Khai thác sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh hóa - 13


- Cần phải triệt để các tệ nạn xã hội, ăn xin, bán hàng rong, ép giá khách, tranh giành khách, đặc biệt thường xảy ra tại Sầm Sơn một cách nghiêm minh.

- Thường xuyên kiểm tra công tác an toàn, an ninh phòng chống cháy nổ tại các điểm du lịch biển. Giáo dục nhân dân địa phương và tuyên truyền rộng khắp tới du khách các kiến thức phòng chống cháy nổ và đề cao cảnh giác tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

- Thực hiện tốt công tác quản lý đăng ký hộ khẩu tạm trú cho du khách một cách có hiệu quả thuận lợi nhất, tránh gây phiền hà cho du khách.

- Phối hợp chặt chẽ với ngành y tế, bảo hiểm, làm tốt công tác cứu hộ, cứu nạn khi có sự cố xảy ra.

Quản lý, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm du lịch:

Cần có các chính sách tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng dân cư nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường du lịch từ đó hướng dẫn khách du lịch tham gia bảo vệ môi trường. Tạo ra môi trường cảnh quan du lịch biển

đẹp, có văn hoá tại các điểm du lịch.

Luôn tổ chức những đợt thanh tra, kiểm tra về vệ sinh môi trường, ở các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, doanh nghiệp lữ hành, khách sạn của vùng ven biển và xử phạt nghiêm minh các trường hợp vi phạm.

Phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan trong công tác xử lý rác thải, khuyến khích các đơn vị đoàn thể … tham gia vào các phong trào vệ sinh môi trường tại các khu điểm du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Phối hợp với các đoàn kiểm định thực phẩm thanh tra, kiểm tra thường xuyên lương thực, thực phẩm tại các hộ kinh doanh ăn uống để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Cần có những chương trình tuyên truyền để nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm cho cả các hộ kinh doanh và khách du lịch

Khai thác sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh hóa - 13


3.3.6. Văn hóa giao tiếp ứng xử‌

Vùng ven biển Thanh Hóa là những địa phương có nguồn tài nguyên du lịch khá phong phú và hấp dẫn cả về tự nhiên và nhân văn. Tuy nhiên, hiện nay du lịch vùng này chưa có sự phát triển như tiềm năng vốn có vì nhiều nguyên nhân, nhưng phải nói tới một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trong việc lưu giữ, tạo ấn tượng và quay trở lại của khách du lịch trong tương lai đấy là văn hóa giao tiếp ứng xử của người kinh doanh phục vụ du lịch, nhân dân và chính quyền địa phương với khách du lịch cũng như chính bản thân khách du lịch với người cung ứng du lịch tại địa phương.

Vùng ven biển là những huyện nằm cách xa trung tâm Thành phố và là những địa phương có trình độ dân trí chưa cao, người dân ở đây chủ yếu làm những nghề nghiệp truyền thống gắn với môi trường sinh sống như đánh bắt, chế biến hải sản và những nghề nghiệp thủ công truyền thống liên quan tới biển. Nay khi bắt đầu chuyển sang kinh doanh phục vụ du lịch thì gặp nhiều hạn chế, do vậy cần phải:

- Mở các lớp đào tạo bổ túc nâng cao trình độ văn hóa du lịch tại các

địa phương có điểm du lịch. Đặc biệt là thị xã Sầm Sơn, Tĩnh Gia...

- Thường xuyên mở các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ và văn hóa giao tiếp ứng xử trong kinh doanh du lịch - khách sạn cho các đối tượng tham gia kinh doanh phục vụ du lịch tại các địa phương. Nhất là vào thời điểm đầu mùa vụ du lịch hàng năm.

- Nâng cao văn hoá du lịch (đặc biệt văn hóa giao tiếp) đối với cộng

đồng dân địa phương tại các buổi sinh hoạt định kỳ để nâng cao khả năng thu hút khách.

3.3.7. Tuyên truyền, quảng bá sản phẩm du lịch văn hoá vùng ven biển Thanh Hóa

Một trong những nguyên nhân của sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển cũng như của cả ngành Thanh Hoá chưa có sự phát triển tương xứng với


tiềm năng vốn có là do công tác tuyên truyền, quảng cáo chưa được chú ý

đúng mức. Chính vì thế một trong những giải pháp cho vấn đề phát triển sản phẩm du lịch văn hóa của vùng ven biển Thanh Hóa là cần có kế hoạch tuyên truyền, quảng cáo hình ảnh sản phẩm du lịch văn hóa Thanh Hoá trên các phương tiện thông tin đại chúng như:

Xây dựng các chuyên mục, chuyên đề về sản phẩm du lịch văn hóa, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, thi thiết kế biểu tượng Logo riêng về sản phẩm du lịch vùng ven biển Thanh Hoá

Xây dựng băng Video, đĩa CD-Rom, Website, Guide Book, các tập gấp, bản đồ du lịch, khẩu hiệu … giới thiệu về sản phẩm du lịch văn hóa vùng biển xứ Thanh

Xây dựng các Panô- áp phích về hình ảnh sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh Hoá tại các điểm quan trọng để thu hút sự chú ý của mỗi du khách.

Có nguồn kinh phí riêng cho hoạt động tuyên truyền quảng cáo một phần từ vé thắng cảnh và sự hỗ trợ của các đoàn thể xã hội.

Đẩy mạnh công tác xúc tiến sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển, xây dựng trung tâm thông tin du lịch, tổ chức tư vấn, cung cấp thông tin cho khách du lịch và các doanh nghiệp du lịch. Đẩy mạnh công tác tư vấn kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch.

Đặt văn phòng đại diện du lịch tại các địa phương khác, nhất là có thể kết hợp trong việc quảng bá sản phẩm du lịch Thanh Hóa ở Hà Nội; các Trung tâm kinh tế-chính trị-xã hội khác … để hướng dẫn, cung cấp thông tin cho du khách trong ngoài tỉnh.

Đa dạng và nâng cao chất lượng các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về du lịch, xây dựng hình ảnh ấn tượng về sản phẩm du lịch văn hóa biển xứ Thanh trong các hội chợ, triển lãm, liên hoan du lịch, văn hoá, các hội thi du lịch trong tỉnh, trong nước.


Phối hợp với Đài phát thanh truyền hình Thanh Hoá giới thiệu sản phẩm du lịch văn hóa biển trong chương trình " Lịch sử văn hóa xứ Thanh" mỗi tháng một số.‌

Bám sát các sự kiện để lồng ghép phối hợp quảng bá cho sản phẩm du lịch. Xây dựng chương trình " Liên hoan du lịch biển" hàng năm và phải được truyền hình trực tiếp trên đài truyền hình Trung ương để giới thiệu về sản phẩm du lịch văn hóa biển xứ Thanh.

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp và cộng

đồng đối với phát triển du lịch của địa phương.


Xã hội hoá các hoạt động tuyên truyền, quảng bá: tăng cường phối hợp với các cơ quan ban ngành, các lĩnh vực khác có liên quan trong và ngoài tỉnh; huy động các doanh nghiệp du lịch đóng trên địa bàn của các huyện vùng ven biển đóng góp thành lập quĩ xúc tiến du lịch để xây dựng chiến lược tuyên truyền quảng bá về sản phẩm du lịch.

- Các doanh nghiệp du lịch cần phối kết hợp với các ban ngành liên quan trong việc quảng bá các sản phẩm du lịch văn hóa trong các chương trình thăm quan du lịch.

3. 4. Một số khiến nghị


3.4.1. Khuyến nghị đối với cơ quan quản lý về du lịch


Vùng ven biển Thanh Hóa là những địa phương có nguồn tài nguyên du lịch cả về tự nhiên nhân văn rất đa dạng, đa dạng. Tuy nhiên ngoài phát triển loại hình du lịch tắm biển thì hiện nay ở vùng ven biển chưa khai thác triệt để các giá trị văn hóa của các tài nguyên nhân văn để phát triển sản phẩm du lịch nhằm thu hút khách du lịch đông và kéo dài thời gian lưu trú của họ lâu hơn. Do vậy xin được đề nghị với:


- Sở Văn hóa - Thể thao –Du lịch Thạnh Hóa cùng các ngành có liên quan khác quan tâm giúp đỡ để du lịch vùng ven biển Thanh hóa trong các lĩnh vực như:

Phối hợp với các huyện có điểm du lịch vùng ven biển để đầu tư khai thác, bảo tồn các di tích gắn với đầu tư CSHT du lịch vào các điểm tham quan du lịch các di tích văn hoá-lịch sử. Lên kế hoạch đề nghị Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch thực hiện điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, đưa Thanh Hoá vào trọng điểm phát triển du lịch quốc gia, xây dựng chiến lược phát triển loại hình du lịch Biển tại Bắc miền Trung (Từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế). Đặc biệt, phát triển Sầm Sơn thành đô thị du lịch.

Phối hợp với Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch hướng dẫn xác định các sản phẩm đặc thù về các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể để lập kế hoạch bảo tồn, tôn tạo và khai thác phục vụ phát triển văn hoá gắn với du lịch.

Tạo điều kiện, hỗ trợ cho hoạt động du lịch vùng ven biển Thanh Hóa tăng cường công tác quảng bá và xúc tiến, tiếp cận thị trường du lịch, xây dựng cơ sở đào tạo dạy nghề du lịch tại địa phương.

- Với chính quyền và nhân dân địa phương:

Cần phải nhận thức được tầm quan trọng của ngành kinh tế du lịch và phát triển du lịch ( du lịch tắm biển và du lịch văn hóa biển phải là nhiệm vụ của toàn ngành, toàn dân. Những việc cần làm của chúng ta trong thời gian tới là:

- Xây dựng các cơ chế chính sách nhằm ưu tiên phát triển du lịch vùng ven biển như: cơ chế đổi đất lấy công trình đối với một số dự án đầu tư phát triển du lịch; các ưu tiên về tài chính như áp dụng thuế suất thu nhập doanh nghiệp, thời gian và mức miễn thuế, giảm thuế với các hoạt động kinh doanh, với một số lĩnh vực thuộc diện chính sách và khuyến khích thu hút đầu tư.

- Sớm ban hành các nghị quyết cho phát triển du lịch, từ đó huy động và phát huy nội lực từ các tầng lớp nhân dân địa phương các huyện vùng ven biển


để phát triển du lịch. Xây dựng dự án đầu tư cho các làng nghề truyền thống, khai thác các nét văn hoá độc đáo…nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch văn hóa

đặc sắc mang hình ảnh văn hóa vùng ven biển Thanh Hóa vừa truyền thống vừa hiện đại.

- Các cơ quan thông tin đại chúng:

Lên kế hoạch cho các cơ quan thông tin đại chúng của địa phương có kế hoạch phối hợp với Bộ Văn hóa – Thể thao - Du lịch, Sở Văn hóa – Thể thao - Du lịch Thanh Hoá tuyên truyền về sản phẩm du lịch vùng ven biển nhằm tạo

điều kiện giới thiệu hình ảnh, đất nước và con người Thanh Hoá nói chung, vùng ven biển nói riêng trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và quốc tế. Từng bước đưa du lịch ven biển Thanh Hoá trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh và là điểm đến thân thiện – văn minh – lịch sự của khách du lịch trong tương lai.

3.4.2. Khuyến nghị đối với các doanh nghiệp du lịch

Các doanh nghiệp du lịch cùng phối kết hợp với Sở Văn hóa – Thể thao

– Du lịch và các ban ngành có liên quan trong việc xây dựng các làng nghề du lịch truyền thống, nghiên cứu, khai thác các giá trị văn hóa độc đáo của di tích lịch sử – văn hóa, lễ hội, phong tục tập quán để tạo ra những sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo, hấp dẫn khách du lịch.

Nên mở rộng các hoạt động kinh doanh lưu trú, đặc biệt là hoạt động lữ hành, vận chuyển khách du lịch và vui chơi giải trí ở các địa phương thuộc vùng ven biển Thanh Hóa để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch

Các doanh nghiệp du lịch nên có kế hoạch tạo điều kiện để nhân viên công ty mình có thể tham gia các khóa học nâng cao kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn, đặc biệt nâng cao kỹ năng giao tiếp du lịch do Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch hoặc các cơ sở, trung tâm đào tạo du lịch.

Nên tích cực chủ động tạo ra các sản phẩm du lịch để khẳng định “thương hiệu” của doanh nghiệp nhằm thu hút khách hàng, đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh hợp lý với các doanh nghiệp du lịch khác.


Tiểu kết chương 3


Thanh Hóa là một tỉnh có tài nguyên du lịch tự nhiên cũng như nhân văn rất đa dạng và phong phú. Hiện nay loại hình du lịch biển là thế mạnh của du lịch tỉnh nhà. Với chiều dài 102km đường bờ biển dài phẳng đẹp đã tạo ra sự hấp dẫn du khách. Bên cạnh đó vùng ven biển Thanh Hóa còn có nguồn tài nguyên du lịch văn hóa khá đặc sắc để tạo ra sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng của ven biển. Tuy nhiên căn cứ vào tình trạng thực tế việc khai thác sản phẩm du lịch cho thấy sản phẩm du lịch văn hóa ở đây còn rất nghèo nàn, đơn

điệu chưa mang tính đặc trưng của đại phương, dẫn tới việc chưa thể thu hút khách du lịch nước ngoài và khách có khả năng chi trả cao.

Cho nên luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh Hóa. Hệ thống giải pháp của luận văn gồm 7 nhóm. Đồng thời để tăng thêm hiệu lực cho các giải pháp cơ bản, luận văn đưa ra một số kiến nghị đối với kiến nghị đối với cơ quan quản lý về du lịch và với các doanh nghiệp du lịch nhằm mục đích xây dựng và khai thác sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh Hóa một cách hiệu quả, nhằm đáp ứng chủ trương của tỉnh trong việc phát triển du lịch Thanh Hóa thành trọng điểm du lịch quốc gia.


Kết luận


Du lịch là một ngành kinh tế – xã hội tổng hợp có hiệu quả cao trên nhiều phương diện. Trong sự phát triển chung của các loại hình du lịch hiện nay phải nói tới loại hình du lịch văn hóa. Đây là loại hình du lịch đang có xu hướng phổ biến của du lịch toàn thế giới, trong đó có Việt Nam - đất nước có 4000 năm lịch sử. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội chung của cả nước nói chung, Thanh Hóa nói riêng, nhu cầu đi du lịch của người dân đã tăng lên rõ rệt và kéo theo sự phát triển với tốc độ cao của hoạt động kinh doanh lữ hành. Với lợi thế biển cùng nguồn tài nguyên du lịch văn hóa ở đây khá phong phú và đặc sắc có khả năng tạo ra sản phẩm du lịch biển (trong đó có sản phẩm du lịch văn hóa nói) đặc trưng cho vùng ven biển Thanh Hóa. Tuy nhiên hiện nay sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh Hóa còn nghèo nàn, đơn điệu, thiếu sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Điều này cho thấy sản phẩm du lịch văn hóa ở đây do chưa được chú trọng đúng mức và trên thực tế còn gặp nhiêù khó khăn. Do vậy để nâng cao hiệu quả khai thác sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh Hóa thì cơ quan quản lý về du lịch Thanh Hóa, các cấp các ngành có liên quan, cũng như mỗi doanh nghiệp lữ hành cần phải có sự đầu tư và nỗ lực nhằm phát huy trong việc xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh Hóa thành sản phẩm du lịch đặc sắc mang đậm văn hóa của vùng ven biển.

Với mục đích đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả khai thác sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh Hóa trên cả phương diện lý và thực tế, sau quá trình nghiên cứu, khảo sát thực tế, đề tài đã đạt được một số kết quả sau:

- Hệ thống hóa và xây dựng được những lý thuyết mang tính cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch văn hóa

- Thu thập, phân tích và đánh giá giá trị của tài nguyên du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh Hóa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/11/2023