Nội Dung 3: Cho Hs Tự Học Thông Qua Việc Khai Thác Một Số Ứng Dụng Trên Đtdđ



126


- Tổ chức tập huấn:

Trước khi tổ chức các nội dung TNSP 02 tuần, tác giả trực tiếp hướng dẫn và tổ chức cho GV và HS thực hành khai thác HLĐT trong dạy học Toán 12 thông qua chức năng truy cập Internet 3G của ĐTDĐ. Thời gian tập huấn 45 phút.

- Kết quả tập huấn: 100% GV và HS có thể khai thác thành thạo các HLĐT Toán 12 trên ĐTDĐ cá nhân của mình.

3.4.3. Nội dung 2: Điều tra, phỏng vấn GV và HS

Phát phiếu điều tra cho GV và HS; quan sát các hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS, phỏng vấn để tìm hiểu các nguyên nhân liên quan đến các tồn tại việc khai thác HLĐT trên ĐTDĐ trong tự học của HS; phân tích số liệu điều tra để rút ra kết luận về nội dung TNSP.

3.4.4. Nội dung 3: Cho HS tự học thông qua việc khai thác một số ứng dụng trên ĐTDĐ

Việc khai thác một số ứng dụng trên ĐTDĐ hỗ trợ HS tự học Toán được đề tài triển khai thực nghiệm theo hai hướng cơ bản sau:

(1). Sử dụng ĐTDĐ để truy cập các HLĐT, chạy các phần mềm tích hợp dùng ĐTDĐ, tham gia thi trắc nghiệm... của các hệ thông M-Learning đang có ở Việt Nam trong tự học.

Tuy nhiên đứng trước nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng như hiện nay (thậm chí có trường hợp cùng một vấn đề nhưng không có sự thống nhất giữa các hệ thống). Bên cạnh mặt tích cực giúp cho HS rèn luyện kỹ năng đọc, hiểu, phân tích và rút ra được những tri thức cần thiết cho bản thân thì cũng có thể gây khó khăn cho HS, đặc biệt là những HS có năng lực hạn chế.

Trong trường hợp này, GV phải tìm hiểu trước để lựa chọn, giới thiệu cho HS những địa chỉ có các ứng dụng, nguồn HLĐT phù hợp với nội dung, nhiệm vụ tự học cụ thể của HS.

Trong thực nghiệm sư phạm, do hầu hết các nguồn HLĐT đều phải trả phí truy cập nên chúng tôi không triển khai được trên diện rộng.



127


(2). Sử dụng ĐTDĐ để truy cập, tương tác với nguồn HLĐT của đề tài thiết kế, biên tập để tăng cường hơn nữa sự gắn kết với thực trạng năng lực của HS trong quá trình tự học đồng thời thể hiện rõ tư tưởng dạy học phân hóa.

Đây là nguồn học liệu thể hiện rõ sự phân hóa để phù hợp với sự đa dạng của HS về khả năng tự học, tuy nhiên nội dung mới tập trung vào một số chủ đề của chương trình Toán lớp 12.

Do điều kiện thực tế, đề tài tập trung vào những đối tượng HS có ĐTDĐ thông minh có chức năng kết nối mạng không dây wifi và 3G.

3.4.5. Nội dung 4: Tổ chức dạy học các giáo án đã soạn

- Vòng 1: Tổ chức dạy TN với 2 bài thuộc chương Phương pháp tọa độ trong không gian: “Hệ tọa độ trong không gian” và “Phương trình mặt phẳng”.

Vòng 2 Tổ chức dạy TN với bài Mặt cầu khối cầu thuộc chương Mặt cầu mặt 1

- Vòng 2: Tổ chức dạy TN với bài “Mặt cầu, khối cầu” thuộc chương Mặt cầu, mặt trụ, mặt nón và 3 bài thuộc chương Phương pháp tọa độ trong không gian gồm: “Hệ tọa độ trong không

gian”, “Phương trình mặt phẳng” và “Phương trình đường thẳng”.

Cách thức tiến hành:

Đối với nhóm TN: Khai thác một số ứng dụng trên ĐTDĐ với HLĐT trên trang web mlearningvn.com để hoàn thành nhiệm vụ tự học và học hai tiết với các phương án đã thiết kế ở chương 2 (hình 3.1).

Đối với nhóm ĐC: Việc tự học và dạy

học được tiến hành theo các giáo án được


Hình 3.1.

thiết kế theo phương án không có sự hỗ trợ của CNTT&TT. Sau các tiết TN, tổ chức cho làm bài kiểm tra.

3.4.6. Nội dung 4: Nghiên cứu trường hợp



128


Theo dõi quá trình tự học Toán của một nhóm HS điển hình (mỗi mức độ nhận thức chọn 01 HS); tiến hành phân tích quá trình tự học; sự phát triển năng lực tự học của HS đó với sự hỗ trợ của hệ thống Mlearning Toán 12.

3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm

3.5.1. Kết quả tập huấn

Sau tập huấn theo chương trình, nội dung do luận án chuẩn bị, toàn bộ GV và HS tham gia tập huấn đều đủ khả năng khai thác một số ứng dụng trên ĐTDĐ hỗ trợ HS lớp 12 tự học theo các phương án đã đề cập trong chương 2.

3.5.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm vòng 1 (năm học 2012 - 2013)

3.5.2.1. Chọn mẫu thực nghiệm sư phạm

Sử dụng kết quả điểm thi học kỳ I của HS để làm căn cứ chọn nhóm TN và nhóm ĐC bao gồm các HS có kết quả học tương đương nhau và có ĐTDĐ có thể kết nối được wifi hoặc mạng internet 3G, cụ thể:

Trường THPT

Nhóm

Lớp

Số HS

Tổng HS

GV dạy


Chuyên Thái Nguyên

TN

Pháp 12

31

65

Đinh Thị Hải Yến

Anh 12

34

ĐC

Nga 12

28

66

Đinh Thị Hải Yến

Trung 12

38


Triệu Sơn 5 Thanh Hóa

TN

12C1

20

65

Đỗ Đức Thông

12C3

35

ĐC

12C4

33

67

Đỗ Đức Thông

12C7

34

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.


Điểm thi học kỳ I môn Toán của HS trước khi TNSP vòng 1 như sau:

Bảng 3.1. Thống kê kết quả học tập của HS nhóm TN và ĐC trước khi TNSP


Trường THPT

Tổng số HS

xi

3

4

5

6

7

8

9

10

Chuyên Thái Nguyên

65

fi (TN)

1

3

24

23

8

3

2

1

66

fi (ĐC)

2

4

22

24

9

4

1

0

Triệu Sơn 5

65

fi (TN)

1

3

24

22

9

3

2

1

67

fi (ĐC)

2

4

21

24

11

4

1

0



129



Biểu đồ 3.1. Đa giác đồ về chất lượng học tập của nhóm TN và ĐC Nhìn vào đa giác đồ 3.1 chúng ta thấy đỉnh của 02 đa giác đồ gần

ngang nhau điều này chứng tỏ chất lượng của nhóm TN và nhóm ĐC là tương đương nhau.

3.5.2.2. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm vòng 1

Phân tích định tính:

Đối với nhóm TN:

Trước khi dạy bài Hệ tọa độ trong không gian, GV đã yêu cầu HS tự học các nội dung tọa độ của véc tơ, tọa độ của điểm ở nhà thông qua hệ thống M-learning Toán 12. Trong quá trình lên lớp, GV yêu cầu HS trình bày vấn đề tọa độ của véc tơ, tọa độ của điểm…

Kết quả: Đa số HS tự tin trình bày hiểu biết và cách giải quyết vấn đề của mình, chỉ có ít HS vẫn còn rụt rè thiếu tự tin khi trình trình bày vấn đề. Trong 5 HS được GV mời trình bày có 3 HS mạnh dạn trả lời: 02 HS trả lời đúng hoàn toàn, 01 HS còn nhầm lẫn giữa tọa độ 2 đầu mút của một véc tơ và 02 HS trả lời chưa đúng. Hầu hết HS dưới lớp đều hào hứng nhận xét kết quả trả lời của bạn.



130


Sau tiết TN thứ nhất, qua trao đổi với GV và HS, chúng tôi phát hiện được nguyên nhân HS vẫn rụt rè, thiếu tự tin là do chưa quen với việc tự học trên ĐTDĐ và giao diện của M-learning Toán 12 chưa được thân thiện, một số nội dung của HLĐT cấu trúc chưa hợp lý.

Các tiết TN tiếp theo, chúng tôi điều chỉnh phương án dạy học như sau:

- Khi chuẩn bị bài ở nhà, GV chú trọng việc HS truy cập nguồn HLĐT tìm hiểu các vấn đề liên quan đến bài học và chuẩn bị nội dung cho các vấn đề sẽ được thảo luận trong giờ học trên lớp.

- Trong giờ lên lớp, GV nêu các vấn đề để HS thảo luận theo nhóm. Sau khi HS đại diện các nhóm trình bày, tranh luận, GV sẽ bổ sung, chính xác hóa.

Đối với nhóm đối chứng:

Các tiết học được giảng dạy theo phương án không có sự hỗ trợ của CNTT&TT.

Kết quả HS tiếp thu kiến thức cũng rất tích cực tuy nhiên không sôi nổi, số lượng HS tích cực tham gia trả lời các câu hỏi của GV không nhiều và hoàn toàn phụ thuộc vào sự dẫn dắt của GV.

Phân tích định lượng:

Cuối đợt TNSP vòng 1, chúng tôi tiến hành cho HS cả 2 nhóm làm bài kiểm tra (phụ lục 11). Nhóm TN cho HS làm bài kiểm tra trực tuyến trên ĐTDĐ, nhóm ĐC làm bài kiểm tra trên giấy.

Bảng 3.2. Phân bố điểm của nhóm TN và nhóm ĐC sau khi TNSP vòng 1



Trường THPT

Tổng số HS


xi


3


4


5


6


7


8


9


10

Chuyên Thái Nguyên

65

fi (TN)

0

2

20

18

14

6

3

2

66

fi (ĐC)

2

4

25

24

6

3

2

0

Triệu Sơn 5

65

fi (TN)

0

2

18

16

13

11

4

1



131




67

fi (ĐC)

2

6

23

22

8

5

1

0


Bảng 3.3. Phân bố tần suất luỹ tích hội tụ lùi sau khi TN vòng 1


Điểm

xi

3

4

5

6

7

8

9

10

Chuyên Thái Nguyên

wi (TN)

0

3.1

33.8

61.5

83

92.3

96.9

100

wi(ĐC)

3

9.1

47

83.3

92

97

100

100


Triệu Sơn 5

wi (TN)

0

3.1

30.8

55.4

75

92.3

98.5

100

wi(ĐC)

3

12

46.3

79.1

91

98.5

100

100

Biểu đồ 3.2. Đường biểu diễn tần suất luỹ tích hội tụ lùi sau khi TN vòng 1 Ta thấy đường biểu diễn hội tụ lùi của nhóm lớp TN nằm bên phải của

đường biểu thị hội tụ lùi của lớp ĐC. Điều này chứng tỏ chất lượng học tập của nhóm lớp TN cao hơn chất lượng của nhóm lớp ĐC.

Để có thể khẳng định về chất lượng của đợt TNSP, chúng tôi tiến hành xử lý số liệu thống kê toán học, thu được kết quả sau:

Trường THPT Chuyên Thái Nguyên

Nhóm thực nghiệm (N= 65)

Nhóm đối chứng (N = 66)

xi

fi

xi - x

(xi - x)2

(xi - x )2.fi

xi

fi

xi - x

(xi - x )2

(xi - x )2.fi

3

0

-3.3

10.824

0

3

2

-2.68

7.1824

14.3648

4

2

-2.3

5.2441

10.488

4

4

-1.68

2.8224

11.2896

5

20

-1.3

1.6641

33.282

5

25

-0.68

0.4624

11.56

6

18

-0.3

0.0841

1.5138

6

24

0.32

0.1024

2.4576

7

14

0.71

0.5041

7.0574

7

6

1.32

1.7424

10.4544



132



8

6

1.71

2.9241

17.545

8

3

2.32

5.3824

16.1472

9

3

2.71

7.3441

22.032

9

2

3.32

11.0224

22.0448

10

2

3.71

13.764

27.528

10

0

4.32

18.6624

0

Trường THPT Triệu Sơn 5

Nhóm thực nghiệm (N= 65)

Nhóm đối chứng (N = 67)

xi

fi




xi

fi














3

0

-3.44

11.8336

0

3

2

-2.7

7.29

14.58

4

2

-2.44

5.9536

11.9072

4

6

-1.7

2.89

17.34

5

18

-1.44

2.0736

37.3248

5

23

-0.7

0.49

11.27

6

16

-0.44

0.1936

3.0976

6

22

0.3

0.09

1.98

7

13

0.56

0.3136

4.0768

7

8

1.3

1.69

13.52

8

11

1.56

2.4336

26.7696

8

5

2.3

5.29

26.45

9

4

2.56

6.5536

26.2144

9

1

3.3

10.89

10.89

10

1

3.56

12.6736

12.6736

10

0

4.3

18.49

0

xi - x (xi - x )2

(xi - x)2.fi

xi - x (xi - x )2

(xi - x )2.fi

Kết quả:


Trường

Nội dung

TN

ĐC

THPT Chuyên Thái Nguyên

Điểm trung bình

x = 6.29;

x = 5.68

Phương sai

S2 = 1.87.

S2 = 1.17.

Độ lệch chuẩn

S = 1.37.

S = 1.36.


THPT Triệu Sơn 5

Điểm trung bình

x = 6.44;

x = 5.82

Phương sai

S2 = 1.91.

S2 = 1.42.

Độ lệch chuẩn

S = 1.49.

S = 1.21.

- Kiểm nghiệm kết quả TN bằng phép thử t-Student.



Trường


Bậc tự do

Đại lượng t x

STN


t

So sánh t và t

THPT Chuyên Thái Nguyên

65

2.15

1.67

t > t

THPT Triệu Sơn 5

65

2.17

1.67

t > t

Như vậy, đợt TNSP vòng 1 có hiệu quả rõ rệt đối với cả 2 trường THPT.

- Kiểm nghiệm giả thiết E0:


Trường

Bậc tự do

S 2

Đại lượng F TN

S 2

DC


F

So sánh

F và F

THPT Chuyên Thái Nguyên

fTN

fĐC

65

66

1.35

1.6

F < F


THPT Triệu Sơn 5

fTN

fĐC


1.33


1.6

F < F

65

67



133


Kết quả cho kết quả chấp nhận giả thuyết E0, tức là sự khác nhau giữa phương sai ở nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC là không có ý nghĩa.

- Kiểm nghiệm giả thiết H0:



Trường THPT


Bậc tự do (NTN+NĐC -2)

Đại lượng

t xTN xDC

s. 1 1

nTN nDC


t


So sánh t và t

Chuyên Thái Nguyên

129

2. 75

1.96

t > t

THPT Triệu Sơn 5

130

2.17

1.96

t > t

Kết quả thống kê cho thấy giả thuyết H0 bị bác bỏ, chứng tỏ sự khác nhau giữa các điểm trung bình ở hai mẫu là có ý nghĩa thể hiện kết quả nhóm TN cao hơn nhóm ĐC ở cả 2 trường THPT.

- Kết luận thực nghiệm sư phạm vòng 1:

Với các kết quả thu được thông qua quá trình phân tích định tính, định lượng sau khi TNSP vòng 1 cho thấy:

+ Hoàn toàn có thể triển khai sử dụng hệ thống M-learning Toán 12 hỗ trợ tự học Toán cho HS THPT.

+ Các HLĐT trên ĐTDĐ đã giúp HS có thể tự học Toán 12, giúp GV thay đổi PPDH; HS tích cực trong học tập đặc biệt là trong tự học Toán.

+ Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số vấn đề phải điều chỉnh, sửa chữa để đảm bảo M-learning Toán 12 hỗ trợ tốt hơn cho HS tự học Toán như: Giao diện của hệ thống M-learning Toán 12 cần thân thiện hơn; Bổ sung thêm lượng bài tập và một số học liệu tham khảo để HS có thể tự học dễ dàng hơn; Bổ sung thêm một số đề kiểm tra sau các tiết học với các độ khó khác nhau để có thể phân hóa được HS...

Tất cả những vấn đề này đã được tác giả tiếp thu và chỉnh sửa bổ sung trước khi tiến hành TNSP vòng 2.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/09/2023