Các Chương Trình Du Lịch Khai Thác Yếu Tố Tài Nguyên Du Lịch Văn Hoá


Quảng Phong – Quảng Xương. Đến đây khách du lịch sẽ được tận mắt chứng kiến những nghệ nhân của làng làm ra những sản phẩm gia dụng nổi tiếng không chỉ được đem đi bán nhiều nơi trong cả nước mà còn được xuất khẩu ra nước ngoài. Ngoài ra, khách du lịch còn được tự tay làm ra những sản phẩm bởi những ý tưởng riêng của mình để làm kỷ niệm cho người thân như ở khu nghề sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ ốc trai ở Sầm Sơn.

2.1.2.2. Sản phẩm du lịch văn hóa mang tính hiện đại


Nói về sản phẩm du lịch văn hóa mang tính hiện đại, thì hiện nay chỉ có điểm du lịch Sầm Sơn là đã khai thác yếu tố này trong kinh doanh du lịch. Ngoài ra, ở các điểm du lịch khác trong vùng chưa có.

Cứ mỗi dịp đầu hè hàng năm khách du lịch trong và ngoài tỉnh lại nô nức kéo về thăm dự lễ Khai mạc mùa du lịch Sầm Sơn. Đến với lễ khai mạc du khách ở khắp nơi có điều kiện tìm hiểu về đời sống tinh thần và và vật chất của người dân ở đây thông qua các hoạt động văn hóa tập thể. Trong lễ hội này, khách du lịch có thể tham gia các loại hình sinh hoạt văn hóa cả truyền thống lẫn hiện đại rất hấp dẫn như: Đêm hội tình Biển, Vũ điệu trên sóng, và cùng tham gia các trò chơi đi cà kheo trên bãi biển…

ë điểm du lịch Sầm Sơn khách du lịch còn đến với Khu du lịch văn hóa

– vui chơi giải trí “ Huyền thoại Thần Độc Cuớc” nằm ở trung tâm bãi biển Sầm Sơn. Hệ thống hang động tự nhiên và nhân tạo sẽ đưa du khách đến với xứ sở xa xưa của vùng ven biển Sầm Sơn. Những kỳ tích kỳ thú về núi Trường Lệ, về làng Triều, về nguồn gốc của nghề dệt Sam Súc và đặc biệt là câu chuyện về thần Độc Cước đánh quỷ biển, chuyện tình yêu của thần Độc Cước và Bà Triều, chuyện vị thần này gặp vua cha Ngọc Hoàng, chuyện gặp Vua Trần đánh giặc ngoại xâm được mô tả sinh động trong thủy cung huyền bí này. Cũng tại đây khách du lịch sẽ lạc vào “ Thế giới Đại Dương” kỳ thú với hàng trăm loài cá, và có thể thưởng thức các món ăn, đồ uống tại các sân chơi


trên núi, ngắm toàn cảnh bãi biển Sầm Sơn, hòn Cổ Giải, hưởng làn gió tự nhiên và tham gia các trò chơi ở Khu nghỉ mát nên thơ có từ thời Pháp thuộc.

Cùng với việc tới các khu vui chơi giải trí – văn hóa ở Sầm Sơn, khách du lịch còn có thể tham gia một số hoạt động thể thao do các doanh nghiệp du lịch kết hợp tổ chức như: thi đấu cầu lông, bóng chuyền trên bãi biển giữa các

đoàn khách, hoặc có thể tham quan toàn bộ cảnh đẹp của biển Sầm Sơn qua các dịch vụ đi môtô trên biển đầy thú vị.

2.1.2.3. m thực trong kinh doanh du lịch

Mỗi dân tộc đều có cách ăn uống riêng của mình, mỗi vùng của một dân tộc cũng có những món ăn riêng, độc đáo, mang đậm bản sắc của mình, tạo ra một nét văn hóa ẩm thực không lẫn với nơi khác.Thanh Hóa là một vùng như thế!

Nhắc đến Thanh Hoá, đến hương vị xứ Thanh không thể không kể đến Vùng ven biển Thanh Hóa là những địa phương thu hút khách du lịch

không chỉ ở loại hình du lịch tắm biển mà còn bởi sự đa dạng phong phú của tài nguyên du lịch văn hóa, như khách du lịch Ngoài ra, để lại ấn tượng cho khách du lịch còn là nguồn thực phẩm rất dồi dào, các món ăn đã được quan tâm chế biến công phu từ hải sản như tôm, cua, mực, sò huyết, ghẹ, cá, sứa, rau cau… là những món ăn đặc sản được khách du lịch đều ưa thích

2.1.3. Các chương trình du lịch khai thác yếu tố tài nguyên du lịch văn hoá

Hiện nay các công ty du lịch trong và ngoài tỉnh đều đã và đang xây dựng tour du lịch đến vùng ven biển Thanh Hóa với những chương trình phong phú hơn nhằm đa dạng các sản phẩm du lịch để thu hút khách. Ngoài những chương trình tắm biển, nghỉ dưỡng, khách du lịch còn có điều kiện tìm hiểu nhiều hơn về vùng ven biển Thanh Hóa. Đấy là những chương trình thăm quan nghề, làng nghề du lịch, những di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt khách du lịch có thể tìm thấy những nét văn hóa đặc trưng của ngư dân thông qua những phong tục tập quán, lễ hội.


2.1.3.1. Những chương trình du lịch khai thác yếu tố tài nguyên du lịch văn hoá truyền thống

Hiện nay du lịch Thanh Hóa đã và đang khai thác những chương trình du lịch có yếu tố tài nguyên du lịch văn hóa truyền thống như sau:

- Hà Nội - Đền Bà Triệu - Hải Tiến (Tắm biển và thăm quan làng nghề nước mắn) - Hà Nội (2ngày/1đêm. Đi và về bằng ô tô)

- Thành phố Thanh Hoá - Đền Bà Triệu - Chùa Sùng Nghiêm - Làng cá Ngư Lộc - Thành phố Thanh Hoá (Đi về trong ngày)

- Thăm quan và mua sắm tại làng nghề dệt chiếu cói Nga Sơn. ( 1ngày)


- Hà Nội - Ngư Lộc (Làng cá Ngư Lộc, đền Diêm Phố, lễ hội đua thuyền)

(Đi và về trong ngày)


- Thanh Hoá - Đền Bà Triệu - Quần thể kiến trúc Diêm Phố – Hậu Lộc

(Đi và về trong ngày)


- Thành phố Thanh Hóa - Sầm Sơn ( thăm quan đền Độc Cước - đền Cô Tiên - Đền Tô Hiến Thành - Hoàng Minh Tự) (Đi về trong ngày)

- Thành phố Thanh Hóa - Tĩnh Gia (chùa Đót Tiên, đền thờ Quang Trung, đền Lạch Bạng, giáo xứ Ba Làng) (1,2 ngày bằng đường bộ hoặc thủy)

- Thành phố Thanh hóa - Đền Bà Triệu - Ngư Lộc (đền Diêm Phố, thăm quan làng cá Ngư Lộc và tục hạ thủy) (Đi và về bằng ôtô)

- Hà nội - Hải Hòa (Tĩnh Gia) - Làng nghề mây tre đan Quảng Phong (Quảng Xương) (2ngày/1 đêm, đi và về bằng ôtô hoặc tàu hỏa)

- Hà Nội - Đền Bà Triệu - Sầm Sơn (đền Độc Cước, đền Cô Tiên, đền Bà Triều, thăm dự lễ hội Bánh trưng bánh dày) (2ngày/1đêm, đi và về bằng ôtô hoặc tàu hỏa)

- Hà Nội - Động Từ Thức- tham gia lễ hội Mai An Tiêm (1ngày)


2.1.3.2. Những chương trình du lịch khai thác yếu tố tài nguyên du lịch văn hóa mang tính hiện đại‌

- Hà nội – Sầm Sơn ( nghỉ dưỡng và tham gia lễ khai mạc “Mùa du lịch Sầm Sơn và thăm quan khu du lịch văn hoá - giải trí Huyền thoại thần Độc Cước) (2ngày/1đêm, đi và về bằng ôtô hoặc tàu hỏa)

- Hà Nội – Sầm Sơn (tắm biển, thi đấu bóng chuyền, bóng đá và tham gia lướt ván, canô trên biển) (3 ngày/2đêm, đi và về bằng ôtô hoặc tàu hỏa)

- Hà nội – Sầm Sơn (tắm biển, tham dự lễ khai mạc Mùa du lịch Sầm Sơn và tham quan các di tích lịch sử – văn hóa) (2ngày/1đêm, đi và về bằng ôtô hoặc tàu hỏa)

2.2. Thực trạng khai thác sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh Hóa

2.2.1. Đặc điểm của hệ thống các tài nguyên du lịch văn hóa được khai thác trong kinh doanh du lịch

Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể khác có thể sử dụng phục vụ mục đích du lịch.

Khi nghiên cứu và đánh giá các giá trị hệ thống các tài nguyên du lịch văn hóa vùng ven biển vào hoạt động kinh doanh phục vụ du lịch, chúng ta có thể thấy có những đặc điểm nổi bật, và đây chính là những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc để tạo thành sản phẩm du lịch văn hóa mang đậm nét văn hóa địa phương vùng ven biển Thanh Hóa.

Về phong tục tập quán, lễ hội của vùng này đều liên quan tới việc ngư dân thể hiện tấm lòng thành kính của mình với các đối tượng thần linh - vị thần có ảnh hưởng tới đời sống nghề nghiệp, tình cảm của họ như: lễ hội Cầu


ngư, Bánh chưng - bánh dày, Bà Triều, lễ hạ thủy hoặc để thể hiện sức khỏe dẻo dai để chinh phục tự nhiên của các ngư dân thông qua hội Đua thuyền.

Đây là một trong những lễ hội lớn nhất và mang đậm nét văn hóa địa phương của vùng ven biển Thanh Hóa.

Cùng với lễ hội, phong tục thì các di tích lịch sử – văn hóa ở đây bao gồm cả kiến trúc và các đối tượng được thờ ở đây đều liên quan và ảnh hưởng tới nghề nghiệp và đời sống tinh thân thần của mình như một số ông, bà tổ nghề của làng, đền thờ Tứ vị Thánh nương, Ngư Ông (cá Voi). Đặc biệt khách du lịch khi tới điểm du lịch Sầm Sơn sẽ được biết đến kiến trúc độc đáo của

đền Độc Cước và vị thần quan trọng đối với ngư dân vùng ven biển.

Nghề và làng nghề thủ công truyền thống của vùng ven biển Thanh Hóa luôn gắn với môi trường sống ở đây. Nghề nghiệp chủ yếu của ngư dân vùng ven biển là đánh bắt và chế biến hải sản. Bên cạnh đấy còn có những nghề liên quan tới môi trường sống nghề và đi biển của họ như nghề đan lưới, làm muối, đan lát thủ công…

Ngoài các đặc điểm nêu trên của tài nguyên du lịch văn hóa hiện đã và

đang được khai thác, còn phải nói tới một nhân tố rất quan trọng, đấy là nguồn nhân lực phục vụ trong du lịch. Hiện nay tại vùng ven biển Thanh Hóa, đối tượng phục vụ du lịch chủ yếu là người dân tại địa phương. Với thể lực dẻo dai của người dân vùng biển, cùng truyền thống chân thực, thật thà, đầy lòng hiếu khách, đặc biệt là sự dồi dào về số lượng. Người dân ở vùng này chính là yếu tố quan trọng đóng góp vào hiệu quả phát triển của sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển và quyết định sự thành bại của mọi ngành kinh tế, trong đó có kinh tế du lịch.

2.2.2. Thực trạng khai thác sản phẩm du lịch văn hoá

2.2.2.1. Thực trạng về doanh thu và lượng khách du lịch vùng ven biển (tại các huyện, thị xã ven biển ) Thanh Hóa

Qua bảng số liệu ta thấy, số lượng khách và doanh thu du lịch toàn tỉnh cũng như vùng ven biển Thanh Hóa ( 5 huyện và 1 thị xã) đều có tăng hàng


năm. Trong những năm gần đây, nhờ sự quan tâm, đầu tư của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương, du lịch Thanh Hóa đã có những khởi sắc

đáng kể, kéo theo là lượng khách du lịch đến Thanh Hóa nói chung và các huyện,thị xã ven biển nói riêng cũng tăng đáng kể. Năm 2005 các huyện (vùng ven biển) đạt 584.473 lượt khách nhưng đến năm 2007 đã đạt được 1.418.632 lượt khách. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 – 2005

đạt 34,32% / năm. Khách du lịch đến vùng ven biển Thanh Hóa chủ yếu là tham quan, nghỉ dưỡng, hội thảo, tắm biển (chiếm khoảng 70% lượng khách, tuy nhiên trong đó tỷ lệ khách đi du lịch vì mục đích thăm quan, tiêu dùng các sản phẩm du lịch văn hóa là rất thấp, trung bình chỉ đạt 2.8 %, trong đó tăng mạnh vào năm 2007, đạt 5.4% do đây là năm diễn ra sự kiện 100 năm du lịch Sầm Sơn. Khách đến du lịch vùng này thường tập trung từ tháng 5 – tháng 9 hàng năm. Một số năm trở lại đây thì số lượng khách du lịch đến từ các tỉnh miền Trung và miền Nam đã có tăng nhưng số lượng không đáng kể. Còn thị trường khách quốc tế chỉ chiếm 0.6 % lượng khách du lịch đến vùng ven biển Thanh Hóa, tập trung chủ yếu từ thị trường ASEAN.

Bảng 2.3: Doanh thu và lượng khách tới vùng (các huyện) ven biển Thanh Hóa


Năm

Lượng khách

Doanh thu


Toàn tỉnh (lượt khách)

5 huyện, 1 thị xã

(lượt khách)

Tỷ trọng lượng khách có sử dụng sản phẩm DLVH tại các huyện ven biển

Toàn tỉnh


(triệu

đồng)

5 huyƯn,


1 thị xã (triệu

đồng)

Tỷ trọng Doanh thu có sử dụng sản phẩm DLVH tại các huyện ven biển

2004

730.845

584.473

1.2 %

160.435

132,764

1.3 %

2005

940.041

761.425

1.5 %

185.000

143.975

1.9 %

2006

1.215.145

985.634

2.6 %

382.955

299.094

2.8 %

2007

1.753.847

1.418.632

5.4 %

523.500

439.145

4.9 %

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Khai thác sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh hóa - 7


Năm 2004 doanh thu du lịch của vùng ven biển mới chỉ đạt 132.164 triệu đồng nhưng tăng mạnh hàng năm, đến năm 2006 đạt 299.094 triệu đồng,

đặc biệt năm 2007 đạt 439.145 triệu đồng. Tuy nhiên, hiện nay lượng khách và doanh thu trong hoạt động du lịch của vùng này chỉ tập trung vào du lịch nghỉ biển, còn tỷ trọng đối với sản phẩm du lịch văn hóa chỉ đạt tỷ trọng rất ít, trung bình đạt 2.8 %, tập trung vào năm 2007, đạt 4.9 %

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu doanh thu của du lịch vùng ven biển Thanh Hoá qua các năm



21,9%

40,8%


37,3%


17,9%


39,1%


42,9%

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007


Lưu trú Ăn uống Khác



19.0%


40.8%



40.2%


Lưu trú

Ăn uống

Khác

Lưu trú Ăn uống Khác


Qua biểu đồ trên ta thấy, nhịp độ tăng bình quân của doanh thu từ dịch vụ ăn uống là 17%, từ dịch vụ khác là 16,9%. Tuy nhiên, tỷ trọng về doanh thu

ăn uống (từ 42,9% năm 2005, xuống 40,8% năm 2007) và doanh thu khác lại có chiều hướng tăng; doanh thu từ các dịch vụ khác chiếm quá ít so trong tổng doanh thu từ du lịch (từ 17,9% - năm 2005 đến 21,9%- năm 2007); Mặc dù năm 2007, tỷ trọng về các dịch vụ khác, trong đó có chi phí cho việc tiêu dùng các sản phẩm du lịch văn hóa cao hơn do đây là năm tổ chức sự kiện 100 năm Thanh Hóa nhưng với sự tăng trưởng trên cho thấy các dịch vụ bổ trợ của du lịch vùng ven biển đang còn rất thiếu và kém hấp dẫn để thu hút du khách.


2.2.2.2. Các sản phẩm du lịch văn hóa truyền thống


2.2.2.2.1. Sản phẩm du lịch tham quan các di tích lịch sử – văn hóa


Vùng ven biển Thanh Hóa là nơi tập hợp khá nhiều tài nguyên du lịch văn hóa và tự nhiên. Đây chính là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Tuy nhiên trên thực tế các sản phẩm du lịch văn hóa ở vùng này lại khá đơn

điệu, chưa có khả năng hấp dẫn khách du lịch. Khách du lịch khi đến đây thăm quan, với các đối tượng khách du lịch có khả năng thanh toán cao, nhất là khách nước ngoài sẽ không có cơ hội chi tiêu cho các dịch vụ, cho nên thời gian lưu trú tại đây hầu như không có. Bởi khách du lịch đến vùng ven biển Thanh Hóa để tắm biển, nghỉ dưỡng và du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo… là chủ yếu. Việc tới thăm quan các di tích lịch sử - văn hóa ở đây chỉ hiện mang tính kết hợp trong quá trình đi du lịch của họ.

Hiện nay, tại một số điểm du lịch văn hóa của vùng các di tích lịch sử – văn hóa đã được được đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, tuy nhiên đây chỉ là 1 số di tích nằm ở điểm du lịch thu hút khách như Sầm Sơn, còn những di tích khác hiện chưa có kế hoạch đầu tư và thậm chí đang có nguy cơ xuống cấp như:

đền Quang Trung, chùa Đót Tiên ở Hải Thanh – Tĩnh Gia, đền Diêm Phố Ngư Lộc - Hậu Lộc…

Sản phẩm du lịch văn hóa ở đây còn rất nghèo nàn, đơn điệu. Khách du lịch trước khi đến đây hầu như chưa được nghe giới thiệu, quảng cáo về các tài nguyên du lịch văn hóa này, mà thường khi đến đây mới được biết đến, và việc đến thăm quan không có tính chủ động và với số lượng nhỏ.

Điều này cho thấy, hiện nay các cấp, ngành, chính quyền địa phương chưa chú trọng và quan tâm để đầu tư, xây dựng các cơ sở vật chất phục vụ du lịch, cũng như chính sách đầu tư, xây dựng để khai thác sản phẩm du lịch văn hóa một cách hiệu quả.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/11/2023