của không gian nghệ thuật Thơ mới. Trong không gian nghệ thuật của thi sĩ
“Gửi hương cho gió”, bằng sự quy chiếu về hình ảnh “vườn trần”, ông luôn muốn “chân hóa rễ để hút mùa dưới đất”. Niềm khát khao của Xuân Diệu là thiên đường mặt đất.
Không gian “vườn trần” trong thơ ông mang trong nó sự phong phú của một hình tượng thẩm mĩ, là nơi “chim nhả hạt mười phương Hoa mật ngọt chen giao cùng trái độc”. Trong thơ Xuân Diệu, cảm thức về thời gian lấn át tất cả và không gian thơ của ông cũng biến đổi từng giây phút. Chính ông là người “đốt cảnh Bồng Lai và xua ai nấy về hạ giới” trong khi Thế Lữ và một số nhà thơ khác còn nuôi giấc mộng lên tiên. Có lẽ vì vậy mà chốn hạ giới “vườn trần” là nơi lưu đày của “người thơ tình” từ khi chưa có tuổi.
Không gian trong thơ Xuân Diệu là “không gian trần thế”, đặt trên trục đối xứng với thời gian, không gian trong thơ ông có những nét độc đáo, mới lạ, “ông không có những khoảng không gian ngút ngàn mây nước với ý thức muốn chiếm lĩnh cả khoảng không vũ trụ như Huy Cận, cũng không có những không gian Thiên đường, Bồng lai những cảnh “sơn lâm bóng cả cây già” như Thế Lữ...” [61, 233234]. Với Xuân Diệu, không gian trong thơ luôn gắn liền với những xúc cảm của chính mình, đó là những tình cảm yêu đời, yêu người tha thiết một không gian vườn trần đầy màu sắc trẻ trung, tươi mới với những chàng trai, cô gái mười tám, đôi mươi.
Vườn trần trong thơ Xuân Diệu là một không gian tiêu biểu chứa đựng những ý tưởng mà thi sĩ khát khao vươn tới, đó là một không gian của còi dương thế ấm áp, khiến nhà thơ:
“Không muốn đi mãi mãi ở vườn trần Chân hoá rễ để hút mùa dưới đất”
(Thanh niên)
Dù là không gian của thiên nhiên hay không gian của chính tâm hồn mình thì vườn trần của thi sĩ là biểu tượng sinh động của sức sống. Không giống
Có thể bạn quan tâm!
- Không Gian Chia Cắt, Đóng Kín Và Nỗi Cô Đơn Của Thi Sĩ
- Không Gian Làng Quê Với Vẻ Đẹp Văn Hoá Truyền Thống
- Không Gian Thị Thành Và Không Gian Tha Hương Tâm Trạng Của Kẻ Lữ Thứ
- Không gian nghệ thuật Thơ mới 1932-1945 qua sáng tác của một số tác giả tiểu biểu - 13
- Không gian nghệ thuật Thơ mới 1932-1945 qua sáng tác của một số tác giả tiểu biểu - 14
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
với “vườn Địa đàng” trong Lửa thiêng của Huy Cận vắng bóng hình ảnh con
người, vườn trần trong thơ Xuân Diệu mang đầy nhựa sống, đó là nơi con
người tìm ra sự hoà hợp với thiên nhiên, sự sống, trong vườn đó tràn ngập hình
ảnh của cỏ cây, hoa lá, chim muông:
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si. Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;
Mỗi buổi sớm, thần vui hằng gò cửa;”
(Vội vàng)
Dưới cái nhìn của thi nhân, cảnh sắc đều chứa đầy màu sắc, nhà thơ đã tạo nên những hình ảnh thật sắc nét nhưng không kém phần mềm mại, uyển chuyển:
“Tóc liễu buông xanh quá mĩ miều Bên màu hoa mới thắm như kêu;”
(Nụ cười xuân)
“Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh...
... Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”
(Đây mùa thu tới)
“Hình eo, dáng lả, sắc xinh xinh”
(Lạc quan)
Xuân Diệu luôn vươn tới không gian khoáng đạt, ở đó có đầy màu sắc, đường nét, hương thơm. Ngay cả khi là ban đêm, khi không nhìn thấy được những màu sắc, đường nét đó, ông lại tạo nên không gian nghe thấy, cảm thấy bằng âm thanh, hương vị với sự tạo dựng không gian chứa đầy gió trăng:
“Sương nương theo trăng ngừng lưng trời Tương tư nâng lòng lên chơi vơi...”
(Nhị hồ)
Dù có cố gắng bứt ra khỏi mặt đất để vươn đến không gian tầng cao thì Xuân Diệu cũng không thể vượt thoát như Huy Cận hay Thế Lữ, “nhiều khi
người ta cảm thấy dường như
ông không đủ
sức chế
ngự
những khoảng
không gian cao rộng” [61, 236]. Không gian trong thơ Xuân Diệu dù ở đâu cũng
luôn gắn bó với thiên đường mặt đất, với “vườn trần”, đó mới thực sự là “vương quốc” riêng trong thơ ông.
3.2.2. Không gian vườn trần nhuộm sắc màu luyến ái
Chính trong không gian này, trong từng trường hợp cụ thể với quy luật tâm lý “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, nhà thơ đã đưa cái nhìn chủ quan đậm sắc màu tình yêu của mình vào hình ảnh “vườn trần” để nhìn nó như là một “mảnh vườn tình ái” hay “sa mạc cô liêu”. Trong thơ Xuân Diệu, “vườn trần” là một không gian lưỡng trị: nó vừa là tình trường, vừa là “đường trần gian” nơi cá nhân có thể “xuôi ngược để vui chơi” tùy ý thích.
Thế giới Xuân Diệu là thế giới của chữ Tình. Cho nên vườn tình ái là gương mặt tập trung nhất, sống động nhất của thế giới ấy. Trong mảnh vườn kia, vạn vật đang dậy men tình ái, tất cả đều khát khao ân ái. Tạo vật ở đó tất
phải được phân lập thành những cặp đôi. Mà đáng nói hơn là quan hệ giữa
những cặp đôi kia phải là quan hệ
luyến ái. Có như
thế
mới thành thơ
yêu.
Thiên nhiên thật khéo đặt bày, là vườn tình ái nên phải đủ cả địa chỉ dành cho loài vật và con người. Trong bài Thơ duyên điểm nhìn trong thi phẩm cứ dịch chuyển dần từ địa chỉ này sang địa chỉ khác. Bắt đầu, tất phải từ những gì tự
nhiên, thiên nhiên nhất. Cho nên bốn câu đầu nghiêng về cảnh trí dành cho
cuộc giao duyên của loài vật, mà tâm điểm là cây me đương lúc thu về. Dầu sao, cây me, mới chỉ là địa chỉ dành cho cuộc hẹn hò tình tự của loài vật. Đối diện với cảnh tình tứ ở đấy lòng người có xao động nhưng chưa phải là những xao động thật mãnh liệt. Cái nhìn của nhân vật trữ tình di chuyển từ cây me sang con đường. Đây mới là địa chỉ dành cho hò hẹn của con người:
“Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu
Lả lả cành hoang nắng trở chiều”
(Thơ duyên)
Một con đường xinh xắn duyên dáng với những đường nét tình tứ. Tất cả đều đang ở trạng thái say men luyến ái. Các động thái ở đây đều là những biến thái tinh vi của cảm xúc luyến ái.
Không gian vườn trần trong thơ Xuân Diệu được cụ thể hóa khá nhiều trong Thơ thơ và Gửi hương cho gió: “Trong vườn đêm ấy nhiều trăng quá. Ánh sáng tuôn đầy các lối đi”, “Vườn cười bằng bướm, hót bằng chim”, “Vườn non sao! Đường cỏ rộng bao nhiêu”... Không gian ở đây xuất hiện dày đặc của những khu vườn yêu thương, đó là cái ấn tượng bao trùm về thế giới trần gian trong mắt Xuân Diệu. Có lúc ông đã gọi đó là “vườn tình ái”: “Đem chim bướm thả vào vườn tình ái”.. “Nhìn kĩ có thể thấy màu sắc luyến ái của “vườn trần” chính là hình ảnh một thế giới đương khi “tình thổi gió màu yêu lên phấp phới”, khi “vạn vật nức xuân tâm” [61, 48]. Tình yêu đã khiến cho vạn vật có mối tương giao với nhau, vạn vật thì giao duyên, con ngưởi dường
như cũng đang bén duyên với nhau. Tình yêu đã đánh thức niềm khát khao
luyến ái trong lòng vạn vật, tất cả đều rạo rực, căng đầy nhựa sống. Những:
“Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên. Cây me ríu rít cặp chim chuyền.
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá. Thu đến nơi nơi động tiếng huyền”
(Thơ duyên)
đến “Buổi tối bầu trời đắm sắc mây” rồi “Những lời huyền bí toả lên trăng. Những ý bao la rủ xuống trần”... diễn ra trong lòng cái vũ trụ mênh mông đó, là cảnh tượng luyến ái ngây ngất.
Không gian đậm màu sắc trữ tình, luyến ái, không phải chỉ là một vườn trần đơn thuần, mà cảnh vật ở đây mang một màu sắc mới mẻ được thi nhân miêu tả có tình ý với nhau giống như con người, mang đầy ý vị:
“Cây tìm nghiêng xuống cánh hoa gầy Hoa nghiêng xuống cỏ, trong khi cỏ Nghiêng xuống làn rêu một tối đầy...”
(Với bàn tay ấy)
Những câu thơ giống như một bản nhạc du dương, một cảnh tượng thật trữ tình thế nhưng lại mang một trạng thái lẻ loi đơn chiếc, giống như: “Tôi tìm em, em lại tìm ai. Để đôi khi tiếng thở dài hòa chung?”. Để rồi đến khi:
“Những tiếng ân tình hoa bảo gió. Gió đào thỏ thẻ bảo hoa xuân”
(Với bàn tay ấy)
Rồi ở một góc nọ thì:
“Ánh sáng ôm trùm những ngọn cao Cây vàng rung nắng, lá xôn xao
Gió thơm phơ phất bay vô ý
Đem đụng cành mai sát nhánh đào”
(Nụ cười xuân)
Vô tình hay hữu ý mà những tác nhân xung quanh đã đưa những sự vật có tình lại gần nhau hơn. Khuya nào cũng là lúc muôn vạn hoa đêm xao xuyến động tình... Người đọc cũng có thể dễ dàng nhận thấy rằng: dù cảnh trí có thể rất đa dạng với những cảnh sắc khác nhau, nhưng tất cả đều thể hiện được một hình ảnh hết sức ấn tượng đó là vườn tình ái.
Trong vạn vật của tạo hoá, con người là một thực thể được ban cho tình cảm luyến ái. Con người khi yêu đã phổ cho vạn vật luồng sinh khí riêng của nó, khiến cho mọi tạo vật đều đồng loạt giao duyên, bén duyên nhau. Luyến ái
làm nên điệu sống, vẻ đẹp của chúng. Bao trùm lên tất thảy là một “Nỗi yêu
trùm không giới hạn. Dịu dàng toả xuống tự trời xanh”. Theo với “trăng ngà
lặng lẽ
như
buông tuyết”,
lan toả
theo những khúc nhạc. “Vườn tình cứ mở
rộng mãi vào thế giới của du dương, thế giới huyền diệu, của mộng và thơ. Vì
thế mà, có lúc, Xuân Diệu đã coi đó là cuộc hoà thơ kì diệu của sự sống, coi cả thế giới là một bài thơ dịu, một bài thơ tình mênh mông” [61, 49]:
“Chúng tôi lặng lẽ bước trong thơ. Lạc giữa niềm êm chẳng bến bờ”
(Trăng)
Và rồi kẻ đang yêu cảm nhận rất rò rằng: “Khí trời quanh tôi làm bằng tơ Khí trời quanh tôi làm bằng thơ”
(Nhị hồ)
Thế
Lữ đã rất đúng khi cảm nhận rằng, thế
giới thơ
Xuân Diệu tràn
ngập Xuân và Tình. Thơ Xuân Diệu có nguồn sống bên trong là tình, biểu hiện ra bên ngoài là vẻ xuân. Nói bao quát hơn, thế giới Xuân Diệu là thế giới của chữ Tình:
“Tình thổi gió, màu yêu lên phấp phới”
(Giục giã)
“Ái tình đem máu lên hoa diện Thi sĩ đi đâu cũng thấy cười”
(Lạc quan)
Thơ Xuân Diệu ngập tràn niềm yêu, trong thế giới ấy, lúc cười cũng là lúc tình tứ ngập lòng, đó là vẻ đẹp xuân tình của tuổi trẻ. Tất cả là nhờ men tình ái mà vườn tình tràn đầy ánh sáng, màu sắc, âm thanh, hương thơm... Đọc
thơ
Xuân Diệu ta có thể
nhận thấy màu sắc nổi bật trong không gian vườn
tình này là sắc “thắm”. Nói như Chu Văn Sơn: “Đây là một đặc điểm nổi bật trong cảm quan Xuân Diệu (...) Dường như, trong thơ Xuân Diệu, “thắm” gồm
cả mọi sắc thái đẹp đẽ
nhất của nó. Thắm là vẻ
xuân tình sung mãn nhất.
Thắm là luyến ái ngất ngây dào dạt nhất. Vì thế mà vườn tình cũng mời mọc khiêu gợi nhất” [61, 50]. Đọc những vần thơ như:
“Tóc liễu buông xanh quá mĩ miều
Bên hàng hoa mới thắm như kêu; Nỗi gì âu yếm qua không khí,
Như thoảng đưa mùi hương mến yêu”
(Nụ cười xuân)
ta thấy rò ràng rằng, Xuân Diệu đã lấy con người ra làm chuẩn mực cho cái đẹp của tự nhiên. Thế nhưng, cái mang đậm màu sắc Xuân Diệu là “tình nhân yêu kiều và tình tứ”. Thơ ông, tạo vật thường được quy chiếu về vẻ đẹp của những cuộc tình tự, như vậy cái nhìn của thi sĩ phải phân lập vạn vật thiên nhiên thành những cặp đôi. Trong cái nhìn thiên nhiên của thi sĩ Hồ Chí Minh, cũng có sự phân lập thành những cặp đôi: “Núi ấp ôm mây mây ấp núi”, “Vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây”, “Chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn”, “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”... Nhưng các động thái trong đó nghiêng về quan hệ bằng hữu, bầu bạn. Nên đó chỉ có thể là thiên nhiên thân ái. Còn quan hệ của các cặp đôi trong thơ Xuân Diệu là tình tự, thiên nhiên trong thơ ông cũng là thiên nhiên của luyến ái: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”, “Ánh sáng ôm choàng những ngọn cao. Cây vàng rung nắng lá xôn xao”, “Sương nương theo trăng ngừng lưng trời”, “Gió chắp cánh cho hương càng toả rộng. Xốc nhau đi vào khắp còi xa bay. Mà hương bay thì hoa tưởng hoa bay”, “Những tiếng ân tình hoa bảo gió. Gió đào thỏ thẻ bảo hoa xuân”...
Trong thơ Xuân Diệu, không gì đẹp hơn là màu sắc luyến ái, màu sắc đó
tràn đầy vườn tình trong thơ
ông. Chỉ
với những câu thơ
như:
“Con đường
nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu. Lả lả cành hoang nắng trở chiều” cũng đã đủ để dừng việc minh hoạ về mảnh vườn tình ái; không khí tình tứ bao trùm hết thảy cảnh
vật, tất cả
đều được dâng lên từ
mọi động thái tình tự
luyến ái của những
“cặp vần” sánh duyên trong vườn tình ái.
3.2.3. Không gian tương phản của thi sĩ cô độc chốn sa mạc cô liêu
Không gian rộn ràng đắm say của “vườn yêu” trong thơ Xuân Diệu được tương phản với tâm hồn thi sĩ chốn “sa mạc cô liêu”. Nhà thơ có lúc đối diện
với thế giới hoang liêu cô quạnh khiến tâm trạng trống vắng cô đơn, để rồi:
“Muốn trốn sầu đơn muôn vạn kiếp. Lại tìm sa mạc của tình yêu”, “Để tôi làm kẻ qua sa mạc. Tạm lánh hè gay thế cũng vừa”, “Họ chứa nhớ thương và mỗi tối. Ấy là sa mạc của buồng hoa”, “Mà tình ái là sợi dây vấn vít. Mà cảnh đời là sa mạc cô liêu”, “Bãi xa cũng muốn làm sa mạc. Chẳng muốn ai đi buồn, hỡi lòng!”...
Nhà thơ luôn sống trong sự tương phản, ở trên là vườn tình ái với một thế giới tình tứ hạnh phúc, từng cặp đôi giao duyên, giao cảm với nhau, đường nét, hình thể, ánh sáng, thanh âm, hương vị đều tươi mát nồng thắm, thì ở đây sa mạc cô liêu lại là thế giới của sự cô đơn, vạn vật bị chia tách thành từng cá thể lẻ loi, tất cả đều nhạt nhoà u uất, hiện lên sự chia lìa xa cách:
“Không gì buồn bằng những buổi chiều êm Mà ánh sáng đều hoà cùng bóng tối.
Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối; Vài miếng đêm u uất lẩn trong cành; Mây theo chim về dãy núi xa xanh Từng đoàn lớp nhịp nhàng và lặng lẽ,
Không gian xám tưởng sắp tan thành lệ...”
(Tương tư chiều)
Trong Thơ thơ và Gửi hương cho gió ta có thể nhìn thấy nhiều biến thể của sa mạc cô liêu: “Trên trần lạnh thẩn thơ dăm bóng nhạt”; “Chiếu xa vắng một mình ta ở giữa”, “Ta nằm đây như một ải quan xa”... đó là những không gian trống vắng, lẻ loi, hiu quạnh.
Nếu như màu sắc luyến ái mang đầy hương sắc tươi mới trong một
thiên nhiên gợi tình, đầy niềm rạo rực đắm say. Thì ở sa mạc cô liêu lại mang một dáng vẻ hiu quạnh, cô đơn. Thiên nhiên của những cặp đôi đã nhường chỗ cho thiên nhiên của li tán chia rời: