Vai Trò Của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Đối Với Nhà Nước

được thời gian, chi phí và nhiều nước trên thế giới nhận thấy hoạt động mua bán qua sở này đạt hiệu quả nên các Sở giao dịch hàng hóa trên thế giới lần lượt ra đời. Ngày nay trên khắp thế giới đã xuất hiện Sở giao dịch hàng hóa và có hơn 40 Sở giao dịch hàng hóa nối mạng giao dịch toàn cầu và xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu thì số lượng kết nối với nhau ngày càng tăng. Đáp ứng yêu cầu Việt Nam cũng bắt đầu có cái nhìn về Sở giao dịch hàng hóa và đưa ra khái niệm cơ bản về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở Luật Thương mại 2005. Dựa trên khái niệm về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ta có thể tóm tắt đưa ra các đặc điểm về Sở giao dịch hàng. Sở giao dịch hàng hóa là nơi tập trung thực hiện các giao dịch bằng hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn đối với hàng hóa được phép giao dịch qua sở. Tuy luật thương mại 2005 không đưa ra khái niệm Sở giao dịch hàng hóa là gì song ở Nghị định hướng dẫn thi hành luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch tại Điều 6 chương II đưa ra khái niệm

Sở giao dịch hàng hóa là pháp nhân được thành lập và hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định của Nghị định”.

Như vậy, theo khái niệm này thì Sở giao dịch hàng hóa trước tiên là pháp nhân, một tổ chức được gọi là pháp nhân khi có đủ các điều kiện: Được thành lập hợp pháp, có cơ cầu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó, nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập [4]. Điều kiện đưa ra cho chủ thể thành lập Sở giao dịch hàng hóa là Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần. Bên cạnh đó Sở giao dịch hàng hóa là tổ chức có chức năng tổ chức, quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch. Sở có chức năng công bố, niêm yết danh sách, tiêu chuẩn của hàng hóa được phép giao dịch tại sở. Sở giao dịch còn đưa ra nội dung trong lệnh

mua bán hàng hóa qua sở, trình tự thủ tục bắt buộc đối các chủ thể khi tham gia mua bán qua sở. Sở giao dịch hàng hóa kiểm tra, giám sát hoạt động của các thành viên của sở. Cụ thể chức năng của Sở giao dịch hàng hóa:

Sở giao dịch hàng hóa là pháp nhân do đó nó có địa điểm kinh doanh cũng như cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động của mình. Tại Sở giao dịch các thành viên của Sở giao dịch tiến hành mua bán các hợp đồng kỳ hạn và quyền chọn.

Sở giao dịch hàng hóa được pháp luật trao cho quyền đề ra các quy tắc, quy chế để điều hành hoạt động “kinh doanh” của mình và giám sát, thực thi các quy tắc đó.

Sở giao dịch hàng hóa không tham gia vào việc mua bán mà chỉ cung cấp những tiện nghị cho các bên tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa tại Sở giao dịch hàng hóa, góp phần thúc đẩy hoạt động mua bán hàng hóa của các thành viên diễn ra sôi động.

1.2. Vai trò của Sở giao dịch hàng hóa


Hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa hiện nay trên thế giới phát triển rất sôi động, sự phát triển này nhờ vào những đóng góp thiết thực mà sở mang lại cho nền kinh tế và quản lý kinh tế nói chung và cho những chủ thể tham gia vào hoạt động mua bán này. Một số thương nhân Việt Nam đã tham gia thị giao dịch mua bán hàng hóa qua sở tại nước ngoài. Thực tế cho thấy việc tham gia giao dịch tại các sàn giao dịch hàng hóa ở nước ngoài đã có những kết quả nhất định và quan trọng hơn là việc tham gia các sàn giao dịch ở nước ngoài là bước đi phù hợp cho các doanh nghiệp có nhu cầu giao dịch giao sau trong việc tích lũy kinh nghiệm và bảo hiểm rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình [3]. Ở nước ta hiện nay tuy chưa phát triển sôi động như các nước trên thế giới nhưng thị trường này đã được nhiều

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

nhà đầu tư quan tâm, thực tế chứng minh là có nhiều Sở giao dịch đã ra đời tuy còn hoạt động cầm chừng. Trong tương lai không xa chắc chắn hình thức mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam sẽ phát triển sôi động vì vậy, điều cần phải làm bây giờ là xây dựng mô hình Sở giao dịch hàng hóa phù hợp với điều kiện của đất nước. Để có mô hình phù hợp điều sự cần thiết phải có pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch và Sở giao dịch hàng hóa. Hiện nay và tương lai gần việc thành lập các Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung là rất cần thiết và phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa

1.2.1. Vai trò của Sở giao dịch hàng hóa đối với Nhà nước

Quy chế pháp lý về sở giao dịch hàng hóa theo pháp luật Việt Nam - 3


Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là một bức tranh phản ánh nên kinh tế của tương lai và nó gần như chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các diễn biến giá cả của hàng hóa trên thế giới trong tương lai gần. Do đó, Sở giao dịch hàng hóa trở thành một công cụ để Nhà nước quản lý, quan sát sự biến chuyển trên thị trường hàng hóa giao qua sở nhằm đưa ra các chiến lược quan trọng để điều tiết và phát triển kinh tế. Trong xã hội hiện nay khi hoạt động “kinh doanh”, cạnh tranh không lành mạnh ngày càng phức tạp. Hàng giả, hàng kém chất lượng là một vấn nạn cần phải được giải quyết triệt để không chỉ đối với Việt Nam mà cả thế giới nói chung. Một trong những giải pháp hữu hiệu để quản lý và chống hàng giả, hàng kém chất lượng là thành lập Sở giao dịch hàng hóa. Hoạt động mua bán qua sở này một mặt loại bỏ được các mặt hàng giả, kém chất lượng bởi thông qua trung gian là Sở giao dịch hàng hóa thì tất cả các loại hàng hóa được giao dịch qua sở đều bị kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng bởi khi hàng hóa được đưa vào kho của Sở giao dịch đều được giám định cẩn thận và bảo quản hàng hóa đúng tiêu chuẩn mặt khác thông qua Sở giao dịch Nhà nước có thể kiểm soát được biến động thị trường và việc

mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch giúp cho thị trường tự điều chỉnh giá. Trên cơ sở biến động đó dự đoán được chiều hướng kinh tế phát triển thế nào từ đó đưa ra những giải pháp tối ưu hạn chế tối đa sự tác động xấu đến toàn bộ nền kinh tế đồng thời có những công cụ, chính sách phòng ngừa sự lạm phát nền kinh tế. Có những chính sách phù hợp để khuyến khích phát triển các mặt hàng nông sản mà nước nhà có lợi thế. Không chỉ kiểm soat thị trường mà thông qua các Sở giao dịch cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện việc thống kê các số liệu về số lượng hàng hóa, mặt hàng được ưu chuộng, đối tượng tham gia chủ yếu hoạt động mua bán qua sở, từ sự thống kê Nhà nước có những chính sách phát triển các mặt hàng cho phù hợp bên cạnh đó còn góp phần hoàn thiện khung pháp lý để hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ngày càng phổ biến và có chất lượng tốt, thu hút được đông đảo sự quan tâm từ phía “xã hội”. Với sự kiểm sát chặt chẽ của Sở giao dịch về chất lượng hàng hóa, hàng hóa giao dịch ngày càng có chất lượng tốt hơn, cùng với chính sách của Nhà nước áp dụng cho người dân trồng nông sản, điều này cũng giúp Nhà nước dần dần tiêu chuẩn hóa hàng hóa giao dịch qua sở phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế giúp nhà xuất khẩu của Việt Nam khi tham bán các loại hàng hóa này ra nước ngoài sẽ “được giá” và cạnh tranh được với hàng các nước không như hiện nay, hàng hóa của Việt Nam khi xuất ra nước ngoài thường cạnh tranh với hàng các nước bằng cách giảm giá chứ không cạnh tranh được về mặt chất lượng.

1.2.2. Vai trò của Sở giao dịch hàng hóa với nhà kinh doanh


Bất cứ ai trong quá trình từ sản xuất đến lưu thông phân phối cũng đều quan tâm đến việc quản lý rủi ro về giá và tiết kiệm chi phí giao dịch. Do đó sự ra đời tồn tại và phát triển của Sở giao dịch hàng hóa không chỉ giúp Nhà Nước quản lý thị trường về mặt chất lượng hàng hóa, kiểm soát sự biến động trong nền kinh tế nói chung và lĩnh vực hàng hóa xuất khẩu nói riêng. Nhờ

đặc thù của Sở giao dịch hàng hóa mà các nhà đầu tư đều tìm thấy lợi ích thiết thực để tham gia. Như đã trình bày ở mục vai trò đối với Nhà Nước, các giao dịch qua Sở giao dịch hàng hóa đêu được diễn ra dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Sở giao dịch về số lượng, chất lượng cũng như phương thức thanh toán, giao nhận hàng. Nhà Kinh doanh, với họ vốn là vấn đề quan trọng. Nếu như ở những hợp đồng giao dịch truyền thống khi các bên thỏa thuận được giá cả, số lượng, chất lượng, phương thức giao hàng thì tùy từng hợp đồng, họ có thể thanh toán toàn bộ giá trị hợp đồng hoặc là thanh toán theo giai đoạn và hạn chế của việc mua bán truyền thống này là sự rủi ro ít được “chuyển”. Sở giao dịch hàng hóa là nơi diễn ra các giao dịch mua bán hàng hóa qua trung gian với những loại hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn. Để tham gia vào thị trường này thì nhà kinh doanh chỉ cần ký quỹ theo mức Sở giao dịch họ tham gia quy định với mức ký quỹ đó họ có thể thực hiện lệnh mua, bán hàng, có nghĩa là khi họ mua hàng thì không nhất thiết phải có đầy đủ số vốn tương đương với giá trị hợp đồng họ thực hiện, nhà kinh doanh có thể sang tay ngay hợp đồng mình đã ký kết để kiếm lợi nhuận, quay vòng vốn. Hình thức hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa nó đáp ứng được nhu cầu lợi nhuận sinh ngay, bên cạnh đó mua bán qua sở này nó còn đảm bảo cho sự bình ổn giá đối với các mặt hàng sản xuẩt từ nguyên liệu mua bán qua sở. Các nhà sản xuất ra sản phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu tính toán được giá thành bán hàng để chào hàng sản phẩm của mình bằng cach ký các hợp đồng kỳ hạn qua Sở giao dịch, như vậy, giá thanh toán cho nguyên liệu trong tương lại được xác định cụ thể, cho dù đến thời điểm giao nguyên liệu giá tăng cao cũng không làm sản phẩm của họ bị đội giá, nếu trong quá trình giữ hợp đồng mà thấy giá nguyên liệu mình mua ngày càng xuống họ có thể bán ngay để hạn chế rủi ro. Bênh cạnh, vai trò của Sở giao dịch hàng hóa đối với nhà kinh doanh mua nguyên liệu thì vai trò tương đối lớn hơn cả là đối với doanh nghiệp xuất

khẩu. Như ta biết Sở giao dịch hàng hóa kiểm định tất cả các mặt hàng khi đưa vào kho và có chế độ bảo quản rất tốt với khâu bảo quản và kiểm định hàng hóa này giúp doanh nghiệp xuất khẩu không phải lo về chất lượng của hàng mình mua và cũng không phải đi “gom” và lo không đủ số lượng hàng xuất khẩu. Bởi Sở giao dịch đã làm thay doanh nghiệp xuất khẩu, sở tìm hàng hóa cho Doanh nghiệp xuất khẩu, khi giao dịch hàng hóa qua sở lượng hàng hóa luôn lớn doanh nghiệp xuất khẩu chỉ cần đặt lệnh mua và khi có bất kỳ nhà cung cấp nào bán Sở giao dịch mua ngay cho nhà xuất khẩu. Doanh nghiệp xuất khẩu không phải lo nguồn vào mà tập trung cho tìm đối tác mua hàng của mình trên thế giới. Giảm được công đoạn gom hàng Doanh nghiệp tiết kiệm khá nhiều thời gian và vốn do đó lợi nhuận thu về sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, việc hàng hóa của Doanh nghiệp đã mua được bảo quản đúng tiêu chuẩn chất lượng mà sở đã đề ra. Mặc khác, trong những lĩnh vực hoạt động mà người kinh doanh có thói quen dùng đồng tiền thanh toán thường bằng vàng hoặc ngoại tệ như vậy, khi thị trường vàng hoặc tỉ giá hối đoái biến đổi thì giá hợp đồng bị đẩy cao, do đó với hợp đồng kỳ hạn hay hợp đồng quyền chọn sẽ phát huy tác dụng bảo hộ cho nhà kinh doanh. Ví dụ (trường hợp pháp luật cho phép giao dịch bằng đồng ngoại tệ và ngoại tệ được phép giao dịch) trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, nhà kinh doanh ký hợp đồng với giá trị 2.000.000 USD với tỷ giá quy đổi là 18 000VND/USD, nhưng thị trường USD biến động về tỷ giá đô la so với đồng Việt Nam, tỷ giá đô là ngày càng biến động mạnh tăng thêm 500 VND/USD và để đảm bảo cho sự an toàn hạn chế mức rủi ro do hợp đồng đã ký, nhà kinh doanh vào Sở giao dịch ký hợp đồng mua 2.000 000 USD với giá 18 500 VND/USD và ký đồng thời bán lại số ngoại tệ này với giá 19 000 VND/USD. Như vậy, với hai hợp đồng mua bán qua Sở giao dịch về ngoại tệ đã giúp nhà kinh doanh không bị thua lỗ mặc dù không có lãi. Làm kinh doanh bất kỳ ai cũng muốn kiếm lời

trên vốn bỏ ra chứ không phải là bảo toàn nguồn vốn, do đó hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa nó giúp cho nhà kinh doanh thực hiện được phần nào tham vọng của mình. Không chỉ vậy, nó còn thúc đẩy những nhà kinh doanh nhỏ, nguồn vốn ít tham gia thị trường đầu tư kiếm lợi nhuận. Khi ký hợp đồng kỳ hạn số vốn bỏ ra chỉ là mức ký quỹ giao dịch, ví dụ ở Sở giao dịch họ tham gia quy định mức ký quỹ ban đầu là 25 % giá trị của hợp đồng như vậy, giao dịch qua sở lợi thế hơn giao dịch mua bán truyền thống và ví dụ khi ký hợp đồng mua hàng giá là 300 triệu nhưng thị trường mặt hàng này ngày càng tăng giá, đảm bảo kinh doanh có lãi và hạn chế rủi ro nhà đầu tư đã bán với giá 350 triệu. Như vậy, vốn bỏ ra ít trong khoảng thời gian ngắn đã thu lợi cao. Tuy nhiên, giá như nếu mặt hàng này giảm giá thì khi giảm đến 290 triệu hoặc là hơn thì nhà kinh doanh có thể bán đi để đảm bảo mức thua lỗ thấp. Đó là những lợi ích từ hợp đồng kỳ hạn mang lại còn đối hợp đồng quyền chọn nó còn có giá trị hơn ở điểm, nếu nhà đầu tư mua quyền chọn, mất một khoản tiền để mua quyền nhưng lại bảo hộ họ rất lớn, nếu có lời thì họ thực hiện quyền chọn.

1.2.3. Vai trò đối với Người sản xuất ra hàng hóa giao dịch


Sự ra đời của sở không chỉ giúp ích cho Nhà nước, nhà kinh doanh mà nó còn có vai trò cực kỳ quan trọng đối với “người” sản xuất ra hàng hóa, trong luận văn này tác giả gọi là người nông dân và các chủ trang trại. Hoạt động của Sở giao dịch sẽ làm hạn chế mức tối đa điệp khúc “được mùa mất giá”. Người nông dân quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” chờ đến mùa thu hoạch nhưng không phải năm nào niềm vui cũng đến với họ bởi nếu thời tiết thuận lợi được mùa song giá cả lại mất và thời tiết khắc nghiệt sản phẩm làm ra có khi không đủ số vốn họ đầu tư. Do đó, hiện tượng người dân bỏ ruộng, vườn đi tìm những công việc khác khá phổ biến, những người duy trì thì họ ít đầu tư kỹ thuật tăng năng suốt. Sự ra đời của hoạt động mua bán

hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa có thể nói là điểm tựa thức đẩy người nông dân cũng như các chủ trang trại “mặn mà” với việc trồng cây nông sản. Bởi mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch là mua bán sản phẩm hình thành trong tương lai, bắt đầu mùa vụ người trồng nông sản đã có thể lên sở để bán sản phẩm hình thành trong tương lai khi đến vụ thu hoạch, với việc ký được hợp đồng bán hàng này nó vừa giúp người nông dân không lo đầu ra cho sản phẩm, lên được kế hoạch sản xuất, mở rộng diện tích canh tác và đầu tư kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, với hợp đồng ký bán hàng có trong tay người nông dân cũng như chủ trang trại có thể huy động nguồn vốn từ Ngân hàng. Giao dịch qua sở hàng hóa này giúp cho kinh tế của từng hộ gia đình nông dân vững mạnh hơn, có điều kiện nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần. Mặt khác, các hàng hóa được giao dịch qua Sở giao dịch hàng hóa phải đáp ứng tiều chuẩn chất lượng cao điều này nó thúc đẩy người nông dân mạnh dạn đầu tư, đổi mới phương thức sản xuất để tạo ra được những sản phẩm đạt chất lượng, tiêu chuẩn. Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm tưởng chừng như là mối quan tâm hàng đầu của người nông dân tuy nhiên trước đây khi giao dịch mua bán truyển thống ít người nông dân mạnh dạn đầu tư bởi khó cạnh tranh về giá cả so với các sản phẩm khác cùng loại.

Sản xuất ra sản phẩm “sạch” không chỉ giải quyết được phần nào vấn đề mang tính “nóng” của nước ta là an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường mà còn đáp ứng được yêu cầu của các nước nhập khẩu về nhãn sinh thái đối với hàng hóa nhập vào nước họ. Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới muốn bảo vệ hàng nội họ đưa ra biện pháp phi thuế quan đó là yêu cầu về nhãn sinh thái. Do vậy khi nhận thức được vấn đề cần phải quản lý rủi ro cho hoạt động của chính mình, các nhà sản xuất sẽ khắc phục tình trạng làm ăn manh mún và nếu muốn hoạt động giao dịch qua sở thì họ phải chấp hành

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2023