Truyện Cổ Tích Nói Lên Những Quan Điểm Đạo Đức, Những Quan Niệm Về Công Lí Xã Hội Và Ước Mơ Về Một Cuộc Sống Tốt Đẹp Hơn Về Cuộc Sống Hiện

Người Mông cũng có chữ viết riêng. Chữ của người Mông ngày nay có được là do cha đạo Sanina (cha đạo thuộc dòng thừa sai Paris vào truyền đạo ở Việt Nam tạo nên bằng cách Latinh hóa theo mẫu chữ quốc ngữ). Những con chữ cũng đã góp phần lưu giữ lại những nét văn hóa cổ truyền đặc sắc của dân tộc Mông (trong đó có truyện cổ tích thần kỳ).

1.2. Truyện cổ tích, truyện cổ tích thần kỳ

1.2.1. Truyện cổ tích

Kể từ khi truyện cổ tích được quan tâm nghiên cứu, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra định nghĩa về truyện cổ tích theo quan niệm và cách hiểu của họ. Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học (NXB Giáo dục Việt Nam, 2011), nhóm tác giả PGS. Lê Bá Hán - PGS.TS Trần Đình Sử - GS. Nguyễn khắc Phi đã đưa ra định nghĩa về truyện cổ tích như sau: “Truyện cổ tích là một thể loại truyện dân gian nảy sinh từ xã hội nguyên thủy nhưng chủ yếu phát triển trong xã hội có giai cấp với chức năng chủ yếu là phản ánh và lí giải những vấn đề xã hội, những số phận khác nhau của con người trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ khi đã có chế độ tư hữu tài sản, có gia đình riêng (chủ yếu là gia đình phụ quyền), có mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh xã hội quyết liệt” [18.368].

Trong cuốn Giáo trình Văn học dân gian (NXB Giáo dục Việt Nam, 2012), nhóm tác giả PGS.TS. Vũ Anh Tuấn - PGS.TS. Phạm Thu Yến - TS. Nguyễn Việt Hùng - ThS. Phạm Đặng Xuân Hương lại đưa ra định nghĩa: “Truyện cổ tích là sáng tác dân gian thuộc loại hình tự sự, chủ yếu sử dụng yếu tố nghệ thuật kì ảo để thể hiện cái nhìn hiện thực của nhân dân với đời sống, bộc lộ quan niệm về đạo đức cũng như về công lí xã hội và ước mơ một cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân dân lao động” [82.116].

Trong công trình nghiên cứu khoa học Truyện cổ tích trong con mắt các nhà khoa học, GS. Chu Xuân Diên cho rằng sẽ thật khó khăn khi phải xác định cho khái niệm truyện cổ tích một nội dung thật chặt chẽ, theo ông thì truyện cổ tích có ba nội dung sau:


11

“1. Truyện cổ tích đã nảy sinh từ trong xã hội nguyên thủy, do đó có những yếu tố phản ánh quan niệm thần thoại của nhân dân về các hiện tượng tự nhiên, xã hội và có ý nghĩa ma thuật (…) chủ đề chủ yếu của nó là chủ đề xã hội, phản ánh nhận thức của nhân dân về cuộc sống xã hội muôn màu, muôn vẻ với những xung đột đặc trưng cho các thời kỳ lịch sử (…).

2. Truyện cổ tích nói lên những quan điểm đạo đức, những quan niệm về công lí xã hội và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn về cuộc sống hiện tại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

3. Truyện cổ tích là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú của nhân dân” [06.204].

Với tinh thần thâu tóm các đặc điểm chung của truyện cổ tích, trong cuốn

Khảo sát truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái - 3

Văn học dân gian, Hoàng Tiến Tựu đã khái quát về thể loại này như sau:

“Truyện cổ tích là một loại truyện gắn liền với quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, hình thành gia đình phụ quyền và phân hóa giai cấp. Nó đặc biệt nói về các xung đột giữa người với người trong phạm vi gia đình và xã hội. Nó dùng một thứ tưởng tượng hư cấu riêng, kết hợp các thủ pháp nghệ thuật đặc thù khác để phản ánh đời sống và mơ ước của nhân dân, đáp ứng nhu cầu nhận thức, thẩm mĩ, giáo dục giải trí của họ” [84.42]. Đây được coi là khái niệm tương đối đầy đủ và sáng rõ về truyện cổ tích. Theo cách hiểu này, ta có thể nắm bắt nội dung cơ bản và hình thức sáng tạo một cách chung nhất của truyện cổ tích.

Qua việc tìm hiểu khái niệm về truyện cổ tích trong các công trình nghiên cứu cũng như trực tiếp đọc các truyện cổ tích của Việt Nam và thế giới, chúng tôi nhận thấy một số điểm cơ bản về thể loại cổ tích như sau: Truyện cổ tích ra đời trong xã hội có sự phân chia giai cấp, đề cập và quan tâm trước hết đến những nạn nhân xấu số cho nên chức năng chủ yếu của nó là nhằm an ủi, động viên, bênh vực cho thân phận, phẩm chất của con người. Chính vì thế mà thông qua mỗi câu chuyện, nhân dân lao động thường gửi gắm ước mơ về một thế giới tốt đẹp, về sự công bằng, về sự thưởng phạt công


12

minh. Từ chức năng thể loại đó, ta có thể thấy truyện cổ tích có những đặc trưng cơ bản như:

- Truyện cổ tích xây dựng một thế giới hư cấu, kì ảo.

- Truyện cổ tích là câu chuyện đã hoàn tất trong quá khứ, đã trọn vẹn về cốt truyện, nhưng đồng thời cũng mang tính mở đặc trưng của văn bản văn học dân gian ở cấp độ chi tiết, môtip.

- Truyện cổ tích mang tính giáo huấn cao, mỗi câu chuyện là một bài học về đạo đức, ứng xử, về lẽ công bằng, thưởng phạt công minh.

Về việc phân loại, có rất nhiều cách phân loại truyện cổ tích, song hiện nay chúng ta thấy phổ biến nhất là phân chia ra làm ba tiểu loại: truyện cổ tích loài vật, truyện cổ tích thần kỳ truyện cổ tích sinh hoạt. Ở Nga, cách phân chia này đã có từ năm 1865 do Ô. Mi lơ đề xuất. Cách phân loại này được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng. Đây cũng là cách phân loại hợp lí, vì ngoài tiêu chí chính là đề tài thì những yếu tố nghệ thuật khác (nhân vật, tính kì ảo) cũng được tính tới trong khi phân loại. Chúng tôi thống nhất với cách phân loại trên và trên cơ sở đó tìm hiểu về truyện cổ tích thần kỳ như một tiểu loại nổi bật và đặc sắc của thể loại tự sự dân gian này.

1.2.2.Truyện cổ tích thần kỳ

Có thể nói truyện cổ tích thần kỳ là một sản phẩm sáng nghệ thuật độc đáo và có ý thức của người xưa. Tuy ra đời, tồn tại và phát triển trong một thời gian dài, hòa chung với mạch nguồn của văn học dân tộc song cho tới nay các nhà nghiên cứu văn học dân gian vẫn chưa đưa ra một thuật ngữ thống nhất về tiểu loại này. Hiện nay, các nhà nghiên cứu khoa học đã tìm tòi, phân định bản chất, đặc điểm của truyện cổ tích thần kỳ.

Trong công trình Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (tập 1), Nguyễn Đổng Chi đã đưa ra quan niệm: “Cổ tích thần kỳ là loại truyện tương đối có nhiều nhân tố ảo tưởng nhất. Những truyền thuyết thần bí, kỳ quái, những truyện người, truyện vật nhưng bên trong đầy dẫy những sự can thiệp của


13

huyền diệu đều có thể xem là cổ tích thần kỳ” [04.53]. Chính nhân tố ảo tưởng đã tạo nên bao tình tiết kì thú, hấp dẫn mạnh mẽ trí tưởng tượng của người nghe, thế giới không thực trong truyện cổ tích thần kỳ giúp người ta thực hiện hóa những ước muốn không tưởng. Một phần của truyện cổ tích thần kỳ là tàn dư của những tưởng tượng gắn liền với mê tín, ma thuật và các hình thức tôn giáo thời nguyên thủy.

Nguyễn Đổng Chi còn cho rằng tác giả của truyện cổ tích thần kỳ nhiều khi đã sử dụng lực lượng siêu nhiên để thắt nút, mở nút câu chuyện mà không cần biết điều đó có hợp lý hay không.

Khi bàn luận về “Tinh thần phê phán xã hội và lý tưởng dân chủ - nhân đạo trong truyện cổ và các thể tài dân gian khác ở giai đoạn đầu của chế độ phong kiến”, nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh cũng phân tích đặc điểm của truyện cổ tích thần kỳ. Từ khái niệm chung “truyện cổ về xã hội”, nơi phản ánh xung đột xã hội diễn ra trong phạm vi gia đình phụ quyền và sự nảy sinh của lý tưởng dân chủ - nhân đạo của nhân dân, tác giả đã tìm ra đặc điểm chung của truyện cổ tích thần kỳ. Theo Cao Huy Đỉnh thì truyện cổ tích thần kỳ vẫn mang đậm nội dung về hiện thực xã hội, tình cảm tự nhiên, đạo đức thực tiễn và ước mơ lãng mạn của nhân dân lao động. Khi “yếu tố thần kỳ (…) trở thành những biện pháp nghệ thuật của chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa tượng trưng rất đậm đà và phổ biến trong hàng loạt truyện cổ xã hội. Có thể gọi chung đó là truyện cổ tích thần kỳ” [11.56].

Cao Huy Đỉnh đã kết luận: “truyện cổ tích thần kỳ có nội dung dân chủ và tính chất dân tộc”. Như vậy, có thể nói rằng nội dung phản ánh của truyện cổ tích thần kỳ xoay quanh cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu, và cuối cùng bao giờ cái ác, cái xấu cũng bị tiêu diệt. Truyện cổ tích thần kỳ bao giờ cũng kết thúc có hậu, đó chính là quan điểm thẩm mĩ tích cực, lạc quan của nhân dân lao động. Tuy nhiên, tác giả chưa đưa ra được một định nghĩa ngắn gọn, súc tích và trọn vẹn về truyện cổ tích thần kỳ.


14

Trong công trình Đặc điểm nghệ thuật truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông ở Hà Giang, tác giả Hạng Thị Vân Thanh đã trích dẫn quan niệm của A.M.Nôvicôva về truyện cổ tích thần kỳ như sau: “Trong nhận thức của người nguyên thủy, cả hai thế giới đó (thế giới hiện thực, thế giới tưởng tượng) hợp thành một thực tại thống nhất (…). Truyện cổ tích thần kỳ (…) là những tác phẩm nghệ thuật mang tư tưởng rõ ràng về sự chiến thắng của con người đối với lực lượng độc ác, đen tối, miêu tả những nhân vật lý tưởng hóa sau khi đi qua những thử thách ban đầu, nhờ có sự giúp đỡ của các phương tiện thần kỳ đã đạt được điều mong muốn…”[72.27]. Theo đó, chúng tôi nhận thấy có ba bước hình thành liên tục của truyện cổ tích với tư cách là một thể loại:

- Thứ nhất: Những truyện kể cổ xưa nhất mang tính chất thần thoại có mục đích thực dụng nhằm ngăn cấm việc vi phạm những qui tắc sinh hoạt nhất định.

- Thứ hai: Truyện kể cổ xưa phức tạp dần lên do những môtíp có tính chất xã hội, những môtíp về những trợ thủ thần kỳ dẫn đến sự ra đời của truyện cổ tích thần kỳ.

- Thứ ba: Truyện cổ tích hình thành do nhào nặn lại những đề tài cổ xưa và những ý niệm thần thoại, cùng với việc khẳng định tư tưởng chiến thắng, khẳng định công lý và việc sáng tạo ra những công thức kể chuyện cổ tích độc đáo.

Nhà nghiên cứu văn học dân gian Lê Chí Quế nhận định rằng: “Truyện cổ tích thần kỳ, như tên gọi của nó, yếu tố thần kỳ đóng vai trò quan trọng trong kết cấu và quá trình dẫn dắt câu chuyện (…) trong truyện cổ tích thần kỳ yếu tố niềm tin nhạt dần. Người kể chuyện chỉ mượn yếu tố thần kỳ để làm phương tiện hỗ trợ cho hoạt động của con người, qua đó truyền đến cho con người một bài học giáo huấn nào đấy” [63.95]. Tuy nhiên, trong cuốn giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, tác giả Lê Chí Quế vẫn chưa đưa ra được định nghĩa cụ thể về truyện cổ tích thần kỳ ngoài việc xác định đặc điểm bản chất thể loại của truyện cổ tích thần kỳ.



15

Theo tác giả Chu Xuân Diên, truyện cổ tích thần kỳ có những yếu tố cổ xưa có liên quan đến những quan niệm thần thoại và tín ngưỡng của con người thời thị tộc, bộ lạc “…nội dung chính của truyện cổ tích thần kỳ là đời sống xã hội của con người và số phận của con người trong xã hội có giai cấp. Nhân vật trung tâm của truyện cổ tích thần kỳ là (…) nạn nhân của chế độ tư hữu tài sản, của chế độ gia đình phụ quyền và của cả chế độ xã hội có giai cấp” [06.205]. Truyện cổ tích thần kỳ đã miêu tả những nhân vật bất hạnh theo khuynh hướng lí tưởng hóa. Phải nhờ vào các yếu tố thần kỳ can thiệp vào cốt truyện thì truyện mới có thể từ miêu tả hiện thực cuộc sống đi đến kết cục có tính chất ước mơ dành cho nhân vật trung tâm của truyện.

Trong cuốn giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, tác giả Đinh Gia Khánh đã chia truyện cổ tích thành hai tiểu loại là truyện cổ tích lịch sử truyện cổ tích thế sự. Cách phân chia của tác giả dựa trên tiêu chí tính chất sự kiện được phản ánh trong nội dung mỗi truyện. Theo ông, truyện cổ tích dù ở tiểu loại nào dù nhiều hay ít cũng có sự tham gia của yếu tố thần kỳ. Vì “yếu tố kỳ diệu, siêu nhiên chính là một thủ pháp nghệ thuật gắn với nội dung lãng mạn của truyện” [28.347].

Trong công trình Cổ tích thần kỳ người Việt, đặc điểm cấu tạo cốt truyện, Tăng Kim Ngân cũng coi truyện cổ tích thần kỳ là một tiểu loại của truyện cổ tích Việt Nam. Tác giả cho rằng truyện cổ tích thần kỳ có những đặc điểm riêng về nhiều mặt, trong đó tiêu chí cơ bản để phân biệt nó với hai tiểu loại cổ tích còn lại là ở “vai trò quan trọng của yếu tố thần kỳ trong việc chi phối quá trình phát triển hệ thống tình tiết của cốt truyện”[40.25]. Về mặt nội dung của truyện cổ tích thần kỳ, tác giả Tăng Kim Ngân cũng thống nhất với ý kiến của các nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên, Cao Huy Đỉnh và Lê Chí Quế.

Trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, nhà nghiên cứu Hoàng Tiến Tựu đã phân tích, lý giải về truyện cổ tích thần kỳ. Tuy nhiên, ông vẫn


16

chưa đưa ra được khái niệm về truyện cổ tích thần kỳ một cách súc tích và trọn vẹn nhất. Theo tác giả, gốc rễ sâu xa và nguồn gốc quan trọng của truyện cổ tích thần kỳ là từ thế giới quan nguyên thủy và từ đời sống xã hội có giai cấp, “truyện cổ tích thần kỳ chính là sản phẩm của giai đoạn phát triển cao nhất của thể loại cổ tích” [84.57], khi mà phương pháp sáng tác và phương tiện nghệ thuật đã thay đổi phù hợp với trình độ tư duy và nhu cầu nhận thức trước thực tại phong phú, phức tạp hơn. Cũng theo đó, Hoàng Tiến Tựu đã đưa ra bốn đặc điểm nổi bật của truyện cổ tích thần kỳ:

- Thứ nhất: Đối tượng miêu tả, phản ánh của truyện cổ tích thần kỳ luôn hướng về nhân vật người và những xung đột xã hội.

- Thứ hai, lực lượng thần kỳ giữ “vai trò quan trọng đặc biệt” trong việc giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong truyện.

- Thứ ba, thế giới trong truyện cổ tích thần kỳ là thế giới tồn tại trong trí tưởng tượng của người kể, trong đó, do tác giả dân gian dùng biện pháp hư cấu và tưởng tượng để nối liền hiện thực và lý tưởng.

- Thứ tư, thành phần nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ đông đảo, đa dạng và phức tạp, tạo nên nét độc đáo so với các tiểu loại khác của tự sự dân gian.

Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học xuất bản năm 2011, nhóm tác giả PGS. Lê Bá Hán - PGS.TS Trần Đình Sử - GS. Nguyễn khắc Phi đã đưa ra định nghĩa về truyện cổ tích thần kỳ một cách khái quát như sau: Truyện cổ tích thần kỳ là một bộ phận quan trọng và tiêu biểu nhất của thể loại cổ tích. Ở loại truyện này nhân vật chính vẫn là con người trong thực tại, nhưng các lực lượng thần kỳ, siêu nhiên có một vai trò rất quan trọng. Hầu như mọi xung đột trong thực tại giữa người với người đều bế tắc, không thể giải thích nổi nếu thiếu yếu tố thần kỳ”[18.368]. Cách nêu khái niệm của nhóm tác giả trên rất súc tích, dễ nhớ, đồng thời cũng nêu ra được đặc điểm nổi bật của truyện cổ tích thần kỳ. Vì vậy, chúng tôi thống nhất lựa chọn cách hiểu này.



17

1.3. Tình hình sưu tầm và khảo sát truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái

Trên cơ sở định hướng thực hiện mục đích của đề tài, chúng tôi cơ bản tìm hiểu đối tượng qua nguồn tư liệu đã được xuất bản. Qua đó chọn ra những truyện nằm trong đối tượng nghiên cứu.

1.3.1. Trước Cách mạng tháng Tám - 1945

Trước Cách mạng tháng Tám - 1945, hầu như chưa có người Việt Nam nào bắt tay vào công việc sưu tầm, biên dịch, nghiên cứu về truyện cổ tích của dân tộc Mông. Kể từ khi thực dân Pháp chiếm SaPa (1888), nhất là sau năm 1905, cha cố - đại úy Savina cùng với các công sứ Pháp ở Lào Cai xây dựng kế hoạch truyền đạo Thiên chúa vào vùng dân tộc Mông nhằm ru ngủ tinh thần đấu tranh quyết liệt của nhân dân ta, cha cố - đại úy Savina mới dành thời gian nghiên cứu đời sống văn hóa tinh thần của người Mông. Trong cuốn hồi ký Cát bụi chân ai (N.X.B Hội nhà văn, 1993) của nhà văn Tô Hoài thì linh mục Savina đã từng ở nhà thờ SaPa, cùng thời kì cha cố Hiền người Pháp ở nhà thờ Sọa Hồ trên núi ở Nghĩa Lộ. Linh mục Savina đã viết cuốn Lịch sử dân tộc Mèo và bộ Từ điển Pháp - Mèo in ở Hồng Kông năm 1924.

Năm 1942, nhà in Viễn Đông xuất bản cuốn sách với nhan đề Vùng cao của Cresson - một viên chánh sứ người Pháp ở Yên Bái - dày 142 trang, khổ 18 x 22cm, đã mô tả khá chi tiết thiên nhiên hùng vĩ và các dân tộc sinh sống ở vùng cao Yên Bái, trong đó có dân tộc Mông. Năm 2011, tạp chí Văn nghệ Yên Bái số 49 đã đăng một đoạn trích với tiêu đề Đến Púng Luông do An Thế Cường dịch từ cuốn Vùng cao của chánh sứ Cresson.

Điểm qua những công trình có tên trên, chúng tôi mới chỉ nhận thấy các tác giả mới chỉ tập trung vào việc nghiên cứu về phong tục tập quán và các vấn đề liên quan đến văn hóa dân gian. Việc nghiên cứu của các tác giả không hướng tới khai thác và thúc đẩy văn học, văn hóa dân gian phát triển mà chỉ nhằm mục đích truyền đạo Thiên chúa hoặc âm mưu xâm lược nước ta. Chưa


18

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 20/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí