Tân Cử Nhân Khối Ngành Kinh Doanh – Quản Lý

DANH MỤC TỪ MỤC TỪ VIẾT TẮT


ANOVA

: Analysis of Variance – Phân tích phương sai.

ASEAN

: Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các quốc gia

Đông Nam Á

AUN-QA

: ASEAN University Network - Quality Assurance - Hệ thống

đảm bảo chất lượng các trường đại học Đông Nam Á

EFA

: Exploratory Factor Analysis- Phân tích nhân tố khám phá.

GDĐH

: Giáo dục đại học

ICT

: Công nghệ thông tin và truyền thông

INQAHE

: International Network of Quality Assurance in Higher

Education - Tổ chức Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học quốc tế

KMO

: Kaiser Mayer Olkin – Hệ số KMO.

NĐ-CP

: Nghị định của Chính Phủ.

NQ-CP

: Nghị quyết của Chính Phủ.

NSDLD

: Người sử dụng lao động

Sig

: Significance level- Mức ý nghĩa quan sát.

SPSS

: Statistical Package for Sciences – Phần mềm xử lý thống kê

dùng trong các ngành khoa học xã hội

Tp.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Khoảng cách giữa năng lực của tân cử nhân và yêu cầu của người sử dụng lao động - 3

Chương 1. TỔNG QUAN


1.1. Lý do chọn đề tài


Mục tiêu đào tạo bậc đại học là cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chất lượng cho xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Chất lượng của đào tạo đại học có thể được đánh giá qua mức độ đáp ứng trong công việc của các cử nhân sau khi hoàn thành chương trình đào tạo tại trường đại học.

Chất lượng đào tạo là vấn đề quan tâm của các nhà quản lý, sinh viên và của toàn xã hội. Thực tế cho thấy, mặc dù các trường đại học đã rất nổ lực và không ngừng cải tiến nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong suốt thời gian qua nhưng thực tế cho thấy rất nhiều sinh viên ra trường không có việc làm và rất nhiều nhà tuyển dụng không tuyển được nhân sự phù hợp với nhu cầu.

Trong những năm gần đây, việc tuyển dụng nhân sự tại các doanh nghiệp, cơ quan và tổ chức khác trở nên khá rộng rãi và phổ biến dưới nhiều hình thức: tuyển trực tiếp, trên các báo, trên các trang website, trên các kênh truyền hình và các ngày hội việc làm… Các ngày hội việc làm tổ chức thường xuyên và số ứng viên tham gia ngày hội việc làm lên đến hàng chục nghìn người. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong số khoảng 200.000 sinh viên tốt nghiệp chỉ có khoảng 50% tìm được việc làm, trong số đó khoảng 30% làm đúng ngành được đào tạo (Phạm Ngọc Nam & Trần Văn Hưng, 2014). Tại Tp.HCM, theo Hà Nam (2015) dẫn dữ liệu từ Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động Tp.HCM cho thấy, có khoảng 80% sinh viên tốt nghiệp ra trường tìm được việc làm. Còn 20% rất khó khăn trong tìm việc làm hoặc không tìm được việc làm, làm công việc thấp hơn so với trình độ đào tạo; Trong tổng số sinh viên tìm được việc làm cũng chỉ có 50% có việc làm phù hợp với năng lực và 50% làm việc trái với ngành nghề và thu nhập thấp, việc làm chưa ổn định và có thể phải chuyển việc làm khác.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (World Bank), Việt Nam đang rất thiếu lao động có tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao và chất lượng nguồn nhân lượng rất thấp (đạt 3.79/ 10 điểm, xếp hạng 11/12 nước châu Á tham gia xếp hạng, Hàn Quốc đạt 6.91; Ấn Độ đạt 5.76; Malaysia đạt 5.59; Thái Lan 4.94) (Nguyễn Giác Trí trích dẫn từ Lan Hương, 2014). Qua đó cho thấy rằng nguồn nhân lực đào tạo bậc cao chưa

đáp ứng tốt được yêu cầu của các doanh nghiệp, cần phải tìm cách nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng được thị trường lao động.

Trong nghiên cứu của Ngô Thị Thanh Tùng (2009) về mức độ đáp ứng của sinh viên kinh tế thông qua ý kiến người sử dụng lao động, tác giả cho rằng “rất đáng báo động đối với trường đại học khi mà kết quả đào tạo của trường khác xa với với những đòi hỏi thực tế của doanh nghiệp”.

Trong mối quan hệ giữa trường học và doanh nghiệp, phản hồi từ doanh nghiệp có thể là căn cứ quan trọng để trường học thiết kế chương trình đạo tạo đáp ứng với các kỹ năng theo nhu cầu (Nguyễn Đông Phong & Nguyễn Hữu Huy Nhựt, 2013). Trường đại học là nơi cung ứng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, các doanh nghiệp là nơi phản hồi tốt nhất về chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo tại các trường. Kênh phản hồi từ doanh nghiệp là một trong những kênh thông tin quan trọng để cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học. Tuy nhiên, hiện nay tại Tp.HCM chưa có nghiên cứu chính thức nào lấy thông tin từ người sử dụng lao động về năng lực của nguồn nhân lực được đào tạo từ trường.

Thực trạng trên cho thấy việc thực hiện nghiên cứu “Khoảng cách giữa năng lực của tân cử và yêu cầu của người sử dụng lao động” là hết sức cần thiết. Nghiên cứu tìm ra những khoảng cách về năng lực của tân cử nhân và yêu cầu của người sử dụng lao động. Qua đó, đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhằm thỏa mãn người sử dụng lao động tại Tp.HCM.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu


Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu trên, đề tài cần giải quyết các mục tiêu sau:


- Xác định yêu cầu về năng lực của người sử dụng lao động đối với tân cử nhân .


- Xác định năng lực của tân cử nhân trong quá trình làm việc.


- Xác định khoảng cách về năng lực của tân cử nhân và yêu cầu của người sử dụng lao động.

- Xác định sự khác nhau khoảng cách về năng lực của và yêu cầu của người sử dụng lao động theo các đặc tính.

- Trên cơ sở xác định khoảng cách về năng lực của và yêu cầu của người sử dụng

lao động, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học nhằm giảm khoảng cách giữa giảm khoảng cách về năng lực của tân cử nhân và yêu cầu của người sử dụng lao động.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu


Nghiên cứu trả lời các câu hỏi sau:


- Mức độ yêu cầu của người sử dụng lao động về năng lực của tân cử nhân trong công việc như thế nào?

- Năng lực của tân cử nhân trong quá trình làm việc được người sử dụng lao động đánh giá như thế nào?

- Khoảng cách về năng lực của tân cử nhân và yêu cầu của người sử dụng lao động hiện nay như thế nào?

- Khoảng cách về năng lực của tân cử nhân và yêu cầu của người sử dụng lao động khác nhau như thế nào ở các ngành, giới tính, địa phương?

- Các trường đại học cần có các giải pháp nào nhằm nâng cao chất lượng đào tạo để giảm khoảng cách về năng lực của tân cử nhân và yêu cầu của người sử dụng lao động hiện nay?

1.4. Phạm vi nghiên cứu


Thời gian nghiên cứu: 5/2014 đến 10/2015

Nghiên cứu đối với sinh viên tốt nghiệp hệ đại học chính quy (không bao gồm các sinh viên văn bằng 2, liên thông đại học, liên kết đào tạo nước ngoài) các trường đại học công lập tại Tp.HCM.

Đối tượng nghiên cứu: khoảng cách về năng lực của tân cử nhân khối ngành Kinh doanh – Quản lý chính quy tại các trường đại học công lập tại Tp.HCM, cụ thể là các trường: Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh, Đại học Mở Tp.HCM, Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Tài chính – Marketing, Đại học Tôn Đức Thắng. Các tân cử nhân tốt nghiệp từ hai năm trở lại (tốt nghiệp năm 2013, 2014).

Đối tượng khảo sát: người sử dụng lao động tại Tp.HCM đã tuyển và có thể đánh giá được tân cử nhân chính quy khối ngành kinh doanh - quản lý tốt nghiệp từ năm 2013 tại các trường Đại học công lập tại Tp.HCM đang làm công việc đúng

ngành được đào tạo.


1.5. Phương pháp nghiên cứu


Nghiên cứu này được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng với kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp người sử dụng lao động thông qua bảng câu hỏi chi tiết được sử dụng để thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát bằng phần mềm SPSS 20.0.

Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện.


1.6. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu


Thông qua việc khảo sát thực trạng về các năng lực của sinh viên mới tốt nghiệp tại công ty và yêu cầu của doanh nghiệp, các trường đại học phần nào nắm được các doanh nghiệp đang chú trọng những năng lực làm việc nào, sinh viên có đáp ứng được những nhu cầu đó không.

Nghiên cứu cho thấy được đánh giá của người sử dụng lao động đối với tân cử nhân cũng như đầu ra của chương trình đào tạo đại học khối ngành kinh doanh - quản lý về năng lực. Qua đó, các cơ sở đào tạo thấy được các năng lực cần thiết tập trung tiếp tục phát triển và các năng lực cần phải cải thiện trong thiết kế chương trình đào tạo.

1.7. Kết cấu của nghiên cứu


Chương 1: Tổng quan. Chương này giới thiệu tổng quan lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu. Đồng thời nêu đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn và kết cấu của đề tài.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Mục tiêu của chương này giải thích các khái niệm và thuật ngữ, đồng thời giới thiệu những lý thuyết nền tảng liên quan đến nghiên cứu và trình bày các nghiên cứu trước.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này giới thiệu đối tượng nghiên cứu, trình bày các vấn đề liên quan đến phương pháp nghiên cứu, cách thu thập số liệu, xác định cỡ mẫu, xây dựng thang đo, mô hình nghiên cứu và quy trình nghiên cứu.

Chương 4: Phân tích nghiên cứu. Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu thu thập được. Trình bày các kết quả nghiên cứu thu được thông qua việc phân tích và mô tả mẫu thu được, phân tích đánh giá công cụ đo lường, kiểm định sự khác biệt theo các

đặc tính và giải quyết từng mục tiêu nghiên cứu.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Mục đích của chương này là trình bày kết luận và kết quả nghiên cứu đạt được, kiến nghị giải pháp. Bên cạnh đó, nêu giới hạn của đề tài và gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo.

Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Mục đích chính của phần này để tổng quan các lý thuyết nền tản cho nghiên cứu. Giúp có cái nhìn tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Qua đó làm cơ sở để xác định được khung nghiên cứu.

2.1. Các khái niệm và thuật ngữ


2.1.1. Khối ngành kinh doanh - quản lý


Theo Thông tư số 14 /2010/TT-BGDĐT ngày 27/4/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý gồm các ngành: kinh doanh, tài chính – ngân hàng – bảo hiểm, kế toán – kiểm toán, quản trị - quản lý.

- Ngành kinh doanh bao gồm các chuyên ngành: quản trị kinh doanh, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, quản trị khách sạn, quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, marketing, bất động sản, kinh doanh quốc tế, kinh doanh thương mại.

- Ngành tài chính – ngân hàng – bảo hiểm gồm các chuyên ngành: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.

- Ngành kế toán – kiểm toán gồm các chuyên ngành: kế toán, kiểm toán

- Ngành quản trị - quản lý gồm các chuyên ngành: khoa học quản lý, quản trị nhân lực, hệ thống thông tin quản lý, quản trị văn phòng.

2.1.2. Tân cử nhân khối ngành kinh doanh – quản lý


Theo Luật giáo dục (2005), sinh viên học hết chương trình đại học, có đủ điều kiện thì được dự thi hoặc bảo vệ đồ án, khóa luận tốt nghiệp và nếu đạt yêu cầu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Hiệu trưởng trường đại học cấp bằng tốt nghiệp đại học. Bằng tốt nghiệp đại học của ngành kỹ thuật được gọi là bằng kỹ sư; của ngành kiến trúc là bằng kiến trúc sư; của ngành y, dược là bằng bác sĩ, bằng dược sĩ, bằng cử nhân; của các ngành khoa học cơ bản, sư phạm, luật, kinh tế là bằng cử nhân; đối với các ngành còn lại là bằng tốt nghiệp đại học.

Cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý trong nghiên cứu này là người học đã tốt nghiệp chương trình giáo dục đại học thuộc một trong các chuyên ngành khối kinh doanh - quản lý.

Tân cử nhân khối ngành kinh doanh – quản lý trong nghiên cứu này là người tốt nghiệp khối ngành kinh doanh – quản lý trong thời gian hai năm trở lại (cụ thể là người tốt nghiệp các năm 2013, 2014)

2.1.3. Người sử dụng lao động


Theo Bộ luật Lao động năm 2012 (luật số: 10/2012/QH13), người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Trong nghiên cứu này, người sử dụng lao động được hiểu là quản lý trực tiếp hoặc gián tiếp có đầy đủ thông tin để đánh giá nhân viên (các cử nhân kinh tế).

2.1.4. Năng lực làm việc


Theo Overtoom (2000, trích dẫn bởi Trương Đình Hải Thụy, 2010), năng lực làm việc là một nhóm năng lực cơ bản có thể chuyển giao, bao gồm các kiến thức, kỹ năng, và thái độ được yêu cầu để làm việc. Chúng cần cho sự thành công trong nghề nghiệp ở mọi cấp độ công việc và mọi trình độ chuyên môn.

2.1.5. Làm việc đúng chuyên ngành


Chưa có định nghĩa chung cho khái niệm “làm việc đúng chuyên ngành”. Theo công văn số 2196/BGDĐT-GDĐH ngày 22/4/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tào về hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo, chuẩn đầu ra là quy định về nội dung kiến thức chuyên môn; kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức công nghệ và giải quyết vấn đề; công việc mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp và các yêu cầu đặc thù khác đối với từng trình độ, ngành đào tạo. Các trường đại học xây dựng chuẩn đầu ra cho các chuyên ngành đào tạo, trong đó có nêu các vị trí làm việc phù hợp sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo. Khi sinh viên làm các công việc như chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo được xem như là làm việc đúng chuyên ngành được đào tạo.

Nhìn chung, các định nghĩa này người sử dụng lao động có thể đánh giá cảm quan rằng người lao động đang làm việc có làm đúng chuyên ngành đào tạo hay không.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2022