(Vội vàng Xuân Diệu)
Khi đi sâu vào tìm hiểu Thơ mới thì chúng ta đều nhận thấy rằng, Thơ mới rất giàu tính hình tượng và cảm xúc, điều này có được là nhờ vào việc sử dụng đắc dụng biện pháp tu từ của các nhà thơ. Lấy hiện thực để vật chất hoá các yếu tố xúc cảm trở thành phong cách chung cho các nhà Thơ mới. Bởi đối
với họ cái đẹp phải là cái hiện hữu, cái có thực, cho dù nó chỉ tồn tại trong
cảm giác hay ở còi thiên linh nào đó họ cũng cố kéo nó về hiện thực, biến nó
thành những thứ
vật chất có thể
cầm, nắm và cảm nhận một cách rò ràng
bằng các giác quan:
Có thể bạn quan tâm!
- Không gian nghệ thuật Thơ mới 1932-1945 qua sáng tác của một số tác giả tiểu biểu - 1
- Không gian nghệ thuật Thơ mới 1932-1945 qua sáng tác của một số tác giả tiểu biểu - 2
- Vài Nét Về Sự Cách Tân Của Thi Pháp Thơ Mới
- Tính Đa Dạng Của Không Gian Nghệ Thuật Thơ Mới
- Đi Tìm Mẫu Số Chung Của Không Gian Nghệ Thuật Thơ Mới
- Không Gian Tiên Cảnh Là Nơi Nâng Đỡ Tâm Hồn Thi Nhân
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
“Yêu nàng bao nhiêu trong lòng tôi Yêu nàng bao nhiêu trên đôi môi Đâu tìm Đào Nguyên cho xa xôi
Đào Nguyên trong lòng nàng đây thôi”
(Tỳ bà Bích Khê)
Mỗi nhà thơ
đều tự
tìm cho mình những mảng đề
tài riêng. Có người
viết hay về tình yêu, có người thành công khi đi vào khai thác những vẻ đẹp thanh bình của thôn quê, có người lại thoát ly còi trần để lên còi thiên thai, có người lại muốn tìm niềm vui ngay ở “vườn trần”, lại có người tìm cảm hứng ở một thế giới mơ hồ có phần điên loạn...
Ở bất cứ
mảng đề
tài nào, mỗi thi nhân đều lựa chọn cho mình một
phong cách riêng độc đáo, hiệu quả
qua cách sử
dụng ngôn ngữ. Có thể
nói
rằng, biện pháp tu từ, tính hình tượng của ngôn ngữ thơ được khai thác và sử dụng phong phú hơn rất nhiều so với thơ ca thời kỳ trước. Thơ mới thực sự là nơi ghi dấu sự thành công, ghi dấu sự sáng tạo, cách tân của nghệ thuật trên phương diện ngôn từ. Nếu như việc ra đời của chữ Nôm giúp cho thơ ca tiếp nhận phần tâm linh người Việt nhạy bén và sâu sắc hơn thì khi chữ Quốc ngữ ra đời và được sử dụng phổ biến thì Thơ mới đã tận dụng được ưu thế của nó
để tạo ra một cuộc cách mạng ngôn từ trong việc khám phá con người ở bề sâu của nó.
Một trong những đổi mới dễ nhận thấy nữa ở Thơ mới là sự cách tân về phong cách diễn đạt, giọng điệu, cách hiệp vần, ngắt nhịp... để tạo nên nhạc điệu mới cho thơ. Chưa bao giờ trong thơ Việt Nam, người ta thấy có nhiều cách hiệp vần tự nhiên mà lại phát huy hiệu quả nghệ thuật đến thế. Thơ mới gieo vần một cách tự do, có nhiều cách hiệp vần một cách mới lạ, mang trong nó ảnh hưởng của thơ Pháp rất rò rệt mà lại phát huy hiệu quả nghệ thuật rất cao, từ cách gieo vần cuối câu:
“Bỏ lại vườn cam bỏ mái gianh Tôi đi gian díu với kinh thành”
(Hoa với rượu Nguyễn Bính)
đến hiệp vần ôm nhau:
“Khách ngồi lại cùng em trong chốc nữa; Vội vàng chi, trăng lạnh quá, khách ơi!
Đêm nay rằm: Yến tiệc sáng trên trời; Khách không ở, lòng em cô độc quá!”
(Lời kỹ nữ Xuân Diệu)
Điều đặc biệt hơn nữa đó là, các nhà Thơ mới đã khai thác vần hỗn hợp, vần bằng, trắc không tuân theo một quy luật nhất định nào:
“Trong làn nắng ửng: khói mơ tan, Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý Bóng xuân sang”
(Mùa xuân chín Hàn Mặc Tử)
Thơ mới thường thể hiện nỗi buồn một cái buồn của cái Tôi cô đơn lạc lòng trước thực tại. Tâm trạng hụt hẫng đó được ghi nhận trong Thơ mới bằng các âm điệu man mác, chơi vơi:
“Trời buồn làm gì trời rầu rầu Anh yêu em xong anh đi đâu?”
(Tình hoài Thế Lữ)
“Sương nương theo trăng ngừng lưng trời Tương tư nâng lòng lên chơi vơi...”
(Nhị Hồ Xuân Diệu)
“Hôm nay trời nhẹ lên cao
Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn...”
(Chiều Xuân Diệu)
Các thi nhân thích dùng vần bằng để
diễn tả
nỗi buồn, việc sử
dụng
vần bằng đã tạo gợi cảm giác về sự vô cùng vô tận của không gian để khắc hoạ trạng thái chơi vơi, không định của tâm hồn.
Cùng với sự nỗ lực cách tân về hiệp vần, gieo vần, các nhà Thơ mới đã
tạo ra cho thơ những nhịp điệu mới, thanh điệu mới. Thơ mới gieo vần một
cách tự nhiên, các tác giả đã gieo vào thơ họ những nốt nhạc đủ mọi bậc thanh âm mới mẻ, “âm nhạc sinh ra cảm xúc và cảm xúc lại sinh ra âm nhạc”. Bởi vậy, trong Thơ mới yếu tố nhạc điệu rất được coi trọng và đề cao. Một điều không thể phủ nhận được là chữ quốc ngữ đã góp một công lao không nhỏ vào sự thành công của Thơ mới. Tiếng Việt vốn là một thứ tiếng đơn âm nhưng đa thanh đã làm cho câu thơ vừa ngắn gọn, lại vừa có tính chất âm nhạc. Thơ mới đã tận dụng và khai thác tối đa ưu thế này vì vậy đã tạo nên sự vang âm diệu kỳ cho lời thơ:
“Mây chiều còn phiêu bạt Lang thang trên đồi quê”
(Tình quê Hàn Mặc Tử)
Những thanh bằng nối tiếp nhau tạo ra nhịp điệu du dương, nhẹ nhàng có phần mơ hồ, kết hợp với tính gợi hình của từ ngữ và thanh điệu, câu thơ
mang một sắc thái mới lạ. Nhạc điệu của Thơ mới còn được tạo ra bởi sự
đăng đối của các vế câu, của các câu trong đoạn thơ cho thấy sự ảnh hưởng
của Đường thi khá rò nét. Giữa những chữ tưởng chừng “rất Tây” ấy lại có âm hưởng cổ kính của thơ Đường:
“Tà áo mới cũng say mùi gió nước Rặng mi dài xao động ánh dương vui”
(Xuân đầu Xuân Diệu)
Nếu thơ
ca trung đại thường chỉ
có giọng điệu cổ
kính, trang nghiêm
của thơ Đường luật, nó ít sắc thái ngoài sự đạo mạo, mực thước trong khuôn phép thì đến Thơ mới điều đó bị phá vỡ hoàn toàn. Ta có thể bắt gặp rất nhiều giọng điệu khác nhau của những phong cách khác nhau, thậm chí nhiều giọng điệu ngay trong một bài thơ tạo nên sự vang hưởng đa âm cho lời thơ.
Ngoài giọng điệu, cách hiệp vần, Thơ mới còn tạo được phong cách
diễn đạt độc đáo ở cách ngắt nhịp. Thơ mới thoát khỏi khuôn khổ Đường luật để tìm cho mình những cách ngắt nhịp linh hoạt, mới mẻ:
“Mau với chứ / vội vàng lên với chứ, Em, em ơi / tình non đã già rồi;
Con chim hồng / trái tim nhỏ của tôi,
Mau với chứ! / thời gian không đứng đợi”
(Giục giã Xuân Diệu)
Với cách ngắt nhịp 3/5 người đọc như bị cuốn vào dòng thời gian gấp gáp, “vội vàng” của Xuân Diệu. Ở thể thơ bảy chữ vốn là thể thất ngôn Đường luật, cách ngắt nhịp phổ biến là 3/4 và 2/2/3 nhưng các nhà Thơ mới đã biến tấu rất linh hoạt:
“Ôi / ôi / hãm bớt cung cầm lại Lòng say / đôi má cũng say thôi”
(Hàn Mặc Tử)
Thể thơ lục bát truyền thống là một thể thơ tiêu biểu cho nhịp điệu nhẹ nhàng, uyển chuyển, ngân vang. Thế nhưng đến lục bát trong Thơ mới ta bắt gặp những câu thơ được ngắt nhịp linh hoạt tạo ra một ngôn ngữ rất đặc biệt:
“Đi mau! Trốn nét! Trốn màu!
Trốn hơi! Trốn tiếng! Trốn nhau! Trốn mình!”
(Xuân Diệu)
“Cái gì như thể nhớ mong,
Nhớ nàng? Không! Quyết là không nhớ nàng”
(Nguyễn Bính)
Thơ mới như đã nói, có một sự cách tân độc đáo, trên phương diện cú pháp câu thơ đã có sự xuất hiện của văn xuôi. Trong công trình nghiên cứu Thi pháp thơ Tố Hữu, Trần Đình Sử cũng đã nhận xét rằng, Thơ mới đã căn bản
cải tạo thơ
“điệu ngâm” thành thơ
“điệu nói”. Cú pháp trong thơ cổ
điển
thường ổn định, ít có sự biến hoá do nó dựa vào sự đăng đối và bị khuôn vào giới hạn của thể thơ. Trong khi đó, Thơ mới do chịu ảnh hưởng của tư duy phương Tây, câu thơ có sự đổi mới rò rệt về mặt cú pháp. Nó gần với văn xuôi tức là gần với lời ăn tiếng nói thường ngày của người dân. Người có công đầu
trong việc đổi mới cú pháp thơ
có thể kể
đến Thế
Lữ ông là nhà thơ
tiên
phong tạo ra những câu thơ theo kiểu định nghĩa đúng chất phương Tây: “Ta
là một khách chinh phu”, rồi tiếp đến là Xuân Diệu: “Là thi sĩ nghĩa là ru với gió”.
Thơ mới quả thực đã dung chứa trong lòng nó những cách tân vô cùng độc đáo trên đủ mọi phương diện của phương thức biểu hiện: từ hệ thống thể loại cho đến ngôn từ, giọng điệu, cú pháp câu thơ. Tất cả sự cách tân ấy đã thay đổi toàn bộ hệ thống thi pháp Trung đại để tạo ra một hệ thống thi pháp riêng cho thơ ca trong thời đại mới: Thi pháp Thơ mới. Sự đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức ấy căn bản đã khẳng định vị thế của Thơ mới trên thi đàn
văn học dân tộc,
ảnh hưởng của Thơ mới không chỉ
làm thay đổi diện mạo
của thơ ca dân tộc trong hơn chục năm của thế kỷ XX (19321945) mà sức lan toả của nó còn ảnh hưởng đến tận ngày nay với nhiều tên tuổi đã được khẳng định. Thơ mới thực sự đã làm nên một cuộc cách mạng trong tiến trình hiện đại hoá và phát triển của thơ ca Việt Nam.
1.3. Những đặc điểm nổi bật của không gian nghệ thuật Thơ mới 1932
1945
Thời gian và không gian đều là những thuộc tính phổ biến, những điều
kiện tất yếu, những hình thức tồn tại của thế giới. Cùng tương tự như vậy, trong nghệ thuật, thời gian và không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng nghệ thuật, góp phần tạo nên thế giới nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật chịu tác động có ý nghĩa quyết định của quan
niệm về thế giới và con người của nhà văn và phong cách sáng tạo của nhà
văn. Đồng thời, chúng phản ánh, bộc lộ, thể hiện các đặc trưng của chính cái phong cách đó. Tìm hiểu thời gian và không gian nghệ thuật giúp ta hiểu sâu sắc hơn, từ những góc độ đặc biệt, cá tính của nhà văn và những đặc sắc của thế giới nghệ thuật mà nhà văn đã sáng tạo nên.
1.3.1. Khái niệm không gian nghệ trong thơ ca Trung đại
thuật và không gian nghệ
thuật
1.3.1.1. Khái niệm không gian nghệ thuật
Nếu hiểu thơ ca là sự cảm nhận về thế giới và con người thì thời gian, không gian nghệ thuật chính là hình thức để cảm thụ thế giới và con người. Thời gian và không gian luôn là hình thức tồn tại vật chất, không một cá thể nào có thể tồn tại ngoài không gian và thời gian. Trong văn học, quan hệ giữa con người và không gian thời gian càng khăng khít hơn, nó không đơn thuần là quan hệ giữa khách thể với chủ thể mà còn thể hiện cách nhìn, cách chiếm lĩnh tự nhiên và quan niệm nhân sinh của con người. Tìm hiểu thời gian, không gian nghệ thuật của một hiện tượng văn học chính là tìm hiểu cách cảm nhận cuộc sống một cách nghệ thuật và thẩm mĩ ở trong đó.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học (do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên) thì không gian nghệ thuật là “Hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật
trong nghệ
thuật bao giờ
cũng xuất phát từ
một
điểm nhìn, diễn ra trong
trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó; cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài, tạo thành viễn cảnh nghệ thuật. Không gian nghệ
thuật gắn với cảm thụ về
không gian nên mang tính chủ
quan,
ngoài không
gian vật thể, có không gian tâm tưởng (...). Do vậy, không gian nghệ thuật có tính độc lập tương đối, không quy được vào không gian địa lý. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có tác dụng mô hình hoá các mối liên hệ của bức tranh thế giới như thời gian, xã hội, đạo đức, tôn ti trật tự. Không gian nghệ thuật có thể mang tính địa điểm, tính phân giới dùng để mô hình hoá các phạm trù thời gian như bước đường đời, con đường cách mạng. Không gian
nghệ thuật có thể mang tính cản trở, để mô hình hoá các kiểu tính cách con
người. Không gian nghệ thuật có thể là không có tính cản trở, như trong cổ
tích, làm cho ước mơ, công lý được thực hiện dễ dàng (...) Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các hình tượng nghệ thuật” [19, 134135].
Các nhà nghiên cứu văn học cho rằng, không gian trong thế giới nghệ
thuật là quan niệm nghệ
thuật về
thế
giới và con người, là phương thức
chiếm lĩnh thực tại và là hình thức thể hiện quan điểm thẩm mĩ của nhà văn. Không gian nghệ thuật là một trong những phạm trù quan trọng của thi pháp học, là sản phẩm sáng tạo của nhà văn nhằm phản ánh thế giới hiện thực và bày tỏ quan niệm của mình về cuộc sống. Từ góc độ đó không gian nghệ thuật trở thành một hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học.
1.3.1.2. Khái niệm không gian nghệ thuật trong thơ Trung đại
Thời Trung đại, do chủ yếu là cuộc sống nông nghiệp, khoa học kỹ
thuật chưa phát triển, vì vậy cách cảm thụ về không gian mang đậm màu sắc vũ trụ, “cảm nhận tính bất biến của không gian”. Họ hình dung thế giới, quốc gia là “thiên hạ”, thời gian thì tuần hoàn, con người thì nhỏ bé, vũ trụ thì lớn lao... “dù muốn hay không không gian đã được cảm nhận qua năng lực chiếm lĩnh không gian của người đương thời và mang đậm tính chất chủ quan”.
Thơ ca Trung đại, theo các nhà Thơ mới nhìn nhận là một địa hạt “thơ cũ”, tuy nhiên, giới hạn cũ mới ấy rất mập mờ, ở mỗi người một khác. Với “khát vọng được thành thực”, một số người ghét cay, ghét đắng những bài thơ làm theo lối cũ diễn đạt những tình cảm nhạt nhẽo bằng những từ ngữ khuôn sáo, rỗng tuếch, họ gọi đó là “thơ cũ”. Với một số người thì khái niệm thơ cũ đã lấn sang khái niệm thơ cổ điển (thơ Trung đại) khi coi những bài thơ như “Qua Đèo Ngang” là một bức tranh phong cảnh hay đòi lôi những bài thơ mà từ trước đến nay mà người ta vẫn hùa nhau khen ra xem nó hay ở chỗ nào. Xét cho cùng, trên tính tổng thể của nó, “bước đà” của các nhà Thơ mới được đặt trên thơ trung đại, một mã nghệ thuật của quá khứ, mà từ đó họ có những đột phá về thi pháp thơ, còn phần gọi là “thơ cũ” chỉ là một đối tượng để họ tranh
cãi về
tính nội dung trong giai đoạn sôi nổi bồng bột ban đầu. Thơ
mới tự
nhận và chứng minh được nó khác với thơ Trung đại trước tiên là ở cách cảm thụ và biểu đạt thế giới vì những tình cảm, những rung động mà Thơ mới sử dụng không phải độc quyền của nó.
Không gian nghệ thuật trong thơ ca Trung đại là sự ý thức về vị trí của mình trong thế giới, tương quan với môi trường xung quanh. Người trung đại sống trong môi trường xã hội “không đổi nhưng mà cứ trôi” xã hội nông thôn, nông nghiệp cổ truyền và nếu có là môi trường đô thị thì đó là đô thị phương
Đông khá êm đềm. Thơ ca trung đại hướng tới không gian vũ trụ, người ta
thiên về cảm nhận tính bất biến của không gian. Con người ý thức về mình như là một bộ phận của thiên nhiên xã hội vì họ “đứng trong thiên nhiên mà