Môi Trường Tự Nhiên Và Xã Hội Tại Các Điểm Du Lịch


2.2.3.3. Các điểm vui chơi giải trí:

Cũng như cơ sở lưu trú và ăn uống thì hiện nay vùng ven biển Thanh Hóa mới chỉ có điểm du lịch Sầm Sơn có khu vui chơi giải trí cho khách mỗi khi đến đây. Tuy nhiên với số lượng khách đến ngày càng đông, nhất là vào những thời kỳ cao điểm tháng 6,7, thì với số lượng điểm vui chơi giải trí quá ít, quy mô nhỏ, chất lượng thấp, cho nên không thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách du lịch, nhất là đối tượng khách có nhu cầu và khả năng chi trả cao. Đặc biệt trong xu thế hội nhập, nhu cầu này ngày càng cao đối với khách đi du lịch là người nước ngoài.

Ngoài điểm du lịch Sầm Sơn thì các điểm du lịch khác trong vùng ven biển Thanh Hóa hiện nay chưa có khu, điểm vui chơi giải trí cho khách. Đây chính là vấn cần được quan tâm, đầu tư và tập trung khai thác của Sở Văn hóa

– Thể thao – Du lịch cùng các cấp chính quyền địa phương và các nhà kinh doanh du lịch để đáp ứng nhu cầu cho khách du lịch nhằm kéo dài thêm ngày lưu trú, tăng thu nhập cho ngành và tạo nhiều việc làm cho dân địa phương.

2.2.3.4. Phương tiện vận chuyển khách du lịch


Hiện tại, vùng ven biển chưa có đơn vị tổ chức chuyên về dịch vụ này mà chỉ mang tính kết hợp, song do quy luật cung - cầu, dịch vụ vận chuyển khách du lịch ngày càng phát triển, đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu đi du lịch của khách du lịch trong và ngoài tỉnh. Hiện nay, theo thống kê tại các huyện, thị xã thuộc vùng ven biển có trên 100 đầu xe chuyên chở khách du lịch và bắt

đầu từ ngày 30.4, 1.5/2007 các tuyến xe buýt đã đi vào hoạt động tạo thuận lợi trong việc đi lại của người dân và khách du lịch. Tuy nhiên chất lượng phương tiện và văn hóa giao tiếp của các đơn vị tổ chức chưa thực sự làm khách hài lòng. Tại một số huyện xe buýt chưa đến tận điểm du lịch nên khách du lịch phải mất công trung chuyển phương tiện vận chuyển.


Hiện nay tại một số điểm du lịch của vùng ven biển Thanh Hóa đã có nhiều loại phương tiện vận chuyển đường bộ khác cũng được đưa vào phục vụ khách du lịch như xích lô, xe ôtô điện, xe đạp đôi, xe máy…

Loại hình phương tiện vận chuyển đường thủy (ca nô, tàu thuỷ, môtô nước) cũng được phát huy để phục vụ khách du lịch song còn nhiều hạn chế

2.2.3.5. Hệ thống các dịch vụ bổ trợ khác

Như điện, nước, bưu chính viễn thông, ngân hàng, thương mại… đã bắt

đầu được đầu tư, nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế du lịch nói riêng và kinh tế của vùng ven biển nói chung trong thời kỳ hội nhập. Tuy nhiên, hiện nay ngay tại điểm du lịch trọng điểm của vùng ven biển như Sầm Sơn các dịch vụ bổ trợ để tạo sự thuận tiện trong giao dịch cho khách như: các dịch vụ tự động và thanh toán tự động như máy rút tiền ATM, điện thoại thẻ, hệ thống cung cấp thông tin, hệ thống đặt dịch vụ trực tuyến còn thiếu. Phương thức thanh toán chủ yếu vẫn dùng phương thức truyền thống (thanh toán bằng tiền mặt); các hình thức thanh toán như chuyển khoản, thẻ tín dụng… chưa được áp dụng nhiều. Còn tại các điểm du lịch khác trong vùng thì hiện nay gần như chưa có, cho nên khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài cùng người dân còn gặp nhiều khó khăn trong việc muốn sử dựng các dịch vụ này.

2.2.3.6. Môi trường tự nhiên và xã hội tại các điểm du lịch

Hiện này tại vùng ven biển Thanh Hóa thì đây là vấn đề còn gặp nhiều bất cập. Do là khu vực có quá nhiều đối tượng khách du lịch đến lưu trú cho nên tình trạng vi phạm trật tự an toàn, an ninh như: trộm cắp, mại dâm, hút chích diễn ra khá phổ biến vào mùa du lịch. Môi trường tự nhiên bị ảnh hưởng khá nặng nề, tình trạng rác thải, nước thải chưa được xử lý tốt, một số tài nguyên du lịch bị xâm hại và ảnh hưởng do việc làm nhà, làm quán kinh doanh khai thác thiếu quy hoạch …


2.2.4. Hệ thống dịch vụ du lịch trong khai thác sản phẩm du lịch văn hóa


2.2.4.1. Các tuyến, điểm du lịch


Trong những năm gần đây, hoạt động du lịch Thanh Hóa đã bắt đầu chú trọng vào công tác quy hoạch và đầu tư phát triển tại các cụm, khu, tuyến,

điểm du lịch trọng điểm của tỉnh như: Sầm Sơn, Lam Kinh, khu du lịch văn hóa – giải trí Hàm Rồng, còn vùng ven biển như: Sầm Sơn, Từ Thức, Hoằng Hóa, Tĩnh Gia... đã tạo được điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch. Nhiều chương trình hợp tác phát triển du lịch đã được triển khai tạo thêm các sản phẩm du lịch mới.

Tuy nhiên, tại vùng ven biển mới có điểm du lịch Sầm Sơn là được triển khai qui hoạch, phát triển các tuyến, điểm du lịch để phục vụ khách du lịch. Còn lại một số điểm du lịch có tài nguyên du lịch văn hóa phong phú, đa dạng vẫn chưa được đầu tư khai thác có hiệu quả như Hậu Lộc, Quảng Xương, nhiều danh thắng và di tích hiện đang bị xuống cấp, việc trùng tu, tôn tạo một số công trình đang còn nhiều vấn đề bàn cãi. Công tác tổ chức khai thác chưa

đồng bộ, hạ tầng cơ sở ở một số điểm du lịch kém, các dịch vụ còn kém, chất lượng dịch vụ tại chỗ chưa đạt yêu cầu, thậm chí còn chưa có các dịch vụ phục vụ du lịch như ở Ngư Lộc – Hậu Lộc. Đặc biệt thiếu các tổ chức đầu tư xây dựng và kinh doanh phục vụ du lịch mạnh dạn đầu tư hoặc liên kết đầu tư để khai thác ở các điểm du lịch này.

Vấn đề tổ chức đón và phục vụ khách du lịch tại các điểm du lịch còn bỏ ngỏ. Thuyết minh viên tại điểm du lịch còn thiếu về số lượng và yếu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

2.2.4.2. Các sự kiện văn hóa - xã hội

Vùng ven biển Thanh Hoá có rất nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm với sự chuẩn bị và dàn dựng công phu như lễ hội Mai An Tiêm, lễ hội bánh Trưng - bánh Dày, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Đua thuyền … Ngoài ra,


kết hợp với những sự kiện kinh tế, xã hội để thu hút khách du lịch đến với vùng ven biển, nổi tiếng như lễ khai mạc mùa Du lịch Sầm Sơn hàng năm…

Nhìn chung, các sự kiện diễn ra mới thu hút được phần lớn khách du lịch trong tỉnh, chưa thực sự hấp dẫn và chưa được quảng bá sâu rộng đến với khách du lịch trong nước và nước ngoài. Mặt khác, các sự kiện lễ hội (ngoại trừ lễ khai mạc mùa du lịch Sầm Sơn) chỉ đơn thuần mang màu sắc tâm linh, xã hội mà chưa thực sự kết hợp với du lịch để khai thác và thu hút khách.

2.2.4.3. Các sản vật và văn hoá truyền thống

Vùng ven biển Thanh Hoá được khách du lịch biết đến với nhiều sản vật quen thuộc như cua, tôm, mực, ghẹ, sò, cá… và nhiều món ăn đặc sản của miền biển. Tuy chưa được “độc quyền về thương hiệu” song khách du lịch vẫn tin tưởng và đánh giá cao chất lượng của các sản vật này. Bên cạnh đó, khách du lịch còn tìm mua những mặt hàng làm từ cói Nga Sơn, các đồ thủ công mỹ nghệ ở Sầm Sơn, hàng mây tre đan ở Quảng Phong – Quảng Xương… Hiện một số làng nghề của vùng ven biển chưa phát huy được hiệu quả đối với du lịch.

Trên thực tế, việc cung cấp các sản vật này chưa có quy mô và tổ chức nhằm đáp ứng đầy đủ và thuận tiện cho khách đi du lịch mà chỉ dừng lại ở việc kinh doanh nhỏ, lẻ, manh mún, chưa tập trung khai thác đối với đối tượng là khách du lịch.

2.2.4.4. Dịch vụ lưu trú, nhà hàng

Thanh Hoá là một trong những tỉnh có số lượng cơ sở lưu trú lớn nhất trong cả nước, phần lớn tập trung tại các điểm du lịch vùng ven biển, đặc biệt là Sầm Sơn. Tại nhiều điểm du lịch khác trong vùng, hệ thống nhà hàng, khách sạn còn rất mỏng, thậm chí có điểm du lịch chưa có như ở tại xã ven biển Ngư Lộc - Hậu Lộc. Sự phân bổ này còn mang tính tự phát và cảm tính dẫn đến việc bất hợp lý trong khai thác du lịch ở các địa phương có tuyến,

điểm du lịch. Số khách sạn được xếp sao còn ít chiếm 5,5%/tổng số cơ sở lưu trú với 15 khách sạn xếp từ 1 đến 2 sao, 3 khách sạn 3 sao, 1 khu resort cao


cấp 4 sao, các dịch vụ bổ trợ trong cơ sở lưu trú chưa đa dạng, chất lượng phục vụ còn hạn chế. Hệ thống nhà hàng phong phú song còn thiếu những nhà hàng chuyên phục vụ các món ăn Âu và những nhà hàng mang phong cách truyền thống… Tất cả những điều kiện này đã hạn chế việc thu hút và phục vụ khách nước ngoài, khách có khả năng chi trả cao.

2.2.4.5. Dịch vụ vận chuyển

Tại các điểm du lịch vùng ven biển Thanh Hoá còn thiếu hẳn đội ngũ xe chuyên vận chuyển khách du lịch (thường dùng xe chạy tuyến để đưa khách đi du lịch) nên chất lượng xe, chất lượng dịch vụ, chất lượng lao động trong vận chuyển khách du lịch còn rất yếu, nhất là văn hóa giao tiếp còn kém dẫn đến làm mất lòng khách du lịch từ những giai đoạn đầu tiên khi khách vừa đật chân tới đây. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn tới việc khách muốn quay trở lại nơi đây những lần sau.

Tại các điểm du lịch trong vùng, dịch vụ vận chuyển chưa được đầu tư nhiều. Sầm Sơn là điểm du lịch hiện đang thu hút khách du lịch nhiều nhất, tuy nhiên dịch vụ xích lô, ôtô điện, xe đạp đôi hoạt động thiếu tổ chức, chất lượng phục vụ kém, văn hoá giao tiếp chưa văn minh, lịch sự, dịch vụ môtô nước hoạt động chưa đảm bảo an toàn cho du khách. Nhiều điểm du lịch trong vùng có thể khai thác bằng các tuyến đường thuỷ trên biển như tuyến Sầm Sơn

– Tĩnh Gia nhưng chưa có cá nhân, tổ chức nào mạnh dạn đầu tư khai thác.


2.2.4.6. Dịch vụ lữ hành

Vùng ven biển Thanh Hoá hiện có khoảng 10 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành, trong đó mới có 1, 2 doanh nghiệp có chức năng kinh doanh lữ hành quốc tế. Nhưng những doanh nghiệp này chủ yếu tập trung tại Sầm Sơn (ngoài ra ở điểm du lịch này còn có các văn phòng lữ hành

đaị diện của các công ty ngoài tỉnh), ở các điểm du lịch khác trong vùng hầu như chưa có. Các công ty lữ hành tại điểm du lịch Sầm Sơn chủ yếu khai thác thị trường khách trong vùng để đưa ra các tỉnh, thành trong cả nước. Về việc


tổ chức đón và phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước vào vùng ven biển và tổ chức nối tour còn rất ít. Dịch vụ của các công ty lữ hành rời rạc, đơn

điệu, chất lượng thấp. Chương trình du lịch nghèo nàn và nhàm chán, thiếu sự tìm hiểu, khảo sát, sáng tạo trong thiết kế các chương trình du lịch mới, hấp dẫn. Hướng dẫn viên du lịch hầu như chưa có thẻ; trình độ và kinh nghiệm tổ chức tour còn rất hạn chế.

2.2.4.7. Các dịch vụ khác

Nhìn chung, khách du lịch đến vùng ven biển Thanh Hoá đều đánh giá là thiếu các cơ sở vui chơi giải trí và mua sắm. Ngoài thời gian tham quan và tắm biển, khách du lịch không có nhiều sự lựa chọn hấp dẫn. Hệ thống siêu thị và chợ lớn thường tập trung tại trung tâm Thành phố nên khách du lịch đến các khu, điểm du lịch khó kết hợp du lịch với mua sắm. Các làng nghề hiện nay mới đang được quy hoạch và đầu tư để trở thành làng nghề du lịch nên việc đưa khách đến thăm hiện còn hạn chế vì các sản phẩm du lịch văn hóa ở

đây chưa phong phú, đa dạng để thu hút khách du lịch. Khách du lịch đến đây mới chỉ dừng lại ở mua sắm là chủ yếu, chứ việc thăm quan và tìm hiểu về không gian và hoạt động sản xuất thì còn rất ít. Dịch vụ vui chơi thể thao cao cấp như sân gold, lướt sóng, lặn biển… chưa xuất hiện tại vùng ven biển Thanh Hoá.

Dịch vụ công cộng chưa được đầu tư tại các khu, điểm du lịch để đảm bảo vấn đề vệ sinh môi trường, trật tự, an toàn xã hội như nhà vệ sinh lưu

động, thùng rác, các biển chỉ dẫn, biển cấm, đường dây điện thoại nóng... Các dịch vụ tự động và thanh toán tự động như máy rút tiền ATM, điện thoại thẻ, hệ thống cung cấp thông tin, hệ thống đặt dịch vụ trực tuyến… tại khu, điểm du lịch còn thiếu. Phương thức thanh toán chủ yếu vẫn dùng phương thức truyền thống (thanh toán bằng tiền mặt); các hình thức thanh toán như chuyển khoản, thẻ tín dụng… chưa được áp dụng nhiều.


2.2.5. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch


Số lượng lao động và cơ cấu đào tạo của đội ngũ lao động trong du lịch có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của dịch vụ du lịch. Lao động trong du lịch bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Lao động trực tiếp là số lao động làm việc trong các công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ khác. Lao động gián tiếp tham gia vào các hoạt động có liên quan đến hoạt động du lịch. Theo số liệu thống kê, năm 1995 cả tỉnh có 1.480 lao động trong ngành du lịch; đến năm 2000 con số này là 1.795; tính đến năm 2003 lao động du lịch ở con số 2.954 và năm 2004 cả tỉnh có 3.708 lao động. Hiện nay thì nguồn nhân lực trong du lịch toàn tỉnh số lượng lao động được tăng lên hàng năm song chất lượng chuyên môn lại chưa được cải thiện. Năm 2007 thì lao động trong ngành du lịch có trình độ từ trung cấp và công nhân kỹ thuật trở lên là 5.278 trong tổng số 9.188 lao động. Trong đó có 3.018 lao động

được đào tạo đúng chuyên ngành du lịch. Theo thực tế du lịch Thanh Hóa hiện nay chưa có khả năng thu hút khách du lịch quốc tế, cho nên đội ngũ lao động du lịch còn hạn chế trong sử dụng ngoại ngữ. Theo thống kê, hiện nay toàn tỉnh có 4.120 người có khả năng sử dụng ngoại ngữ trình độ A trở lên, tương

đương 44,8%.

Nói tới du lịch Thanh Hoá là nói tới du lịch biển, đây là loại hình du lịch đặc trưng và chiếm thế mạnh của du lịch tỉnh nhà, tuy nhiên với số liệu thống kê thực tế về nguồn nhân lực du lịch tại các điểm du lịch vùng ven biển Thanh Hóa cho thấy số lượng lao động tăng lên hàng năm song chất lượng chuyên môn vẫn còn nhiều bất cập, trình độ nghiệp vụ sơ cấp chiếm số lượng lớn, trình độ ngoại ngữ thấp, trình độ Đại học và Cao đẳng trong ngành du lịch còn ở mức khiêm tốn. Số lượng hướng dẫn viên, thuyết minh viên chưa qua

đào tạo và chưa được cấp thẻ còn nhiều; nghiệp vụ và kiến thức hiểu biết non kém. Lao động trong khách sạn, nhà hàng ở hầu hết các khâu, các bộ phận trong tình trạng chung là yếu về văn hoá giao tiếp, ứng xử và chuyên môn


nghiệp vụ. Lao động trong ngành du lịch thường phải kiêm nhiệm nhiều công việc; tình trạng thiếu lao động trong các vị trí chủ chốt và trong mùa cao điểm vẫn thường xuyên diễn ra.

Vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dịch vụ và sự phát triển của du lịch vùng ven biển Thanh Hoá nói riêng, du lịch Thanh Hóa nói chung.

Bảng 2.6: Trình độ học vấn của nguồn nhân lực du lịch vùng ven biển Thanh Hóa

Đơn vị : Người


Stt

HuyƯn

Trên

ĐH

ĐH, CĐ

Dưới CĐ9

PTTH

Tỉng

1

Nga Sơn

0

1

2

5

8

2

Hậu Lộc

0

0

0

0

0

3

Hoằng Hóa

0

1

3

5

9

4

Sầm Sơn

11

2.735

2.961

637

6344

5

Quảng Xương

0

2

2

7

11

6

Tĩnh Gia

0

13

53

98

164



Tỉng

Người

11

2752

3021

752

6536

(%)

0,2

42,1

46,2

11,5

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Khai thác sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh hóa - 9

Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Thanh Hóa


2.2.6. Hoạt động khai thác tài nguyên du lịch văn hóa thành sản phẩm du lịch văn hóa của các doanh nghiệp lữ hành

Vùng ven biển Thanh Hóa ngoài có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên là bờ biển dài hơn 100km và đẹp vào loại nhất ở nước ta, mà còn có nguồn tài nguyên du lịch văn hóa khá hấp dẫn làm tăng khả năng thu hút khách du lịch



9 Gồm: Trung cấp chuyên nghiệp, Công nhân kỹ thuật, Bồi dưỡng ngắn hạn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/11/2023