Tiếp Nhận Thông Tin Về Sự Kiện, Hoạt Động Do Bộ Văn Hoá, Thể Thao Và Du Lịch Thực Hiện


chính sách này lại không cao, chủ yếu dao động ở con số 60-70% người biết nội dung chính sách này. Tỉ lệ người biết cao nhất cũng chỉ đạt 76,8% ở Nghị định số 79/2012/NĐ-CP Quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu. Tỉ lệ người biết thấp nhất là 42,4% đối với Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch phát triển Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Đối với người dân, tỉ lệ người biết nội dung về các văn bản chính sách càng ít hơn, tỉ lệ rất thấp. Có khoảng 20-30% người dân xem/nghe/nói/trao đổi thông tin về các văn bản chính sách, nhưng cũng chỉ có khoảng 30-40% người trong tổng số 20-30% người nghe/nói trao đổi thông tin về chính sách biết đến nội dung của văn bản đó. Do vậy, tỉ lệ người dân biết về nội dung chính sách chỉ dao động ở mức 10%, nhiều nhất là 10,4% - Nghị định số 89/2014/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú”, thấp nhất là Nghị định số 113/2013/NĐ-CP về hoạt động Mỹ thuật, chỉ có 2,8% người dân biết về văn bản này.

Còn về nguồn cung cấp thông tin, có sự khác biệt giữa người dân và quản lý. Đối với người dân, nguồn cung cấp thông tin về nội dung chính sách chủ yếu từ các phương tiện truyền thông đại chúng (tivi, báo, đài phát thanh) là 72,45% tổng số người trả lời, thứ 2 là từ các phương tiện truyền thông của Bộ. Còn các nguồn khác như từ lãnh đạo đơn vị; từ đồng nghiệp/bạn bè; mạng xã hội; họp thôn/ấp/ tổ dân phố và các đoàn thể địa bàn dân cư; hoạt động tuyên truyền của địa phương hoặc các tài liệu được phát về luật và các văn bản hướng dẫn thi hành, chưa phải là các nguồn cung cấp thông tin hiệu quả về chính sách. Tuy nhiên, đối với nhóm quản lý, thì nguồn cung cấp thông tin chính về các văn bản chính sách lại đến từ lãnh đạo đơn vị là chính. Tiếp đến là từ các phương tiện truyền thông của Bộ, sau đó mới đến từ các phương tiện truyền thông đại chúng (ti vi, báo, đài phát thanh) và từ đồng nghiệp/bạn bè.


Mạng xã hội và các tài liệu được phát về luật và các văn bản hướng dẫn thi hành tỏ ra có giá trị hơn với nhóm quản lý, khi đây là những nguồn cung cấp thông tin cho một bộ phận quản lý. Số liệu này phù hợp với thực tế, bởi mỗi chính sách mới ban hành đều có văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện theo ngành dọc từ Trung ương đến địa phương. Bên cạnh đó, việc “Họp thôn/ấp/tổ dân phố và các đoàn thể địa bàn dân cư” và “Hoạt động tuyên truyền của địa phương” không phải là nguồn truyền thông hiệu quả, khi tỉ lệ người biết về nội dung chính sách thông qua các nguồn này là rất hạn chế.

2.3.2. Tiếp nhận thông tin về sự kiện, hoạt động do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện

Với danh mục 16 hoạt động/sự kiện văn hóa do Bộ VHTTDL/địa phương tổ chức được lựa chọn tương đối tiêu biểu ở nhiều lĩnh vực khác nhau, qua số liệu điều tra khảo sát với 2 mẫu: mẫu 1 dành cho người làm quản lý - là những người công tác trong Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch từ cấp Trung ương đến huyện, xã và mẫu 2 dành cho người dân, có thể nhìn thấy rõ, những người làm công tác quản lý (những người làm trong ngành Văn hóa, thể thao và du lịch) biết về các hoạt động, sự kiện nhiều hơn so với người dân. Đây là con số không bất ngờ bởi do đặc thù công tác, những người làm trong Ngành có nhiều điều kiện và khả năng nhanh chóng tiếp cận thông tin về các hoạt động của Bộ hơn người dân.

Nếu so sánh về tỉ lệ biết về các hoạt động của người dân so với quản lý, thì đa số dao động ở mức 2 lần (với lượng mẫu khảo sát giữa người dân và quản lý là ngang nhau: 250-250), tức là quản lý có tỉ lệ biết về các sự kiện văn hóa được tổ chức gần đây cao hơn gấp 2 lần so với người dân (con số này đúng với 16/30 sự kiện, hoạt động). Không có bất cứ một sự kiện nào mà số lượng người dân biết nhiều hơn số lượng quản lý biết. Theo số liệu khảo sát thống kê đối với bảng hỏi quản lý, đứng đầu danh sách là các hoạt động lớn trong ngành VHTTDL


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

có tỉ lệ được biết nhiều nhất là: Liên hoan phim Việt Nam (90,8%). Trong bảng tổng thể các hoạt động/sự kiện được hỏi, đối với những hoạt động/sự kiện do địa phương tổ chức tiêu biểu nhất là Festival hoa Đà Lạt (88%), tiếp theo đó là sự kiện Festival Huế (86,8%), Festival Biển Nha Trang (77.2%). Đây cũng là những sự kiện đã xây dựng và phát triển được thương hiệu, không chỉ dừng lại ở hoạt động văn hóa, lễ hội của địa phương mà còn thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế. Điều đó cũng gián tiếp khẳng định vai trò của TTCSVH đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương.

Cũng theo kết quả khảo sát, tỉ lệ người dân biết đến các sự kiện được đưa ra khảo sát, trung bình là 34%, đây là mức tương đối thấp so với kỳ vọng của những hoạt động văn hóa mà đối tượng thụ hưởng là toàn xã hội. So sánh tương quan và mức độ “biết” về các sự kiện có sự khác biệt, chênh lệch khá lớn giữa quản lý và người dân. Và thực tế như chia sẻ của người dân ở Phú Yên:“Các sự kiện văn hóa tôi cũng chỉ nghe thôi chứ cũng không hiểu, không biết do ai tổ chức hay bên nào quản lý. Người dân chúng tôi cũng không có nhiều điều kiện quan tâm vấn đề quản lý, chỉ cần biết có hoạt động gì cho bà con thôi!...”

Truyền thông về văn hóa tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2016-2021 - 13

% người dân % quản lý

Bảng tần suất số lượng người biết về các sự kiện liên quan đến văn hóa

FESTIVAL MỸ THUẬT TRẺ NGÀY HỘI VĂN HÓA DÂN TỘC… NGÀY HỘI VĂN HÓA, THỂ THAO…

CHỦ TRƯƠNG BIỂU DIỄN… NHỮNG NGÀY VĂN HÓA, DU… TUẦN “ĐẠI ĐOÀN KẾT CÁC DÂN… HỘI DIỄN NGHỆ THUẬT SÂN…

LIÊN HOAN PHIM VIỆT NAM

0

24.8

30

22.4

26.8

25.6

27.2

35.2

34

49.6

52

55.2

55.2

68.4

69.2

49.6

20

40

60

90.8

80 100

Biểu đồ 3: Tỉ lệ người biết về các sự kiện lĩnh vực văn hóa

[Theo kết quả điều tra của đề tài cấp Bộ, Văn phòng Bộ VHTTDL, 2018-2019]


2.4. Nguồn lực truyền thông về văn hóa

2.4.1. Nguồn tài lực

Qua tìm hiểu tại Bộ VHTTDL, hiện nay, không có một nguồn kinh phí riêng chi cho hoạt động truyền thông về văn hóa, mà chỉ có nguồn kinh phí thường xuyên chi bố trí cho bộ phận chuyên môn thuộc Văn phòng Bộ thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên như họp báo, gặp mặt báo chí,…Còn vấn đề truyền thông chính sách gắn với nhiệm vụ xây dựng dự thảo, ban hành, thực thi chính sách trong các lĩnh vực văn hóa, thì việc bố trí kinh phí truyền thông chính sách là chưa thành nhiệm vụ cụ thể, mới chỉ dừng ở việc bố trí trong từng hạng mục thuộc gói công việc. Đối với từng sự kiện, có thể có những khoản chi cho công tác truyền thông nhưng chủ yếu chỉ là chi phí mời phóng viên báo chí tham dự, đưa tin về sự kiện theo mức chi theo quy định và tổng mức không đáng kể.

Các báo, tạp chí thuộc Bộ là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi thường xuyên, nguồn tài chính hoạt động chủ yếu vẫn do ngân sách đảm bảo. Tuy nhiên, nguồn ngân sách cấp hiện nay chỉ đảm bảo hoạt động tối thiểu, chưa đảm bảo mục tiêu phát triển, xây dựng tòa soạn hiện đại đa phương tiện, đáp ứng xu thế phát triển báo chí hiện nay.

Cụ thể, theo số liệu thu thập được từ báo cáo của Báo Văn hóa - cơ quan ngôn luận của Bộ VHTTDL, là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi thường xuyên. Nguồn tài chính hoạt động chủ yếu vẫn do ngân sách đảm bảo. Tuy nhiên, nguồn ngân sách cấp hiện nay chỉ đảm bảo hoạt động tối thiểu, chưa đảm bảo mục tiêu phát triển, xây dựng tòa soạn hiện đại đa phương tiện, đáp ứng xu thế phát triển báo chí hiện nay.

Cơ cấu tài chính hằng năm như sau:

- Ngân sách Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cấp: 08 tỷ đồng/năm.

- Nguồn thu sự nghiệp từ đặt hàng nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ đối với Chuyên đề Dân tộc thiểu số và miền núi: 3 tỷ/năm (Hiện nay, đã kết


thúc giai đoạn thực hiện 2019-2021, Báo Văn hóa đang phối hợp với Ủy ban Dân tộc xây dựng và bảo vệ Đề án tiếp tục thực hiện Chuyên đề.

- Nguồn thu từ phát hành báo in, tuyên truyền, quảng cáo: 3 tỷ/năm.

- Thực trạng cân đối nguồn thu, chi: Hiện nay, cùng với nguồn ngân sách Nhà nước được giao và các nguồn thu hàng năm, Báo Văn hoá chỉ đảm bảo chi trả lương trong biên chế, phục vụ chi thường xuyên từ nguồn ngân sách. Còn lại, các nguồn thu sự nghiệp khác phục vụ chi trả quỹ lương Hợp đồng lao động. Chính vì nguồn tài chính hạn hẹp nên không có cơ sở để gia tăng quỹ nhuận bút, nâng cao mức nhuận bút cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, hạn chế việc đặt bài những chuyên gia, cộng tác viên uy tín. Các bộ phận hỗ trợ nghiệp vụ, chuyên môn dùng chung ngoài lương, thu nhập thêm không đáng kể. Từ số liệu của cơ quan ngôn luận của Bộ, có thể thấy những con số rất khiêm tốn và cùng với đó là những khó khăn chồng chất của một cơ quan báo

chí - nơi được coi là dần nguồn về thông tin của Bộ VTTTDL


Đánh giá về phân bổ nguồn tài chính cho công tác truyền thông

100%

0

28.1

0

28.1

2.7

55.4

50%

71.9

71.9

41.9

0%

Tại cơ quan, đơn vị

Tại địa phương

Tại Bộ VHTTDL

Thiếu Đủ Thừa

Biểu đồ 4: Tỉ lệ đánh giá về nguồn tài chính cho công tác truyền thông

[Theo kết quả điều tra của đề tài cấp Bộ, Văn phòng Bộ VHTTDL, 2018-2019]

Tương tự như việc đánh giá nguồn nhân lực, thì nguồn tài chính dành cho truyền thông được nhiều người đánh giá là “Thiếu” tại cơ quan, đơn vị và tại địa phương (đều có tỉ lệ 71,9%). Hơn một nửa số người được lại cho rằng nguồn tài chính tại Bộ là đủ (55,4%), hơn 40% cho rằng phân bổ nguồn tài


chính thiếu tại Bộ, trong khi con số này tại cơ quan, đơn vị và tại địa phương chiếm đến 72%.

Nhìn qua có thể thấy, tình trạng chung vẫn là nguồn tài chính chi cho công tác truyền thông đang bị thiếu tại cơ quan, đơn vị và tại địa phương. Đây cũng là một chỉ báo mang tính chất thăm dò, để có những đánh giá xác đáng hơn cần những báo cáo, thống kê con số cụ thể về mức chi cho công tác truyền thông Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong khuôn khổ đề tài này chưa thực hiện được.

2.4.2. Nguồn vật lực

Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của công nghệ và kỹ thuật, xu thế truyền thông, báo chí phát triển theo hướng đa nền tảng, đa phương tiện, đa dịch vụ, đóng vai trò trụ cột trong định hướng thông tin, định hướng dư luận xã hội. Phát triển sản phẩm báo chí số, thay đổi cách thức sản xuất nội dung số, truyền thông số, nâng cao chất lượng trải nghiệm của độc giả. Người dân, tổ chức, doanh nghiệp được tiếp cận thông tin trên môi trường số theo nhu cầu cá thể hóa, mọi lúc, mọi nơi, không bị hạn chế về không gian, thời gian, vị trí địa lý, phản ánh trung thực dòng chảy chính của xã hội, tạo niềm tin và đồng thuận xã hội, lan tỏa năng lượng tích cực, khơi dậy khát vọng, tạo sức mạnh tinh thần phát triển đất nước hùng cường, thịnh vượng. Đó cũng là những mục tiêu được nêu ra trong Dự thảo Chiến lược Chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, tầm nhìn 2030. Điều đó càng cho thấy mức độ cấp thiết của nguồn vật lực (bao gồm cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị,…) đối với công tác truyền thông, báo chí. Đối với công tác truyền thông về văn hóa, thì vật lực chủ yếu là các kênh thông tin thuộc Bộ và những điều kiện để đảm bảo vận hành các kênh thông tin. Qua khảo sát các kênh thông tin chính của Bộ VHTTDL cho thấy5:

Báo Văn hóa (báo in) xuất bản 3 kỳ/tuần (thứ Hai, thứ Ba, thứ Sáu), 157 kỳ/năm. Số lượng phát hành: Năm 2016: 26.981 bản/kỳ, trong đó 26.481 phát


5 Theo số liệu báo cáo tổng hợp của các đơn vị năm 2021


hành theo đặt hàng của Chính phủ phát miễn phí cho đến các thôn, bản miền núi. Từ năm 2017 đến nay: 5000 bản/kỳ (do chuyển 26.481 bản đặt hàng của Chính phủ thành ấn phẩm Chuyên đề Văn hoá dân tộc thiểu số và miền núi, phát hành 1 kỳ/tuần). Việc phát hành báo in nói chung gặp khó khăn nên không tăng được số lượng phát hành.

- Báo điện tử Văn hóa xuất bản tin, bài hàng ngày; 5 triệu lượt truy cập/năm.

- Tạp chí Forbes Việt Nam xuất bản 1 kỳ/tháng, phát hành 20.000 bản/kỳ.

- Đặc san Sống đẹp-Beautylife xuất bản 01 kỳ/tháng, bắt đầu từ tháng 4/2021.

Theo thông tin thu thập từ báo cáo của Báo Văn hóa thì: “Nội dung các ấn phẩm của Báo Văn hóa tuyên truyền các lĩnh vực Bộ quản lý: tuyên truyền chính sách của Đảng, Nhà nước về văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình; các chỉ đạo của lãnh đạo Bộ; hoạt động của Bộ; các sự kiện của Bộ, Ngành VHTTDL; đấu tranh với các hành vi sai phạm trong lĩnh vực VHTTDL tại các địa phương: Báo giấy: 1700- 2000 bài/năm; Báo điện tử: 10.800 -11.000 tin, bài, phóng sự ảnh; Tạp chí Forbes Việt Nam: 15-30 bài/năm; Đặc san Sống đẹp-Beautylife dự kiến 50- 100 bài/năm. Các bài viết phản biện trên các ấn phẩm của Báo Văn hoá đều nhận được thư phản hồi của các địa phương và được địa phương chỉ đạo xử lý”.

Tạp chí Forbes Việt Nam và Đặc san Sống đẹp- Beautylife là hai ấn phẩm liên kết, hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích được cấp phép, là kênh thông tin quảng bá cho thương hiệu của Báo Văn hoá. Bên cạnh đó, cũng qua trao đổi, Lãnh đạo Báo Văn hóa cũng chia sẻ thêm, từ năm 2017 đến nay, Báo Văn hóa phối hợp với các đối tác tổ chức 06 chương trình ca nhạc; 03 Hội thảo Văn hoá trong kinh doanh; 02 cuộc thi Tiếng hát Công nhân. Các sự kiện này đều gắn với việc tuyên truyền Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Xây dựng và phát triển con người mới trong thời đại mới; Xây dựng gia đình Việt Nam “ấm no, hạnh phúc, tiến bộ”; xây dựng nền tảng đạo đức trong kinh doanh; xây dựng môi trường văn hoá trong doanh nghiệp; quan tâm đời sống tinh thần trong các khu


công nghiệp... Thông qua các chương trình, quảng bá thương hiệu Báo; kết nối các cơ quan báo chí và tạo nguồn thu cho báo.

Theo khảo sát thực tế các cơ quan, đơn vị báo chí thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, về cơ bản hạ tầng sơ sở, vật chất, trang thiết bị hiện có đều cũ hoặc lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu xây dựng kênh thông tin theo mô hình tòa soạn hội tụ, đa phương tiện với các kỹ thuật hiện đại. Tiêu biểu là Báo Văn hoá in hiện nay đang vận hành theo mô thức truyền thống, chưa áp dụng được công nghệ mới vào quy trình sản xuất, xuất bản báo thường kỳ. Báo Văn hoá điện tử đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Giấy phép hoạt động báo chí (năm 2016) trên cơ sở trang tin điện tử tổng hợp của Báo Văn hoá. Năm 2017, Báo Văn hoá được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đầu tư, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật để làm Báo Văn hoá điện tử. Sau hơn 4 năm triển khai, hệ thống hạ tầng báo điện tử, sever và giao diện chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng báo mạng điện tử. Hiện tại, Báo Văn hoá điện tử xếp thứ hạng trên 6800 tại Việt Nam. Với thứ hạng này, Báo Văn hoá điện tử không có khả năng khai thác thương mại, không thu hút được quảng cáo để tăng nguồn thu (báo điện tử có khả năng khai thác thương mại phải xếp hạng dưới 1000).

Báo Điện tử Tổ Quốc hiện nay đã phát triển thành một tổ hợp truyền thông với nhiều ấn phẩm điện tử được phát hành trên mạng internet, gồm các ấn bản: Báo Điện tử Tổ Quốc tiếng Việt (toquoc.vn), tiếng Anh (nationaltimes.vn); chuyên trang Tri thức trẻ ttvn.toquoc.vn (sáp nhập Báo Tri thức trẻ trở thành chuyên trang Tri thức trẻ thuộc Báo điện tử Tổ Quốc từ ngày 01/02/2020); chuyên trang truyền hình quảng bá văn hóa, thể thao và du lịch (toquoctv.vn) và nhiều chuyên trang khác của Báo như Nhịp sống kinh tế (nhipsongkinhte.toquoc.vn); Nhịp sống Việt (nhipsongviet.toquoc.vn)...

Giai đoạn 2016-2020, Báo Tổ Quốc và các chuyên trang xuất bản

299.566 tin/bài, clip (lượng view tăng trưởng đều qua các năm: 2016: 2.46 triệu;

Xem tất cả 256 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí