Đánh Giá Về Hoạt Động Khai Thác Các Sản Phẩm Du Lịch Văn Hoá


mỗi khi tới đây như: các di tích lịch sử – văn hóa đền Độc Cước, đền Cô Tiên,

đền Lạch Bạng…, lễ hội Cầu ngư, Bánh chưng – bánh dày, hội Đua thuyền…Với nguồn tài nguyên du lịch văn hóa phong phú như vậy nhưng các sản phẩm du lịch văn hóa ở đây còn khá nghèo nàn, đơn điệu, chưa phát triển xứng với tiềm năng vốn có của tài nguyên du lịch bởi một số nguyên nhân:

Đối với các doanh nghiệp lữ hành ngoài tỉnh khi xây dựng và bán các chương trình du lịch cho khách đến vùng ven biển Thanh Hóa thì chủ yếu vẫn là sản phẩm du lịch truyền thống là nghỉ biển mà chưa có sự chú trọng đến việc khai thác các giá trị văn hóa của nguồn tài nguyên du lịch văn hóa, vốn rất đặc sắc và mang đậm nét văn hóa địa phương vùng ven biển để xây dựng thành các sản phẩm du lịch văn hóa. Chính điều đó cũng hình thành lên một tâm lý chung đối với du khách và các nhà kinh doanh thì vùng ven biển Thanh Hóa chỉ thích hợp cho loại hình du lịch nghỉ biển mà chưa thấy được hết các giá trị văn hóa trong mỗi tài nguyên du lịch văn hóa trên địa bàn.

Cũng như các công ty lữ hành ngoài tỉnh, các doanh nghiệp lữ hành hoạt động trên địa bàn vùng ven biển hiện chỉ tập trung ở điểm du lịch Sầm Sơn, (còn các huyện khác thì hầu như chưa có các doanh nghiệp du lịch đóng tại địa phương, mà chủ yếu là từ các trung tâm du lịch nơi khác đưa khách

đến) vì đây là điểm du lịch đang thu hút và phát triển nhất trong vùng, tuy nhiên các doanh nghiệp này cũng chỉ dừng lại ở việc khai thác loại hình du lịch nghỉ biển. Với số lượng khách đến vùng ven biển Thanh Hóa nói chung, Sầm Sơn nói riêng hàng năm ngày càng gia tăng, trong khi đó số lượng doanh nghiệp lữ hành cũng như chất lượng động lại quá ít và yếu. Hiện tại toàn bộ vùng ven biển mới chỉ có 10 doanh nghiệp trong đó chỉ 1, 2 doanh nghiệp làm lữ hành quốc tế và chủ yếu tập trung tại điểm du lịch Sầm Sơn. Chính điều này khiến cho một số đối tượng khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch (nội địa và quốc tế) đi theo hình thức tự tổ chức khi đến những điểm du lịch khác trong vùng sẽ gặp nhiều khó khăn khi muốn tìm kiếm chương trình du lịch văn hóa


của các công ty du lịch lữ hành. Điều này cho thấy tại sao hiện nay khách du lịch chủ yếu tập trung tại điểm du lịch Sầm Sơn, cho nên gây ra việc mất vệ sinh môi trường và an ninh xã hội, gây ra tình trạng biến động giá cả sinh hoạt và hàng hóa, nhiều khi vượt quá khả năng chi tiêu của người dân địa phương nhất là những người mà thu nhập của họ không liên quan đến du lịch.

Với số lượng và chất lượng lao động của các doanh nghiệp còn quá ít và kém nên việc khai thác các sản phẩm du lịch văn hóa gặp nhiều khó khăn. Chủ yếu các doanh nghiệp lữ hành khai thác sản phẩm du lịch dựa trên những gì sẵn có, mà chưa có sự đồng tư trong việc tạo ra những sản phẩm mới, đa dạng để thu hút khách hàng, cũng như tạo ra “thương hiệu độc quyền” riêng trên thị trường cạnh tranh, dẫn đến sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển còn đơn điệu và kém phần hấp dẫn khách du lịch. Nhiều tài nguyên du lịch văn hóa (văn hóa vật thể, phi vật thể) chưa được đầu tư để khai thác nên chất lượng sản phẩm còn yếu kém và chưa có tính chuyên nghiệp.

Do chưa nhận thức được du lịch là ngành kinh tế quan trọng nên các doanh nghiệp lữ hành, đặc biệt là đội ngũ nhân viên của các doanh nghiệp lữ hành vùng ven biển Thanh Hóa chưa có sự đầu tư nhiều trong nghiệp vụ chuyên môn, nhất là khâu giao tiếp ứng xử với khách du lịch. Dẫn đến chất lượng phục vụ khách còn thấp, hiệu quả trong kinh doanh không cao để đáp ứng với yêu cầu thực tại, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm du lịch văn hóa của vùng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Hiện nay, các doanh nghiệp lữ hành đóng trên địa bàn vùng ven biển chỉ hoạt động mang tính độc lập mà chưa có sự phối kết hợp Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch và các ban ngành có liên quan để tạo ra các sản phẩm văn hóa đặc trưng thông qua việc tổ chức các sự kiện văn hóa – xã hội. Đặc biệt, do hoạt động kinh doanh lữ hành của các doanh nghiệp du lịch không có sự phối hợp với cơ quan quản lý du lịch, các ngành, các cấp và chính quyền địa phương trong quản lý và phát triển du lịch chưa đồng bộ, dẫn đến hiệu quả


Khai thác sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh hóa - 10

thấp. Kể cả các doanh nghiệp lữ hành ở điểm du lịch Sầm Sơn là nơi hiện đang phát triển và thu hút khách du lịch nhất trong vùng nhưng vẫn có nhiều yếu kém, thiếu xót trên nhiều lĩnh vực, quan trọng nhất là họ chưa tạo ra được môi trường kinh doanh theo kỷ cương, pháp luật.

2.2.7. Quảng bá xúc tiến

Với bất cứ tài nguyên du lịch, di sản văn hóa nào dù hấp dẫn tới mấy cũng khó có thể thu hút đông đảo khách từ mọi nơi đến, nếu ở địa phương ấy các cấp, ngành, doanh nghiệp du lịch không đưa ra các chiến lược đầu tư, quảng bá xúc tiến cho sản phẩm du lịch này. Vùng ven biển Thanh Hóa, đặc biệt là điểm du lịch Sầm Sơn là một địa chỉ du lịch biển nổi tiếng, với bờ biển

đẹp vào loại nhất nước, cùng với hệ thống các tài nguyên du lịch văn hóa đa dạng, đặc sắc, vừa mang tính văn hóa truyền thống như những di tích văn hóa, lễ hội, phong tục tập quán, vừa mang nét văn hóa hiện đại được thể hiện qua những khu du lịch văn hóa – giải trí được xây dựng khá công phu và hoành tráng ngay gần bờ biển để tạo ra những sản phẩm du lịch văn hóa mang đậm tính địa phương của vùng ven biển Thanh Hóa. Điều này cho thấy nguồn tài nguyên du lịch văn hóa vùng này là những điều kiện thuận lợi để khai thác và phát triển mạnh sản phẩm du lịch văn hóa. Nhưng qua thống kê số lượng khách du lịch đến hàng năm tại điểm du lịch Sầm Sơn nói riêng, vùng ven biển nói chung cho ta thấy hoạt động khai thác sản phẩm du lịch văn hóa ở vùng này còn nhiều hạn chế. Một trong những nguyên nhân, đấy là do khâu quảng bá, tuyên truyền về sản phẩm du lịch chưa đến được với khách du lịch. Lâu nay khách du lịch trong và ngoài tỉnh chỉ biết đến vùng ven biển với loại hình nghỉ biển mà ít khi gặp hoặc nghe quảng cáo về sản phẩm du lịch văn hóa của vùng trong các chương trình du lịch hay trên các phương tiện thông tin đại chúng hay dưới những bảng phanô, ap-phíc với hình ảnh ấn tượng về sản phẩm du lịch văn hóa biển xứ Thanh. Điều này cho ta thấy ngành du lịch của vùng ven biển Thanh Hóa chưa thực sự coi trọng khâu quảng bá tuyên truyền về sản phẩm du lịch văn hóa của vùng du lịch biển, là vùng du lịch trọng điểm của tỉnh chưa được quan tâm, đầu tư nhiều.


2.2.8. An toàn du lịch


2.2.8.1. An toàn về tính mạng khách du lịch


Vùng ven biển Thanh Hóa, đặc biệt Sầm Sơn là điểm du lịch quan trọng của tỉnh Thanh Hóa. Vào mùa du lịch, khách từ khắp nơi đổ về đi du lịch biển (hiện nay chủ yếu là biển Sầm Sơn) dẫn đến tình hình an ninh ở đây diễn ra rất phức tạp như:

Dọc biển diễn ra các tệ nạn xã hội như trộm cắp tài sản của khách, mại dâm, người ăn xin, bán hàng rong lẵng nhẵng theo khách, ì èo chào mời hàng

để đến khi thấy phiền hà quá mà đành mua cho xong. Ngoài ra còn xảy ra tình trạng ép giá khi vào mua gây ra những ức chế cho khách du lịch. Những việc này thường xuyên xảy ra tại Sầm Sơn.

Do số lượng khách du lịch đến quá nhiều vào những thời kỳ cao điểm, mà tại các hộ kinh doanh, người dân địa phương và cả bản thân du khách trên khu vực này không ý thức cao về công tác an toàn, an ninh phòng chống cháy nổ nên

đôi khi xảy ra những hậu quả đáng tiếc, làm thiệt hại đến người và tài sản.


Là khu vực phát triển mạnh về du lịch biển, cho nên số hộ kinh doanh phục vụ du lịch và khách du lịch đông vào mùa vụ, trong khi đó tại các điểm du lịch này lại không có hoặc quá ít các trung tâm y tế, dịch vụ cứu hộ, bảo hiểm. Do vậy khi xảy ra sự cố thì gần như các hộ kinh doanh và khách rất khó xử lý ( điểm du lịch Sầm Sơn cách Thành phố 16km).

Trước đây công tác quản lý đăng ký hộ khẩu tạm trú cho khách du lịch còn nhiều phiền hà, nhưng giờ đây công tác này đã triển khai tốt hơn.

2.2.8.2. An toàn về thực phẩm và môi trường sinh hoạt


An toàn môi trường sinh hoạt và lương thực thực phẩm là vấn đề đang

được khách du lịch quan tâm nhiều nhất, khi các vùng trên cả nước đang dần xảy ra nhiều dịch bệnh.


Sầm Sơn hiện là điểm du lịch trong vùng ven biển có số lượng khách du lịch đến lưu trú và sử dụng các dịch vụ đông nhất của vùng ven biển Thanh Hóa. Do vậy, tình trạng môi trường biển, môi trường sinh hoạt của người dân và khách du lịch có nguy cơ ô nhiễm cao khi ở khu vực này toàn bộ hệ thống thoát nước sinh hoạt là tự thấm, rồi sau đó lại ngấm trực tiếp vào nguồn nước sinh hoạt làm lượng vi sinh trong nước cao lên so với giới hạn, mà hiện nay người dân như khu vực này sử dụng nước giếng khoan là chủ yếu. Còn hầu hết nước thải của các nhà nghỉ, khách sạn, các hộ kinh doanh sát khu vực mép biển phục vụ mục đích du lịch đều xả trực tiếp xuống biển.

Một vấn đề nữa đấy là hiện nay rác thải từ của khách và các hộ kinh doanh, các khu di tích, danh thắng cũng chưa có biện pháp xử lý rác thải như có các thùng đựng rác công cộng, cho nên làm ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường biển. Ngoài điểm du lịch Sầm Sơn cần phải nói tới Ngư Lộc. Đây là một trong những xã ở khu vực sát mét biển của huyện Hậu Lộc. Tuy không thể phát triển lọai hình du lịch tắm biển do bị ảnh hưởng bởi tác động của sóng gió nên bờ biển ở luôn có sự thay đổi, thấp, hõm và nhiều bùn. Nhưng

đây là điểm du lịch có thể khai thác sản phẩm du lịch văn hóa tốt. Vì đây là môt trong những xã vùng ven biển Hậu Lộc có kiến trúc tôn giáo, lễ hội rất

đặc sắc và được tổ chức với qui mô lớn hàng năm. Tuy vậy, môi trường biển và sinh hoạt ở đây cũng đang bị ô nhiễm nặng vì rác thải của ngư dân đổ trực tiếp ra biển. Là một xã mà diện tích chỉ là 0,57km2, nhưng có đến 16.000 người (điều tra năm 2007)

Khi rời khỏi nơi ở thường xuyên đến một nơi khác đi du lịch. An toàn thực phẩm được khách quan tâm và đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, đây là khu vực mà dễ xảy ra tình trạng mất vệ sinh thực phẩm, vì ngoài những nhà hàng, khách sạn lớn thì hầu như các hộ kinh doanh và những người bán hàng rong ở những điểm du lịch ở đây không có nơi bảo quản lương thực, thực phẩm. Hơn nữa, ở những điểm này cũng ít khi có những đợt thanh tra để nâng cao ý thức người kinh doanh.


2.2.9. Văn hóa giao tiếp ứng xử


Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hoá cung cấp cho du khách,

được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất ký thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó. Điều này cho ta thấy sản phẩm du lịch

được tạo ra bởi sự kết hợp của việc khai thác nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố con người – yếu tố mang tính quyết định tới sự thành bại của sản phẩm du lịch. Là vùng có những điểm du lịch phát triển mạnh của tỉnh như Sầm Sơn, Tĩnh Gia, cùng với việc xác định phát triển kinh tế là chiến lược của tỉnh và của các huyện vùng ven biển, nhưng qua thực tế cho ta thấy hiện nay việc nâng cao trình độ kỹ năng nghiệp vụ cho những người làm kinh doanh du lịch, trong đó có kỹ năng văn hóa giao tiếp với khách ở những điểm du lịch vùng ven biển Thanh Hóa còn chưa được đào tạo, phổ biến sâu rộng, làm ảnh hưởng rất nhiều tới hình ảnh của văn hóa vùng ven biển.

Hiện tại các doanh nghiệp du lịch coi trọng lợi nhuận, chưa chú trọng

để tạo ra chữ “tín” đối với khách du lịch. Vì lợi nhuận mà để khách làm ảnh hưởng đến tài nguyên du lịch như: viết, khắc tên 1 số di tích, vứt rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường, thậm chí lờ đi khi một số khách du lịch có những cử chỉ, thái độ thiếu văn hóa với người dân bản xứ, gây những phản ứng mạnh từ phía người dân.

Còn về phía cư dân địa phương: Với truyền thống làm nghề đánh bắt và chế biến hải sản. Nay khi ngành du lịch biển phát triển thì những người dân ở

đây dần dần chuyển sang kinh doanh du lịch như : kinh doanh khách sạn, uống và những mặt hàng khác phục vụ du lịch. Đây là những địa phương có trình độ dân trí còn thấp lại chưa được đào tạo về du lịch, nay chuyển sang kinh doanh du lịch, vì lợi nhuận trước mắt đã có nhiều người làm khách du lịch cảm thấy thất vọng như khi vào ăn và mua hàng mà không mặc cả trước


sẽ bị tính với giá cao “cắt cổ”, hoặc nếu sau khi được chào mời rất nhiệt tình mà không bán được thì họ cũng không “tiết kiệm” những câu từ mất lịch sự với khách hàng, thậm chí có những tình huống làm khách du lịch cảm thấy ấm ức và nực cười như việc khách đến ở khách sạn thì bắt buộc phải ăn uống ở‌

đây, nếu không giá thuê phòng khách sạn sẽ rất cao hoặc sẽ bị từ chối cho thuê nếu trong thời kỳ cao điểm. Và cũng vì lợi ích kinh tế mà nhiều mặt hàng thủ công truyền thống được sản xuất ra một cách cẩu thả, thậm chí có một số cơ sở bán hàng còn đánh tráo sản phẩm hàng hóa giữa cái chào bán và cái bán làm du khách nhìn khác đi hình ảnh của văn hóa người dân vùng ven biển Thanh Hóa vốn rất chân chất, thật thà, tốt bụng.

2.3. Đánh giá về hoạt động khai thác các sản phẩm du lịch văn hoá


2.3.1. Điểm thuận lợi


Hiện nay, vùng ven biển Thanh Hoá đang gìn giữ và khai thác một kho tàng quý giá tài nguyên du lịch văn hóa phong phú và đa dạng.

Thời gian qua, việc khai thác các tài nguyên du lịch này đã đạt được một số kết quả thể hiện qua việc quảng cáo, giới thiệu các di tích văn hoá, lịch sử, lễ hội và một nghề truyền thống…với du khách trong và ngoài nước bằng nhiều hình thức. Công tác đầu tư, tôn tạo, trùng tu và phục hồi các di tích lịch sử – văn hóa có ý nghĩa với tỉnh và địa phương, đặc biệt các tài nguyên du lịch văn hóa đang có khả năng thu hút khách du lịch rất cao như đền Đền Độc Cước, Cô Tiên, Tứ vị Thánh Nương, lễ hội Cầu ngư, Đua thuyền… đã và đang

được xúc tiến tích cực. Trong những năm trở lại đây, tỉnh đã cho sửa chữa một số công trình như đền thờ Tứ Vị Thánh Nương, đền Bà Triều và lên kế hoạch cho xây dựng con đê chạy dọc theo hệ thống biển ở điểm du lịch Hải Thanh – Tĩnh Gia để khách du lịch có thể tiếp cận được dễ dàng hơn các di tích lịch sử, văn hóa. Đặc biệt tỉnh đã lên kế hoạch đầu tư xây dựng Khu du lịch văn hóa – sinh thái núi Trường Lệ – Sầm Sơn và một số trung tâm thương mại vui chơi


giải trí ở khu vực ven biển để thu hút khách đến đông hơn. Hầu hết các di tích lịch sử văn hoá vật thể và phi vật thể quan trọng của vùng ven biển đã được các cấp, các ngành và các địa phương quan tâm, bước đầu đã thu được một số kết quả. Hàng năm, hàng trăm ngàn lượt khách đến tham quan các di tích văn hoá, lịch sử và tham gia lễ hội, góp phần làm tăng lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến với Thanh Hoá nói chung và vùng ven biển nói riêng.

Bên cạnh nguồn tài nguyên du lịch văn hóa phong phú và đa dạng thì nguồn lực phát triển du lịch ở khu vực này khá dồi dào, rất có khả năng trong việc phát triển và đa dạng hoá các sản phẩm du lịch văn hóa với chất lượng cao.

Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật du lịch ngày càng phát triển đặc biệt là phương tiện giao thông và thông tin liên lạc được đầù tư mở rộng đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách du lịch từ xa đến, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài. Các nhà hàng khách sạn ngày càng được xây dựng nhiều với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, cùng với việc mở các trung tâm du lịch lữ hành để đáp ứng nhu cầu tham quan của khách ở tại khách sạn.

Đặc biệt, tỉnh và các cơ quan chính quyền tại các điểm du lịch của vùng ven biển đã xác định phát triển sản phẩm du lịch biển ( trong đó có du lịch văn hóa) là quan trọng và lên kế hoạch, qui hoạch phát triển trong những tiếp theo.

Với những yếu tố thuận lợi cơ bản nêu trên, vấn đề khai thác và nâng cao hiệu quả sản phẩm du lịch văn hóa nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch biển là một trong những yêu cầu cấp thiết đối với hoạt động kinh doanh vùng ven biển nói riêng, du lịch Thanh Hóa nói chung.

2.3.2. Điểm hạn chế


Bên cạnh sự thuận lợi có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn

đa dạng, phong phú để khai thác du lịch thì hiện nay hoạt động này còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay tại một số điểm du lịch của vùng có tài nguyên du lịch văn hóa rất hấp dẫn và đặc sắc nhưng vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng vốn có của nó. Đa phần mới chỉ tập trung khai thác tài nguyên du lịch

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/11/2023