khách du lịch không nhỏ bởi mục đích du lịch của phần lớn khách quốc tế đến Việt Nam nói chung và Thanh Hoá nói riêng (Khoảng 90%) là để tìm hiểu đời sống văn hoá của dân tộc Việt Nam.Từ trước đến nay, sản phẩm du lịch này chưa được quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng nên còn đơn điệu và chất lượng thấp.
Cần có chính sách ưu đãi thoả đáng đối với các nghệ nhân tham gia thực hiện chương trình phục vụ khách du lịch.
Giới thiệu sản phẩm du lịch văn hóa thông qua các chương trình quảng cáo Trong hệ thống khách sạn, nhà hàng, cần khuyến khích mở rộng nhiều
loại hình dịch vụ bổ sung để tạo ra sự đa dạng và hấp dẫn hơn của các sản phẩm du lịch trong lĩnh vực này.
Khuyến khích mở các điểm trưng bày và bán các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm có chất lượng cao, giá cả hợp lý. Nên có những quy định
đối với các cơ sở tư nhân buôn bán các loại hàng này cho khách du lịch.
Khuyến khích việc quy hoạch lại các làng nghề truyền thống phục vụ khách du lịch. Cần đặc biệt lưu ý đến quyền lợi của người dân địa phương để họ có thể yên tâm đầu tư thời gian và công sức tạo ra sản phẩm du lịch độc
đáo này.
Phát triển du lịch gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái, tôn tạo, khai thác các di sản thiên nhiên, nhân văn sao cho môi trường cảnh quan tự nhiên và các khu thắng cảnh không bị xâm hại mà còn bảo trì và nâng cấp tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm!
- Môi Trường Tự Nhiên Và Xã Hội Tại Các Điểm Du Lịch
- Đánh Giá Về Hoạt Động Khai Thác Các Sản Phẩm Du Lịch Văn Hoá
- Một Số Đề Xuất Góp Phần Nâng Cao Hiệu Quả Khai Thác Sản Phẩm Du Lịch Văn Hoá
- Khai thác sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh hóa - 13
- Khai thác sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh hóa - 14
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
3.3. Một số giải pháp tăng cường khai thác sản phẩm du lịch văn hoá vùng ven biển
3.3.1. Quản lý và khai thác sản phẩm du lịch văn hoá vùng ven biển Thanh Hóa
Để sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh Hóa phải triển xứng với tiềm năng vốn có của tài nguyên du lịch, do vậy các cơ quan quản lý
về du lịch, các doanh nghiệp và các ban ngành có liên quan cần phải có kế hoạch trong việc quản lý và khai thác sản phẩm sao cho thật hợp lý và đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh du lịch.
Hiện nay việc quản lý và khai thác các sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển còn hạn chế, thiếu đồng bộ, thiếu vốn và còn dàn trải. Đặc biệt khi một số tài nguyên nhân văn để tạo thành sản phẩm du lịch văn hoá là thế mạnh của vùng ven biển lại chưa được quan tâm đầu tư khai thác đúng mức, nhất là khi các tài nguyên này lại nằm ở xa trung tâm đô thị. Do vậy:
Cần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các đoàn thể về du lịch
để thấy được vai trò và hiệu quả kinh tế-xã hội của ngành du lịch đem lại. Và xác định việc phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của vùng ven biển nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung.
Phải lên kế hoạch, qui hoạch cụ thể về công tác đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, tôn tạo các di tích danh lam thắng cảnh một cách tập trung để khai thác được những tài nguyên có gía trị độc đáo. Cần có kế hoạch về quản lý, quy hoạch để phát huy giá trị các tài nguyên du lịch văn hóa như mong muốn.
Cần có cơ chế chính sách quản lý và khuyến khích đầu tư phát triển sản phẩm du lịch văn hóa một cách đồng bộ và lâu dài. Khuyến khích đầu tư du lịch ở các địa phương trong vùng ven biển nhất là địa phương có tài nguyên nhân văn có gía trị đặc sắc đang có nguy cơ bị mất, hoặc hiện nay đang gặp khó khăn về kinh tế.
Phải tạo ra sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong tỉnh một cách rõ ràng, phân rõ nhiệm vụ, trách nhiệm cho các địa phương và ngành quản lý, trong quản lý để tránh bị chồng chéo. Giải quyết triệt để các hiện tượng buông lỏng quản lý một cách nghiêm minh để có những hiệu quả tốt trong việc xây dựng và quản lý kinh doanh, đem lại ấn tượng tốt với khách du lịch.
Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong quy hoạch, đầu tư, quản lý và kinh doanh để có được hiệu quả cao trong quản lý.
Cần có kế hoạch cụ thể về công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch đúng mức để thu hút đầu tư và khách du lịch trong nước, quốc tế đến với vùng ven biển Thanh Hóa.
Tỉnh và các huyện của vùng ven biển cần đề ra nhiều chính sách cụ thể hơn nữa nhằm thúc đẩy phát triển du lịch, kết hợp các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội gắn với mục tiêu khai thác, phát triển du lịch. Tập trung ưu tiên những dự án có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động phát triển du lịch, trong đó có phát triển sản phẩm du lịch văn hóa.
Bên cạnh việc khắc phục những nguyên nhân chủ quan du lịch vùng ven biển còn phải cố gắng khắc phục những nguyên nhân khách quan chi phối như thời tiết, mùa vụ và một số tác động khác như dịch bệnh ….
3.3.2. Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch vùng ven biển Thanh Hoá
3.3.2.1. Các khách sạn, nhà nghỉ
So với nhiều địa phương khác trong cả tỉnh, vùng ven biển là những địa phương có hệ thống các cơ sở lưu trú chiếm tỉ lệ cao (trong đó điểm du lịch Sầm Sơn chiếm 70% tổng số cơ sở lưu trú của cả tỉnh). Tuy nhiên, số phòng cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế để đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách du lịch,
đặc biệt là khách thương mại vẫn còn thấp và hiện mới chỉ tập trung chủ yếu ở Sầm Sơn. Vì vậy hướng đầu tư nâng cấp và xây dựng khách sạn tại các huyện thuộc vùng ven biển trong những năm tới cần đặc biệt chú ý đến vấn đề này và cần ưu tiên cấp phép đầu tư cho những dự án đáp ứng được yêu cầu trên.
Trong đầu tư nâng cấp khách sạn, cần ưu tiên đối với những dự án xây dựng, nâng cấp khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế.
Trong những năm tới, xu hướng khách du lịch quốc tế mang theo xe ô tô sẽ tăng dần, thêm vào đó khách nội địa đến vùng ven biển Thanh Hoá bằng phương tiện ô tô cá nhân cũng sẽ tăng lên. Điều này đòi hỏi trong thiết kế các công trình lưu trú cần dành ra những khoảng không nhất định làm bãi để xe hoặc phải làm các tầng hầm (đối với các công trình hạn chế về mặt bằng). Đây là vấn đề hết sức quan trọng trong xây dựng các công trình lưu trú ở đây trong những năm tới, đảm bảo được sự văn minh trong giao thông, thoải mái và an toàn đối với du khách.
3.3.2.2. Các loại hình dịch vụ
Một trong những hạn chế đối với vùng ven biển là hiện nay thiếu những cơ sở dịch vụ cho hoạt động du lịch thể thao, du lịch hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo quốc tế.
So với nhu cầu phát triển du lịch và dự báo lượng khách du lịch đến vùng ven biển Thanh Hoá trong những năm tới, hệ thống nhà hàng kinh doanh
ăn uống đạt tiêu chuẩn quốc tế vẫn còn thấp. Như vậy với thực trạng của hệ thống nhà hàng như hiện nay, số dự án và vốn đầu tư vào lĩnh vực này còn thấp so với nhu cầu. Vì vậy cần có những ưu tiên đầu tư hợp lý vào lĩnh vực du lịch nhà hàng. Điều này sẽ giải quyết được hai vấn đề quan trọng :
- Đáp ứng được yêu cầu phát triển của lĩnh vực dịch vụ du lịch quan trọng.
- Góp phần đưa dần chất lượng dịch vụ ăn uống của hoạt động kinh doanh du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế.
3.3.2.3. Các khu vui chơi giải trí
Trong những năm qua, việc phát triển các công trình vui chơi giải trí ở những địa phương vùng ven biển Thanh Hoá chưa được quan tâm đúng mức. Hiện nay trên địa bàn thuộc vùng ven biển, ngoài Khu du lịch văn hóa “huyền thoại thần Độc Cước” cùng một số điểm vui chơi nhỏ lẻ của một số hộ kinh doanh mọc dọc bờ biển Sầm Sơn, ngoài ra các huyện khác thuộc vùng này
chưa có một điểm vui chơi giải trí nào để đáp ứng nhu cầu của nhân dân địa phương và khách du lịch. Thực tế, hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực này tại nhiều địa phương đã khẳng định sự cần thiết phải đẩy mạnh hướng phát triển này.
Do những đặc điểm trên, việc đầu tư xây dựng phát triển hệ thống các
điểm vui chơi giải trí ở đây - những địa phương có khả năng phát triển cao về kinh doanh du lịch biển (trong đó bao gồm du lịch tắm biển và du lịch tham quan các tài nguyên nhân văn) là một yêu cầu bức xúc, góp phần vào chiến lược đa dạng hoá các loại hình sản phẩm du lịch, tạo ra sự hấp dẫn của du lịch vùng ven biển Thanh Hoá trong những năm tới.
Nội dung định hướng đầu tư phát triển các điểm vui chơi giải trí ở đây bao gồm:
- Đầu tư xây dựng thêm một số điểm vui chơi giải trí mới ở những khu vực ưu tiên phát triển du lịch đã xác định như: Quảng Cư, khu vực núi Trường Lệ - Sầm Sơn, Hoằng Hóa, đảo Nghi Sơn Tĩnh Gia...
- Tăng cường hiện đại hoá các dịch vụ công cộng như ngân hàng, trung tâm thông tin tại các điểm du lịch có khả năng phát triển.
- Đầu tư xây dựng và hiện đại hoá các công trình công cộng như các khu công viên, vui chơi giải trí, các trung tâm thương mại, trung tâm hội chợ triển lãm… để đáp ứng yêu cầu của khách du lịch.
3.3.3. Xây dựng và đa dạng hoá sản phẩm du lịch văn hoá vùng ven biển Thanh Hoá
Tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh Hóa hiện có bằng cách đầu tư vốn cải tạo các di tích văn hóa- lịch sử, khôi phục lại một số làng nghề, lễ hội và một hoạt động văn hóa truyền thống của địa phương.
Nâng cấp chất lượng buồng ngủ, trang thiết bị đầy đủ, đồng bộ trong các cơ sở lưu trú. Đồng thời đầu tư xây dựng một số khu vui chơi giải trí để
đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch.
Khai thác các nét độc đáo của nền văn hoá - cả vật thể và phi vật thể để tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo thu hút du khách, đặc biệt là sản phẩm du lịch cộng đồng ở vùng ven biển Thanh Hoá.
Tổ chức kinh doanh khách sạn theo một quy trình khép kín với đầy đủ các loại dịch vụ bổ trợ nhằm đáp ứng nhu cầu phong phú và đa dạng của khách.
Nâng cao chất lượng phục vụ bằng việc giáo dục, đào tạo về nghiệp vụ du lịch và ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên làm việc trong hoạt động hướng dẫn du lịch văn hóa vùng ven biển.
Triển khai đầu tư tạo nên một số khu du lịch có diện mạo mới vừa phù hợp với truyền thống dân tộc, vừa hiện đại như khu du lịch biển Hoằng Hóa, Nam Sầm Sơn, Tĩnh Gia…
Phối hợp với ngành Văn hóa Thông tin và các huyện trong vùng tổ chức các sự kiện, nhất là tổ chức một số lễ hội truyền thống theo hướng chuyên nghiệp hóa để tạo ra các sản phẩm du lịch như lễ hội Quang Trung, lễ hội Mai An Tiêm, lễ hội Cầu ngư..
Mở rộng các loại hình kinh doanh du lịch như đẩy mạnh hoạt động lữ hành, vận chuyển khách du lịch
3.3.4. Phát triển nhân lực du lịch vùng ven biển Thanh Hoá
Du lịch là ngành kinh tế đòi hỏi có sự quan hệ rộng, giao tiếp nhiều, trình độ nghiệp vụ, phong cách và thái độ giao tiếp của con người trong lĩnh vực này vô cùng quan trọng, đây là yếu tố quyết định mọi thắng lợi, thành công của ngành du lịch, đặc biệt đối với việc khai thác sản phẩm du lịch văn hóa ở vùng ven biển Thanh Hóa. Vì vậy đòi hỏi phải có chiến lược phát triển cụ thể đáp ứng các yêu cầu về số và chất lượng lao động trong du lịch.
Do vậy đào tạo nguồn nhân lực chính là một trong những giải pháp chiến lược hàng đầu trong phát triển sản phẩm du lịch Thanh Hóa nói chung, sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển nói riêng. Qua phân tích thực trạng lao động đang công tác trong ngành du lịch tại vùng ven biển Thanh Hóa
trong thời gian qua có thể dễ dàng nhận thấy đây là một khâu khá yếu kém của hoạt động du lịch tại vùng ven biển tỉnh nhà. Do đó, đào tạo, bồi dưỡng lực lượng cán bộ, nhân viên tại đây có trình độ chuyên môn cao trở thành vấn
đề cấp thiết và là quan trọng hiện nay:
Đối với cán bộ quản lý các doanh nghiệp: Bắt buộc mỗi chủ doanh nghiệp phải có trình độ Cao đẳng trở lên. Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng quản lý kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch hàng năm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh du lịch văn hóa.
Đào tạo lại nghiệp vụ du lịch cho số lao động đã được đào tạo từ các năm trước không đúng với chuyên ngành yêu cầu. Thông qua các lớp đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn, bồi dưỡng bổ túc nâng cao nghiệp vụ chuyên môn với thời gian từ khoảng 3-6 tháng trở lên, xoá bỏ đào tạo loại quá ngắn hạn, không
đáp ứng được nhu cầu của công việc.
Phát triển các doanh nghiệp du lịch cả về số lượng và chất lượng, tạo
điều kiện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển, xây dựng một số doanh nghiệp làm nòng cốt; tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh còn kém phát triển.
Những lao động trẻ ở vùng ven biển chưa được đào tạo về nghiệp vụ du lịch, tạo mọi điều kiện cho số lao động này được đào tạo tại các trường dạy nghề, các trường Trung học, Đại học về nghiệp vụ du lịch trong và ngoài tỉnh
để phục vụ tại các doanh nghiệp ở đây.
Các doanh nghiệp du lịch tiếp nhận lao động vừa mới tốt nghiệp tại các trường Đại học, Trung học, Dạy nghề về du lịch để bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Đây là nguồn nhân lực bổ sung cho yêu cầu của phát triển sản phẩm du lịch văn hóa trong tình hình mới.
Để nâng cao, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch văn hóa và kéo dài tính thời vụ của vùng ven biển, có thể cần đào tạo chuyên gia, nghệ nhân trong ngành
du lịch bằng cách cho đi học tập, nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn tại các trung tâm du lịch lớn trong nước và quốc tế. Cần có chính sách đãi ngộ, trọng dụng, khuyến khích, thu hút đối với những chuyên gia, nghệ nhân giỏi trong lĩnh vực du lịch về công tác tại vùng ven biển Thanh Hoá.
Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch văn hóa chuyên nghiệp, lái xe du lịch và thuyết minh viên để hướng dẫn phục vụ du khách trong nước và quốc tế.
Nâng cao văn hoá du lịch (đặc biệt văn hóa giao tiếp) đối với cộng đồng dân địa phương vùng ven biển.
Hình thành các Trung tâm đào tạo tại từng địa phương của vùng ven biển để đáp ứng nhu cầu về đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, đáp ứng yêu cầu về nhân lực để có thể phát triển đa dạng sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển nói riêng và hoạt động ngành du lịch trong tỉnh nói chung.
3.3.5. An ninh và quản lý môi trường du lịch vùng ven biển Thanh Hoá
An ninh
Tình hình thế giới trong những năm vừa qua có nhiều biến động bất lợi, những biến động đó đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển chung của ngành du lịch như: dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh, lạm phát…Trong bối cảnh đó, Châu á nói chung và Việt Nam nói riêng lại ít bị tác động bởi những tiêu cực trên. Vì vậy, Việt Nam ngày càng được chú trọng và xem như là điểm đến an toàn cho khách du lịch quốc tế. Với ngành du lịch Thanh Hoá, thì du lịch biển
– là loại hình du lịch chiếm thế mạnh của du lịch tỉnh nhà trước sự phát triển chung của du lịch trong nước và khu vực, tuy có nhiều thuận lợi nhưng vẫn phải tập trung hoàn thiện hơn nữa công tác đảm bảo an toàn, an ninh cho du khách, cụ thể trong những công việc sau:
- Phối hợp với ngành Công an quản lý tốt công tác an ninh trật tự và an toàn xã hội. Đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng và tài sản cho du khách nhất là tại Sầm Sơn vào dịp hè.