Phương Án Tự Học Có Hướng Dẫn Trực Tiếp Của Giáo Viên



102


Đối tượng HS gồm:

- Những HS của một lớp truyền thống đang thực hiện nhiệm vụ tự học.

- Những HS không cùng trường, cùng lớp, cùng nơi cư trú nhưng có cùng mối quan tâm muốn tìm hiểu, chia sẻ những nội dung được đăng tải trên hệ thống.

- Trong một vài tình huống, GV sẽ đóng vai trò là một HS tham gia tự học để đề dẫn cho các cuộc tranh luận, tìm hiểu, khám phá một vấn đề nào đó.

Điểm chung cho toàn bộ các GV, HS theo quan niệm trên là đều sử dụng ĐTDĐ như một công cụ để làm việc với HLĐT của hệ thống M-learning.

2.5.2. Phương án tự học có hướng dẫn trực tiếp của giáo viên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

Theo các tài liệu hiện nay với hình thức truyền thống hình thức tự học có 1

Theo các tài liệu hiện nay, với hình thức truyền thống, hình thức tự học có hướng dẫn trực tiếp của GV là hình thức lớp HS, nhóm HS thậm chí một HS tự học dưới sự tổ chức, giám sát và hỗ trợ trực tiếp của GV (cả GV và HS cùng có mặt tại lớp học). Trong phạm vi nghiên cứu của chúng tôi, hình thức tự học có hướng dẫn trực tiếp của GV được hiểu là ngoài tình huống truyền thống trên còn kể cả tình huống tại thời điểm tiến hành các hoạt động tự học thì cả GV và HS hay nhóm HS đều đang có mặt tại lớp học ảo, nghĩa là cả GV và HS đều đang trực tuyến và

tương tác với nhau trực tiếp qua ĐTDĐ hay tương tác trao đổi với nhau qua trang web.

Trong điều kiện có sự hỗ trợ của ĐTDĐ, hình thức tự học có hướng dẫn được mở rộng hơn so với truyền thống, cụ thể:

GV giao nhiệm vụ, hướng dẫn HS tự học và nhận phản hồi của

HS thông qua tin nhắn SMS.

GV và HS cùng trực tuyến, sử dụng chức năng “chat” trao đổi thông tin.

Hình 2.17



103


GV hướng dẫn HS thông qua chức năng “chat video” cho phép truyền tải thông tin đa phương tiện.

GV có thể cùng một lúc hỗ trợ cho nhiều HS tự học bằng cách sử dụng chức năng nhóm…

Như vậy, mọi khó khăn của HS nảy sinh trong quá trình tự học đều nhận được sự hướng dẫn trực tiếp của GV một cách kịp thời và khi đó chắc chắn HS sẽ hoàn thành nhiệm vụ tự học của mình. Trong hình thức này, HS sử dụng ĐTDĐ như một công cụ hỗ trợ khả năng tính toán, tra cứu thông tin và tương tác với GV (hình 2.17).

2.5.3. Phương án tự học không có hướng dẫn trực tiếp của giáo viên

Hình 2.18

Trong mô hình dạy học truyền thống, tự học không có hướng dẫn trực tiếp của GV là mô hình tự học của HS được diễn ra trong điều kiện không có sự hướng dẫn chỉ bảo trực tiếp của GV, các vướng mắc, khó khăn mà HS không tự giải quyết được sẽ được tập hợp chuyển cho GV và được GV hướng dẫn, tháo gỡ sau đó. Để triển khai tự học mà không có sự hướng dẫn trực tiếp, ngoài SGK, SBT, cần có các tài liệu hướng dẫn việc tự học. Hạn chế lớn nhất của các tài liệu dạng xuất bản trên giấy là chúng không thể có những hỗ trợ kịp thời mỗi khi HS gặp khó khăn trong quá trình nghiên cứu tài liệu. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, hình thức tự học không có hướng dẫn

trực tiếp của GV là hình thức tự học mà các khó khăn, thắc mắc của HS không được hỗ trợ, tháo gỡ tức thì tại thời điểm đó.

Trước hết, với các công nghệ hiện nay trên ĐTDĐ cho phép:

(1) GV thiết kế, biên tập tài liệu hướng dẫn tự học đưa lên hệ thống và cài đặt nhiệm vụ và các hướng dẫn để HS hoàn thành nhiệm vụ tự học cũng như các câu hỏi dạng trắc nghiệm để HS tự kiểm tra kết quả tự học của bản thân.



104


Ta có thể hình dung nội dung tự học được thiết kế thành các nhiệm vụ cụ thể. Chỉ khi nào HS hoàn thành nhiệm vụ đang thực hiện thì tài liệu mới mở ra giao nhiệm vụ mới. Khi HS gặp khó khăn sai lầm, tài liệu sẽ đưa ra các thông tin tương ứng để kịp thời cung cấp cho HS những hỗ trợ, khuyến khích một cách kịp thời để hoàn thành nhiệm vụ (hình 2.18). Thông qua ĐTDĐ, GV thu nhận thông tin phản hồi về kết quả học tập của HS sau quá trình tự học và sẽ giúp đỡ điều chỉnh nhịp độ học tập của HS một cách phù hợp.

Với khả năng tương tác, các tài liệu điện tử ngoài việc trình bày nội dung kiến thức, còn hướng dẫn cả cách thức hoạt động để phát hiện vấn đề, thu thập thông tin, xử lí thông tin, rút ra kết luận, kiểm tra và đánh giá kết quả...

Như vậy, mặc dù không cần có mặt trực tiếp, nhưng GV vẫn có thể dẫn dắt HS hoàn thành nhiệm vụ tự học phù hợp với khả năng của từng HS. Trong trường hợp này, ĐTDĐ đóng vai trò một GV “ảo” cung cấp kịp thời, đúng lúc, đúng chỗ cho HS những tri thức cần thiết đồng thời cũng là công cụ để HS tiếp cận với nguồn thông tin mà GV đã định hướng cũng như giúp HS thực hiện nhiệm vụ tự học, thể hiện và tự kiểm tra kết quả tự học của bản thân. Ví dụ, để chuẩn bị dạy bài 2: “Phương trình mặt phẳng” (tiết 29). Chúng tôi hướng dẫn HS khai thác một số ứng dụng trên ĐTDĐ tự học một số nội dung của bài học như sau:

Hãy truy cập hệ thống mlearningvn.com, chọn mục “Phương trình mặt phẳng” và hoàn thành hai nhiệm vụ sau:

Nhiệm vụ 1: Tiếp cận khái niệm vectơ pháp tuyến của mặt phẳng.

Cho mp(P). Nếu vectơ n 0 và có giá vuông góc với (P) thì n được gọi là vectơ pháp tuyến của (P). Chú ý: Nếu n là véc tơ pháp tuyến của (P) thì kn (k 0) cũng là véc tơ pháp tuyến của mp(P).

Nhiệm vụ 2: Tìm vectơ pháp tuyến của mặt phẳng (P) đi qua 3 điểm:

A(2; –1; 3), B(4; 0; 1), C(–10; 5; 3).



105


Khi truy cập hệ thống, HS sẽ nhận được các gợi ý sau:

(i). Vì mặt phẳng đi qua 3 điểm nên các vectơ lập được từ 2 trong 3 điểm trên có vị trí như thế nào đối với mặt phẳng?

(ii). Tích có hướng của 2 vectơ có quan hệ gì với 2 vectơ đó?

(iii). Nhiệm vụ của chúng ta là cần tìm một vectơ khác không có giá vuông góc với mặt phẳng, vậy có thể chọn vectơ nào?

Trên cơ sở này, HS xác định được:

- Các vectơ AB, AC đều thuộc mặt phẳng cần tìm.

- Từ tọa độ 3 điểm đã cho, ta có: AB (2;1;2) , AC (12;6;0)

- Tính tích có hướng của 2 vectơ, ta có: n AB, AC (1;2;2)

Căn cứ vào tính chất của tích có hướng của 2 vectơ và khái niệm vectơ pháp tuyến của mặt phẳng, HS đi đến kết luận: Một trong những vectơ pháp tuyến của mặt phẳng (P) đi qua 3 điểm A, B, C sẽ là n = (12; 24; 24).

Để HS thể hiện được những tri thức, kỹ năng đã tích lũy được qua tự học, trong giờ giảng, GV có thể đưa ra các yêu cầu tìm một vectơ pháp tuyến của mặt phẳng trong các trường hợp sau:

a) Mặt phẳng (Q) đi qua ba điểm: A(2; –1; 3), B(4; 0; 1), C(–10; 5; 3).

b) Mặt phẳng (Oxy).

c) Mặt phẳng (Oyz).

Với bài tập a), vì HS đã có quá trình tự học ở nhà và hoàn thành bài tập trên nên hoàn toàn đưa ra được véc tơ pháp tuyến của mặt phẳng (Q).

Đối với bài tập b), c) thì nếu HS nắm được khái niệm vectơ pháp tuyến của mặt phẳng thì sẽ nhanh chóng đưa ra được kết quả cần tìm là:n(Oxy) k , n(Oyz ) i .

2.5.4. Phương án học sinh tự học độc lập

Hình thức tự học không có hướng dẫn của GV trong điều kiện truyền thống và trong điều kiện có sự hỗ trợ của ĐTDĐ đều có một điểm chung đó là chính bản thân HS nảy sinh động cơ tự học, HS tự xác định mục tiêu tự học, nội dung muốn tìm hiểu khám phá để thỏa mãn nhu cầu làm giàu cho vốn kiến thức, hiểu biết của bản thân, tích lũy tri thức, rèn luyện kỹ năng để có đủ năng lực giải quyết nhiệm vụ do chính HS đã đề ra cho bản thân.



106


Điều khác biệt đáng lưu ý nhất giữa hình thức tự học không có hướng dẫn của GV trong điều kiện truyền thống và trong điều kiện có sự hỗ trợ của ĐTDĐ ở đây là thông qua ĐTDĐ, HS được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin hơn nên cũng có cơ hội tiếp cận với các tình huống gợi vấn đề, khơi gợi nhu cầu tự học, tự khám phá đồng thời thông qua chia sẻ thông tin với các HS khác có cùng quan tâm đến vấn đề mà HS đang tìm hiểu sẽ giúp HS củng cố thêm động cơ tự học. HS sẽ quyết tâm tự học, giải quyết vấn đề một mặt là để thỏa mãn nhu cầu tự tìm hiểu của bản thân, mặt khác cũng là để “khẳng định” bản thân với các HS khác.

Hình thức tự học này đòi hỏi HS có một niềm khao khát, say mê khám phá tri thức mới và đồng thời phải có một vốn tri thức vừa rộng, vừa sâu.

Ta sẽ phân tích rõ vai trò của ĐTDĐ trong hình thức tự học này:

Hình thành động cơ tự học cho HS:

Thông qua ĐTDĐ, HS sẽ tiếp cận với các HLĐT hay các thông tin trên các trang diễn đàn, dẫn đến việc nảy sinh động cơ muốn tìm hiểu, làm sáng tỏ vấn đề mà bản thân đã phát hiện ra được.

Sử dụng ĐTDĐ để tìm kiếm các thông tin liên quan đến nhiệm vụ tự học:

HS sử dụng ĐTDĐ để tìm kiếm, truy cập vào các nguồn thông tin mà HS cần biết hoặc biết chưa rõ. Việc nghiên cứu các thông tin này sẽ từng bước giúp HS tích lũy kiến thức và giải quyết thỏa đáng nhiệm vụ tự học mà HS đã tự đặt ra cho mình.

Sử dụng ĐTDĐ tạo ra một môi trường tự học có tính khám phá:

HS sử dụng ĐTDĐ như một công cụ để tạo dựng mô hình, nghiên cứu các quy luật và đưa ra dự đoán, nhận định của bản thân. Ví dụ, HS sử dụng ĐTDĐ để tìm hiểu các bài toán quỹ tích, sự biến đổi của đồ thị hàm số theo tham biến, biểu diễn của một dãy điểm, ý nghĩa hình học của tích phân xác định...



107


Chia sẻ, kiểm chứng kết quả tự học:

HS chia sẻ những nhận định, kết quả của mình bằng cách đưa vấn đề đang nghiên cứu lên các diễn đàn để chia sẻ và nhận được các thông tin hỗ trợ, kiểm chứng từ các HS khác cùng tham gia diễn đàn.

Trong quá trình triển khai thực nghiệm sư phạm, việc tự học không có hướng dẫn của GV được HS thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập trang web mlearningvn.com, HS sẽ nhận được danh mục các chủ đề, bài giảng điện tử.

Tùy theo nhu cầu bản thân, HS sẽ chọn một nội dung nào đó để bắt đầu việc tự học của bản thân. Sau khi HS đăng nhập, mở một bài giảng nào đó, HS sẽ được “người GV ảo” giao nhiệm vụ tự học (hình 2.19).

Bước 2: HS nghiên cứu phần tóm tắt lý thuyết và các ví dụ minh họa kèm theo (hình 2.20). Tiếp theo, HS sẽ nghiên cứu các ví dụ minh họa đi kèm (Hình 2.21).

Hình 2.19 Hình 2.20 Hình 2.21


HLĐT chỉ đưa ra cách giải phổ thông nhất, HS có thể sử dụng mục “Bình luận” ở phía cuối mỗi bài tập để đưa ra lời bình cho lời giải hay đưa lên trang web những ý kiến của mình để chia sẽ cùng mọi người.



108


Sau khi đã nắm được lý thuyết và tìm hiểu việc vận dụng lý thuyết vào giải bài tập qua các ví dụ đi kèm, HS bắt đầu thử sức mình với các bài tập có hướng dẫn, gợi ý cách giải quyết (hình 2.22).



Hình 2 22 Hình 2 23 Sau khi tiếp tục củng cố hoàn thiện hệ thống tri thức 11Hình 2 22 Hình 2 23 Sau khi tiếp tục củng cố hoàn thiện hệ thống tri thức 12

Hình 2.22 Hình 2.23


Sau khi tiếp tục củng cố hoàn thiện hệ thống tri thức phương pháp và nâng cao 13

Sau khi tiếp tục củng cố hoàn thiện hệ thống tri thức phương pháp và nâng cao các kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải bài tập, HS sẽ tự kiểm tra đánh giá kết quả tự học của mình bằng việc đăng nhập hệ thống câu hỏi trắc nghiệm. Với mỗi câu hỏi trắc nghiệm, HS phải giải quyết vấn đề, bài tập ra giấy nháp để có cơ sở chọn phương án trả lời.

Nếu trả lời đúng, HS sẽ tiếp tục được nhận một yêu cầu mới, thường là mức độ khó và yêu cầu cao dần (hình 2.23).

Nếu trả lời không đúng, HS sẽ nhờ

vào sự trợ giúp của “GV ảo”. Tuy nhiên,

Hình 2.24



109


trong trường hợp này, hệ thống không đưa ra lời giải như các bài tập có hướng dẫn ở phần trên mà chỉ đưa ra các gợi ý cho HS cần phải đọc lại phần nào, nên xem lại ví dụ nào... Như vậy, HS sẽ phải tự mình nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ giải bài tập.

Để nâng cao năng lực giải bài tập, sau khi hoàn thành tất cả các bài tập dưới dạng bài tập có hướng dẫn và trắc nghiệm, HS sẽ tiếp tục nghiên cứu để hoàn thành các bài tập đã được GV chọn lọc đưa vào (hình 2.24). Hình thức tự học độc lập này chỉ mang tính tương đối. Để HS tự học độc lập, GV đã phải giúp HS hình thành các bước cần thiết để có thể tự học độc lập đồng thời cấu trúc của HLĐT cũng đã ẩn chứa ý đồ sư phạm của người Thầy hỗ trợ HS trong quá trình tự học.

2.5.5. Triển khai các hoạt động tự học theo nhóm

Trước hết trong hình thức này, khái niệm nhóm HS cùng nhau tự học được mở rộng: Các HS này không nhất thiết phải cùng một lớp, một trường THPT mà sẽ là tập hợp các HS đang có cùng một quan tâm và động cơ muốn tìm hiểu một vấn đề, cùng tìm cách giải một bài tập...

Các HS này không nhất thiết phải có mặt ở cùng một địa điểm cố định mà mỗi HS ở một địa điểm khác nhau, thậm chí cũng không nhất thiết phải truy cập mạng cùng một thời điểm.

Nhiệm vụ tự học của nhóm có thể là do GV gợi ý, cũng có thể do một HS trong quá trình tự học đưa lên diễn đàn để tìm bạn chia sẻ, trao đổi (hình 2.25).

Ngoài việc tổ chức cho HS tự học theo tiến trình học tập theo chương trình Toán 12, GV có thể tổ chức các nhóm tự học theo các chuyên đề sâu để tập hợp các HS có cùng ham thích khám phá về một dạng bài tập, một phương pháp giải toán nào đó. Tương tự việc GV chia lớp thành nhiều nhóm và giao cho mỗi nhóm một nhiệm vụ học tập, ở đây GV sẽ đưa ra nhiều chủ đề và HS hoàn toàn chủ động trong việc chọn một chủ đề cho riêng mình.

Xem tất cả 221 trang.

Ngày đăng: 02/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí