Sản Phẩm Du Lịch Nghề, Làng Nghề Thủ Công Truyền Thống


Để tạo ra “thương hiệu” riêng với thị trường cạnh tranh và trong mắt khách du lịch, các doanh nghiệp lữ hành có thể khai thác các giá trị văn hóa trong mỗi tài nguyên du lịch văn hóa để xây dựng chương trình du lịch văn hóa đặc sắc bán cho khách du lịch kết hợp với du lịch tắm biển. Nhưng hiện nay, hầu như các doanh nghiệp lữ hành đóng tại vùng ven biển nói riêng, trong và ngoài tỉnh nói chung chỉ mới dừng lại ở việc đưa khách đến để nghỉ mát và kết hợp đến các di tích lịch sử – văn hóa này để thể hiện lòng tín ngưỡng với

đối tượng được suy tôn chứ chưa chú trọng xây dựng các bài thuyết minh hấp dẫn cùng các chương trình quảng cáo để đáp ứng nhu cầu hiểu biết của khách du lịch về lịch sử hình thành các di tích lịch sử cũng như giá trị kiến trúc và văn hóa truyền thống của người dân vùng này.

2.2.2.2.2. Sản phẩm du lịch phong tục tập quán, lễ hội


Cùng với hệ thống các di tích lịch sử – văn hóa có khả năng thu hút khách du lịch thì phong tục tập quán, lễ hội ở đây cũng mang những nét độc

đáo nổi bật và khác lạ so với các vùng khác. Gắn liền với môi trường sống và nghề nghiệp chính của ngư dân, các lễ hội và phong tục tập quán ở đây đều mang bản sắc địa phương như: lễ hội Cầu Ngư, Đua thuyền, Bánh chưng – bánh dày, lễ Hạ thủy…Đây là những nguồn tài nguyên du lịch được kết tinh ở dạng văn hóa phi vật thể khá thu hút khách du lịch. Thông qua lễ hội, phong tục tập quán của ngư dân, khách du lịch sẽ có điều kiện hiểu rõ hơn về đời sống văn hóa tinh thần, cũng như những mong ước trong cuộc sống của ngư dân ở đây đối với các đối tượng thần linh. Song, dù các tài nguyên du lịch này có độc đáo đến như vậy, nhưng sản phẩm du lịch tham quan lễ hội, phong tục tập quán ở đây vẫn chưa có khả năng thu hút khách du lịch đến và lưu trú lại. Bởi việc khai thác các giá trị tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể vào hoạt

động kinh doanh du lịch của vùng này chưa được chú trọng nhiều. Hiện nay các sản phẩm du lịch lễ hội, phong tục ở vùng này tuy có những nét độc đáo nhưng chưa phong phú về số lượng. Có rất nhiều lễ hội, phong tục độc đáo


nhưng hiện chưa được khôi phục lại và khai thác hết các giá trị văn hóa đặc sắc phục vụ cho mục đích du lịch. Nhất là phần hội chưa được đầu tư mở rộng

để đa dạng các hình thức vui chơi giải trí nhằm thu hút du khách tham gia trực tiếp trong chương trình.

Những yếu tố tiếp theo làm sản phẩm du lịch này chưa thu hút được nhiều khách, đấy là hiện nay ở vùng này chưa được đầu tư kinh phí cho việc xây dựng các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho mục đích du lịch lễ hội, phong tục, nhất là khâu xúc tiến quảng bá chưa được quan tâm một đồng bộ nên hiệu quả không cao. Điều đáng nói ở đây là các doanh nghiệp lữ hành chưa biết phối kết hợp với Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Thanh Hóa và các huyện trong vùng để đầu tư khai thác các giá trị đặc sắc trong các lễ hội, phong tục để đưa vào kinh doanh du lịch, cũng như việc quảng bá sản phẩm, tổ chức đón khách trong những dịp diễn ra tổ chức các sự kiện văn hóa, lễ hội truyền thống. Đặc biệt, nguồn kinh phí đầu tư khai thác, bảo vệ, tôn tạo, nâng cấp và phát triển cho các nguồn tài nguyên du lịch văn hóa này còn thấp. Đây là một trong những lý do chính làm cho sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh Hoá ngày càng trở nên đơn điệu cùng với sự xuống cấp về môi trường, cảnh quan của nhiều điểm du lịch.

2.2.2.2.3. Sản phẩm du lịch nghề, làng nghề thủ công truyền thống


Khách du lịch mỗi khi có dịp đến với vùng ven biển sẽ cảm thấy chuyến

đi của mình thật sự thú vị. Sau khi tắm biển, tham quan các di tích lịch sử – văn hóa và tìm hiểu đời sống tinh thần của người dân trong vùng thông qua các lễ hội và phong tục tập quán ở đây. Ngoài ra, khách du lịch còn có thể đến tham quan, mua sắm một số hàng hóa gia dụng đặc trưng gắn liền với môi trường biển tại những làng nghề hay tại các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa trong vùng. Đây chính là điều kiện thuận lợi để vùng ven biển Thanh Hóa có thể phát triển mạnh loại hình du lịch làng nghề song song với loại hình du lịch biển, đồng thời nhằm làm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch để thu hút


khách đến đông, sử dụng các dịch vụ và lưu trú lâu hơn. Và đây cũng chính là

điều kiện thuận lợi để hoạt động du lịch văn hóa nói riêng, du lịch vùng ven biển nói chung thu được nhiều doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên với các điều kiện thuận lợi như vậy nhưng sản phẩm du lịch làng nghề ở đây còn khá nghèo nàn, đơn điệu, chưa có khả năng thu hút khách đến tham quan và mua sắm. Bởi do các cơ sở sản xuất kinh doanh và làng nghề cũng như các doanh nghiệp lữ hành chưa biết cách khai thác các giá trị văn hóa và xác định đây chính là tài nguyên du lịch quan trọng để xây dựng thành sản phẩm du lịch làng nghề đặc thù của vùng ven biển. Khách du lịch đến đây ngoài mua hàng hóa về sử dụng và làm quà lưu niệm cho người thân thì họ còn có nhu cầu

được tham quan, tìm hiểu về cơ sở sản xuất, nhất là một số bí quyết để làm ra những sản phẩm hàng hóa này. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất và hộ kinh doanh tại những làng nghề trong vùng, và hướng dẫn viên du lịch chỉ mới dùng lại ở việc đưa khách tới mua hàng hóa mà chưa đáp ứng được nhu cầu nâng cao hiểu biết của họ. Hiện nay Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Thanh Hóa và các ban ngành cũng chưa có kế hoạch đầu tư, hướng dẫn các các hộ kinh doanh doanh và các doanh nghiệp lữ hành khai thác các yếu tố tài nguyên này, cho nên sản phẩm du lịch làng nghề của vùng ven biển Thanh Hóa còn nghèo nàn, thiếu qui mô và tính hấp dẫn. Một trong những yếu kém của sản phẩm du lịch làng nghề đấy là yếu tố văn hóa doanh nghiệp. ë đây các hộ kinh doanh chưa có sự đầu tư trong việc lên kế hoạch phục vụ khách du lịch, nhất là thái độ giao tiếp, ứng xử với khách. Đây chính là vấn đề hiện

đang bị khách du lịch có ý kiến nhiều như: chèn ép và không lịch sự trong giao tiếp với khách hàng. Đặc biệt, các ban ngành du lịch tỉnh, vùng ven biển chưa đưa ra chiến lược khôi phục một số làng truyền thống đang có nguy cơ bị mai một như: nghề dệt Săm Súc, đan lát… và việc lên kế hoạch giới thiệu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ thông qua các điểm trưng bày bán và giới thiệu sản hàng thủ công mỹ nghệ trong tỉnh và vùng.


2.2.2.3. Các sản phẩm du lịch văn hóa (mang tính) hiện đại


Nói về sản phẩm du lịch văn hóa mang tính hiện đại vùng ven biển thì hiện nay chỉ mới có điểm du lịch Sầm Sơn là có điểm vui chơi giải trí cho khách du lịch. Còn lại các điểm du lịch khác trong vùng hầu như chưa có. Khi

đến điểm du lịch Sầm Sơn, ngoài tắm biển, thăm quan các tài nguyên du lịch văn hóa ở dạng vật thể, phi vật thể truyền thống như: lễ hội, phong tục tập quán, làng nghề thủ công và các di tích lịch sử – văn hóa giúp khách du lịch có thể rõ hơn về đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của ngư dân ven biển.

Đây là những sản phẩm du lịch văn hóa làm cho khách du lịch cảm thấy vô cùng thú vị và xua tan đi bao mệt mỏi, căng thẳng của những tháng ngày bận rộn công việc. Thông các doanh nghiệp lữ hành, du khách còn có những trận giao hữu bóng đá, bóng chuyền trên bãi biển đầy thú vị với chính những người cùng đoàn hoặc với những đoàn khách du lịch khác nhau. Ngoài ra, họ còn có thể có thể ngắm quang cảnh biển trên canô và đi thăm khu vui chơi giải trí – văn hóa Huyền thoại Thần Độc Cước để hiểu về và những công trạng của Thần Độc Cước với người dân vùng ven biển và vua Trần. Đến đây, khách du lịch còn có điều kiện hiểu về đời sống hàng trăm loài cá và tham gia các dịch vụ vui chơi giải trí thú vị như trượt máng, đu dây... Tuy nhiên, các sản phẩm du lịch văn hóa mang tính hiện đại ở đây cũng chưa phong phú và đa dạng để

đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Điều này cho thấy sản phẩm du lịch văn hóa hiện đại ở Sầm Sơn nói riêng, vùng ven biển nói chung hiện chưa có chính sách phát triển, đầu tư của các cấp các ngành, cũng như việc tổ chức một cách bài bản bởi các doanh nghiệp lữ hành, mà hiện nay các sản phẩm này còn mang tính tự phát. Hiện nay ở điểm du lịch Sầm Sơn mới chỉ một vài doanh nghiệp du lịch có thương hiệu đứng ra tổ chức như: thuê bãi biển để tổ chức

đánh bóng chuyền, đá bóng và canô cho khách của mình đi dạo trên biển. Tuy nhiên, do chưa có bài bản nên cũng đã xảy ra nhiều phiền toái xảy như: một


số hộ dân kinh doanh ở khu vực tổ chức bóng chuyền, bóng đá đã gây khó dễ vì muốn chiếm vị trí làm chỗ kinh doanh, hoặc việc để khách du lịch đi canô trên biển sẽ không đảm bảo an toàn khi có sự cố xảy ra, nhất là khi đội cứu nạn, tuần tra trên biển không thường xuyên có mặt.

2.2.2.4. m thực trong du lịch


Đến với vùng ven biển Thanh Hóa, ngoài tắm biển, dạo chơi trên một trong những bờ biển đẹp nhất nước, cùng việc thăm quan các tài nguyên du lịch văn hóa truyền thống và hiện đại thì khách du lịch còn được thưởng thức những món ăn đặc sản được chế biến từ những sản vật biển vô cùng hấp dẫn như: tôm, cua, ghẹ, sò huyết, mực, cá… làm hài lòng du khách. Hiện tại vùng ven biển Thanh Hóa mới chỉ có điểm du lịch Sầm Sơn và vài năm gần đây có thêm điểm du lịch Hải Hòa – Tĩnh Gia, Hoằng Hóa là có nhà hàng, khách sạn phục vụ khách du lịch, còn lại những điểm du lịch khác trong vùng như Nga Sơn, Ngư Lộc – Hậu Lộc, Quảng Xương còn chưa có nhà hàng, khách sạn phục vụ ăn uống cho khách du lịch. Tuy nhiên là vùng biển có khá nhiều những đặc sản quý hiếm nhưng các món ăn ở đây cũng chưa thực sự chinh phục được khách hàng. Bởi các nhà hàng, khách sạn chưa có những đầu bếp giỏi (trừ một số khách sạn lớn như: Biển xanh, Lê Lợi - Sầm Sơn, Khu du lịch Vạn Chài Quảng Xương, ABC - Tĩnh Gia…) để sáng tạo ra những món ăn mang tính nghệ thuật. Điều này cho thấy do đặc tính thời vụ của loại hình du lịch biển nên các đầu bếp tại một số khách sạn lớn ở điểm du lịch Sầm Sơn là

được thuê theo mùa, còn hầu hết các nhà hàng, khách sạn nhỏ tại đây chủ yếu là những người trong nhà đứng ra tự phục vụ. Khi hết mùa vụ du lịch lại chuyển sang làm việc khác, cho nên không có sự đầu tư để nâng cao tay nghề, nghiệp vụ chuyên môn của mình. Chính vì vậy các món ăn ở đây chưa phong phú, đa dạng và mang tính nghệ thuật cao để có thể làm hài lòng tất cả các khách du lịch trên mọi miền tổ quốc khi đến đây.


2.2.3. Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch


Cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của ngành. Nó bao gồm hệ thống các cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, các phương tiện vận chuyển và các cơ sở dịch vụ du lịch khác.

Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng của khách du lịch về vùng ven biển Thanh Hóa, hệ thống các cơ sở lưu trú, dịch vụ ở đây phát triển với tốc độ nhanh, quy mô và chất lượng ngày càng được nâng cao, tuy nhiên việc xây dựng phát triển các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ở đây không đồng

đều. Cần đầu tư xây dựng thêm các cơ sở có đủ điều kiện kinh doanh để đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của khách du lịch

2.2.3.1. Về cơ sở lưu trú:

Cùng với sự gia tăng về khách du lịch đến vùng ven biển, trong những năm gần đây hệ thống cơ sở lưu trú du lịch (hiện tại mới chỉ có điểm du lịch Sầm Sơn và Hải Hòa – Tĩnh Gia) phát triển với tốc độ khá nhanh. Tính đến tháng 7 năm 2008, có tổng 328 cơ sở lưu trú, trong đó có 15 khách sạn xếp hạng từ 1 đến 2 sao, 1 khách sạn 3 sao, 1 khu resort sinh thái 4 sao. Phần lớn các cơ sở lưu trú đều tập trung ở khu vực Sầm Sơn (chiếm đến 73,1% tổng số cơ sở lưu trú du lịch của tỉnh Thanh Hóa).

So sánh với số liệu khảo sát tại bảng 2.1 ta thấy số cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh tăng đều theo các năm. Tuy nhiên số cơ sở lưu trú và số phòng tăng mạnh vào năm 2006 với tổng số phòng tăng thêm so với năm 2005 là 77 phòng, tương đương với 22.4%. Đây là thời điểm du lịch vùng ven biển phát triển mạnh, người dân các tỉnh trong nước đã biết nhiều đến các điểm du lịch của vùng, đặc biệt là điểm du lịch Sầm Sơn, và hiện nay là một số các bãi biển

được bắt đầu khai thác như biển Hải Hòa, Hải Tiến.

Theo số liệu khảo sát tại bảng 2.2. thì tính đến thời điểm tháng 7 năm 2007, tại Hoằng Hóa đã đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú du lịch. Hoằng Hóa sẽ có nhiều cơ sở lưu trú được xây dựng trong hai đến ba năm tới do tại đây bãi


biển Hải Tiến đã được khai thác và đi vào hoạt động, nhiều dự án xây dựng

được các nhà đầu tư quan tâm vì Hải Tiến là một bãi biển mới có sức hấp dẫn với khách du lịch.

Bảng 2.4 Hiện trạng số lượng các cơ sở lưu trú du lịch vùng ven biển Thanh Hóa (2004 – 7/2008)

Đơn vị tính : cơ sở


HuyƯn

2004

2005

2006

2007

7/2008

Nga Sơn

0

0

0

1

2

Hoằng Hóa

0

0

0

0

1

Hậu Lộc

0

0

0

0

0

Sầm Sơn

253

279

298

331

309

Quảng Xương

0

0

0

1

1

Tĩnh Gia

1

5

10

13

15

Tỉng

254

284

308

347

328

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Khai thác sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh hóa - 8

Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Thanh Hóa

Do đời sống kinh tế ngày càng tăng nên nhu cầu con người trong quá trình đi du lịch cũng ngày một yêu cầu cao hơn. Toàn tỉnh có 1 khu du lịch sinh thái 4 sao, 7 khách sạn 3 sao và 31 một khách sạn 1-2 sao. Do du lịch Thanh Hóa phát triển tập trung tại điểm du lịch Sầm Sơn nên số lượng khách sạn tại vùng ven biển cũng chiếm đại bộ phận hệ thống cơ sở lưu trú. Khu du lịch sinh thái 4 sao và khách sạn 3 sao tập trung nhiều tại điểm du lịch Sầm Sơn, hệ thống khách sạn 1 đến 2 sao là 15 khách sạn, chiếm 48,3% số khách sạn 1 đến 2 sao của toàn tỉnh. Hệ thống cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn của vùng

đạt 165 cơ sở, chiếm 85,1% tổng số hệ thống cơ sở lưu trú trong toàn tỉnh.


Bảng 2.5: Hiện trạng chất lượng các cơ sở lưu trú du lịch vùng ven biển Thanh Hóa đến tháng 7/2008

TT

Các chỉ tiêu chất lượng

Số cơ sở

Số phòng

1

Chất lượng 4 sao

1

80

2

Chất lượng 3 sao

3

168

3

Chất lượng từ 1 -2 sao

15

453

4

Đạt tiêu chuẩn kinh doanh

165

4834

5

Chưa đạt tiêu chuẩn kinh doanh

146

1.197

6

Tỉng

328

6.732

Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Thanh Hóa


2.2.3.2. Hệ thống cơ sở kinh doanh ăn uống:

Hệ thống cơ sở kinh doanh ăn uống vùng ven biển Thanh Hoá hiện xây dựng, phát triển chưa đồng đều. Ngoài điểm du lịch Sầm Sơn là nơi thu hút khách nhiều nhất đã có các cơ sở kinh doanh phục vụ ăn uống cho khách du lịch, còn lại một số điểm du lịch các cơ sở kinh doanh ăn uống còn đơn sơ, nghèo nàn, thậm chí một số nơi như xã Ngư Lộc - Hậu Lộc, Nga Sơn còn chưa có cơ sở kinh doanh ăn uống cho khách du lịch. Sau khi tham gia lễ hội, tham quan di tích lịch sử văn hóa, làng nghề cá ở Ngư Lộc – Hậu Lộc thì khách du lịch phải kết thúc chuyến tour hoặc quay lên huyện để ăn uống. Điều này làm hạn chế rất lớn tới việc khách du lịch đến và muốn lưu trú ở đây lâu hơn. Từ trước tới giờ chỉ có điểm du lịch Sầm Sơn là có hệ thống cơ sở kinh doanh ăn uống phát triển, giờ có thêm điểm du lịch Hải Hòa – Tĩnh Gia. ë hai điểm du lịch này hầu hết các khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ đều có cơ sở ăn uống. Ngoài ra, còn có một hệ thống nhà hàng, quán ăn từ cao cấp đến bình dân tại các điểm du lịch phục vụ mọi lúc, cho mọi đối tượng. Nguồn thực phẩm tại vùng ven biển Thanh Hóa rất dồi dào, các món ăn đã bắt đầu được quan tâm chế biến công phu từ hải sản như tôm, cua, mực, sò… là những món ăn đặc sản mà các du khách đều ưa thích.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 19/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí