Về trang thiết bị tư vấn, có một máy tính xách tay phục vụ cho việc tra cứu thông tin và lưu thông tin khi tư vấn, sổ lưu thông tin tư vấn, danh mục các thuốc nằm trong danh mục thuốc BHYT cần tư vấn đặc biệt, đĩa hướng dẫn cách sử dụng các dạng bào chế đặc biệt, máy in giấy màu để dán lên vỏ hộp thuốc hoặc vỉ thuốc khi có chú ý đặc biệt (Hình 1.2).
Do đây là lần đầu tiên triển khai mô hình tư vấn, các dược sĩ ở Bệnh viện Bạch Mai vừa tự học, tự triển khai và tự rút kinh nghiệm để hoàn thiện và nâng cao chất lượng tư vấn. Là những người đi đầu nên các dược sĩ cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn: những ngày đầu bệnh nhân chưa biết nhiều đến phòng tư vấn, một phần do chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc tư vấn, một phần do vị trí đặt phòng tư vấn ở chỗ khuất tầm nhìn của bệnh nhân. Ngoài ra, các dược sĩ phải kiêm nhiệm công việc tư vấn bên cạnh công việc chính của mình nên khó khăn trong việc sắp xếp thời gian tư vấn. Thêm vào đó, các dược sĩ phải tự soạn danh mục thuốc tư vấn, tự thảo ra quy trình tư vấn cho phù hợp…Tuy nhiên sau thời gian hoạt động, bệnh nhân đã biết đến phòng tư vấn nhiều hơn, các dược sĩ sau quá trình triển khai đang trong quá trình hoàn thiện quy trình tư vấn sao cho phù hợp nhất với đặc điểm bệnh nhân, thời gian và quy mô của phòng tư vấn.
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1.1 Khảo sát nhận thức và nhu cầu được tư vấn của bệnh nhân BHYT ngoại trú
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân được cấp phát thuốc BHYT đang chờ lấy thuốc, trước khi vào phòng tư vấn thuốc.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ ngày 12/03/2013 đến ngày 12/04/2013 tại phòng cấp phát thuốc BHYT Bệnh viện Bạch Mai.
Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính sử dụng bộ câu hỏi (phụ lục I) đã được thiết kế và thử nghiệm trước.
Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện.
Phương pháp thu thập số liệu
Phỏng vấn trực tiếp dựa vào bộ câu hỏi thiết kế sẵn.
Các biến số nghiên cứu
Các biến số nghiên cứu liên quan đến nhận thức của bệnh nhân về việc uống thuốc
Tần suất các cách bệnh nhân dùng để phân biệt các loại thuốc trong đơn
Tần suất các cách bệnh nhân dùng để nhớ giờ uống các thuốc trong đơn
Tần suất các cách xử trí của bệnh nhân khi quên thuốc
Tần suất các thời điểm uống thuốc khi được kê nhiều thuốc đồng thời
Tần suất các loại nước bệnh nhân dùng để uống thuốc
Tần suất các cách uống thuốc: uống nguyên viên, bẻ, nhai, nghiền thuốc của bệnh nhân
Các biến số nghiên cứu liên quan đến nhận thức của bệnh nhân về việc tìm hiểu thông tin thuốc
Tần suất bệnh nhân tìm hiểu tờ hướng dẫn sử dụng thuốc
Tỉ lệ các nguồn thông tin bệnh nhân thu được từ cán bộ y tế
Tần suất bệnh nhân đã được nghe hướng dẫn sử dụng thuốc
Các biến số liên quan đến nhu cầu được tư vấn sử dụng thuốc
Tần suất bệnh nhân muốn được tư vấn về thuốc hoặc về bệnh
Tần suất các lí do khiến bệnh nhân không muốn được tư vấn
Tần suất các nội dung cụ thể bệnh nhân muốn được tư vấn
2.1.2 Khảo sát tình hình tư vấn sử dụng thuốc tại phòng cấp phát thuốc BHYT
Khảo sát hoạt động tư vấn sử dụng thuốc của dược sĩ
Đối tượng nghiên cứu
Dược sĩ hoạt động tư vấn sử dụng thuốc.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện từ ngày 12/03/2013 đến ngày 12/04/2013 tại phòng tư vấn sử dụng thuốc dành cho bệnh nhân BHYT.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả hoạt động tư vấn sử dụng thuốc của dược sĩ theo mẫu (phụ lục III) đã được thiết kế và thử nghiệm trước.
Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện.
Phương pháp thu thập số liệu Quan sát, ghi chép theo mẫu có sẵn.
Các biến số nghiên cứu
Tần suất các nội dung tư vấn các dược sĩ đã thực hiện
Số thuốc trong đơn được các dược sĩ tư vấn
Tần suất các cách hỏi dược sĩ của bệnh nhân trước khi dược sĩ bắt đầu tư vấn
Tần suất các nội dung cụ thể bệnh nhân xin tư vấn
Tần suất bệnh nhân có hỏi lại dược sĩ trong quá trình tư vấn
Tần suất các nội dung cụ thể bệnh nhân hỏi trong quá trình tư vấn
Thời gian trung bình cho một cuộc tư vấn
Khảo sát mức độ đáp ứng với nhu cầu tư vấn của dược sĩ
Đối tượng nghiên cứu
Thông tin hành chính thu thập từ phòng cấp phát thuốc BHYT và phòng tư vấn sử dụng thuốc.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại phòng cấp phát thuốc BHYT và phòng tư vấn sử dụng thuốc từ ngày 12/03/2013 đến ngày 12/04/2013.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu thu thập thông tin theo mẫu có sẵn (phụ lục II).
Phương pháp chọn mẫu
Thu thập thông tin từ ngày 12/03/2013 đến ngày 12/04/2013.
Phương pháp thu thập số liệu Ghi chép thông tin theo mẫu có sẵn.
Các biến số nghiên cứu
Số bệnh nhân vào tư vấn theo ngày
Thời gian phòng tư vấn mở cửa theo ngày
Tỷ lệ số bệnh nhân được tư vấn so với số bệnh nhân lĩnh thuốc theo ngày
Tỷ lệ tổng số thời gian phòng tư vấn mở cửa so với tổng số thời gian lĩnh thuốc theo ngày
2.1.3 Khảo sát mức độ hài lòng của bệnh nhân sau khi được tư vấn
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân BHYT sau khi được tư vấn tại phòng tư vấn sử dụng thuốc BHYT, bệnh viện Bạch Mai.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ ngày 12/03/2013 đến ngày 12/04/2013 tại phòng tư vấn sử dụng thuốc BHYT Bệnh viện Bạch Mai.
Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính sử dụng bộ câu hỏi (phụ lục IV) đã được thiết kế và thử nghiệm trước.
Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện.
Phương pháp thu thập số liệu
Phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân dựa vào bộ câu hỏi có sẵn.
Các biến số nghiên cứu
Tần suất bệnh nhân hài lòng với những gì được tư vấn
Tần suất bệnh nhân tin và làm theo những gì được dược sĩ tư vấn
Tần suất bệnh nhân muốn tiếp tục vào phòng tư vấn nếu đi khám lần sau
2.2 Phương pháp xử lí số liệu
Dữ liệu được quản lí bằng phần mềm SPSS 16.0 theo các biến và trường trong phiếu nghiên cứu. Số liệu sau khi được nhập, nếu thấy xuất hiện giá trị bất thường được kiểm tra lại phiếu gốc để chỉnh sửa. Trường hợp không xác minh được theo phiếu gốc, giá trị của biến được gán là bị mất (missing). Biến định danh và biến phân hạng được trình bày dưới dạng tần suất. Biến liên tục nếu là phân phối chuẩn được trình bày dưới dạng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn, nếu không phải là phân phối chuẩn trình bày dưới dạng trung vị và khoảng tứ phân (IQR).
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ
3.1 Nhận thức và nhu cầu được tư vấn của bệnh nhân
3.1.1 Đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân
Trong thời gian từ ngày 12/03/2013 đến ngày 12/04/2013 nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn 100 bệnh nhân chờ lĩnh thuốc trước khi vào phòng tư vấn, thông tin chung được trình bày trong bảng 3.1.
Do thời gian bệnh nhân chờ lấy thuốc ngắn, không gian hạn hẹp, nghiên cứu chỉ ghi nhận được tuổi của 69 bệnh nhân và nghề nghiệp của 67 bệnh nhân. Phần lớn bệnh nhân ở độ tuổi từ 60 trở lên (50,0%), tiếp theo là độ tuổi 40 – 59 (18,0%) và độ tuổi 20 – 39 (1,0%). Đa số bệnh nhân là cán bộ về hưu (53,0%), ít hơn là làm nông nghiệp (11,0%) và các nghề khác (3,0%). Trong nghiên cứu này sự phân bố giới tính không đồng đều với chủ yếu là bệnh nhân nữ (67,0%).
Hầu hết bệnh nhân trong nghiên cứu đi khám lại theo chương trình hoặc theo giấy hẹn của bác sĩ (96,0%). Bệnh nhân nằm trong chương trình điều trị các bệnh mãn tính chiếm tỷ lệ lớn (63,0%). Trong các bệnh mắc phải thì phổ biến nhất là bệnh tăng huyết áp (55,0%), tiếp đó là bệnh tim mạch (27,0%) và bệnh đái tháo đường (25,0%). Trong số bệnh nhân được phỏng vấn, có tới 34,0% bệnh nhân mắc kèm từ hai bệnh trở lên, 66,0% bệnh nhân chỉ mắc một bệnh đơn thuần.
Bảng 3.1. Thông tin chung của bệnh nhân
Số bệnh nhân (%) | ||
≥ 80 | 1 (1,0) | |
60 – 79 | 49 (49,0) | |
Tuổi (n=100) | 40 – 59 | 18 (18,0) |
20 – 39 | 1 (1,0) | |
Không ghi nhận được | 31 (31,0) | |
Giới (n=100) | Nam | 33 (33,0) |
Nữ | 67 (67,0) | |
Cán bộ về hưu | 53 (53,0) | |
Nghề nghiệp (n=100) | Nông nghiệp | 11 (11,0) |
Nghề nghiệp khác | 3 (3,0) | |
Không ghi nhận được | 33 (33,0) | |
Tăng huyết áp | 55 (55,0) | |
Tim mạch | 27 (27,0) | |
Đái tháo đường | 25 (25,0) | |
Bệnh (n=100) | Rối loạn lipid máu | 5 (5,0) |
Hen phế quản | 2 (2,0) | |
Viêm khớp dạng thấp | 0 (0,0) | |
Bệnh khác | 31 (31,0) | |
1 | 66 (66,0) | |
Số bệnh mắc phải (n=100) | 2 | 24 (24,0) |
3 | 9 (9,0) | |
4 | 1 (1,0) | |
Lần khám (n=100) | Lần đầu | 4 (4,0) |
Khám lại | 96 (96,0) | |
Bệnh nhân trong chương trình quốc gia về các bệnh mãn tính (n=100) | Có | 63 (63,0) |
Không | 37 (37,0) |
Có thể bạn quan tâm!
- Khảo sát nhu cầu tư vấn của bệnh nhân và thực trạng tư vấn sử dụng thuốc tại phòng cấp phát thuốc Bảo hiểm y tế bệnh viện Bạch Mai - 2
- Vai Trò Của Dược Sĩ Trong Tư Vấn Bệnh Nhân
- Công Tác Tư Vấn Sử Dụng Thuốc Ở Bệnh Viện Bạch Mai
- Nhận Thức Của Bệnh Nhân Về Tìm Hiểu Thông Tin Về Thuốc
- Số Bệnh Nhân Và Thời Gian Phòng Tư Vấn Mở Cửa Theo Ngày
- Tình Hình Tư Vấn Sử Dụng Thuốc Tại Phòng Tư Vấn
Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.
3.1.2 Nhận thức của bệnh nhân về việc sử dụng thuốc
Nhận thức của bệnh nhân về việc uống thuốc
Nghiên cứu đã tìm hiểu nhận thức của bệnh nhân về việc uống thuốc thông qua các khía cạnh: cách bệnh nhân dùng để phân biệt thuốc uống và để nhớ giờ uống thuốc, cách xử trí khi bệnh nhân quên uống thuốc và khi được kê nhiều thuốc đồng thời, các loại nước bệnh nhân dùng để uống thuốc và các cách uống thuốc của bệnh nhân (chi tiết được trình bày ở bảng 3.2).
Bảng 3.2. Nhận thức của bệnh nhân về việc uống thuốc
Số bệnh nhân (%) | ||
Đối chiếu với tên thuốc trong đơn | 82 (82,0) | |
Màu hộp vỉ | 9 (9,0) | |
Các cách phân biệt thuốc (n=100) | Nhờ người khác phân biệt hộ | 4 (4,0) |
Giấy dán kí hiệu từng loại | 2 (2,0) | |
Khác | 3 (3,0) | |
Chưa uống thuốc (nên không rõ) | 1 (1,0) | |
Không ghi nhận được | 1 (1,0) | |
Dựa vào đơn thuốc | 38 (38,0) | |
Dùng lâu nên nhớ | 32 (32,0) | |
Cách nhớ giờ uống thuốc (n=100) | Viết lên hộp thuốc | 9 (9,0) |
Chia thuốc vào 3 túi riêng | 4 (4,0) | |
Hỏi người khác | 4 (4,0) | |
Uống theo bữa ăn | 4 (4,0) | |
Dùng giấy dán tường | 3 (3,0) | |
Để thuốc nơi dễ nhìn | 2 (2,0) | |
Chưa uống thuốc (nên không rõ) | 1 (1,0) | |
Cách khác | 3 (3,0) |