Khảo sát truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái - 6

Có thể nói rằng các yếu tố thần kỳ không phải là yếu tố quyết định trong các truyện cổ tích thần kỳ nhưng nó là yếu tố quan trọng để giúp cho các nhân vật mồ côi vượt qua được những khó khăn, thử thách một cách dễ dàng hơn, từ đó giúp các nhân vật trong truyện giành được hạnh phúc. Đồng thời, yếu tố thần kỳ cũng thể hiện được ước mơ, khát vọng, quan niệm đạo đức “ở hiền gặp lành” của người lao động.

Đối lập với các nhân vật mồ côi trong truyện cổ tích thần kỳ bao giờ cũng là hệ thống các nhân vật phản diện. Các nhân vật này bao giờ cũng được xây dựng theo một đặc điểm, một môtíp chung. Đó là những con người xấu xa, gian xảo, tàn ác, luôn tìm cách bóc lột, lừa gạt, hãm hại hay cướp đoạt những thứ mà nhân vật mồ côi có được. Đó là những nhân vật đại diện cho quyền lực trong gia đình như dì ghẻ, anh trai, chị dâu; những nhân vật đại diện cho giai cấp thống trị trong xã hội như vua, quan. Kết thúc truyện, bao giờ các nhân vật phản diện cũng đều phải trả giá bằng cái chết. Tên vua Nà Trư độc ác và háo sắc trong truyện Tồng Của gọi được chim Dư Vay đã dùng đủ mọi thủ đoạn bỉ ổi để cướp nàng Pàng Li - vợ chàng Tồng Của. Tội ác của hắn thấu lên đến tận cả trời xanh. Cuối cùng vua Nà Trư đã bị chim Dư Vay phóng ra một tia sáng xanh giết chết. Tên vua trong truyện Nàng Nu mới chỉ nghe nói chàng mồ côi có được người vợ vô cùng xinh đẹp, “máu dê máu ngựa đã bốc lên óc”, hắn liền truyền lệnh cho quân lính dẫn đường đến ngay nhà chàng mồ côi. Khi mới nhìn thấy một bàn chân của nàng Nu, vua đã ngây ngất mê mệt và “gạ chàng mồ côi đổi nhà đổi vợ lấy dinh cơ và bẩy người vợ của vua”. Sự độc ác và háo sắc của hắn đã bị nàng Nu ra tay trừng trị. Trong truyện Hạt muối, tên vua độc ác cũng bóc lột kiệt quệ sức lao động của chàng trai mồ côi: “Trời chưa sáng đã phải cắt xong cỏ ngựa rồi trở về phát nương mãi đến sẩm tối. Cơm tối xong chàng lại phải xay ngô, nấu rượu, làm hết mọi việc trong nhà rồi mới được đi ngủ”. Hắn cảm thấy cay cú khi lần nào thách


35

đấu cũng bị thua chàng trai. Vua và bọn quan nịnh thần đã dùng đến thủ đoạn hèn hạ và bỉ ổi nhất để giết chàng mồ côi: Tất cả bọn chúng đều nhất loạt khẳng định rằng “Đường còn ngon hơn cả muối”. Vua hả hê khi chém đầu được chàng mồ côi nhưng kết cục, hắn cũng bị chết ở trên thuyền vì hơn một tháng không có muối ăn.

Tuy bị nhân vật phản diện hành hạ, bóc lột nhưng bao giờ các nhân vật mồ côi, những con người đại diện cho tầng lớp nhân dân lao động, đại diện cho cái thiện, cái đẹp cũng luôn gặp may mắn, nhận được sự giúp đỡ của thần tiên, kết thúc luôn gặp điều tốt đẹp và có cuộc sống sung túc, hạnh phúc. Chàng mồ côi trong truyện Nàng Nu cuối cùng đã được hưởng hạnh phúc bên người vợ đẹp và đứa con trai yêu quý sau bao nhiêu năm xa cách. Cả gia đình chàng lúc nào cũng “vui như ngày hội Gầu tào”. Chàng Nhà Tếnh trong truyện Nhà Tếnh được Xếnh Lầu đón về trời và gả cho chàng người con gái út. Cuối truyện, chàng Xí Xang trong truyện Xí Xang đã được gặp lại người vợ hiền xinh đẹp sau bao năm xa cách. Hai vợ chồng “sum họp một nhà, sinh được đứa con trai kháu khỉnh, lại giàu có như xưa”. Nhờ vào tài đức của mình, cuối cùng chàng Tồng Của trong truyện Tồng Của gọi được chim dư vay còn được mọi người suy tôn lên làm vua trị vì thiên hạ còn người vợ đẹp của chàng thì lên ngôi hoàng hậu.

Có thể nói việc xây dựng môtíp hai tuyến nhân vật đối lập nhau như vậy trong các câu chuyện cổ tích thần kỳ phản ánh mâu thuẫn giữa hai lực lượng đối lập trong xã hội Mông thời kỳ bấy giờ; đồng thời cũng nói lên khát vọng của nhân dân lao động mong muốn có được một cuộc sống ấm no, tự do, bình yên, hạnh phúc.

Vậy vì sao nhân vật người mồ côi trong truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái lại nhiều như vậy? Qua quá trình khảo cứu, chúng tôi thấy: xã hội bộ lạc nguyên thủy chuyển sang gia đình nhỏ lẻ, chế độ


36

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

hôn nhân một vợ một chồng đã khiến cho nhiều thành viên của cộng đồng không thể tìm được gia đình cho mình. Những đứa trẻ trước đây chỉ biết đến người mẹ sinh ra chúng, đến giờ bị bỏ rơi khi xã hội sắp xếp lại các gia đình, khiến chúng biến thành những đứa con mồ côi. Qua các nguồn tư liệu đã sưu tầm được, chúng tôi khẳng định rằng văn hóa của dân tộc Mông là văn hóa di cư. Trong quá trình thiên di từ Quý Châu (Trung Quốc) đến Lào Cai, Bắc Hà, Phố Lu, SaPa, Than Uyên, Văn Bàn, Mù Cang Chải, Trạm Tấu… do không gian và thời gian cách trở đã làm cho nhiều đứa trẻ bị thất lạc. Như vậy, cả một lớp người được gọi là mồ côi - hệ quả tất yếu của sự biến chuyển xã hội - và những con người bị bỏ rơi, không nơi nương tựa đó được truyện cổ tích Mông xem như những nạn nhân đau khổ, bất hạnh cần được quan tâm chia sẻ.

Theo chúng tôi, kiểu truyện người mồ côi còn phản ánh những mâu thuẫn trong phạm vi gia đình, chủ yếu là về vấn đề thừa kế, tư hữu. Vấn đề đạo đức chỉ là biểu hiện, kết quả của những hành động đó. Từ vấn đề gia đình, truyện cổ tích đã phản ánh các vấn đề thuộc phạm vi xã hội. Tuy nhiên, do trình độ nhận thức còn hạn chế nên tác giả dân gian chưa thể lí giải được những vấn đề của xã hội mà chỉ giải quyết chúng trong phạm vi từng gia đình và trong từng trường hợp cụ thể.

Khảo sát truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái - 6

Qua các nhân vật mồ côi, ta thấy được quan niệm của đồng bào Mông bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian. Họ cho rằng sống thiện sẽ gặp lành, được thay đổi kiếp, sống ác sẽ gặp điều dữ hoặc thành con vật sống vất vưởng trong rừng, có khi bị trời trừng trị…. rất giống với quan niệm của người Kinh và đạo Phật “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”. Đó cũng là ước mơ về công lý, công bằng xã hội. Điều đáng chú ý là ở chỗ: tác giả dân gian Mông đã hiểu sâu sắc ước mơ, nguyện vọng chính đáng của nhân dân lao động nên các truyện cổ tích về người mồ côi đã làm rõ vấn đề cái thiện thắng cái ác, cái tốt đẹp chiến thắng cái xấu xa. Cái thiện phải được nâng niu, truyền tụng, được



37

đề cao. Người thiện phải được tin dùng, được hưởng ấm no, hạnh phúc. Cái ác phải bị trừng trị thích đáng. Đó chính là thái độ rõ ràng, dứt khoát, là lập trường chính đạo của nhân dân lao động.

2.1.2. Truyện về người em

Truyện cổ tích thần kỳ thường kể lại những sự việc xảy ra trong đời sống gia đình và xã hội của con người. Đó có thể là những mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình phụ quyền, vấn đề tình yêu hôn nhân, những quan hệ xã hội. Nói cách khác, nội dung chính của truyện cổ tích thần kỳ là đời sống xã hội và số phận con người. Truyện về đề tài người em thể hiện rất rõ điều đó.

Có thể nói vấn đề chủ yếu mà các truyện về đề tài người em đề cập đến thông qua xung đột giữa các anh chị em có quyền thừa kế. Vấn đề này có liên quan đến thời điểm ra đời của truyện cổ tích. Khi chế độ thị tộc tan rã, gia đình phụ hệ thay thế dần cho gia đình mẫu hệ. Xã hội hình thành theo mô hình mới, gia đình nhỏ, cá thể. Hệ quả là những người thừa trong xã hội xuất hiện ngày càng nhiều, trở thành nạn nhân của xã hội. Ngoài những người mồ côi, người đi ở trong xã hội, trong mỗi gia đình cũng nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Quyền lực trong gia đình lúc này thuộc về người cha, quyền thừa kế trong gia đình lúc này thuộc về người anh cả (trước kia trong gia đình thị tộc, người con nhỏ về sau được ở cùng với mẹ và được thừa hưởng tài sản của mẹ). Sự thay đổi đột ngột về quyền lực và quyền thừa kế đã khiến các thành viên trong gia đình bỡ ngỡ, lúng túng và va chạm với nhau. Những vấn đề của đời sống như thế đã đặt ra trong truyện cổ tích nhiệm vụ mới, đòi hỏi phải phản ánh kịp thời và giải quyết các mâu thuẫn đó.

Cốt truyện của kiểu truyện người em thường rất đơn giản và thường mang tính chất lặp lại, theo thuật ngữ gọi là dạng “kết cấu đồng quy”. Có nghĩa là truyện xây dựng hai nhân vật thành hai tuyến song song, đối lập với nhau. Cốt truyện thường theo một mô hình thống nhất với nhau:



38

Hai anh em trở nên mồ côi;


Người anh cả chiếm hết gia tài, người em chỉ được chia phần rất nhỏ;


Người em lao động chăm chỉ, tốt bụng nên đủ sống;


Người em giúp đỡ những người xung quanh;


Người em được trả ơn, trở nên giàu có, có địa vị;


Người anh thấy vậy đề nghị đổi vị trí cho người em;


Người anh bắt chước người em nhưng do xấu bụng nên phải trả giá.


Trong các truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái có 2 truyện về đề tài người em (chiếm 8,33%). Nhân vật người em trong các truyện cổ tích thần kỳ đều là những người mồ côi. Họ sống với anh trai hoặc người chị dâu trong gia đình phụ quyền. Người em thường bị đối xử hết sức tàn tệ, bất công. Họ phải làm nhiều công việc nặng nhọc nhưng lại được hưởng thụ lượng của cải rất ít ỏi. Mặc dù vậy, người em trong các truyện cổ tích thần kỳ rất ít khi than thân trách phận. Họ luôn coi công việc phải làm là bổn phận và nghĩa vụ của mình. Chàng A Sở trong truyện Chua Thênh và A Sở mồ côi cha mẹ từ sớm. Người anh trai là Chua Thênh đã chiếm hết nhà cửa, trâu ngựa, lợn gà và ruộng nương. Còn nhỏ tuổi nhưng A Sở bị anh trai coi như người đi ở, chàng phải ngủ một mình ở lều nương rét mướt để canh thú rừng phá hoại trong những mùa lúa ngô chín. Chua Thênh còn thường xuyên đánh A Sở sưng hết mình mẩy và cho chàng ăn đói mặc rách. Mặc dù vậy A Sở vẫn chăm chỉ làm lụng mà không hề oán trách người anh trai. Nhân


39

vật A Xang trong truyện A Xang cũng là một chàng trai mồ côi. Vì anh trai đi làm ăn xa nên A Xang phải ở với người chị dâu lười biếng. Chàng phải lo toàn bộ mọi việc trong gia đình, từ việc nương đến việc vườn, từ cái ăn đến cái uống. Trời nắng nóng như thiêu, cả khăn lẫn áo ướt đầm đìa mồ hôi nhưng A Xang vẫn mải miết cày từ đầu nương đến cuối nương. Tuy ngô lúa theo vai A Xang về chất đầy sàn nhưng người chị dâu chỉ cho chàng ăn bột chề đắng - thứ lúa mạch vỏ hạt cứng. Những lúc buồn khổ nhất, A Xang cũng chỉ biết ngửa mặt lên trời than vãn mấy câu chứ không hề dùng lời lẽ và hành động của mình để phản kháng lại người chị dâu tham lam, ích kỉ.

Do chăm chỉ lao động và sống tốt bụng nên nhân vật người em thường xuyên nhận được sự giúp đỡ của những người xung quanh, họ được trả ơn và trở nên giàu có. Điều đặc biệt, những nhân vật đứng ra giúp đỡ người mồ côi thường là những lực lượng siêu nhiên như Xếnh Lầu, Tiên nữ, Long Vương, thần núi, động vật có tài năng… Khi bắt được con cáo ăn trộm cá, chàng A Sở trong truyện Chua Thênh và A Sở không những không giết cáo sấy khô mang về cho anh trai làm thức ăn mà còn lấy cơm nguội và cá nướng cho cáo ăn no nê. Trời rét, A Sở còn khoác áo ấm cho cáo và ôm nó lội qua suối. Cảm tấm lòng tốt của chàng, cáo đã nói: “... Anh không có cha mẹ, em cũng thế. Em biết hát, biết múa khèn. Em sẽ theo anh đi múa hát lấy tiền thì đời sống sẽ sung sướng”. Hành động của cáo sau đó đã giúp cho A Sở có“cửa nhà sang trọng, của cải đầy ắp”. Ngay cả khi đã chết đi rồi cáo vẫn giúp đỡ A Sở làm cho chàng ngày càng trở nên giàu có. Xương đầu cáo làm cái gáo múc cám lợn khiến cho đàn lợn nhà A Sở lớn nhanh như thổi; lược làm từ xương đầu cáo giúp cho tóc A Sở dài nhanh, óng mượt như tơ, ngày nào chàng cũng có tóc bán; lưỡi câu làm từ xương đầu cáo giúp cho A Sở câu được nhiều cá, bán được nhiều tiền. Lòng tốt của A Sở không chỉ được thể hiện bằng việc nâng niu, trân trọng cáo cùng những kỉ vật được làm từ xương cáo mà còn thể hiện ở tình thương dành cho người anh trai của mình. Dù biết Chua Thênh xấu tính


40

xấu nết nhưng bất kì lúc nào hắn cần giúp đỡ A Sở cũng giúp đỡ rất nhiệt tình: từ việc cho mượn cáo, mượn gáo múc cám lợn đến việc cho mượn lược, mượn lưỡi câu. Lòng tốt của A Sở còn được thể hiện qua việc chữa bệnh sưng cổ họng cho Long Vương, vì thế chàng đã được ngài tặng cho chiếc ô hoa thần. Khi yêu tinh bắt mất người vợ đẹp của chàng, thần núi đã bày cách và đưa A Sở đi tìm vợ. Anh còn được chim đại bàng đưa đưa đường chỉ lối tới tận hang của đại bàng để chàng vào cứu vợ. A Sở còn dùng thỏi đá ngọc chữa bệnh cho mọi người trong vùng mà không lấy tiền vì thế ai cũng quý mến. Trong truyện A Xang ta thấy cuộc đời của người em chồng chịu bao cay đắng, tủi cực. Quá khổ, A Xang chỉ biết than thân trách phận một mình, lời của chàng đã thấu đến tận trời cao. Xếnh Lầu đã cho con gái xuống trần bầu bạn và giúp đỡ A Xang có cuộc sống hạnh phúc và giàu có.

Tuy nhiên, để có được vợ đẹp, có nhiều vàng bạc và cuộc sống hạnh phúc, nhân vật mồ côi cũng phải trải qua bao nhiêu khó khăn, thử thách. Chàng A Xang trong truyện A Xang phải tự tay mình đánh một thanh kiếm dài, rũa mài thật sắc, kiếm sáng bóng như gương soi, khi chàng vung kiếm phạt ngang thì bốn chân con bò đứt phăng, bò ngã lăn ra đám cỏ. A Xang phải trải qua thử thách khi chiến đấu với hổ ác, chàng đã dùng kiếm thần chém đứt phăng cổ nó mới đến được với nàng Tồng. Theo lời thần núi, suốt một năm ròng chàng A Sở trong truyện A Sở phải kiếm đủ da cáo may quần áo mới đủ điều kiện đi tìm vợ; chàng phải vượt qua các vách đá dựng đứng, chiến thắng yêu tinh trong cuộc thi múa khèn mới cứu được người vợ yêu quý của mình.

Đối lập với tuyến nhân vật chính diện bao giờ cũng là tuyến nhân vật phản diện. Hai tuyến nhân vật này luôn được tác giả dân gian đặt song song với nhau để làm nổi bật đặc điểm tính cách của các nhân vật. Nếu như nhân vật chính diện là những người em lương thiện, chăm chỉ, thật thà, nhân hậu, tốt bụng thì nhân vật phản diện thường lười biếng, ích kỉ, tham lam, tàn nhẫn,


41

độc ác. Đó là những người anh trai, người chị dâu cậy quyền cậy thế để bóc lột sức lao động của người em út dưới quyền mình. Họ chính là hiện thân của cái xấu, cái ác. Dù làm ra tất cả của cải trong gia đình nhưng chàng A Xang trong truyện A Xang chỉ cần một con bò đực và một cuộn lanh để thử kiếm - vũ khí mà nàng Tồng yêu cầu - nhưng người chị dâu bủn xỉn đã đưa ra nhiều lí lẽ để từ chối vì chị ta không muốn mất bất cứ một thứ gì. Phải đến khi Rì Gàng - bạn của A Xang - đưa ra cái lý của người Mông thì người chị dâu mới chịu bằng lòng. Nhân vật Chua Thênh trong truyện Chua Thênh và A Sở là hiện thân của sự tham lam. Khi Chua Thênh nghe thiên hạ đồn rằng cuộc sống của A Sở giờ đây đã “trở thành khá giả… nhà cửa sang trọng, của cải đầy ắp” hắn ta đã giả vờ hối hận rồi mượn con cáo của em để kiếm tiền. Ngoài sự tham lam ra, Chua Thênh còn lộ rõ bản tính keo kiệt, tàn nhẫn và độc ác. Hắn “không cho cáo ăn uống no đủ, khi đi lại buộc dây vào cổ kéo qua suối, qua đường rậm”. Không được cáo giúp, Chua Thênh đã lấy gậy đánh chết cáo rồi vứt xác xuống ruộng. Khi không đạt được mục đích của mình thì tội ác của Chua Thênh càng ngày càng tăng lên. Hắn thực hiện một loạt các hành động sau đó: vứt cái gáo đầu lâu cáo vào bếp lửa -> bẻ gẫy lược xương đầu cáo vứt vào bếp lửa.

Kết thúc truyện, bao giờ những nhân vật phản diện - cái xấu, cái ác - cũng bị trừng trị một cách thỏa đáng. Vì sợ bị trị tội, người chị dâu của A Xang trong truyện A Xang đã bỏ trốn vào trong rừng sâu, biến thành con vượn và bị bắn chết. Bọn giặc ở nước láng giềng sang quấy nhiễu cướp đất cũng bị lưỡi kiếm thần của A Xang và Rì Gàng dẹp yên. Sau bao nhiêu tội ác đã gây ra, người anh trai của A Sở trong truyện Chua Thênh và A Sở đã “sợ xanh mắt bỏ chạy về nhà, phát sốt, lên giường nằm rên hừ hừ” và không bao giờ trở dậy nữa. Con yêu tinh độc ác cuối cùng cũng bị hổ cắn chết. Với những tình tiết trên, ta thấy truyện Chua Thênh và A Sở đã tuân thủ chặt chẽ mô hình “kết cấu đồng quy”.


42

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 20/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí