Khoảng cách giữa năng lực của tân cử nhân và yêu cầu của người sử dụng lao động - 5

khả năng giải quyết tình huống công việc thực tế.Còn đáp ứng kém nhất:khả năng bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân; khả năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc; kiểu biết về môi trường hoạt động của doanh nghiệp; tuân thủ kỷ luật lao động và năng chịu áp lực công việc. Mặc dù mức độ đáp ứng của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế chỉ ở mức độ trung bình nhưng đa số doanh nghiệp vẫn hài lòng (chiếm 64%). Tác giả có đề nghị giải pháp để sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế đáp ứng tốt hơn với yêu cầu của công việc đó là tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa trường đại học và doanh nghiệp là giải pháp hữu hiệu. Có rất nhiều hình thức và nội dung tăng cường mối quan hệ này nhưng bên cạnh nhận thức của doanh nghiệp, các trường đại học cũng phải nhận ra được yêu cầu tất yếu tăng cường mối quan hệ với doanh nghiệp thì giải pháp mới có tính khả thi. Nghiên cứu cũng nhìn nhận là có những hạn chế nhất định, trong đó tác giả có nhìn nhận đến thời điểm nghiên cứu chưa có những tiêu chí cụ thể để đo lường, không có nhiều số liệu thực tế để minh chứng các vấn đề của nghiên cứu.

Theo Quan Minh Nhựt, Trần Thị Bạch Yến & Phạm Lê Đông Hậu (2012) đã đánh giá mức độ đáp ứng chất lượng nguồn nhân lực theo yêu cầu doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long được đào tạo bậc đại học trở lên. Nghiên cứu nhằm mục tiêu đo lường mức độ thỏa mãn của doanh nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về chất lượng nguồn nhân lực đào tạo từ các trường đại học. Để các kết luận từ kết quả phân tích có giá trị, một so sánh cụ thể giữa chất lượng kỳ vọng bởi doanh nghiệp và chất lượng đào tạo thực tế qua khảo sát được thực hiện trong nghiên cứu. Phương pháp thống kê mô tả cùng với kiểm định sự khác biệt độc lập t-test được áp dụng với dữ liệu thu thập được từ các doanh nghiệp trong năm 2011. Kết quả phân tích chỉ ra rằng yêu cầu về chất lượng đào tạo của doanh nghiệp tương đối cao. Đối với chất lượng nguồn lực được đào tạo, các doanh nghiệp trong khu vực đánh giá tương đối cao và thỏa mãn về mức độ đáp ứng so với kỳ vọng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong khu vực phần nào đánh giá chưa cao lắm đối với một vài tiêu chí như khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm cũng như khả năng đàm phán của sinh viên.

Theo Vũ Thế Dũng & Trần Thanh Tòng (2009) đã nghiên cứuyêu cầu của nhà tuyển dụng về những kỹ năng đối với sinh viên mới tốt nghiệp các ngành quản lý – kinh tế : Ứng dụng phương pháp phân tích nội dung (content analysis) được thu thập từ hơn 2500 mẫu quảng cáo tuyển dụng (chỉ 300 mẫu quảng cáo đáp ứng mục tiêu nghiên

cứu được giữ lại để đưa vào phân tích nội dung) ở Việt Nam vào năm 2009. Mẫu nghiên cứu gồm nhiều nhóm doanh nghiệp khác nhau như: các doanh nghiệp có yếu nước ngoài, công ty trách nhiệm hữu hạn trong nước, công ty liên doanh, công ty cổ phần có nhu cầu tuyển dụng vào các vị trí: sản xuất – chất lượng – mua hàng, hành chính – nhân sự, tiếp thị - kinh doanh, kế toán – tài chính, khác. Nghiên cứu của tác giả tập trung vào các kỹ năng doanh nghiệp cần. Kết quả của cuộc nghiên cứu này cho thấy có 17 kỹ năng được tác giả phân thành 03 nhóm với mức độ ảnh hưởng cụ thể. Nhóm 1 là nhóm các kỹ năng cơ bản, bắt buộc phải có, nếu không có các ứng viên sẽ rất khó khăn hay không thể được tuyển dụng. Nhóm này bao gồm 4 kỹ năng chính: Ngoại ngữ, tin học văn phòng, giao tiếp, và làm việc độc lập. Trong đó ngoại ngữ và tin học văn phòng là 2 kỹ năng quan trọng hàng đầu. Tuy rất quan trọng nhưng nhóm kỹ năng này chỉ là điều kiện cần để được tuyển dụng, nó chưa phải là điều kiện đảm bảo. Nhóm 2 là nhóm giá trị gia tăng, nhóm này chính là nhóm kỹ năng giúp các ứng viên thực sự tạo ra sự khác biệt của mình với đối thủ cạnh tranh. Nhóm này bao gồm 8 kỹ năng chính là: tổ chức, quản lý, phân tích, làm việc nhóm, tin học chuyên ngành, truyền thông, hoạch định, và đàm phán. Đây rõ ràng là những kỹ năng cao hơn, khó hơn rất nhiều so với nhóm cơ bản. Nó thực sự sẽ là những thách thức cho các ứng viên mới rời ghế nhà trường. Nhóm 3 là nhóm dành cho nhà lãnh đạo tương lai. Nhóm này bao gồm các kỹ năng cần có của các nhà lãnh đạo tương lai như: tổng hợp, lãnh đạo, xây dựng và phát triển quan hệ, tổ chức nguồn nhân lực, và ra quyết định. Qua kết quả, tác giả cũng cho rằng việc phân nhóm này chỉ tương đối và các kỹ năng trong nhóm luôn thay đổi, các kỹ năng ở nhóm 3 có dần dần sẽ chuyển sang nhóm 2 và từ nhóm 2 dần chuyển thành nhóm 1. Nói khác hơn các kỹ năng giá trị gia tăng dần chuyển thành kỹ năng cơ bản và tiếp tục bổ sung thêm kỹ năng mới vào kỹ năng thuộc nhóm 3. Điều này cho thấy kỳ vọng của nhà tuyển dụng sẽ ngày tăng lên theo chất lượng ứng viên. Những tiêu chuẩn ngày hôm nay sẽ trở thành lạc hậu trong tương lai gần. Như vậy các ứng cử viên phải luôn nỗ lực để trang bị cho mình các kỹ năng cần thiết. Khoảng cách giữa các kiến thức được trang bị trong trường đại học với nhu cầu thực tế rất lớn. Khoảng 50% sinh viên Việt Nam sau khi tốt nghiệp không tìm được việc làm đúng chuyên môn vì thiếu những kỹ năng cần thiết. Nghiên cứu này chỉ cho thấy các kỹ năng cần thiết doanh nghiệp quan tâm khi tuyển dụng chứ chưa phải là đánh giá thực

tế của các doanh nghiệp về mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với các kỹ năng này.

Theo Trương Đình Hải Thụy (2010), nghiên cứu năng lực của sinh viên mới tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh và yêu cầu của doanh nghiệp. Nghiên cứu này nhằm xác định những kỹ năng, năng lực cần thiết để chuẩn bị lực lượng lao động cho nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu và không đề cập đến kiến thức cũng như kỹ năng chuyên môn. Tác giả sử dụng phương pháp đánh giá điểm theo thang đo 5 điểm (từ 1 đến 5); cách cho điểm phân thành hai loại điểm cho một biến: 1. Số điểm cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ, 2. Số điểm sinh viên mới tốt nghiệp đạt được. Sau đó so sánh 2 giá trị để đáp giá mức độ đáp ứng. Đối tượng khảo sát là các nhà quản lý cấp trung trở lên với phương pháp chọn mẫu thuận tiện theo đủ số mẫu để phân tích. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng với kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp doanh nghiệp thông qua bảng câu hỏi chi tiết được sử dụng để thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát. Nghiên cứu được thực hiện qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Với phương pháp chọn mẫu thuận tiện và xử lý dữ liệu thông qua phần mềm SPSS. Theo nghiên cứu này sinh viên chưa đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng làm việc của doanh nghiệp kể cả sinh viên có trình độ đại học. Những kỹ năng quan trọng mà nhà quản lý doanh nghiệp cần người lao động trang bị như quản lý thời gian, tổ chức công việc, giải quyết vấn đề, thích nghi nhanh, quản lý xung đột, dự báo, lập kế hoạch, dịch vụ khách hàng, giao tiếp trong kinh doanh, tự học tập và phát triển, nghiên cứu, thuyết trình, làm việc nhóm, ... chưa được quan tâm đúng mức. Tác giả có đưa ra một số đề nghị về khảo sát yêu cầu doanh nghiệp để xây dựng chương trình đào tạo phù hợp để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, bên cạnh đó là lý thuyết cần đi đôi với thức hành, tổ chức các buổi ngoại khóa để rèn luyện kỹ năng cho sinh viên, tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận video, internet … để sinh viên tiếp cận với thực tế. Tác giả chỉ tập trung nghiên cứu năng lực người lao động ở khía cạnh kỹ năng. Tuy nhiên mô hình năng lực của người lao động còn có cả kiến thức và thái độ. Nghiên cứu này chưa có những tiêu chí cụ thể để đo lường, không có nhiều số liệu thực tế để minh chứng các tiêu chí này là đầy đủ để đánh giá. Đây cũng là một hướng bổ sung vào nghiên cứu.

Nghiên cứu của Đỗ Nghiêm Thanh Phương (2009) đánh giá mức độ đáp ứng về kiến thức, kỹ năng và thái độ của cử nhân giáo dục đặc biệt nhằm đánh giá mức độ đáp

ứng công việc của cử nhân giáo dục đặc biệt của trường Đại học Sư phạm Hà Nội đối với yêu cầu của thị trường lao động. Nghiên cứu này chỉ tập trung vào các cử nhân đặc biệt chuyên ngành giáo dục cho trẻ chậm phát triển trí tuệ đã tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội các khóa 51, 54 và 55. Nhằm xác đinh mức độ đáp ứng về kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp của cử nhân giáo dục đặc biệt đối với yêu cầu của thị trường lao động và tìm ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chương trình đào tạo của khoa giáo dục đặc biệt về đào tạo cử nhân giáo dục đặc biệt để đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động hiện nay. Công trình nghiên cứu này đã khảo sát từ tháng 03 đến tháng 12 năm 2009 với 100 cử nhân giáo dục đặc biệt hệ chính quy chuyên ngành giáo dục cho trẻ chậm phát triển trí tuệ tốt nghiệp Đại học Sư phạm các khóa 51, 54, 55 và khảo sát 150 cán bộ quản lý là các nhà tuyển dụng các cử nhân trên. Bằng phương pháp định tính và định lượng, tác giả đã sử dụng công cụ là phiếu thu thập thông tin và phỏng vấn để đánh giá mức độ đáp ứng đối với yêu cầu của thị trường lao động và những đóng góp của học đối với chương trình đào tạo giáo viên giáo dục đặc biệt của trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Kết quả cuộc nghiên cứu này cho rằng kiến thức và kỹ năng đạt mức đáp ứng được, còn thái độ đạt được mức độ đáp ứng tốt các yêu cầu của thi trường lao động. Qua đó tác giả cho rằng nên giữ nguyên mục tiêu đào tạo các chuyên gia và giáo viên giáo dục đặc biệt có chất lượng cao. Bên cạnh đó cần tăng thêm thời gian cho công tác kiến tập và thực tập; tăng cường thêm nhiều sách, báo, tài liệu tham khảo để phục vụ công tác học tập. Trong nghiên cứu này, tác giả đã nghiên cứu mức độ đáp ứng của cử nhân giáo dục đặc biệt được phân loại ở nhiều khía cạnh hơn các nghiên cứu của các tác giả khác: kiến thức, kỹ năng, thái độ. Vấn đề này cũng là một hướng mới của nghiên cứu.

Trong nghiên cứu hài lòng của người sử dụng lao động đối với sinh viên tốt nghiệp đại học: khả năng cốt lỗi khi bắt đầu làm việc của cử nhân của Shah & Chenicheri (2011), tác giả đã khảo sát người sử dụng lao động, từ quan điểm của họ để xác định các kỹ năng, kiến thức quan trọng nhất để sinh viên có thể làm tốt công việc được giao. Người được hỏi sẽ đánh giá tầm quan trọng từ thấp đến cao (1 đến 5) của 44 nhân tố liên quan đến năng lực chuyên môn, những nhân tố này được xác định trong một nghiên cứu quốc gia của sinh viên mới tốt nghiệp. Cách khảo sát là sử dụng cơ sở dữ liệu về những người quản lý nhân lực, hoặc người tuyển dụng để chuẩn bị

khảo sát. Tiếp đó là liên lạc bằng điện thoại, sau đó một mẫu khảo sát sẽ được gửi tới nhà tuyển dụng. Với những nhà tuyển dụng không trả lời sau 3 tuần, một cuộc gọi sẽ được thực hiện kèm theo đó là một email nhắc nhở về cuộc khảo sát. Tổng cộng có 880 nhà tuyển dụng đã tiếp cận và 760 đồng ý tham gia vào cuộc khảo sát, trong số này có 400 câu trả lời hợp lệ. Mẫu khảo sát là đại diện cho hầu hết các tổ chức tư nhân, công cộng, lợi nhuận và phi lợi nhuận. Nghiên cứu này nhằm đo lường mức độ hài lòng của người sử dụng lao động đối với các cử nhân đại học, đặc biệt là những sinh viên mới tốt nghiệp. Tác giả xác định kỹ năng quan trọng cần có để tồn tại trong những ngành nghề khác nhau trong thời đại công nghiệp thay đổi hiện nay.Kết quả của nghiên cứu cho thấy một khoảng cách giữa những kiến thức, kỹ năng của sinh viên mới tốt nghiệp mà nhà tuyển dụng xem là quan trọng nhất đối với sự hài lòng của họ. Các kỹ năng: truyền thông, tổ chức công việc và quản lý thời gian hiệu quả, sẵn sàng đối mặt và học hỏi từ các sai lầm, lắng nghe và phản hồi một cách công khai, khả năng linh hoạt và sẵn sàng thích ứng với những quan điểm khác nhau trước khi đi đến quyết định cuối cùng.Nghiên cứu có thể được dùng trong việc thiết kế các khoá học, đánh giá sinh viên và lập phương pháp giảng dạy,…Ngoài ra, sử dụng thông tin trong nghiên cứu để xem xét, đánh giá các khoá học đại học, tích hợp vào bài giảng những kỹ năng còn yếu của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Có thể ứng dụng để tiến hành các cuộc khảo sát đánh giả kỹ năng cơ bản của sinh viên năm cuối các trường đại học.Nghiên cứu cũng đã nhấn mạnh một cách rộng rãi ba lĩnh vực chính liên quan đến các trường đại học: a. Cần phải có một sự hiểu biết rõ ràng hơn về các kỹ năng cơ bản và kỹ năng chuyên nghiệp thiết yếu cần có tại nơi làm việc.b. Các trường đại học cần phải làm việc chặt chẽ hơn với các doanh nghiệp để sinh viên tốt nghiệp được trang bị tốt hơn.c.Yêu cầu của ngành công nghiệp về năng lực nhân viên cần phải được kết hợp với chương trình giáo dục. Tuy nhiên, nghiên cứu có những hạn chế nhất định trong việc dựa trên quan điểm chung của nhà tuyển dụng, chưa điều tra được trong từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể. Cơ sở dữ liệu về lãnh đạo các doanh nghiệp chủ yếu lấy từ các trường đại học nên còn tương đối hạn chế. Tỷ lệ câu trả lời hợp lệ quá thấp, chỉ trên 50%, trong khi trình độ người trả lời là rất cao, nên chăng cần xem xét lại bảng câu hỏi khảo sát.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Theo Hagan (2004), trong nghiên cứu hài lòng của người sử dụng lao động đối

với người tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin. Nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát mức độ hài lòng của người sử dụng lao động đối với các cử nhân đại học, đặc biệt cử nhân có bằng cấp kỹ sư công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). Qua đó đề xuất các các trường đại học cần có những thay đổi thích hợp để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.Nghiên cứu đã thu thập đánh giá ý kiến của 196 người sử dụng lao động ngành ICT từ hơn 3500 email gửi đi. Qua khảo sát, phân tích kết quả, nghiên cứu có một số đề xuất được đưa ra đối với nhà trường là (1) giảm bớt lý thuyết, cần đào tạo thực tế hơn. (2) chú trọng đến nền tảng cơ bản, một điều đáng ngạc nhiên là nhiều sinh viên khi phỏng vấn thậm chí không hiểu gì về những quy trình cơ bản trong doanh nghiệp. (3) cần nắm được cái gốc của vấn đề để áp dụng cho những ngôn ngữ khác nhau, chứ không chi tập trung thực hành với một ngôn ngữ cụ thể. (4) các bài học nên tập trung vào những vấn đề hiện tại của xã hội, những phần mềm, thuật toán mới nhất nên đượcđưa vào giảng dạy. Nghiên cứu có thể ứng dụng trong việc thiết kế các chương trình đào tạo gắn liền với yêu cầu thực tế của người sử dụng lao động. Nghiên cứu xem xét những kỹ năng còn yếu của sinh viên sau khi tốt nghiệp để điều chỉnh và bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu của nền công nghiệp.Hạn chế của nghiên cứu là dựa trên quan điểm của người sử dụng lao động đăc biệt là ngành công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). Số lượng phản hồi cho khảo sát nhỏ hơn nhiều so với những nghiên cứu đã hy vọng, mức kiên định trong việc khuyến khích phản hồi nên chưa có thể đánh giá tình trạng chung về viễn cảnh của đào tạo.

Khoảng cách giữa năng lực của tân cử nhân và yêu cầu của người sử dụng lao động - 5

Theo Ranasinghe & Herath (2011) trong nghiên cứu hài lòng của người sử dụng lao động đối với cử nhân kinh doanh ở Sri Lanka. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng có sử dụng phương pháp suy diễn. Nghiên cứu định lượng dạng mô tả có sử dụng công cụ thống kê đơn giản và phổ biến như thống kê mô tả, các bảng biểu, bảng tùy chỉnh, dùng ANOVA kiểm tra và phân tích dữ liệu. Mẫu sử dụng trong nghiên cứu là người sử dụng lao động ở khu vực tư nhân. Các mẫu này gồm 65 nhà tuyển dụng khu vực tư nhân. Đối tượng khảo sát là các nhà quản lý cấp cao nhất tham gia vào quá trình tuyển dụng của công ty. Nghiên cứu sử dụng câu hỏi có cấu trúc. Dùng hai công cụ thu thập dữ liệu là câu hỏi có cấu trúc và các cuộc phỏng vấn. Nghiên cứu nhằm các mục đích đánh giá nhận thức của người sử dụng lao động trong tuyển dụng cử nhân kinh doanh, xem xét người sử dụng lao động tiềm năng việc phân

biệt đối xử trong tuyển dụng cử nhân kinh doanh ở địa phương, đánh giá mức độ hài lòng của người sử dụng lao động đối cử nhân kinh doanh và tìm hiểu mối quan hệ giữa mức độ hài lòng của người lao động và chất lượng của cử nhân kinh doanh. Kết quả nghiên cứu cho thấy cử nhân kinh doanh đạt dưới trung bình các kỹ năng bao gồm các kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, kỹ năng mềm, kỹ năng áp dụng kiến thức vào thực tế. Cử nhân kinh doanh chưa biết kết hợp giữa kỹ năng mềm và kỹ năng cứng để đáp ứng yêu cầu việc làm. Cuối cùng, mức độ hài lòng của người sử dụng lao đối với sinh viên tốt nghiệp ngành kinh doanh là tương đối thấp, đặc biệt là về kỹ năng mềm. Dựa trên kết quả nghiên cứu có thể đề xuất các phương pháp giảng dạy về các kỹ năng mềm để đáp ứng yêu cầu việc làm của các doanh nghiệp. Nghiên cứu có các hạn chế nhất định trong việc chọn mẫu chỉ có 65 nhà tuyển dụng người đại diện cho các công ty có khả năng và đặc điểm khác nhau. Do đó những người sử dụng lao động có thể có kinh nghiệm khác nhau , thái độ, chính sách đối với sinh viên tốt nghiệp cùng với đánh giá cá nhân của họ . Nghiên cứu không giải quyết ảnh hưởng của các bên liên quan khác như không có nghiên cứu được toàn diện bối cảnh toàn ngành kinh tế. Nghiên cứu này chỉ thực hiện ở các nước đang phát triển.

Trong nghiên cứu hài lòng của các bên liên quan đối với kỹ sư xây dựng của Musyafa (2009) với mục tiêu là phân tích chất lượng kỹ sư xây dựng tốt nghiệp nhằm cung cấp thông tin hữu ích giúp cải thiện chất lượng đào tạo kỹ sư xây dựng. Thông tin bao gồm các mô hình liên kết chất lượng và sự hài lòng. Nghiên cứu này quan tâm ở các mặt năng lực, hiệu quả của kỹ sư xây dựng và kỳ vọng, mức độ hài lòng của các bên liên quan đối với các kỹ sư dân dụng. Đối tượng khảo sát là những quản lý của các kỹ sư xây dựng tại các khu công nghiệp, các kỹ sư xây dựng vừa tốt nghiệp, các nhà khoa học và các giáo sư. Tác giả đã giới hạn nghiên cứu đối với kỹ sư dân dụng tốt nghiệp tạo Úc những năm gần đây (năm 2009). Các dữ liệu thu thập được phân tích bằng phương pháp thống kê. Các biến liên quan đến năng lực đã được xếp hạng đâu là các điểm yếu và đâu là các điểm mạnh của các năng lực. Các biến liên quan đến sự mong đợi của các bên liên quan cũng được xếp hạng các năng lực cần được ưu tiên cung cấp thêm cho người học trong giáo dục. Các đặc tính của sự hài lòng của các bên liên quan được xác định dựa trên hiệu quả của sinh viên tốt nghiệp. Tác giả đã sử dụng khung phân tích nghiên cứu và thực hiện các so sánh, phân tích tương quan để tìm các

mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình. Nghiên cứu này thể hiện được các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng của các bên liên quan gồm năng lực, hiệu quả làm việc của kỹ sư dân dụng và kỳ vọng của các bên liên quan về năng lực của các kỹ sư.

Trong dự án MISLEM do Jane Andrews & Helen Higson (2007) thực hiện với hai mục đích chính (1) Phát triển hệ thống thủ tục để đánh giá cân bằng giữa kiến thức và yêu cầu năng lực trong giáo dục đại học, nghề nghiệp và những điều cần thiết cho thị trường lao động (2) Phát triển và thử nghiệm một bộ chỉ số chất lượng nhằm đánh giá mối liên hệ giữa giáo dục và việc làm. Dự án nghiên cứu được thiết kế để giải quyết sự thiếu hụt của nhà tuyển dụng đầu vào liên quan đến các yêu cầu của sinh viên tốt nghiệp kinh doanh cho hiệu suất nơi làm việc thành công và sự cần thiết cho ngành công nghiệp theo định hướng thông tin phản hồi cụ thể hơn để hướng dẫn người đứng đầu hành chính tại các trường đại học và nhân viên tại các cơ quan đảm bảo chất lượng trong phát triển chương trình giảng dạy và sửa đổi. Dự án này đặc biệt ở chỗ nó kết hợp các mảng khác nhau từ giáo dục đại học , đào tạo nghề , kỹ thuật và đảm bảo chất lượng . Các phần của dự án thiết kế và thực hiện một cách sáng tạo, dựa trên nghiên cứu tài liệu , phỏng vấn định tính và các cuộc điều tra tại bốn quốc gia để xác định, xác nhận kiến thức và năng lực yêu cầu quan trọng. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính, cũng như kết quả điều tra của 8000 mẫu (4000 người sử dụng lao động và 4000 người lao động là các tân cử nhân kinh doanh). Kết quả nghiên cứu này cho thấy 78% người được khảo sát hài lòng với tân cử nhân kinh doanh vàxác định 8 năng lực làm việc chủ yếu của cử nhân kinh doanh: Kỹ năng giao tiếp, Khả năng làm việc nhóm và xây dựng mối quan hệ, quản lý cá nhân và quản lý thời gian, khả năng nhìn tổng quát vấn đề, khả năng ảnh hưởng và thuyết phục, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng lãnh đạo, kỹ năng thuyết trình.

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 25/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí