc mà chân thành, tha thiết, rất đỗi gần gũi, quen thuộc, con người nhà quê có tâm hồn thành thị này hẳn đã ám ảnh biết bao thế hệ độc giả. Có một nhà văn Nga đã gọi Nguyễn Bính là Êxênhin của Việt Nam và Êxênhin là Nguyễn Bính của nước Nga Xô Viết là vì vậy.

“Nguyễn Bính là thi sĩ của đồng quê. Con người và cảnh vật của làng quê thấm đượm hồn quê” [17, 131]. Một tâm hồn thơ dào dạt, da diết với quê

hương

ấy đã được hiện lên qua rất nhiều trang thơ

của ông. Khi nói về

Nguyễn Bính, Hoài Thanh đã viết: “Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta. Ta bỗng thấy vườn cau, bụi chuối là hoàn cảnh tự nhiên của ta và những tính tình đơn giản của dân quê là những tính tình căn bản của ta” [64, 335­336].

Bức tranh quê của Nguyễn Bính được hiện lên với một không khí vừa êm đềm, vừa chân thực, lại vừa gợi tỏa bao hương thơm, màu sắc đẫm chất thơ:

“Thong thả nhân gian nghỉ việc đồng Lúa thì con gái mượt như nhung

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/05/2022