Khảo sát truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái - 1


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


MAI ANH DŨNG


KHẢO SÁT TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ CỦA DÂN TỘC MÔNG LƯU HÀNH Ở YÊN BÁI


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

THÁI NGUYÊN – 2013


Khảo sát truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái - 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


MAI ANH DŨNG


KHẢO SÁT TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ CỦA DÂN TỘC MÔNG LƯU HÀNH Ở YÊN BÁI


Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 60.22.01.21


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS: Vũ Anh Tuấn


THÁI NGUYÊN – 2013


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố trong một công trình nào khác.


Thái Nguyên, tháng 5 năm 2013

Tác giả luận văn


Mai Anh Dũng


LỜI CẢM ƠN


Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, cùng toàn thể các thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho tập thể lớp Cao học K19 - Văn học Việt Nam; Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái; Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Văn Yên; Ban Giám hiệu và tập thể giáo viên trường THCS Lương Thế Vinh huyện Văn Yên đã tạo điều kiện để tôi có cơ hội học tập và nghiên cứu khoa học.

Xin chân thành cảm ơn thầy giáo - nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa các dân tộc Hoàng Việt Quân - Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Yên Bái đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình trong suốt quá trình tôi tập hợp tư liệu và tìm hiểu về con người, văn học - văn hóa dân tộc Mông ở Yên Bái; đồng bào dân tộc Mông ở huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong những chuyến đi thực địa.

Xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Vũ Anh Tuấn - người thầy rất nghiêm khắc, tận tình trong công việc đã truyền thụ cho tôi nhiều kiến thức quý báu cũng như kinh nghiệm nghiên cứu khoa học trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2013

Tác giả luận văn


Mai Anh Dũng

MỤC LỤC


Trang

Trang bìa phụ ...................................................................................................

Lời cam đoan....................................................................................................

Lời cảm ơn .......................................................................................................

Mục lục i

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 7

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ CỦA

DÂN TỘC MÔNG LƯU HÀNH Ở YÊN BÁI 7

1.1. Sơ lược về điều kiện tự nhiên, đặc điểm xã hội và đời sống văn hóa

của dân tộc Mông ở Yên Bái 7

1.1.1. Đặc điểm địa - chính trị Yên Bái 7

1.1.2. Đặc điểm lịch sử văn hóa dân tộc Mông ở Yên Bái 8

1.2. Truyện cổ tích, truyện cổ tích thần kỳ 11

1.2.1. Truyện cổ tích. 11

1.2.2.Truyện cổ tích thần kỳ 13

1.3. Tình hình sưu tầm và khảo sát truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc

Mông lưu hành ở Yên Bái 18

1.3.1. Trước Cách mạng tháng Tám - 1945 18

1.3.2. Sau Cách mạng tháng Tám - 1945 19

1.4. Khảo sát văn bản 23

1.4.1. Đặc điểm bản kể 23

1.4.2. Tính dị bản 25

1.5. Phân nhóm truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái 27

Chương 2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ CỦA DÂN TỘC MÔNG LƯU HÀNH Ở YÊN BÁI 30

2.1. Những phương diện cơ bản về mặt nội dung 30

2.1.1. Truyện về người mồ côi 30

2.1.2. Truyện về người em. 38

2.1.3. Truyện về người con riêng 43

2.1.4. Truyện về người mang lốt 46

2.1.5. Truyện về người dũng sĩ 52

2.2. Những điểm tương đồng và khác biệt về nội dung phản ánh giữa truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái với

truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Kinh 57

2.2.1. Những điểm tương đồng 57

2.2.2. Những điểm khác biệt 58

Chương 3. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ CỦA DÂN TỘC MÔNG LƯU HÀNH Ở YÊN BÁI ..60

3.1. Kết cấu truyện 60

3.1.1. Phần mở đầu 60

3.1.2. Phần nội dung 62

3.1.3. Phần kết thúc 65

3.2.1. Đặc điểm xây dựng nhân vật chính 66

3.2.1.1. Nghệ thuật giới thiệu nhân vật. 66

3.2.1.2. Nghệ thuật sử dụng yếu tố thần kỳ 67

3.2.2. Đặc điểm nhân vật người kể chuyện 68

3.2.2.1. Nhân vật người kể chuyện sử dụng ngôn ngữ trần thuật

thuần túy 69

3.2.2.2. Nhân vật người kể chuyện sử dụng ngôn ngữ trần thuật

xen với ngôn ngữ đối thoại của nhân vật chính 71

3.3. Không gian - thời gian nghệ thuật. 74

3.3.1. Không gian nghệ thuật. 74

3.3.2. Thời gian nghệ thuật 75

3.4. Một số biểu tượng trong truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông

lưu hành ở Yên Bái 77

KẾT LUẬN 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

PHỤ LỤC.........................................................................................................


ii

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.

1.1 Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Mỗi dân tộc lại có những nét riêng về bản sắc văn hóa cũng như phong tục tập quán. Điều đó phần lớn được thể hiện trong những lời ru, câu hò, điệu hát… và cả trong những câu chuyện cổ tích được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Trong những năm gần đây, thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng về việc chăm lo phát triển văn hóa dân tộc, những người làm công tác văn hóa tư tưởng, văn nghệ dân gian cùng những người yêu thích văn học dân tộc đã tiến hành sưu tầm truyện dân gian trên khắp mọi miền đất nước. Số lượng các truyện cổ tích nói riêng và truyện dân gian nói chung được sưu tầm ngày càng nhiều, góp phần làm cho kho tàng văn học dân tộc ngày càng phong phú và giàu đẹp hơn. Song để có được cái nhìn toàn diện, có cách đánh giá đúng đắn về giá trị truyện cổ tích của mỗi dân tộc, khi tiến hành khảo cứu chúng ta phải tìm hiểu thêm về vị trí địa lý, địa hình, lịch sử, lễ hội, phong tục tập quán… để thấy được các yếu tố bên ngoài tác động, chi phối đến sự hình thành, phát triển của mỗi tác phẩm văn học; thấy được sức sống bền bỉ của văn học dân tộc trong không gian, thời gian. Việc khảo sát truyện cổ tích của mỗi dân tộc sẽ đánh giá được một cách chính xác giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong mỗi truyện dân gian của từng dân tộc. Qua việc khảo sát, ta sẽ thấy được nguồn gốc tộc người, đặc điểm tính cách cũng như lối sống của từng dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

1.2 Yên Bái là một tỉnh miền núi nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa miền Tây Bắc và Trung du Bắc Bộ của Việt Nam. Ở vị trí cửa ngõ miền Tây Bắc của Tổ quốc, đây còn là điểm dừng chân của các dòng người thiên di từ đồng bằng Bắc Bộ lên, từ phương Bắc xuống sinh cư lập nghiệp. Hiện nay, vùng đất Yên Bái là nơi quần cư của hơn 30 dân tộc anh em với dân số gần 70 vạn người, trong đó dân tộc Mông chiếm 8,1%. Hầu hết người Mông ở Yên



1

Bái sống ở các triền núi cao. Họ cư trú tập trung chủ yếu ở Trạm Tấu và Mù Cang Chải. Là một người con được sinh ra trên mảnh đất Yên Bái anh hùng, ngay từ thời ấu thơ tôi đã biết đến người Mông qua điệu múa khèn; được nghe tiếng đàn Môi, lời hát giao duyên mộc mạc nhưng đằm thắm; được xem ném Còn, đánh Pao trong lễ hội Gầu tào; được nghe những câu chuyện cổ tích thần kỳ của người Mông. Qua đó, tôi nhận thấy rằng bản sắc văn hóa của người Mông vô cùng phong phú, độc đáo. Đó là những nét riêng để phân biệt văn hóa Mông với văn hóa các dân tộc anh em trên địa bàn cư trú. Truyện cổ tích thần kỳ là một trong những yếu tố làm nên bản sắc văn hóa của người Mông ở Yên Bái nói riêng và của cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung. Người Mông luôn coi những câu chuyện cổ tích thần kỳ của dân tộc mình như một báu vật để truyền lại cho con cháu đời sau.

1.3 Năm học 2002 - 2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phát hành bộ sách giáo khoa mới. Nhằm giúp học sinh tăng cường sự hiểu biết về văn học của từng địa phương, qua đó bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương đất nước, chương trình sách giáo khoa Ngữ văn ở bậc học THCS đã dành ra thời lượng 5 tiết/lớp/năm học để mỗi tỉnh (thành phố) giới thiệu về văn học của địa phương mình cho học sinh. Năm học 2008 - 2009, Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái đã biên soạn công trình Ngữ văn địa phương trung học cơ sở nhằm cung cấp tài liệu giảng dạy và học tập cho giáo viên và học sinh THCS trong toàn tỉnh. Qua công trình trên, đội ngũ tác giả đã giới thiệu về văn học các dân tộc tỉnh Yên Bái như: dân tộc Kinh, dân tộc Thái, dân tộc Dao, dân tộc Cao Lan và dân tộc Mông. Nhờ đó độc giả có thể thấy được truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông cũng như truyện cổ tích của các dân tộc anh em khác lưu hành ở Yên Bái có một vị trí rất quan trọng trong kho tàng văn học dân gian.

1.4 Là giáo viên dạy Ngữ văn ở trường THCS Lương Thế Vinh (huyện Văn Yên – tỉnh Yên Bái), tôi nhận thấy rằng việc khảo sát truyện dân


2

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 20/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí