Tỷ Lệ Thất Nghiệp Và Tỷ Lệ Thiếu Việc Làm Của Lực Lượng Lao Động Trong Độ Tuổi Năm 2008 Phân Theo Vùng


Bảng 1.3: Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2008 phân theo vùng


Tỷ lệ

thất nghiệp (%)

Tỷ lệ thiếu việc làm (%)

Chung

Thành thị

Nông thôn

Chung

Thành thị

Nông thôn

CẢ NƯỚC

2.38

4.65

1.53

5.10

2.34

6.10

Đồng Hồng

bằng

sông

2.29

5.35

1.29

6.85

2.13

8.23

Trung du và miền núi phía Bắc

1.13

4.17

0.61

2.55

2.47

2.56

Bắc duyên Trung

Trung

Hải

Bộ và miền


2.24


4.77


1.53


5.71


3.38


6.34

Tây Nguyên

1.42

2.51

1.00

5.12

3.72

5.65

Đông Nam Bộ

3.74

4.89

2.05

2.13

1.03

3.69

Đồng bằng sông Cửu Long

2.71

4.12

2.35

6.39

3.59

7.11

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

Những hạn chế trong xuất khẩu lao động của Việt Nam - 3

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2009), Niên giám thống kê 2008, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

Tạo việc làm, giải quyết vấn đề thất nghiệp và sử dụng có hiệu quả nguồn LĐ dồi dào là một thách thức đối với nền kinh tế nước ta. Một trong những giải pháp tạo việc làm quan trọng, mang tính chiến lược là đẩy mạnh XKLĐ.

1.1.2. Cầu về lao động ở nhiều nước trên thế giới lại nhỏ hơn cung, tạo khả năng tiếp nhận người lao động Việt Nam tới làm việc

1.1.2.1. Những thị trường lao động truyền thống như: Ma-lai-xi-a, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Lực lượng lao động của Ma-lai-xi-a có việc làm chiếm tỷ lệ cao, năm 2003 là 96,33%, năm 2007 là 96,77%. Số LĐ Việt Nam làm việc ở Ma-lai-xi- a đạt đỉnh cao năm 2003, tới 38.227 người, sau đó giảm, đến năm 2006 lại tăng lên 37.941 người. Do khủng hoảng tài chính toàn cầu, chính phủ Ma-lai-


xi-a chủ trương hạn chế nhận NLĐ NN để dành việc làm cho người trong nước, nên năm 2008 số LĐ Việt Nam sang đây chỉ có 7.800 người. Nhưng từ cuối năm 2009 kinh tế có dấu hiệu phục hồi, nhiều nhà máy ở Ma-lai-xi-a lại đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực. Thí dụ: nhà máy Honsin lớn thứ ba bang Johore, chuyên sản xuất đồ thể thao Adidas và Nike để xuất khẩu sang Canada và Mỹ cần khoảng 1.500 công nhân, nhưng cuối năm 2009 nhà máy chỉ có 1.162 công nhân, trong đó có khoảng 720 LĐ nước ngoài, gồm 73 LĐ Việt Nam... [81]

Ma-lai-xi-a là thị trường phù hợp với NLĐ Việt Nam, vì không đòi hỏi quá cao về chất lượng LĐ và mức chi phí trước khi đi làm việc thấp. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, trong lĩnh vực XKLĐ, Ma-lai-xi-a được đánh giá là thị trường triển vọng cho XKLĐ Việt Nam những năm tới.

Đài Loan là một trong những thị trường tiếp nhận nhiều NLĐ Việt Nam. Tính đến 3/2010 có khoảng hơn 80.000 NLĐ Việt Nam làm việc hợp pháp tại Đài Loan, trong đó gần 60.000 LĐ làm giúp việc gia đình và khán hộ công, thu nhập từ 500USD/tháng đến 700USD/tháng.

Từ năm 2007, Đài Loan tạm dừng nhận LĐ Việt Nam giúp việc trong các gia đình, nguyên nhân chủ yếu là do tỷ lệ LĐ bỏ trốn khỏi nơi làm việc tương đối cao (10,13%).

Bộ LĐ-TB&XH có các giải pháp tạo điều kiện cho NLĐ hết hợp đồng được ký lại hợp đồng trực tiếp với người sử dụng LĐ; đồng thời tiếp tục chỉ đạo thực hiện các giải pháp ngăn chặn tình trạng NLĐ bỏ trốn ra ngoài làm việc, vận động phía Đài Loan tiếp nhận trở lại LĐ giúp việc gia đình.

Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, số NLĐ Việt Nam sang Đài Loan làm việc năm 2009 có giảm, nhưng vẫn dẫn đầu so với số người đi sang các thị trường khác. Ba tháng đầu năm 2010, Đài Loan vẫn là thị trường tiếp nhận nhiều NLĐ Việt Nam (4.567 người). Nhiều chuyên gia nhận định đây vẫn là thị trường khá ổn định và có nhu cầu lớn về người nhập


cư. Theo điều tra của Ủy ban LĐ Đài Loan, tổng nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp cuối tháng 4 tăng khoảng 58.000 người [76].

Sự bùng nổ của nền kinh tế Hàn Quốc từ năm 1980s đã khiến nước này thiếu hụt nhân công trầm trọng. Hiện tại, hàng năm trung bình Hàn Quốc cần tiếp nhận khoảng 50.000 LĐ nước ngoài. Tỷ lệ có việc làm trong lực lượng LĐ Hàn Quốc khá cao: 96,44% và 96,77% năm 2007 [56, tr.816].

Việc hợp tác cung ứng và sử dụng LĐ giữa Việt Nam và Hàn Quốc bắt đầu từ năm 1993 và được thực hiện theo 5 hình thức:

- Tu nghiệp sinh (TNS) gồm những ngành nghề: công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp và thủy sản;

- Thuyền viên đánh cá cho các tàu cá Hàn Quốc;

- Cung ứng lao động cho tập đoàn Hàn Quốc trúng thầu ở Li-bi;

- Cung ứng lao động theo luật tiếp nhận lao động nước ngoài (EPS);

- Cung ứng lao động kỹ thuật cao.

Từ ngày 1/1/2007, chương trình TNS bị hủy bỏ, những TNS đã chuyển sang hình thức lao động. Đến nay, Việt Nam đã đưa được khoảng 35.000 NLĐ sang Hàn Quốc theo hình thức này. Bộ LĐ-TB&XH nước ta đã ký Thỏa thuận hợp tác với tổ chức KOTEF để thực hiện Chương trình Thẻ vàng, tuyển chọn và đưa lao động có tay nghề kỹ thuật sang làm việc tại Hàn Quốc trong các lĩnh vực như: Công nghệ thông tin, Điện tử, Công nghệ Nano,... Hiện có khoảng 50.000 LĐ Việt Nam đang làm việc ở Hàn Quốc.

Hàn Quốc vẫn tiếp tục nhận lao động Việt Nam và là một thị trường đầy tiềm năng đối với NLĐ nước ta. Tuy số lượng năm 2009 giảm 60% so với 2008, nhưng theo Cục Quản lý LĐ ngoài nước, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận thêm 12.500 lao động Việt Nam theo Chương trình cấp phép lao động nước ngoài EPS trong năm 2010 [44].

Nhật Bản không cho phép tiếp nhận LĐ NN trình độ thấp hoặc không có tay nghề vào làm việc. Nhưng LĐ phổ thông có thể vào Nhật Bản làm việc


theo Chương trình tu nghiệp với thời gian không quá 1 năm. Từ năm 1992, để bù đắp sự thiếu hụt nguồn nhân lực do dân số già hóa và tỷ lệ sinh thấp, Chính phủ Nhật Bản mở rộng thêm chương trình thực tập kỹ thuật với thời gian tối đa là 2 năm, nâng tổng số thời gian tu nghiệp và thực tập kỹ thuật lên tối đa là 3 năm.

Những năm gần đây, sự thiếu hụt nhân lực trầm trọng do sự già hóa dân số và tỷ lệ sinh thấp đã khiến số lượng TNS NN vào Nhật Bản liên tục tăng lên. Bình quân mỗi năm Nhật Bản tiếp nhận trên 70.000 người. Từ năm 1992 đến 2009, đã có trên 38.955 TNS Việt Nam sang làm việc tại các xí nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản, chủ yếu trong các ngành dệt, may công nghiệp, lắp ráp điện tử, gia công cơ khí, chế biến, xây dựng và thủy sản với thu nhập xấp xỉ 1.000 USD/tháng, cá biệt lên đến 2.000 USD/tháng... Số lượng TNS Việt Nam tăng dần theo từng năm. Hiện còn khoảng 20.000 TNS đang làm việc tại Nhật Bản. Tuy nhiên, số TNS Việt Nam chỉ chiếm 4,5% tổng số TNS nước ngoài tại Nhật Bản, trong khi con số này của Trung Quốc là 77%.

1.1.2.2. Những thị trường mới

Hoạt động XKLĐ của nước ta đang được mở rộng sang các thị trường mới, như Trung Đông, Hoa Kỳ, Ca-na-da, Phần Lan, Niu-di-lan, Bồ Đào Nha...

Nhiều nước ở khu vực Trung Đông, nhất là 6 nước vùng Vịnh, có nguồn dầu mỏ và khí đốt phong phú, nhưng dân số lại ít, nên rất cần LĐ NN. Thí dụ: UAE có dân số 4,8 triệu người [57, tr.22], LĐ NN chiếm tới 90% lực lượng LĐ trong nhiều lĩnh vực kinh tế. Có khoảng 3,11 triệu LĐ NN đến từ 202 quốc gia, trong đó 1,5 triệu là người Ấn Độ. Từ năm 2004, Việt Nam bắt đầu đưa NLĐ sang làm việc có thời hạn tại đây, và đến nay đã là 10.000 người, bao gồm cả số đi theo hợp đồng cá nhân [57, tr.23].

Ca-ta chỉ có 900.000 dân (năm 2008), nhưng nhu cầu xây dựng và phát triển kinh tế cao đòi hỏi phải thu nhận nhiều NLĐ NN. Ca-ta có nhu cầu nhiều về thợ hàn bậc cao với mức thu nhập cao.


Thị trường Hoa Kỳ có nhu cầu về lao động chuyên môn cao, y tá, lao động nông nghiệp theo thời vụ, nhưng đòi hỏi rất khắt khe về tiếng Anh, bằng cấp và thủ tục nhập cảnh.

Ca-na-đa tiếp nhận nhiều LĐ NN: năm 1995: 69.000 người, năm 2005:

99.000 người, dự báo nhu cầu hàng năm trong thời gian tới là khoảng 100.000 người.

Ca-na-đa không áp dụng quy định về cấp quota tiếp nhận LĐ NN, không hạn chế về ngành nghề hay xuất xứ. Nghề nghiệp, trình độ, quốc tịch, tay nghề... của LĐ NN hoàn toàn tùy thuộc vào yêu cầu của người sử dụng. Tính đến nay ở Ca-na-đa, số NLĐ NN có trình độ cao (lập trình viên, quản lý cao cấp...) chiếm khoảng 53% tổng số LĐ nhập cư làm việc theo hợp đồng dài hạn. LĐ nông nghiệp và một số ngành nghề khác chỉ được phép làm việc ngắn hạn, thường không quá 2 năm. Theo dự báo, những năm tới Ca-na-đa có nhu cầu nhiều về lao động cho ngành chế biến thực phẩm và chế tạo.

Phần Lan chỉ có 5,3 triệu dân với diện tích bằng 2/3 diện tích Việt Nam, dân số đang “già hóa” nhanh, người dân bản địa trong độ tuổi LĐ ngày một khan hiếm. Vì vậy, thị trường Phần Lan cũng đang rất rộng mở với LĐ Việt Nam, cần tuyển LĐ phổ thông cho các hoạt động mang tính thời vụ với nhu cầu lên tới 10.000 người/năm. Sự dẻo dai, chịu khó của LĐ Việt Nam đã “ghi điểm” trong mắt các doanh nghiệp Phần Lan. Cho đến nay, Việt Nam là nước đầu tiên ngoài khu vực châu Âu được Phần Lan chọn áp dụng thí điểm hình thức hợp tác LĐ di cư, tức là người LĐ được hưởng mọi quyền lợi về lương bổng, bảo hiểm như người Phần Lan. Đây chính là cơ hội lớn cho hoạt động XKLĐ của nước ta.

Úc là một quốc gia rộng lớn đứng thứ 6 trên thế giới về diện tích (7.741.000 km2) nhưng tính theo thống kê năm 2008, dân số Úc đứng thứ 53 trên thế giới chỉ đạt 21,3 triệu, bằng khoảng ¼ dân số Việt Nam. Úc không ký hiệp định Hợp tác LĐ cấp chính phủ với nước nào, chỉ có hợp đồng LĐ giữa


Công ty Úc hoặc cá nhân với nước ngoài, trong đó các Công ty hoặc cá nhân đó chịu trách nhiệm pháp lý về tất cả các điều trong hợp đồng LĐ. Để bù đắp cho nguồn nhân lực thiếu hụt, bên cạnh chính sách tiếp nhận LĐ nhập cư (chủ yếu nhằm vào đối tượng LĐ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao; các nhà quản lý cao cấp hoặc các nhà đầu tư nước ngoài có nguồn vốn lớn đầu tư vào Úc), Chính phủ Úc còn cho phép các Công ty hoạt động tại Úc được tiếp nhận LĐ nước ngoài với trình độ chuyên môn kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu của chủ vào làm việc có thời hạn (theo hình thức visa 457 - visa công tác dài hạn tại Úc, với thời hạn từ 3 tháng đến 4 năm). Chính phủ Úc đưa ra quy định rất chặt chẽ và cụ thể về: Danh sách các nghề đòi hỏi kỹ năng và danh sách các nghề cần LĐ nhập cư (LĐ nước ngoài chỉ có thể tới Úc làm việc theo các ngành nghề được quy định trong các danh sách trên); mức lương tối thiểu ở hầu hết các ngành nghề; thời hạn hợp đồng đối với NLĐ NN đến làm việc tại Úc thường là 2 năm (có thể gia hạn đến 4 năm). Vào thời điểm giữa năm 1995, có khoảng hơn 14.300 người LĐ nước ngoài làm việc có thời hạn tại Úc thì đến năm 2004, con số này đã lên tới 43.100. Hiện nay thị trường XKLĐ Úc đang tuyển lao động trong các lĩnh vực như: bếp, thợ làm bánh, thợ hàn, thợ cơ khí, điện lạnh... theo những tiêu chuẩn sau: có từ 3 - 5 năm kinh nghiệm trong nghề, thông thạo tiếng Anh (5.0 IELTS, thay vì 4.5 IELTS như trước đây theo thông báo của Chính phủ Úc về các thay đổi từ chương trình visa 457 dành cho LĐ NN, được áp dụng từ 1/4/2009) và có sức khỏe tốt. Mức lương tối thiểu cho những LĐ xin cấp visa mới hoặc đang có visa 457 từ ngày 1/7/2009 cũng tăng 4,1% so với tổng thu nhập năm 2008. Từ giữa tháng 9 năm 2009, tất cả LĐ Việt Nam thuộc chương trình visa 457 được áp dụng mức lương tối thiểu của thị trường.

Cũng như Úc, Niu-di-lân đang cần LĐ trong lĩnh vực thợ làm bánh (trong siêu thị), thợ hàn, đầu bếp; tuy nhiên, LĐ trong lĩnh vực nông nghiệp và chương trình vừa học vừa làm được đánh giá là triển vọng nhất. Ngày


3/8/2009, trong buổi gặp Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Kim Ngân nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam, đại sứ Niu-di-lân James Kember cho biết trong thời gian tới, việc Niu-di-lân đồng ý tiếp nhận 100 đầu bếp và 100 kỹ sư của Việt Nam sang làm việc ba năm, việc này có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động XKLĐ của Việt Nam. Đặc biệt, thỏa thuận giữa hai nước về chương trình làm việc trong kỳ nghỉ (một chương trình đưa sinh viên Việt Nam sang vừa học vừa làm tại nước bạn) nếu được ký kết sẽ mở ra một cơ hội không những về tạo việc làm mà còn nâng cao kỹ năng nghề và ngoại ngữ cho nguồn nhân lực của Việt Nam.

LĐ đi theo chương trình này phải qua một khóa đào tạo chứng chỉ quốc tế và chỉ cần biết ngoại ngữ, không cần có chứng chỉ ngoại ngữ như yêu cầu của các thị trường khó tính khác.

Ngoài ra, còn có thị trường làm việc theo mùa, hàng năm ngành nông nghiệp Niu-di-lân cần một lượng LĐ làm công việc thu hoạch, được cấp visa từ sáu tháng đến một năm. Hiện tại, chương trình này chưa được triển khai vì giữa hai nước mới chỉ có nghị định thư. Sau khi chính phủ hai bên phê chuẩn nghị định thư, các DN mới có thể triển khai rộng rãi chương trình trên.

Với thị trường Bồ Đào Nha, hiện tại mới chỉ có duy nhất công ty Suleco hoạt động. Công ty này mới đưa một số công nhân sang đây làm nghề hàn ống trong lĩnh vực dầu khí, tay nghề thợ hàn đạt tiêu chuẩn 6G. Theo thống kê, từ năm 2000 - 2005, tổng số LĐ NN làm việc tại Bồ Đào Nha là 223.297 người, trong đó có 84.293 người đến từ các nước Châu Âu, 14.118 người từ châu Á - châu Đại Dương, 49.404 người từ châu Mỹ và 72.180 người từ châu Phi. Mức phí mà NLĐ phải trả trước khi đi là 3.500 USD tiền môi giới (công ty trả cho phía môi giới Bồ Đào Nha), tiền vé máy bay, phí làm visa. Ngoài ra, NLĐ còn phải đóng tiền dịch vụ cho công ty (một tháng lương cơ bản/năm). Đây cũng là một thị trường đòi hỏi tay nghề cao nhưng đầy hứa hẹn cho XKLĐ của Việt Nam.


1.1.3. Vai trò quan trọng của xuất khẩu lao động đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta

1.1.3.1. Xuất khẩu lao động tạo việc làm cho người lao động với chi phí thấp hơn mức đầu tư ở trong nước.

.






.



(


): Ms = (MOE - MIE) x OE

:

Ms

MOE c

MIE:



, làm tăng thêm nguồn vốn cho đầu tư phát triển khác hoặc đầu tư để giải quyết việc làm trong nước. Hàng năm XKLĐ tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng cho vốn đầu tư tạo việc làm mới [30].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/02/2024