Thời Gian, Địa Điểm Và Đối Tượng Thực Nghiệm Sư Phạm



118


tập mới, trái lại sẽ tự mình tìm hiểu, rà soát lại quá trình để phát hiện và khắc phục các sai lầm đã mắc phải.

Ngoài ra, trong một thời gian ngắn trong các giờ học truyền thống, GV vẫn có thể tổ chức cho HS tự học bằng cách khai thác các ứng dụng sau của ĐTDĐ:

- Tổ chức cho HS tìm hiểu, phát hiện được các tính chất từ việc quan sát, tương tác với mô hình động trên ĐTDĐ.

- Cho HS trình diễn, báo cáo kết quả tự học, chuẩn bị bài trước khi lên lớp.

- Thực hiện các bài tập trắc nghiệm...

Với sự phát triển công nghệ thì tại thời điểm này việc sử dụng ĐTDĐ trong dạy học ngày càng tiệm cận với việc sử dụng MTĐT và thậm chí còn vượt trội so với MTĐT vì tính gọn nhẹ, khả năng kết nối wifi, 3G. Như vậy, ta có thể vận dụng các biện pháp sư phạm đối với việc sử dụng MTĐT trong dạy học vào việc sử dụng ĐTDĐ trong dạy học. Tuy nhiên, do mục tiêu của luận án tập trung vào nghiên cứu khai thác một số ứng dụng trên ĐTDĐ hỗ trợ HS tự học ngoài giờ lên lớp. Việc nghiên cứu để đưa ra các biện pháp sư phạm để GV, HS sử dụng ĐTDĐ tương tự như sử dụng MTĐT trong các giờ lên lớp truyền thống sẽ được đề cập trong những nghiên cứu tiếp theo.

2.7. Kết luận chương 2

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn được trình bày ở chương 1, để đưa ra được các phương án khai thác ĐTDĐ hỗ trợ HS lớp 12 tự học Toán, trong khuân khổ chương 2, đề tài tập trung vào các vấn đề chính sau:

(1). Làm rõ nội hàm khái niệm "hỗ trợ tự học" và chỉ rõ một số ứng dụng trên ĐTDĐ mà đề tài quan tâm, nghiên cứu nhằm hỗ trợ HS tự học Toán.

(2). Mô tả tổng quan về các yêu cầu, quy trình, cấu trúc và các chức năng cơ bản một hệ M-Learning với định hướng hỗ trợ HS tự học Toán.

(3). Làm rõ khái niệm HLĐT, các yêu cầu và nguyên tắc thiết kế, biên tập nội dung HLĐT hỗ trợ HS tự học Toán.

(4). Đưa ra một quy trình triển khai việc khai thác một số ứng dụng trên ĐTDĐ hỗ trợ HS tự học Toán, trên cơ sở đó để xuất các phương án cụ thể sử dụng ĐTDĐ trong tự học Toán (trong và ngoài giờ lên lớp). Các phương án



119


này đã được trải nghiệm qua thực tế và sẽ được kiểm nghiệm, đánh giá qua nội dung thực nghiệm sư phạm (được trình bày trong nội dung chương 3).

Từ những kết quả ban đầu, cho pháp ta đưa ra các nhận xét sau:

(1) Việc khai thác một số ứng dụng trên ĐTDĐ hỗ trợ HS tự học Toán phải đảm bảo tính khả thi, phát huy được những yếu tố tích cực của M- learning và đặc biệt phải đảm bảo tính sư phạm.

(2) Việc xây dựng hệ thống M-learning hỗ trợ HS tự học phải lưu ý đảm bảo các yêu cầu cả về tính công nghệ và chức năng sư phạm là hỗ trợ HS tự học.

(3) Một trong những yếu tố đảm bảo sự thành công của M-learning hỗ trợ HS tự học là HLĐT. Việc thiết kế, biên tập HLĐT theo các nguyên tắc, yêu cầu sư phạm mà đề tài đã đề xuất.

(4) Việc triển khai khai thác một số ứng dụng trên ĐTDĐ hỗ trợ HS tự học toán phải được triển khai một cách khoa học, bài bản theo các bước: Xác định mục tiêu nhiệm vụ tự học; xác định nội dung thông tin; tổ chức cho HS tự học và đánh giá kết quả tự học.



120


Chương 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM


3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm

Nhằm kiểm định giả thuyết khoa học của đề tài, mục đích của thực nghiệm sư phạm (TNSP) được xác định một cách cụ thể là:

(1) Cụ thể hóa các nguyên tắc, yêu cầu sư phạm do luận án đề xuất trong việc thiết kế nguồn HLĐT đảm bảo phù hợp với nội dung môn Toán lớp 12 THPT và phù hợp với thực tiễn việc tự học Toán của HS.

(2) Kiểm nghiệm hiệu quả việc khai thác một số ứng dụng trên ĐTDĐ hỗ trợ HS tự học với nguồn HLĐT do luận án đề xuất trong việc đổi mới các hình thức tự học của HS trong quá trình dạy học Toán giúp nâng cao năng lực tự học Toán đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán của HS lớp 12 THPT.

TNSP được tiến hành qua 2 vòng với các nhiệm vụ cụ thể: TNSP vòng 1 nhằm thử nghiệm M-learning trong tự học Toán 12 cho HS THPT để nhận biết được những ưu điểm, nhược điểm của hệ thống M-learning Toán 12; kiểm nghiệm sự phù hợp của các hình thức tự học với M-learning Toán 12 đã đề xuất được thể hiện qua các giáo án do tác giả biên soạn. Từ kết quả TNSP vòng 1, tác giả rút ra kết luận và điều chỉnh lại những tồn tại, hạn chế trong luận án; trên hệ thống M-learning Toán 12; trong các giáo án đã soạn và tiến hành TNSP vòng 2 trên diện rộng với nhiều đối tượng HS ở nhiều vùng miền khác nhau, có điều kiện học tập khác nhau nhằm kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài luận án.

3.2. Thời gian, địa điểm và đối tượng thực nghiệm sư phạm

- TNSP vòng 1: Được tiến hành trong học kì 2, năm học 2012 - 2013 đối với một số HS lớp 12 thuộc các lớp chuyên ngữ của trường THPT Chuyên Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và trường THPT Triệu Sơn 5, tỉnh Thanh Hóa.



121


- TNSP vòng 2: Được tổ chức trong học kì 2, năm học 2013 - 2014 đối với HS lớp 12 chuyên Nga, chuyên Pháp của trường THPT chuyên Thái Nguyên; một số HS lớp 12 thuộc trường THPT Triệu Sơn 5, tỉnh Thanh Hóa và trường THPT Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.

3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

3.3.1. Phương pháp điều tra

Phát phiếu điều tra cho cán bộ quản lý, GV chủ nhiệm, GV Toán và HS lớp 12 các trường được chọn tổ chức TNSP để thu thập các thông tin xung quanh việc khai thác một số ứng dụng trên ĐTDĐ hỗ trợ HS lớp 12 tự học Toán.

3.3.2. Phương pháp quan sát

- Quan sát HS khai thác một số ứng dụng trên ĐTDĐ hỗ trợ HS lớp 12 tự học Toán ngoài giờ lên lớp như thế nào?

- Quan sát GV và HS trong các giờ TNSP để so sánh sự khác nhau của kết quả dạy học giữa lớp thực nghiệm (TN) (Các tiết học được giảng dạy theo phương án có sự hỗ trợ của ĐTDĐ) và lớp đối chứng (ĐC) (Các tiết học được giảng dạy theo phương án không có sự hỗ trợ của ĐTDĐ) để thấy rõ hiệu quả của M-learning hỗ trợ cho HS tự học Toán như thế nào? Trong quá trình quan sát, tập trung thu thập dữ liệu về kết quả việc khai thác một số ứng dụng trên ĐTDĐ hỗ trợ HS lớp 12 tự học Toán và thái độ, tích cực của HS trong quá trình tự học trên lớp.

3.3.3. Phương pháp thống kê toán học

Thiết kế bài kiểm tra sau quá trình TNSP, nhóm TN tiến hành kiểm tra trên hệ thống M-learning Toán 12; nhóm ĐC kiểm tra trên giấy. Chấm và dùng phương pháp thống kê Toán học để xử lý số liệu bài kiểm tra. So sánh kết quả giữa nhóm ĐC và nhóm TN để kết luận về việc khai thác một số ứng



122


dụng trên ĐTDĐ đã góp phần nâng cao chất lượng tự học cho HS lớp 12 THPT như thế nào.

3.3.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp

Theo dõi quá trình tự học Toán với sự hỗ trợ ĐTDĐ của một nhóm HS (có các mức độ nhận thức khác nhau) thuộc nhóm TN trong suốt đợt TNSP để đánh giá sự tiến bộ của HS về ý thức và kết quả học tập với sự hỗ trợ của hệ thống M-learning Toán 12. Chúng tôi nhận xét HS trên các căn cứ sau:

- Căn cứ vết truy cập, kết quả làm các bài kiểm tra, các bài tập của các HS này trên hệ thống M-learning hàng ngày trong các giờ tự học của HS.

- Căn cứ các hoạt động của các HS thông qua các hành vi của HS trong các giờ học TNSP để tiến hành phân tích quá trình học tập của HS nói chung, quá trình tự học nói riêng.

3.3.5. Xây dựng phương thức và tiêu chí đánh giá

3.3.5.1. Phương thức và tiêu chí đánh giá về mặt định lượng

Căn cứ vào kết quả các bài kiểm tra của HS theo thang điểm 10, tính các thông số thống kê sau:


- Điểm trung bình các bài kiểm tra:

10

xi . fi

x i1, trong đó N là số bài

N

kiểm tra, xi là loại điểm, (fi) là tần số điểm xi mà HS đạt được.

(x x) . f

10

2

i i

- Phương sai: s2 i1

N 1



i1

N 1

i i

10

(x x) f

2

- Độ lệch chuẩn: s


- Hệ số biến thiên (còn gọi là hệ số phân tán): V =


s (%).

x



123


- Sử dụng phép thử t - student để xem xét tính hiệu quả của TNSP với


x

STN

t , tra bảng phân phối t - student, nếu t >

tchứng tỏ thực nghiệm có


hiệu quả rõ rệt.

- Kiểm định phương sai và giả thiết E0, cụ thể:

Kiểm định phương sai bằng giả thiết E0: "Sự khác nhau giữa các phương sai ở nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC là không có ý nghĩa" với đại

S

2

FTN

lượng S 2 .

DC


- Nếu F F, khẳng định phương sai như nhau, tiếp tục kiểm định giả thiết H0: “Sự khác nhau giữa các điểm trung bình ở hai mẫu là không có ý

nghĩa với phương sai như nhau” bằng công thức: t


s.

1 1

nTN nDC

xTN xDC



(NTN 1)S (N 1).S

2

2

TN DC

DC

NTN N DC 2

với s =


- Nếu F F, khẳng định phương sai khác nhau, tiếp tục kiểm định giả thiết H0: "Sự khác nhau giữa các điểm trung bình ở hai mẫu là không có ý

TNDC

nTN nDC

S2

S2

nghĩa với phương sai như nhau" theo công thức: t


xTN xDC .


3.3.5.2. Phương thức và tiêu chí đánh giá mặt định tính

Căn cứ thông tin từ các phiếu điều tra GVvà HS; các số liệu quan sát được từ các tiết học TNSP và kết quả theo dõi một nhóm HS điển hình để đưa ra những nhận định và những kết luận về tính khả thi của đề tài luận án.

3.4. Nội dung thực nghiệm sư phạm

3.4.1. Tài liệu thực nghiệm sư phạm



124


Để triển khai TNSP, chúng tôi chuẩn bị tài liệu sau:

- Tài liệu hướng dẫn khai thác một số ứng dụng trên ĐTDĐ hỗ trợ HS lớp 12 tự học Toán.

- Phiếu học tập, phiếu thăm dò ý kiến GV, HS, phiếu điều tra…

- Các đề kiểm tra dành cho nhóm TN và nhóm ĐC.

Môn Toán lớp 12 gồm hai môn Đại số và Giải tích; Hình học, thời gian học 37tuần/năm mỗi tuần 3-4 tiết, cả năm 123 tiết học, chia làm hai học kỳ. Đối với chương trình nâng cao cũng hai môn Giải tích và Hình học, thời gian học 37tuần/năm mỗi tuần 3-4 tiết, cả năm 140 tiết học, chia làm hai học kỳ. Nội dung DH chương trình môn Toán lớp 12 (theo chương trình chuẩn)

TT

Nội dung

Số tiết

Ghi chú


1

Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số. Cực trị của hàm số. Giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số. Đường tiệm cận đứng, đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của

hàm số


20


Đại số 78 tiết (trong đó

tiết ôn tập, kiểm tra, trả bài và tổng ôn thi tốt nghiệp)


2

Hàm số luỹ thừa, hàm số mũ và hàm số lôgarit

Luỹ thừa. Hàm số luỹ thừa. Lôgarit. Hàm số mũ. Hàm số lôgarit. Phương trình mũ và phương trình lôgarit.

Bất phương trình mũ và lôgarit


17


3

Nguyên hàm, Tích phân và ứng dụng

Nguyên hàm. Tích phân. ứng dụng của tích phân trong hình học.


16


4

Số phức

Số phức. Cộng, trừ và nhân số phức. Phép chia số phức. Phương trình bậc hai với hệ số thực


9


5

Khối đa diện

Khái niệm về khối đa diện. Khối đa diện lồi và khối đa diện đều. Khái niệm về thể tích của khối đa diện


11

Hình học 45 tiết

(trong đó

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

Khai thác một số ứng dụng trên điện thoại di động hỗ trợ học sinh lớp 12 THPT tự học Toán - 17



125



6

Mặt nón, mặt trụ, mặt cầu

Khái niệm về mặt tròn xoay. Mặt cầu

10

tiết ôn tập, kiểm tra, trả bài và tổng ôn thi tốt

nghiệp)


7

Phương pháp toạ độ trong không gian

Hệ toạ độ trong không gian. Phương trình mặt phẳng. Phương trình đường thẳng trong không gian.


18


Tuy nhiên không phải tất cả các nội dung đều phù hợp với việc học trên ĐTDĐ. Với kích thước màn hình nhỏ và khả năng tương tác không bằng máy tính điện tử, ĐTDĐ sẽ không thực sự phù hợp với các nội dung hình học không gian (Khối đa diện; Mặt nón, mặt trụ, mặt cầu); với các nội dung đòi hỏi HS phải rèn luyện được cả kỹ năng trình bày (Khảo sát hàm số). Nhưng với ưu thế nhỏ gọn, tiện mang theo ĐTDĐ hoàn toàn có thể hỗ trợ HS tự học ở các nội dung đòi hỏi HS phải tính toán (Số phức; hàm số mũ, logarit; hình học tọa độ) hay giúp HS kiểm tra nhanh kiến thức của mình mọi lúc, mọi nơi (Thực hiện các bài trắc nghiệm trong khi di chuyển).

Trong khuôn khổ luận án, chúng tôi đi sâu nghiên cứu chương

“Phương pháp tọa độ trong không gian” gồm:

- Hệ tọa độ trong không gian: Tọa độ của một vectơ. Biểu thức tọa độ của các phép vectơ. Tọa độ của điểm. Tích vô hướng của hai vectơ. Khoảng cách giữa hai điểm. Phương trình mặt cầu.

- Phương trình của mặt phẳng: Vectơ pháp tuyến của mặt phẳng. Phương trình tổng quát của mặt phẳng. Điều kiện để hai mặt phẳng song song hoặc vuông góc. Khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng.

- Phương trình đường thẳng: Phương trình tham số của đường thẳng. Điều kiện để hai đường thẳng chéo nhau, cắt nhau, song song hoặc vuông góc với nhau.

3.4.2. Nội dung 1: Tập huấn cho giáo viên và học sinh nhóm thực nghiệm

- Nội dung tập huấn: Hướng dẫn GV và HS khai thác một số ứng dụng trên ĐTDĐ trong dạy và tự học Toán lớp 12.

- Tài liệu tập huấn: GV và HS đều được phát tài liệu hướng dẫn khai thác HLĐT Toán 12 trên ĐTDĐ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/09/2023