Không Gian Thị Thành Và Không Gian Tha Hương ­ Tâm Trạng Của Kẻ Lữ Thứ


Mùa xuân gần như là một định mệnh trong cuộc đời Nguyễn Bính. Tính từ ngày ông “ra ngoài còi sống” đến nay đã trên bốn mươi năm. Bốn mươi năm ông vĩnh viễn giã từ mùa xuân của nhân gian, để về một còi khác. Nhưng sự nghiệp thơ ca của ông nói chung và những bài thơ xuân nói riêng vẫn sống mãi với muôn đời. Những bài thơ ấy đã vượt lên cái “định mệnh” ngắn ngủi và khắc nghiệt của đời ông để trở thành bất tử. Bởi lẽ, thơ ông tự nó đã là mùa xuân bất tận, vì nó mang trong mình hồn thiêng của quê hương đất nước. Đó là một điều, nói như Hoài Thanh: “mà người ta không thể hiểu được bằng lý trí, một điều quí vô ngần: hồn xưa của đất nước”. Và cái hồn xưa của đất nước ấy cũng chính là cái hồn của không gian văn hóa trong thơ Nguyễn Bính. Nó là nguồn mạch tạo nên cảm hứng sáng tạo độc đáo cho thơ ông.

3.1.4. Không gian thị thành và không gian tha hương ­ tâm trạng của kẻ lữ thứ

Với Nguyễn Bính, không gian kinh thành gắn với những gì lạ lẫm và cay đắng, là nơi “làm thơ đem bán cho thiên hạ, thiên hạ đem thơ đọ với tiền”, là nơi nghiệm ra chân lý của đời mình.

Nói về thơ Nguyễn Bính, trước nay người ta vẫn sử dụng một định thức quen thuộc: thi sĩ chân quê ­ thì cũng chẳng sai. Nhưng trong thơ Nguyễn Bính còn hiện diện cả một phần thành thị, vừa như một đối trọng lại vừa như một sự bổ sung cho cái phần quê kiểng đậm đặc mà ai cũng nhận thấy kia.

Cũng có thể cho rằng với nhà thơ chân quê Nguyễn Bính, thành thị vừa là sức đẩy lại vừa là sức hút, và thơ ông, trên một phương diện nào đó, chính là những dao động giữa hai lực này:

“Hôm qua em đi tỉnh về Đợi em ở mãi con đê đầu làng

Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi!”


(Chân quê)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Trong con mắt của người con trai nơi quê nhà đang nóng ruột đón đợi người yêu trở về, thì “tỉnh” (nghĩa là thành thị) là một nơi “tai vạ”, bởi nó đã nhào nặn dáng vẻ bề ngoài của cô thôn nữ anh yêu theo cách rất khác so với hệ giá trị thẩm mĩ truyền thống, hệ giá trị thẩm mĩ mà đến tận lúc này vẫn nằm trong máu thịt của anh. Có lẽ là một người nhạy cảm nên chàng trai trong bài

thơ đã thoáng thấy “cái khác” ấy tiềm ẩn một sự thay đổi: “Hôm qua em đi

Không gian nghệ thuật Thơ mới 1932-1945 qua sáng tác của một số tác giả tiểu biểu - 11

tỉnh về. Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”. Đây cũng có thể là phản ứng

đầu tiên của người nhà quê Việt Nam trước những yếu tố đại diện cho thành thị, một thứ phản ứng mang tính chất tự vệ trước cái dị kỷ và khó đoán định. Thế nhưng, thành thị là một cái mới ở xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Mà cái mới, nói sao mặc lòng, bao giờ cũng có sức hấp dẫn và sức cuốn hút riêng của nó. Thơ Nguyễn Bính đã hơn một lần nói đến việc người nhà quê bỏ làng lên phố, thay đổi hẳn không gian sinh sống và phương thức tồn tại: “Gia đình dn

cả lên Hà Nội. Buôn bán quanh năm bỏ

cấy cày” (Giời mưa

ở Huế).

Trong

một tương quan nào đó thành thị có thể xem như một cực văn hóa đối trọng với cực văn hóa nông thôn. Vì vậy, có lần nhà thơ đã: Bli vườn cam bmái gianh. Tôi đi dan díu vi kinh thành” (Hoa vi rượu).

Gia nhập thành thị, Nguyễn Bính được sống trong một bầu khí quyển văn hóa khác, được biết và được trải nghiệm những trạng thái cảm xúc ­ tinh thần mới, khác hẳn so với khi ông chỉ là một người nhà quê, ở quê. Chuyện yêu đương chẳng hạn. Nếu trước kia “thông điệp tình yêu” trong thơ ông được phát đi theo con đường bóng gió xa xôi: “Thôn Đoài ngi nhthôn Đông. Cau thôn Đoài nhtru không thôn nào?” (Tương tư), thì bây giờ nó trực tiếp hơn nhiều:

“Tôi muốn cô đừng nghĩ đến ai Đừng hôn dù thấy đoá hoa tươi Đừng ôm gối chiếc đêm nay ngủ


Đừng tắm chiều nay biển lắm người Tôi muốn mùi thơm của nước hoa Mà cô thường xức chẳng bay xa Chẳng làm ngây ngất người qua lại Dẫu chỉ qua đường, khách lại qua”

(Ghen)

Xưng hô bằng những đại từ “tôi ­ cô”, rồi nói tới việc cô ôm gối ngủ, cô đi tắm biển, cô xức nước hoa... “cô” ở đây là một cô tân thời, chứ tuyệt không

phải một cô thôn nữ

má hồng răng đen, chỉ

từng

ấy đã đủ

để thấy dấu ấn

thành thị trong tình yêu của người (vốn là) nhà quê Nguyễn Bính.


Gia nhập đời sống thành thị

trong vai một nghệ

sĩ tự

do, có thể

nói,

Nguyễn Bính đã nhận được khá nhiều từ thành thị: việc mưu sinh bằng khả năng thiên phú của mình (làm thơ), những mối quan hệ xã hội rộng rãi, những cuộc tình lãng mạn, những chuyến “xê dịch” cho thoả chí tang bồng trên nhiều

vùng miền đất nước, và cả những thú ăn chơi nghiêng trời lệch đất (thuốc

phiện, cô đầu). Ông tận hưởng chúng một cách vồ vập, không khách khí. Tuy nhiên, tự trong căn cốt, Nguyễn Bính vẫn cứ là một người nhà quê như mọi người nhà quê Việt Nam bao đời nay. Tác giả “dan díu với kinh thành” nhưng không thể hòa tan vào nó để trở thành chính nó. Với Nguyễn Bính, con người nhà quê trong ông luôn thường trực một sự bất mãn đối với những biểu hiện của “cái thành thị”. Vì thế khi thấy cảnh:

“Mụ vợ bắc nam người tứ xứ Anh chồng tay trắng lẫn tay đen Đổi thay tình nghĩa như cơm bữa

Khúc “Hậu đình hoa” hát tự nhiên”

(Xóm Ngự Viên)

ông đã tỏ thái độ phản kháng quyết liệt. Có lúc, dẫu thừa sự đa tình, ông sợ phải gắn bó tình cảm với một người con gái:


“Hàng xóm có người con gái lẻ Ý chừng duyên nợ với nhau đây Chao ôi, ba bốn tao ân ái

Đã đủ tan tành một kiếp trai Tôi rờn rợn lắm giai nhân ạ!

Đành phụ nhau thôi kẻo tới ngày Khăn gói gió đưa sang xứ lạ

Ai cười cho được lúc chia tay?”

(Giời mưa ở Huế)

Con người nhà quê quen sống với nhiều mối liên hệ


ràng buộc trong

ông, vồ vập với thành thị đấy, nhưng lại sớm bơ vơ lạc lòng giữa thành thị. Từ phương Nam, ông viết thư gửi anh:

“Một buổi sớm mai đến Sài Gòn Thân em chẳng khác con chim non Bơ vơ trong xứ người xa lạ

Rộn những phồn hoa, em chạnh buồn… Lẽo đẽo đi trong gió bụi đời

Gian nan vất vả quá anh ơi Lắm khi thiếu cả lời an ủi

Nhưng kiếm đâu ra lấy một lời?”

(Lá thư gửi Bắc)

Tâm trạng bơ vơ lạc lòng này được Nguyễn Bính cực tả trong bài “Hành phương Nam”, khi mà giữa Sài Gòn phồn hoa đô hội, ông chợt nhận ra mình xa lạ biết bao với xung quanh:

“Ta đi nhưng biết về đâu chứ? Đã dấy phong yên khắp bốn trời Thà cứ ở đây ngồi giữa chợ Uống say mà gọi thế nhân ơi


Thế nhân mắt trắng như ngân nhũ Ta với nhà ngươi cả tiếng cười Dằn chén hất cao đầu cỏ dại

Hát rằng phương Nam ta với ngươi”

(Hành phương Nam)

Tuy vậy, thành thị, với tất cả sự gắn bó và những sức mạnh tác động của nó tới con người nhà quê trong căn cốt tinh thần của Nguyễn Bính không phải là Huế hay Sài Gòn, mà là Hà Nội.

Hình như Nguyễn Bính không có một bài thơ hay một câu thơ nào vui

tươi về Hà Nội. Sống ở Hà Nội, kết giao bằng hữu ở Hà Nội, thỏa chí phóng túng hình hài ở Hà Nội, song với ông, kinh thành Hà Nội dường như lại là một không gian ngả về sự tàn lụi, héo úa, điêu tàn, hấp hối. Trong xúc cảm hồi nhớ về một cuộc ly biệt năm nào, Hà Nội bị ông bóp méo bằng những nghịch âm nghịch sắc: “Hà Ni cơ hlon tiếng ve. Nng dâng làm lt ctrưa hè. Năm

xưa một buổi đang mưa lụt. Tôi tiễn chân người sang biệt ly” (Nhớ người

trong nắng). Ngay cả khi nhớ tới người con gái “gặp một lần thôi”, Nguyễn Bính cũng đã kịp choàng lên diện mạo Hà Nội một nỗi buồn kỳ lạ: “Biết lối nào lên tới xứ nàng? Để người Hà Nội nhớ mang mang. Nàng đi, Hà Nội buồn như chết. Hà Nội buồn như một nhỡ nhàng” (Một lần).

Trong bài thơ Oan nghit, ở giữa hai hàng chữ của văn bản thơ, Hà Nội ngầm hiện lên như một không gian dung chứa sự thác loạn thành thị, nơi mà khách làng chơi và gái làng chơi đã ngẫu hợp trong những cơn cuồng hoan vô trách nhiệm và đem lại cho nhân gian một nỗi oan nghiệt mang hình người.

Trong phần viết về Nguyễn Bính ở Thi nhân Vit Nam, dù đánh giá không thật cao tầm vóc nghệ thuật của giọng thơ chân quê Nguyễn Bính, song nhà phê

bình văn học Hoài Thanh vẫn phải thừa nhận sức ảnh hưởng và sự mê hoặc

của giọng thơ này tới số đông công chúng độc giả yêu thơ. Ông có lí khi giải thích rằng ấy bởi trong mỗi người Việt Nam chúng ta đều có tồn tại một người


nhà quê, nên chúng ta dễ dàng nảy sinh mối tình đồng điệu. Đó là ông nói về “bộ phận nông thôn” trong sáng tác của Nguyễn Bính. Thế nhưng còn “bộ phận thành thị” của giọng thơ chân quê thì sao?

Trên thực tế, từ cái cảm thức cơ bản “lạc chốn thị thành” ở mảng thơ thành thị của Nguyễn Bính, chúng ta có thể hiểu nhiều hơn, rò hơn về chính sự chân quê của ông. Nguyễn Bính không phải chỉ là con người của nông thôn: ông như người lái đò qua lại giữa hai bờ nông thôn và thành thị. Ông háo hức

nhập cuộc với thành thị

rồi mau chóng vỡ

mộng, sầu buồn, đau đớn vì nó,

nhưng vẫn không thể dứt bỏ được nó. Kiểu cảm thức này còn kéo dài trong thơ Việt Nam, ngay cả khi thành thị đã không còn là một cái mới như ở thời của Nguyễn Bính.

Còn đây là nỗi lạc loài trên đất khách quê người mà trong cuộc đời mỗi

chúng ta chí ít cũng có một đôi lần ta thầm đọc câu thơ

như

có “thần” của

Nguyễn Bính để rồi tự thấy lòng mình thảng thốt, bâng khuâng: “Mt thân lthsu phong ta

Đốt ngọn đèn lên bóng rợn tường”

(Xuân tha hương)

Từ những hoài niệm, nhớ thương trong tình yêu đôi lứa đã réo gọi

những hoài nhớ về quê hương. Tất cả đã tạo thành một âm hưởng chủ đạo

của không gian văn hóa tâm tưởng trong thơ Nguyễn Bính và làm nên đặc

trưng thi pháp thơ ông. Đúng như Đỗ Lai Thúy đã nhận xét: “Nỗi hoài niệm

quê hương chẳng những là một hương thơm đặc biệt của thơ Nguyễn Bính

mà còn là một dòng nước mạnh làm thay đổi cả đôi bờ thể loại của dòng sông thơ ông”. Chính vì vậy, đọc thơ Nguyễn Bính, ta thấy tác giả không chỉ đơn thuần sử dụng thể thơ lục bát truyền thống mà còn sử dụng linh hoạt thể thơ bảy chữ để thể hiện không gian tha hương, không gian phiêu bạt qua hàng loạt những câu thơ đều có chung một nét nghĩa chỉ sự tha hương:

“Hai ta lưu lạc phương Nam này


Đã mấy mùa qua én nhạn bay (…) Quê nhà xa lắc xa lơ đó Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay (…) Ta đi nhưng biết về đâu chứ Đã đẩy phong yên lộng bốn trời”.

(Hành phương Nam) “Sao chẳng về đây nỡ lạc loài

Giữa nơi thành thị gió mưa phai”

(Sao chẳng về đây)

Trong các câu thơ trên, ta thấy tần số xuất hiện của các từ ngữ mang nét nghĩa chỉ sự tha hương như “lưu lạc”, “xa lắc xa lơ”, “xa khơi quá”, “biết về đâu chứ”, “lữ thứ”, “lận đận trời xa”, … cùng với tựa đề một số bài thơ như “Xuân tha hương”, “Xuân vẫn tha hương”, “Xuân lại tha hương”, “Hành phương Nam”… ta đã thấy rò không gian tha hương, không gian phiêu bạt trong thơ Nguyễn Bính là một không gian văn hóa nói lên niềm hoài niệm, nỗi nhớ thương về quê hương của những người xa xứ.

Êm đềm, đẹp đẽ và thơ mộng ­ tất cả những điều ấy không ngăn nổi

bước chân giang hồ rời bỏ mảnh vườn quê hương. Từ những chuyến đi “mãi mãi vào sơn cước” ở miền thượng du phía Bắc đến những ngày lưu lạc hành

phương Nam hình ảnh quê hương vẫn không thôi vương vấn. Những giọt

đắng cuộc đời hoá thành nước mắt của người chị “lỡ bước sang ngang” với lời nhắn gửi “...em ở lại nhà; Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương” phần nào

giúp tác giả

gửi gắm tâm tư. Dẫu không muốn thể

hiện sự

yếu lòng, con

người đồng cảm với tráng sĩ Kinh Kha cũng có lúc phải nói thật lòng mình khi viết Thư gi thy mẹ:

“Thầy ơi, đừng chặt vườn chè Mẹ ơi đừng bán cây lê con trồng”


Những giá trị vật chất nhỏ nhoi đã trở

nên hết sức lớn lao về

ý nghĩa

tinh thần với con người phiêu bạt “nửa đời gió sương”.

Truyền thống văn hoá dân tộc trên nhiều phương diện, bằng cách này

hay cách khác đã ngấm vào máu thịt, trong cách cảm, lối tư duy của thi sĩ.

Chính chiều sâu của truyền thống văn hoá dân tộc đã giúp Nguyễn Bính tạo dựng một thế giới nghệ thuật thi đậm đà hồn quê, góp phần khẳng định một phong cách nghệ thuật lớn của phong trào Thơ mới.

3.2. Xuân Diệu với không gian vườn trần đầy quyến rũ


Xuân Diệu là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất, nổi bật nhất của phong trào Thơ mới 1932 ­ 1945. Thơ Xuân Diệu đắm say, rạo rực một tình yêu mãnh liệt, yêu con người, yêu cuộc đời, yêu trần thế… Với cá tính độc đáo và mạnh mẽ, Xuân Diệu đã đem đến góp vào cho Thơ mới một phong cách nghệ thuật thật tiêu biểu, nổi bật và cũng thật riêng tư, khác biệt. Thơ ông là cả một thế giới nghệ thuật rộn ràng thanh sắc, say đắm tình đời. Không gian vườn trần là một bộ phận, một yếu tố hợp thành, là diện mạo của cái thế giới nghệ thuật đó.

Từ trước đến nay, nói đến thơ Xuân Diệu người ta thường nghĩ ngay

đến cảm hứng thời gian, nỗi ám ảnh thời gian, những âu lo, hãi hùng, phiền muộn của nhà thơ trước những bước đi không gì chống lại được của thời gian kéo theo bao nhiêu là tàn phai, héo úa, phôi pha… Có thể nói sự than vãn về sức

tàn phá của thời gian là một trong những cảm hứng chủ

đạo của thơ

Xuân

Diệu trước cách mạng tháng Tám. Nhưng không gian nghệ thuật cũng là một phương diện thể hiện những cảm hứng và bản sắc sáng tạo của nhà thơ.

3.2.1. Không gian vườn trần là nơi tâm hồn thi sĩ khát khao giao hoà

Mỗi nhà thơ có cách thể hiện không gian riêng của mình, sự khác biệt của mỗi không gian nghệ thuật của từng tác giả sẽ làm giàu cho tính đa dạng

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 28/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí